PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter


Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm

 


Ưu Đàm Đại Sư, họ Tưởng quê ở Đơn Dương, gia thế hằng thờ Phật. Mười lăm tuổi, ngài xuất gia nơi chùa Đông Lâm ở Lô Sơn. Về sau, được mời chủ trì chùa Diệu Qủa tại Đơn Dương.
Niên hiệu Chi Đại năm đầu đời nhà Nguyên, vua xuống chiếu bãi bỏ Liên Tông. Đại Sư cả sợ nói: “Ta phụng thừa môn này gần ba mươi năm. Nay nỡ nào để pháp mầu của Như Lai bị mai một nơi đời ta ư? Liền qùy trước bàn Phật phát thệ, nguyện phục hưng môn niệm Phật. Rồi ngài đem hết tâm tư soạn thuật ra mười quyển Liên Tông Bảo Giám. Trong ấy có những đoạn cảnh sách rất thiết yếu như sau:

* Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người, hằng chăm chú lo cho thành tựu một việc ấy mới được. Nếu nửa lui nửa tới, tợ tin tợ nghi, kết cuộc không chắc thật, thì từ nay trở đi, phải quyết lòng đại dõng mãnh, đại tinh tấn! Khi đi đứng nằm ngồi, chỉ nắm giữ một câu A Di Đà Phật, như tựa vào tòa núi Tu Di, đẩy xô không lay chuyển. Chỉ chuyên tâm nhất ý mà niệm, tham cứu mà niệm, hoặc dùng pháp thập niệm, lễ niệm, mặc niệm, kim cang niệm, đề thanh niệm, cao thanh niệm. Mỗi niệm hằng giữ cho hiện tiền, quên cả qúa khứ vị lai, thường nhớ thưòng niệm, sớm cũng niệm, tối cũng niệm, gấp cũng niệm, hưỡn cũng niệm, mọi oai nghi động tác đều niệm. Trong mỗi ngày mỗi giờ, buộc niệm không xen hở, câu Phật chẳng rời tâm, nhặt nhặt nhiệm nhiệm, như gà ấp chứng giữ cho hơi ấm nối tiếp nhau, đó gọi là: “Tịnh niệm tương kế”. Nếu gia thêm trí tuệ chiếu soi, thì biết Tịnh độ tức tâm, tâm tức Tịnh Độ. Đây là công phu tu tiến của bậc thượng trí vậy. Chủ trì được, giữ chắc được, ổn định được như thế, thì dù gặp cảnh thuận nghịch, khổ, vui đưa tới, vẫn chỉ chuyên một câu A Di Đà Phật không một niệm thay đổi, không một niệm biếng lui, không con xen tạp tưởng. Niệm như thế đến trọn đời, giữ không đổi chí nguyện, chỉ quyết tâm cầu sanh về cõi Cực Lạc ở phương Tây. Nếu qủa dụng công được như thế, thì vô minh nghiệp chướng nhiều kiếp tự nhiên tiêu tân, tập khi trần lao tự nhiên trừ sạch, thân thấy đức A Di Đà vẫn không rời bỏ niệm. Chừng đó công thành hạnh mãn, nguyện cùng hạnh nương giúp nhau, đến khi mạng chung, quyết định sanh về Thượng phẩm.

* Người niệm Phật, khi trần nhơ chưa sách, niệm xấu ác khởi lên, phải tự cảnh giác dứt trừ ngay. Những niệm: “tham tiếc, bỏn sẻn, giận hờn, si ái, ganh ghét, khi dối, hơn thua, tự cao, dua mỵ, tà kiến, khinh mạn, năng sở, tư tưởng quá khứ, tư tưởng hiện tại, tư tưởng vị lai, tất cả mọi tâm ô nhiễm không lành nổi lên, phải gấp cao tiếng xưng niệm Phật, nhiếp về chánh niệm. Chớ để tâm xấu ác hư vọng nối nhau, phải quét sạch liền, vĩnh viễn không cho sanh khởi. Những tâm: “tin sâu, chí thành, pháp nguyện, hồi hướng, từ bi, khiêm hạ, bình đẳng, phương tiện, nhẫn nhục, giữ giới, hỷ xả, thiền định, tinh tấn, giác ngộ, tất cả tâm lành, cần phải giữ gìn. Lại nên lìa sự nhiễm dục, dứt hạnh thô ác, chớ nuôi gia súc, những nghiệp sanh bắn chài lưới, cho đến các nghề có can phạm đến sanh mạng, đều không được làm.. Phải biết chư thượng thiện nhân ở Cực Lạc, đều do bỏ duyên ác, tu nghiệp lành, mới được sanh về đó, và được không thối chuyển đạo Bồ Đề. Cho nên người niệm Phật phải học theo Phật, lấy sự bỏ ác tu thiện làm nhiệm vụ.

Người niệm Phật muốn sanh về Tịnh độ, phải tưởng nghĩ tất cả sự vật ở thế gian đều vô thường, thành tất có hoại, sống tất có chết. Nếu không nghe Phật pháp thì bỏ thân này thọ thân khác, luân chuyển trong tứ sanh, xuống lên trong lục đạo, chẳng biết chừng nào mới giải thoát. Ta nay có duyên được nghe chánh pháp, được tu tịnh nghiệp, thì phải tinh cần niệm Phật. Đến khi xả thân này, mới được sanh về Cực Lạc, gởi chất thai sen, hưởng các điều vui thoát hẳn sống chết luân hồi, không thối chuyển nơi qủa Phật. Đây là việc tốt đẹp, và điều tối cần yếu thuở bình sanh của bậc đại trượng phu vậy. Lúc vừa có bịnh, phải rũ sạch thân tâm, một lòng niệm Phật cầu sanh, không được ngờ vực nghĩ vớ vẩn. Nên ngồi ngay thẳng hướng về phương Tây, chuyên tưởng Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí, cùng vô số hóa Phật hiện ở trước, một lòng xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, câu tiếng nối nhau chẳng dứt. Với tất cả việc thế gian, không nên nghĩ tới, chẳng được tham luyến. Nếu bỗng nhiên khởi nghĩ, phải mau xưng niệm Phật, thì trong mỗi niệm sẽ trừ diệt tội chướng, tăng trưởng phúc huệ. Giữ nhất tâm như thế, tất được vãng sanh. Nếu số mạng chưa dứt, bịnh tự an lành. Dè dặt chớ nên khởi niệm lưu luyến thế gian, căn mạng còn sẽ tự còn, đến số chết mặc cho chết, chỉ chuyên việc vãng sanh, cần gì lo ngại.! Hiểu được lẽ này, thì sự xả thân cũng như bỏ áo cũ rách, thay áo tốt đẹp, bỏ thân phàm lên cõi Phật, há chẳng đáng cao qúi ư?

* Việc chân chánh tu hành có tin sâu nguyện thiết, là tối yếu phải được sanh về Cực Lạc. Nên chuyên lòng nhất ý, giữ một câu niệm Phật. Chỉ một niệm này là bổn sư của ta. Chỉ một niệm này là Hóa Phật đến tiếp dẫn. Chỉ một niệm này là viên mãnh tướng phá địa ngục, Chỉ một niệm này là gươm báu chém các yêu tà. Chỉ một niệm này là ánh sáng soi phá cảnh tối tăm. Chỉ một niệm này là thuyền lớn vượt qua biển khổ. Chỉ một niệm này là phương thuốc qúy mầu chữa trị bịnh luân hồi sanh tử. Chỉ một niệm này là đường tắt thoát ly ba cõi sáu đường. Chỉ một niệm này là bản tánh Di Đà. Chỉ một niệm này là duy tâm Tịnh độ. Điều cần yếu là phải ghi khắc một câu A Di Đà Phật nơi lòng, chớ cho lạc mất, mỗi niệm thường hiện tiền, mỗi niệm chẳng rời tâm. Không việc cũng niệm như thế, có việc cũng niệm như thế, bịnh khổ cũng niệm như thế, an vui cũng niệm như thế! Một niệm rõ ràng không mê mờ như thế, lại cần chi phải tìm người hỏi đường trở về quê cũ ư!

Sách soạn thành, đem cầu chứng khắp các phương cao đức, không ai có thể thay đổi một chữ. Đại sư lại đem sách ấy dâng lên Nhân Tôn Hoàng Đế, cầu xin phục hưng giáo pháp Tịnh Độ. Vua chuẩn y, dạy ngài làm giáo chủ, ban cho hiệu là Hổ Khê tôn giả. Đến năm đầu niên hiệu Thuận Hóa, Đại sư an tường ngồi niệm Phật mà vãng sanh.

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Nuôi Bệnh Được Phước

Nuôi bệnh được phước

Bệnh tật là vấn đề tất yếu của đời sống con người, có thân thì có bệnh. Người đời sống...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Tình Cảm Dân Tộc Việt

Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Tình Cảm Dân Tộc Việt

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ TÌNH CẢM DÂN TỘC VIỆT Minh Mẫn Không hiểu thế nào và tại sao,...

Chỉ Ngồi

Chỉ ngồi

CHỈ NGỒITenshin Reb Anderson | Việt dịch: Thiện Tri Thức   Giáo lý tánh Như đã được truyền thông mật...

Chuyến Du Lịch Nhớ Đời Đến Tây Tạng

CHUYẾN DU LỊCH NHỚ ĐỜI ĐẾN TÂY TẠNGNguyễn Văn Dũng (VietNamNet) - Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi...

Người Đi Làm Công Quả Được Gì? – Giác Hạnh Hoa

Người đi làm công quả được gì? Giác Hạnh Hoa Có lẽ không một nhà ăn nào ở đất nước...

Tác Giả Phước Nguyên Có Đạo Văn Hay Không?

Tác giả Phước Nguyên có đạo văn hay không?

LTS. Như Giác Ngộ online đã đưa tin, thời gian gần đây, cộng đồng Phật giáo xôn xao về hiện...

Thưởng Xuân

Thưởng Xuân

THƯỞNG XUÂN  Vĩnh Hảo   Lá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 4)

Các vị đồng học, xin chào mọi người!Ngày hôm qua, chúng tôi đã giảng hai câu đầu của Cảm Ứng...

Phật Giáo Và Vũ Trụ Quan

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan

PHẬT GIÁO VÀ VŨ TRỤ QUAN  Lê Huy Trứ, MSEE tle8464953@aol.com trule9@Gmail.com Mục Lục Lời Nói ĐầuTâm này đây chảy...

Tu Tập Niệm Sự Chết

Tu Tập Niệm Sự Chết

Tu Tập Niệm Sự Chết Minh Đức Triều Tâm Ảnh   Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng...

Nền Tảng Xây Dựng Đời Sống Đạo Đức Theo Phật Giáo

NỀN TẢNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THEO PHẬT GIÁOThích Hạnh Bình Chúng ta không cần đi đâu xa,...

Đóng Góp Của Cư Sĩ Trong Việc Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại

Đóng Góp Của Cư Sĩ Trong Việc Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thông Điệp Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Đại Lễ Vesak (2002 Đến 2007)

THÔNG ĐIỆP CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC NHÂN DỊP ĐẠI LỄ VESAK (2002 ĐẾN 2007)   Năm 2002...

Mùa Xuân Hoa Và Thiếu Nữ

Mùa xuân hoa và thiếu nữ

Mùa xuân thường trụ trong tà áo xanh – Lê Nghị Trên bìa sách báo Việt  Nam xuất bản  trong dịp...

Quán Chay Đó Đây: Sài Gòn-Hà Nội-Huế

Quán chay đó đây: Sài Gòn-Hà Nội-Huế

QUÁN CHAY ĐÓ ĐÂY Cao Huy Hóa Ăn chay là nhu cầu bình thường của người Phật tử , ăn...

Nuôi bệnh được phước

Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Tình Cảm Dân Tộc Việt

Chỉ ngồi

Chuyến Du Lịch Nhớ Đời Đến Tây Tạng

Người Đi Làm Công Quả Được Gì? – Giác Hạnh Hoa

Tác giả Phước Nguyên có đạo văn hay không?

Thưởng Xuân

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 4)

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan

Tu Tập Niệm Sự Chết

Nền Tảng Xây Dựng Đời Sống Đạo Đức Theo Phật Giáo

Đóng Góp Của Cư Sĩ Trong Việc Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại

Thông Điệp Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Đại Lễ Vesak (2002 Đến 2007)

Mùa xuân hoa và thiếu nữ

Quán chay đó đây: Sài Gòn-Hà Nội-Huế

Tin mới nhận

Làm thế nào để gặp được Phật?

Đức Phật giữa đời thường

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Bất biến và tùy duyên

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Hạnh phúc theo lời Phật dạy

Tìm về chân hạnh phúc nơi cửa sổ tâm hồn

Đức Phật với 45 năm mùa an cư kiết hạ

Tin mới nhận

48 Cách Niệm Phật

Quán Chiếu Về Lẽ Vô Thường

Ba Đức Tính Dẫn Ta Lên Cõi Trời

Lắng Nghe Lời Thầy

Tôi học Kim Cang, Lên Đường

Ước hẹn ngày mới

Tứ Phần Luật

Đại Bi Và Tánh Không Trong Kinh Duy Ma Cật

57. Buông Xả Những Quá Khứ Đau Thương Và Hận Thù

Bức tranh “Chân Dung Trần Nhân Tông”

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Tam bảo nguồn phước vô cùng

Thấy Tháp Đa Bảo

Niệm Giới

Hai con đường

Dâng sao giải hạn đã ở mức tệ đoan

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 47)

Để trở thành Phật tử chân chính Tập 1

Tin mới nhận

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 63)

Niệm Phật không phải là kêu Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Giới Thiệu Kinh Kim Cang Edward Conze – Dịch Việt: Thích Nhuận Châu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Chiến Thắng Và Chiến Bại – Kinh Sangama – Sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Thấy biết chỉ là thấy biết (thầy Thích Tâm Hạnh giảng)

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Tôn kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch

Ba Bài Pháp Đầu Tiên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 96)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

Thư Trả Lời Những Sự Gạn Hỏi Về “BẤT NIỆM TỰ NIỆM”

Biện Phá ‘Lăng Nghiêm Bách Ngụy’ của Pháp Sư Thích Mẫn Sanh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 75)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Niệm Phật Kính

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Tác hại của việc phóng túng tình dục đối với sức khỏe con người hiện nay

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Tâm tình của người niệm Phật

CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH, ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 32)

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần cuối)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese