KHÁI NIỆM PHẬT GIÁO VỀ
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Bài Pháp thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
TN.Tịnh Quang chuyển ngữ
Hôm nay tôi muốn trình bày về khái niệm của phật giáo đối với môi trường tự nhiên cùng các bạn.
Luận sư Long Thọ nói rằng vì có hệ thống trống rỗng, nên có thể phát sinh những hiện tượng, và vì có hiện tượng, nên mới có sự trống rỗng. Vì vậy, khi chúng ta nói về môi trường tự nhiên, bản chất thiết yếu là sự trống rỗng. Ý nghĩa của trống rỗng (không) hoặc Shunyata là như thế nào? Nó không phải là sự trống rỗng của sự sống mà là sự trống rỗng của thực tại hoặc sự tồn tại độc lập, có nghĩa là mọi thứ tồn tại bởi sự tùy thuộc vào các yếu tố khác.
Vì vậy, cho dù nó là môi trường là chỗ sinh sống, hoặc dân cư, cả hai được cấu tạo từ bốn hoặc năm yếu tố cơ bản. Những yếu tố này là đất, gió, lửa, nước và chân không, đó là không gian. Về mặt không gian, trong Mật điển Kalachakra có một đề cập đến những gì được gọi là các nguyên tử của không gian, các hạt tiền tố không gian. Vì thế, chúng hình thành nên năng lượng chính của toàn bộ hiện tượng đó. Lúc toàn bộ hệ thống của vũ trụ đầu tiên tiến hóa, phát triển từ năng lượng làm trung tâm bằng hạt ảo của không gian, cũng là một hệ thống của vũ trụ và cuối cùng được hòa tan vào hạt tiền tố của không gian này. Vì vậy, trên cơ sở của năm yếu tố cơ bản này có độ liên kết rất chặt chẽ hay sự tương quan giữa môi trường sống vốn là môi trường tự nhiên và dân cư, chúng sinh sống bên trong nó.
Cũng thế, khi chúng ta nói về các nguyên tố có những nội tố hàm chứa sự tồn tại giữa các chúng sinh, chúng nó cũng có các cấp độ khác nhau, một số hữu tình vi tế và một số hữu tình thì thô phù.
Vì vậy, một cách thiết yếu, theo giáo lý Phật giáo, tâm thức vi tế ở bên trong là loại duy nhất của sáng tạo, tự thân bao gồm năm yếu tố, là hình thái rất tinh tế của các yếu tố. Những yếu tố tinh tế này tác động như là những điều kiện để sản xuất các yếu tố nội tâm, hình thành nên chúng sinh, và rồi tạo nên sự tồn tại hay tiến hóa của các yếu tố bên ngoài. Do đó, có một sự phụ thuộc hoặc quan hệ lẫn nhau rất chặt chẽ giữa môi trường và con người.
Trong ý nghĩa của sự tùy thuộc lẫn nhau có rất nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, hoặc các thành phần riêng của chúng, hoặc là khái niệm, mà thực tế đã phát sinh những định danh, nhãn hiệu.
Chủ đề mà chúng ta đang thảo luận hôm nay là mối tương quan hoăc sự tùy thuộc lẫn nhau giữa môi trường tự nhiên và chúng sinh sống bên trong nó
Bây giờ đây, các bạn biết đấy, một vài người bạn của tôi nói với tôi rằng bản chất cơ bản của con người là một cái gì đó bạo lực. Tôi bèn bảo với bạn bè của tôi rằng tôi không nghĩ như vậy. Nếu chúng ta kiểm tra loài động vật có vú khác nhau thì biết, những động vật như hổ, sư tử …có rất nhiều sự phụ thuộc vào sự sống của loài khác để tồn tại nhu cầu sống của chúng bởi vì những con vật này bản chất cơ bản của chúng có một cấu trúc đặc biệt với răng và móng vuốt dài như thế. Còn những động vật hòa bình, chẳng hạn như hươu nai, hoàn toàn ăn cỏ, răng và móng của chúng có một cái gì đó đặc biệt, nhẹ nhàng. Cũng thế, từ quan điểm ấy, con người chúng ta thuộc về thể loại nhẹ nhàng, phải vậy không? Răng và móng tay của chúng ta, rất mềm nhẹ. Cho nên, tôi nói với bạn bè của tôi, tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Về cơ bản, bản chất của con người là bất bạo động.
Ngoài ra, với câu hỏi về sự tồn tại của con người, con người là động vật xã hội. Để tồn tại, bạn cần những người đồng hành khác, mà nếu không có những con người khác, đơn giản là bạn không có khả năng để tồn tại, đó là định luật thiên nhiên, đó là bản chất.
Tôi tin rằng về cơ bản con người có tính chất hiền lành, vì vậy tôi nghĩ rằng thái độ của con người đối với môi trường của chúng ta sẽ là nhân hậu. Nên tôi nghĩ, không chỉ chúng ta nên giữ mối quan hệ của mình với những người đồng nghiệp rất hiền từ và không bạo lực, nhưng nó cũng rất quan trọng để nới rộng loại thái độ này đối với môi trường tự nhiên. Tôi cho rằng về mặt đạo đức mà nói, chúng ta có thể nghĩ như thế và tất cả chúng ta cũng cần nên quan tâm đối với môi trường của chúng ta như thế.
Tôi cũng có một quan điểm khác.Trong trường hợp này không phải là một câu hỏi về đạo đức, hay nguyên tắc, không phải là câu hỏi đó; nó là một câu hỏi về sự tồn tại của chúng ta. Không chỉ thế hệ này, nhưng đối với các thế hệ khác, môi trường là một điều hết sức quan trọng. Nếu chúng ta khai thác môi trường tự nhiên một cách cực đoan, hôm nay chúng ta có thể tùy tiện- vì một số lợi ích nào đó, nhưng về lâu dài chính chúng ta sẽ bị ảnh hưởng và thế hệ khác sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi môi trường thay đổi, điều kiện khí hậu cũng thay đổi. Khi nó đã thay đổi trầm trọng, cơ cấu kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay đổi, thậm chí cơ thể vật lý của chúng ta. Bạn cũng có thể thấy ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi đó. Do đó, từ quan điểm này không chỉ là một câu hỏi về sự tồn tại của chúng ta.
Vì vậy, để hành động có hiệu quả hơn và để thành công trong việc bảo vệ, duy và bảo tồn môi trường tự nhiên, đầu tiên, tôi nghĩ rằng, điều này vô cùng quan trọng để mang lại sự cân bằng nội tại bên trong con người. Từ việc cẩu thả đối với môi trường – đã dẫn đến nhiều nguy hại cho cộng đồng nhân loại – bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng rất đặc biệt của môi trường, tôi nghĩ nó là sự cần thiết đầu tiên của tất cả để truyền đạt kiến thức này với con người. Vì thế, rất quan trọng để giảng dạy hay trình bày với mọi người về sự thiết yếu của nó nhằm mang lại lợi ích cụ thể.
Kế tiếp, một trong những điều quan trọng nhất nữa, như tôi luôn luôn nói, là tầm quan trọng của tư tưởng từ bi. Như tôi đã đề cập trước đó, thậm chí từ những quan điểm ích kỷ của riêng bạn, bạn cũng cần những người khác. Vì vậy, bằng sự thể hiện quan tâm đến phúc lợi của người khác, chia sẻ đau khổ đối với người khác, và bằng cách giúp những người khác, cuối cùng người ấy sẽ đạt được lợi ích. Nếu một người chỉ nghĩ đến mình và quên những người khác, cuối cùng người ấy sẽ bị quên mất. Điều này cũng là một cái gì đó giống như định luật của tự nhiên. Tôi nghĩ rằng nó là khá đơn giản. Nếu bạn không hiển thị một nụ cười cho người khác, và hiển thị một vài cái nhìn xấu hoặc tương tự, đối tượng cũng đưa ra một phản ứng tương tự. Đó là quyền của người ta phải không? Nếu bạn xem những người khác một thái độ rất chân thành và cởi mở, bạn cũng sẽ đón nhận được một phản ứng tương tự. Nó là lý khá đơn giản. Mọi người đều muốn có bạn bè và không muốn kẻ thù. Cách thích hợp để tạo ra bạn bè là bằng một trái tim nồng ấm mà không chỉ đơn giản là tiền bạc hay quyền lực. Bạn bè của quyền lực và bạn bè của tiền bạc là một cái gì đó khác biệt. Chúng nó không phải là bạn bè.
Một người bạn thực sự phải là một người bạn thật lòng, phải không? Tôi luôn luôn nói với mọi người rằng những người bạn đã đến với bạn khi bạn có tiền và quyền lực không phải là người bạn thật sự của bạn, nhưng bạn bè của tiền bạc và quyền lực. Bởi vì khi tiền bạc và quyền lực của bạn biến mất, những người bạn này sẵn sàng để nói lời chia tay tạm biệt, bye-bye. Vì vậy, bạn nhớ rằng những người bạn này là không đáng tin cậy. Những người bạn chân thành sẽ luôn luôn chia sẻ nỗi buồn của bạn, những gánh nặng của bạn và sẽ luôn luôn đến với bạn cho dù bạn là người thành công hay kém may mắn. Cho nên cách kết bạn là không phải bằng sự giận dữ, không phải vì học thức, không phải vì thông minh, nhưng bằng trái tim – một trái tim tốt.
Vì vậy, như tôi luôn luôn nói rằng nếu bạn suy nghĩ trong một cách sâu sắc, nếu bạn đang có ích kỷ, thì bạn nên ích kỷ một cách khôn ngoan, đừng nên ích kỷ hẹp hòi. Từ quan điểm đó, chìa khóa quan trọng là ý thức trách nhiệm toàn cầu, đó là nguồn gốc thực sự của sức mạnh, căn bản thực sự của hạnh phúc.
Với quan điểm đó, nếu trong thế hệ của chúng ta, chúng ta khai thác tất cả mọi thứ có sẵn: cây cối, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản hoặc bất cứ điều gì, mà không cần suy nghĩ cho thế hệ tiếp theo, cho tương lai, đó là tội lỗi của chúng ta, phải không? Vì vậy, nếu chúng ta có một cảm giác thực sự của trách nhiệm toàn cầu, bằng động lực và nguyên tắc chủ yếu, rồi từ hướng đó quan hệ của chúng ta với môi trường sẽ được cân bằng tốt. Tương tự như vậy với mọi khía cạnh của mối quan hệ, sự liên hệ của chúng ta với hàng xóm, gia đình, hoặc quốc gia lân cận, sẽ được cân bằng từ hướng đó.
Thực tế, thời xưa, nhiều nhà tư tưởng vĩ đại, cũng như các bậc thầy tâm linh vĩ đại ra đời trong nước Ấn Độ này. Vì vậy, tôi cảm thấy trong thời hiện đại, những nhà tư tưởng Ấn Độ vĩ đại này, chẳng hạn như Mahatma Gandhi cũng như một số chính trị gia, đã thực hiện những ý tưởng cao quý như tinh thần bất bạo động trong lĩnh vực chính trị. Trong một cách nào đó, chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với việc Bất hợp tác cũng có liên quan với loại nguyên tắc đạo đức đó. Cho nên, tôi nghĩ đến việc mở rộng thêm, hoặc phát triển thêm những ý tưởng cao quý, hoặc những hành động cao quý đó, ở đất nước này là rất phù hợp và vô cùng quan trọng.
Bây giờ trong sự tôn trọng này, một điều khác mà tôi cảm thấy là rất quan trọng về ý thức là gì, tâm là gì? Cho đến nay, đặc biệt là tôi nghĩ rằng trong thế giới phương Tây, ở thời gian gần đây hoặc thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học và công nghệ đã đặt tầm quan trọng và chi phối chủ yếu với vật chất.
Bây giờ, hôm nay, một số các nhà vật lý hạt nhân và các nhà thần kinh học đã bắt đầu nghiên cứu và phân tích các hạt ảo trong một phương thức rất chi tiết và sâu sắc. Trong khi làm như vậy, họ phát hiện ra một số loại bao gồm từ phía của người quan sát mà đôi khi họ gọi là “kẻ biết”. “kẻ biết” là gì ? Đơn giản mà nói đó là sinh vật, con người, giống như các nhà khoa học làm bằng những cách nào mà họ biết? Tôi nghĩ rằng thông qua não bộ. Bây giờ, về não bộ, các nhà khoa học phương Tây vẫn chưa xác định trọn vẹn với hơn hàng trăm tỷ tế bào não. Tôi cho rằng trong hàng trăm tỷ tế bào chỉ có vài trăm tỷ đến nay đã được xác định. Vì vậy, đối với tâm, cho dù bây giờ bạn gọi nó là tâm hay năng lượng đặc biệt của bộ não, hay ý thức, bạn sẽ thấy rằng có một mối liên hệ giữa bộ não và tâm – tâm và vật. Điều này tôi nghĩ là một cái gì đó quan trọng. Tôi cảm thấy cần có một vài đối thoại giữa triết học phương Đông và khoa học phương Tây trên cơ sở của mối quan hệ giữa tâm linh và vật chất.
Ngày nay, bất kỳ trường hợp nào, tâm của chúng ta đang có nhiều chiều hướng phóng ra với thế giới bên ngoài. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang lạc hướng đối với việc nghiên cứu thế giới nội tâm.
Chúng ta cần phát triển khoa học và vật chất để tồn tại, để có được lợi ích và để có thêm sự thịnh vượng. Tương tự, chúng ta cần sự bình an tinh thần. Không có bất kỳ bác sĩ nào có thể tiêm được mũi thuốc bình an tinh thần: không có thị trường nào có thể bán được sự bình an tinh thần hay hạnh phúc. Với hàng hàng triệu triệu đồng rupee, bạn có thể mua bất cứ điều gì, nhưng nếu bạn đi đến một siêu thị và nói rằng tôi muốn sự yên bình của nội tâm, thì người ta sẽ cười bạn. Và nếu bạn hỏi một bác sĩ, tôi muốn có sự an lạc thực sự của tâm hồn, không phải là một người ngu si đần độn, bạn có thể được cho một viên thuốc ngủ, hoặc tiêm vài mũi thuốc. Dù bạn có thể có được phần xoa dịu từ thuốc, nhưng sau đó nó sẽ như thế nào đây?
Vì vậy, nếu bạn muốn đạt được sự bình an của tâm hồn hoặc sự an tĩnh của tinh thần, các bác sĩ không thể cung cấp nó. Một cái máy giống như máy vi tính, dù nó có thể tinh vi đến đâu, nó không thể cung cấp cho bạn sự an lạc nội tại. Tinh thần hòa bình phải đến từ tâm. Vì vậy, tất cả mọi người đều mưu cầu hạnh phúc, an vui. Bây giờ, so sánh niềm vui vật chất và sự đau đớn thể xác với sự đau đớn tinh thần hay niềm vui tinh thần, và bạn sẽ thấy rằng tâm là động lực, nhiều tác dụng và chiếm ưu thế hơn. Vì vậy nó công năng để nâng cao tinh thần hòa bình xuyên qua các phương pháp nhất định. Để đạt đến điều này là cần thiết để hiểu thêm về tâm ý. Vì thế, tôi luôn cảm thấy rất là quan trọng. Tôi nghĩ rằng đó là tất cả.
Do đó, khi bạn nói đến môi trường, việc bảo vệ môi trường, điều này có liên quan với nhiều thứ. Cơ bản, hành động phải bắt đầu từ tâm hòa bình của con người, phải không? Vì vậy, tôi nghĩ rằng chìa khóa để có được cái nhìn đúng đối với trách nhiệm toàn cầu là dựa trên tình yêu, lòng từ bi và sự nhận thức rõ ràng.
Link: http://dalailama.com/messages/environment/buddhist-concept-of-nature
Discussion about this post