PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tu hành như khúc gỗ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TU HÀNH NHƯ KHÚC GỖ
Thích Trung Định

Nguoi Xuat Gia

Hình ảnh người xuất gia tại Làng Mai

Người xuất gia tu hành thường được ví như cái thớt mài dao, người Phật tử tại gia hằng ngày điều mài dao lên cái thớt ấy. Nếu người xuất gia không biết kiểm thúc sáu căn, phòng hộ tam nghiệp, phát huy thiền định và trí tuệ thì sẽ giống như cái thớt bị mài, cây dao của Phật tử ngày càng sắc bén, còn cái thớt sẽ bị mòn dần.

Theo truyền thống Phật giáo, người xuất gia không tạo ra của cải vật chất, chỉ chuyên tâm tu hành, trau dồi giới đức, thiền định và trí tuệ, để thành tựu đạo nghiệp. Tất cả mọi vật dụng nhu cầu cho đời sống điều thọ nhận từ sự cúng dường của các Phật tử. Ngược lại, người Phật tử tại gia do bận rộn công việc gia đình, xã hội nên không có thời gian để chuyên tâm tu hành, do đó họ có bổn phận cúng dường chư Tăng, Ni để hộ trì Tam bảo, tạo dựng phước duyên, gieo trồng căn lành đối với Phật pháp. Đây là mối quan hệ hổ tương, đạo và đời để xây dựng ngôi nhà Phật pháp ngày thêm vững mạnh.

Trong tứ chúng đệ tử, đức Phật dành nhiều thời gian và pháp thoại để dạy cho hàng xuất gia. Vì người xuất gia phải là người mô phạm và trí tuệ để thay đức Phật truyền bá chánh pháp. Thành ra đức Phật muốn kiến thiết, xây dựng để hành giả xuất gia luôn có đầy đủ những phẩm chất làm mô phạm cuộc đời.

Do đó, người xuất gia phải luôn chánh niệm tỉnh giác, ý thức rõ trọng trách của mình, không phóng túng tâm ý, không tham đắm lợi dưỡng, làm sao hành giả xuất gia đừng như cây thớt, mà phải giống như khúc gỗ. Những tưởng khúc gỗ trôi sông là đồ bỏ phế, nhưng ở đây có một đạo lý vô cùng ý nghĩa.

 “Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, trên bờ sông Gangà. Thế Tôn thấy một khúc gỗ lớn trôi theo dòng nước sông Hằng, thấy vậy liền gọi các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy khúc gỗ to lớn này đang trôi theo dòng nước sông Hằng không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

Này các Tỷ-kheo, nếu khúc gỗ không đâm vào bờ bên này, không đâm vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên miếng đất nổi, không bị loài Người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị mắc vào xoáy nước, không bị mục bên trong; như vậy, này các Tỷ-kheo, khúc gỗ ấy sẽ hướng về biển, sẽ xuôi theo biển, sẽ nghiêng nhập vào biển. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, dòng sông Hằng hướng về biển, xuôi theo biển, nghiêng trôi về biển. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các Ông không đâm vào bờ bên này, không đâm vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên miếng đất nổi, không bị loài Người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị mắc vào xoáy nước, không bị mục bên trong; như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông sẽ hướng về Niết-bàn, sẽ xuôi theo Niết-bàn, sẽ nghiêng nhập vào Niết-bàn. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, chánh kiến hướng về Niết-bàn, xuôi theo Niết-bàn, nghiêng nhập vào Niết-bàn.

Khi được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, bờ bên này là gì? Bờ bên kia là gì? Thế nào là chìm giữa dòng? Thế nào là mắc cạn trên miếng đất nổi? Thế nào là bị loài Người nhặt lấy? Thế nào là bị phi nhân nhặt lấy? Thế nào là bị mắc vào xoáy nước? Thế nào là bị mục nát bên trong?

Bờ bên này, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu nội xứ này.

Bờ bên kia, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ.

Bị chìm giữa dòng, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với hỷ tham.

Bị mắc cạn trên miếng đất nổi, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với ngã mạn.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là bị người nhặt lấy? Ở đây, Tỷ-kheo sống quá liên hệ với cư sĩ, chung vui, chung buồn, an lạc khi họ an lạc, đau khổ khi họ bị đau khổ, tự trói buộc mình trong các công việc phải làm được khởi lên của họ. Đây gọi là Tỷ-kheo bị loài Người nhặt lấy.

Và thế nào, này Tỷ-kheo, là bị phi nhân nhặt lấy? Ở đây, Tỷ-kheo sống Phạm hạnh với ước nguyện được sanh cộng trú với một hạng chư Thiên: ‘Mong rằng với giới luật này, với cấm giới này, với khổ hạnh này, với Phạm hạnh này, ta sẽ trở thành Thiên nhân hay một loài chư Thiên!’ Đây, này Tỷ-kheo, được gọi là bị phi nhân nhặt lấy.

Bị mắc vào xoáy nước, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với năm dục công đức. Tức bị xoáy vào sắc, thanh, hương, vị, và xúc.

Và này Tỷ-kheo, thế nào là bị mục nát bên trong? Ở đây, này Tỷ-kheo, có người thọ tà giới, theo ác pháp, bất tịnh, có những hành vi đáng nghi ngờ, có những hành động che đậy, không phải Sa-môn nhưng hiện tướng Sa-môn, không phải Phạm hạnh nhưng hiện tướng Phạm hạnh, nội tâm bị hủ bại, đầy dục vọng, là một đống rác bẩn. Đây, này Tỷ-kheo, được gọi là bị mục nát bên trong.

Nghe Đức Thế Tôn dạy như vậy, ai cũng muốn đời tu hành của mình như khúc gỗ, không đâm vào bờ bên này, không đâm vào bờ bên kia, không bị chìm giữa dòng, không bị mắc cạn trên miếng đất nổi, không bị loài Người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị mắc vào xoáy nước, không bị mục nát bên trong.”

(Tương Ưng Bộ Kinh, Thiên Sáu Xứ, Phẩm Phẩm Rắn Độc, Việt Dịch HT. Thích Minh Châu, xem, http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35g.htm)

Xuất gia là lý tưởng cao đẹp, nguyện dấn thân mình vì lý tưởng thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh. Tuy nhiên, để trở thành người xuất gia chân chính thì quả muôn vàn khó khăn, với mọi thứ cám dỗ. Các thứ cám dỗ như đoạn kinh vừa trích dẫn đó là gì? Đó là khi sáu căn tiếp xúc sáu trần sinh ra tham đắm, chấp thủ. Do đó, người xuất gia luôn chánh niệm, phòng hộ căn môn, để không bị sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp chi phối. Mối nguy hiểm kế tiếp đó là dục hỷ và ngã mạn. Dục hỷ là vị ngọt dẫn đến nguy hiểm trong phạm hạnh, còn ngã mạn sẽ làm chướng ngại thánh đạo giải thoát.  Thứ ba, đó là cẩn trọng trong mối quan hệ với Phật tử liên quan đến lợi dưỡng, danh tiếng…dẫn đến hành những việc tà mạng, nuôi sống bằng tà mạng, không đúng với chánh pháp. Và vấn đề cuối cùng đó là luôn kiên định với Bồ đề tâm, đừng thui chột trong chí nguyện cao đẹp mà phải thực hành tinh tấn hạnh để tiến bộ trên đường đạo. Nếu thực hành được như vậy, hành giả xuất gia sẽ thuận duyên tu hành đạt đến sự an lạc, giải thoát đích thực. Một ngọn đèn có thể thắp sáng thêm nhiều ngọn đèn khác mà ánh sáng của nó không bị mất đi hay tổn hại. Người xuất gia như ngọn đèn đem ánh sáng trí tuệ rọi soi cuộc đời; và tu hành như khúc gỗ trôi sông, không vướng kẹt vào bất cứ điều gì, thuận xuôi trôi về nhập vào biển cả.

Thích Trung Định

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Tổng Quát Về Giới Trong Thanh Tịnh Đạo

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới)

Ý Nghĩa Danh Xưng Phẩm Vị Chức Sự Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara” – Cận Trụ Luật Nghi

Ý Nghĩa Căn Bản Của Giới Luật

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Về Giới Cấm Không Được Ca Hát, Xem Nghe Ca Hát & Không Say Đắm Trong Âm Điệu

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát & không say đắm trong âm điệu

Vận Dụng Thế Nào Để Vừa Uyển Chuyển, Vừa Trì Được Giới Luật?

Vận dụng thế nào để vừa uyển chuyển, vừa trì được giới luật?

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vai Trò Của Giới Luật Trong Nếp Sống Thiền Môn

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Load More

Discussion about this post

Tâm Bi Và Cá Nhân

Tâm bi và cá nhân

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chào một bé gái khi Ngài đi thăm Vancouver, BC, Canada ngày 22/10/2014 (Ảnh:...

Phật Giáo Có Hại Cho Việc Phát Triển Kinh Tế ? – Bùi Kha

Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt...

Xử Lý Vấn Đề Tình Cảm Trong Phật Giáo

Xử lý vấn đề tình cảm trong Phật giáo

Tình cảm vốn là bản năng sẵn có của loài người, vì vậy chỉ cần phù hợp với pháp luật,...

Lời Khuyên Giữ Hạnh Anh Nhi, Khéo Tu Nhân Lễ Trung Thu

Lời khuyên giữ hạnh anh nhi, khéo tu nhân lễ Trung thu

(Với đạo tâm dâng hiến sự lợi ích cho tha nhân, chúng tôi xin mạn phép trích dẫn và giản...

Thong Dong Trước Tám Ngọn Gió Đời

Thong dong trước tám ngọn gió đời

THONG DONG TRƯỚC TÁM NGỌN GIÓ ĐỜI Thích Nữ Tịnh Quang Chúng ta thường bị nhiều thứ ràng buộc từ đời...

Quả Báo Hành Hạ Súc Vật

Quả báo hành hạ súc vật

QUẢ BÁO HÀNH HẠ SÚC VẬT Quảng Tánh   Súc vật, nhất là những vật nuôi để trợ giúp cho...

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Những Suy Nghĩ Về Sự Tha Thứ (Song Ngữ)

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Những Suy Nghĩ Về Sự Tha Thứ (Song Ngữ)

Vì vậy, không nên có cảm giác sân hận đối vớingười đó. Đây là trình độ cao hơn của việc...

Sự Tái Sinh Không Phải Là Đầu Thai

SỰ TÁI SINH (KHÔNG PHẢI LÀ ĐẦU THAI)Fabrice MidalHoang Phong chuyển ngữ Khái niệm về sự tái sinh không phải...

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (PHẦN 2) (Trích lục từ Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ...

Người Tu Hành Như Tấm Vải Trắng, Một Vết Nhơ Không Xóa Sẽ Hủy Cả Đời

Người tu hành như tấm vải trắng, một vết nhơ không xóa sẽ hủy cả đời

NGƯỜI TU HÀNH NHƯ TẤM VẢI TRẮNG, MỘT VẾT NHƠ KHÔNG XÓA SẼ HỦY CẢ ĐỜI Chân Chân biên dịch...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Hoan nghênh đồng tu, chỉ cần có thời gian, ngày đêm đều có thể đến niệm Phật đường niệm Phật....

Lục bát ngắn

LỤC BÁT NGẮN Huệ Trân XUÂN Tàn xuân, Lá rụng, Hoa rơi, Cành khô cây đứng bồi hồi tiếc xuân...

Thuyết Pháp Từ Bi

Thuyết pháp từ bi

THUYẾT PHÁP TỪ BITrần Kiêm Đoàn       Trong lịch sử nhân văn khoảng 4.000 năm trở lại, con người đã...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gặp Gỡ Và Thảo Luận Với Đoàn Phật Tử Việt Nam – Ngày Thứ Nhì

Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 25 tháng 9 năm 2012 - Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa vào...

Bỏ Mẹ Già Đi Tìm Đức Phật, Chàng Trai Gặp Người Cần Tìm Ở Nơi Chưa Bao Giờ Ngờ Đến

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Câu chuyện của người con trai trong câu chuyện dưới đây là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng nhưng vô cùng...

Tâm bi và cá nhân

Phật Giáo Có Hại Cho Việc Phát Triển Kinh Tế ? – Bùi Kha

Xử lý vấn đề tình cảm trong Phật giáo

Lời khuyên giữ hạnh anh nhi, khéo tu nhân lễ Trung thu

Thong dong trước tám ngọn gió đời

Quả báo hành hạ súc vật

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Những Suy Nghĩ Về Sự Tha Thứ (Song Ngữ)

Sự Tái Sinh Không Phải Là Đầu Thai

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

Người tu hành như tấm vải trắng, một vết nhơ không xóa sẽ hủy cả đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Lục bát ngắn

Thuyết pháp từ bi

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gặp Gỡ Và Thảo Luận Với Đoàn Phật Tử Việt Nam – Ngày Thứ Nhì

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Tin mới nhận

Theo đuổi hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích

Lời di huấn của Thế Tôn

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Người tu sợ nhất cái gì?

Học từ đời thường

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Phật dạy: Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Phật là bậc giải thoát

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Tâm Thư Hùn Phước Xây Chùa Giác Long, Ấp 2, Xã Hòa Thạnh, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Phật dạy: Hãy tự mình nương tựa chính mình

Có những ngày như thế…

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Tin mới nhận

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (song ngữ)

Hương Vị Pháp Bảo

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Tẩu Hỏa Nhập Ma

Ttt-già Lam Vĩnh Hảo (Tâm Quang)

Mồ côi thơ Hoang Phong – diễn ngâm Hồng Vân

Nhân Quả – Cause and Effect (Song ngữ Việt Anh)

Sống với câu hỏi

Của Ananda và Peter: Khi thân xác chối từ

Ba Ngày Pháp Thoại Và Hướng Dẫn Thiền Tập Của HT. Giới Đức

Dòng đời trôi mênh mông

Giải pháp vượt qua những khủng hoảng thời đại

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Ai lấy đức tin của con?

Chữa Lành Tâm Sân Hận

Chỉ mỗi chánh niệm thì không đủ

Phát Triển Kinh Tế Và Văn Hoá – Nguyễn Thế Đăng

Những Vấn Nạn Xã Hội Bạo Lực Học Đường & Phương Pháp Hóa Giải – Thích Trí Giải

Đức Phật ‘im lặng’ để trả lời có tự ngã không?

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 7)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 50)

Nguồn gốc và ý nghĩa tính biểu tượng trong kinh A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

Kinh Các Căn Bản Bất Thiện

Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết, Tóm Tắt Nội Dung 12 Chương Bản Tiếng Phạn

Kinh Thừa Tự Pháp

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Bát-nhã tâm kinh diễn giải

Kinh Vakkali

Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Sám Hối Nghiệp Chướng

Tịnh Độ Trong Lòng Đạo Phật Việt

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 99)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Pháp Môn Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nguyên Thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Hàng Ngàn Tăng Ni Phật Tử Cung Tiễn Nhục Thân Cố Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh Nhập Kim Quan

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 10)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese