PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tinh Thần Tuệ Giác Văn Thù

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Tác phẩm mà quý độc giả đang có trên tay không phải là quyển sách được viết theo hướng chủ đề, theo đó các chương nối kết và liên hệ nhau về nội dung.

Tác phẩm, gồm 5 chương, được đức Dalai Lama trình bày trong các pháp hội khác nhau, được tập đại thành. Nội dung của các bài pháp thoại này liên hệ đến nhận thức tuệ giác.

Trong chương 1, ngoài việc mô tả 12 nhân duyên, đức Dalai Lama phân tích các dị biệt giữa Phật giáo với Số Luận  và Kỳ Na Giáo. Bên cạnh đó, ngài còn phân tích 12 mắc xích duyên khởi qua cái nhìn của Bồ-tát Văn Thù. Phương pháp tỷ giảo này giúp ta hiểu rõ mối liên hệ mật thiết giữa duyên khởi và tánh không theo nghĩa: Vì duyên khởi nên không thực thể (không tính) và cái gì không thực thể, cái đó chính là duyên khởi.

Trong chương 3, đức Dalai Lama phân tích giá trị nhận thức và ứng dụng Bồ-đề tâm. Căn cứ vào kinh điển, ngài đã so sánh giữa Long Thọ và Tông Khách Ba, cụ thể qua hai tác phẩm Trung Quán Luận vàGiải thoát thứ đệ Luận (Lam Rim). Sự phát khởi Bồ-đề tâm bắt đầu bằng sự làm chủ thân và tâm, lời nói và việc làm theo hướng chánh niệm. Kế đến, hành giả đối trị và vượt qua điên đảo, vọng tưởng, vô minh si ám – tương đương với trí tuệ nội quán theo triết học Tánh không. Lý tưởng về sự giác ngộ và sự hướng tâm về sự giác ngộ cần được phát khởi song hành với đại bi tâm, nhằm giải quyết nỗi khổ niềm đau của chúng sanh. Thái độ vô ngã, hành động vị tha, vượt qua thù ghét, chuyển hóa sân hận cần được thực tập rốt ráo để có được bồ-đề tâm. Phương pháp văn, tư, tu trong truyền thống cần được thực tập để tâm bồ-đề giúp hành giả đạt đến giải thoát. Truyền thống Tây Tạng còn hướng dẫn hành giả quán tưởng Bồ-tát Văn Thù, hiện thân trí tuệ, để phát sinh tuệ giác thâm sâu. Thực tập giới, định, tuệ và các phương pháp chuyển hoá có khả năng giúp hành giả khai phát tâm bồ-đề.

Phân tích về tánh không, đức Dalai Lama nhấn mạnh đến lý giải truyền thống. Hành giả khởi đi từ tuệ giác phổ quát: Các hành là vô thường, vô thường kéo theo khổ, trong đau khổ quán vô ngã và niết-bàn là an lạc tuyệt đối. Cái gọi là thực tại, thực ra là tập hợp của những vật thể mà tính thực của nó là không thực thể (không), lại càng không phải là chủ tể thường hằng (vô ngã). Nhận diện thực tướng tánh không, một mặt hành giả điều chỉnh nhận thức sai lầm về ngã (atman) của các trường phái triết Ấn Độ và nhất thần giáo nói chung, mặt khác giúp hành giả thoát khỏi mọi hệ luỵ do chấp ngã và chấp pháp từ phương diện cảm xúc và nhận thức.

Triết học Trung Quán của ngài Long Thọ và triết học Du-già của ngài Thế Thân dù khác nhau về cách tiếp cận và lý giải, nhưng giống nhau về bản chất giải thoát. Khi đạt được nhận thức nhân vô ngã và pháp vô ngã, hành giả không còn chấp trước về hiện hữu (biến kế sở chấp tánh), phân định mọi thứ trên học thuyết duyên khởi và tương tức (y tha duyên khởi tánh), từ đó chứng nghiệm bản chất như thật của thực tại (viên thành thật tánh). Đối với triết học Trung Quán, đó cũng chính là tánh không.

Chương 4 đề cập năng lực gia trì của Văn Thù, biểu tượng của tuệ giác vô thượng, đức Dalai Lama hướng dẫn cách thực tập phát sinh tâm giác ngộ, bất bạo động và từ bi. Hành trì theo pháp môn Văn Thù, hành giả cần nương tựa vào ba ngôi tâm linh (Tam bảo), sống đời đạo đức thanh cao (giới), thực tập thiền quán miên mật (định) để phát triển trí tuệ (tuệ). Nhờ đó, người thực tập có thể tịnh hóa các nghiệp tiêu cực và tích luỹ dần phước báo và công đức.

Phát nguyện là phương diện tích cực của hành trì. Hành giả phát nguyện chuyển hóa ba độc của tâm thức (tham, sân, si), nguyện đạt được trí tuệ, nguyện vượt qua mọi chướng ngại, nguyện trung thành với lý tưởng Bồ-tát. Tiếp nhận pháp quán đỉnh khai tâm, hành giả quán Bồ-tát Văn Thù trên đỉnh đầu của mình, không nên quán vào bổn tôn Văn Thù ngay từ ban đầu.

Phương pháp quán này đại khái như sau. Trong bổn tôn, Bồ-tát Văn Thù có màu cam, tay phải cầm gươm trí tuệ, tay trái cầm hoa sen thanh tịnh. Tại mão mũ, quán Văn Thù màu trắng. Tại cổ, quán Văn Thù màu đỏ. Tại tim, quán Văn Thù màu xanh dương. Hoặc có thể quán Bồ-tát Văn Thù trong mạn-đà-la hoàn chỉnh. Sau đó, quán tưởng trong vô số các Phật và Bồ-tát, ngài Văn Thù ở vị trí trung tâm. Lại quán trên đỉnh Bồ-tát Văn Thù là Bất Động Tôn, có gương mặt màu xanh dương và hai tay cầm chày kim cương. Các biểu tượng chỉ cho trí tuệ này của Bồ-tát Văn Thù nên được quán hòa vào từng lỗ chân lông của người thực tập. Nhờ quán tưởng như thế, tâm bồ-đề và năng lực tuệ giác sẽ phát sinh.

Chương 5, như tên gọi, Đối thoại với đại sư Thánh Nghiêm, ghi chép lại các phương pháp quán chiếu của Thiền tông Trung Quốc, bắt đầu từ Tổ Bồ-đề Đạt-ma cho đến ngài Huệ Năng. Các phương pháp quán chiếu truyền thống như bốn đối tượng quán niệm (Tứ niệm xứ), quán niệm hơi thở (An ban thủ ý), năm phương pháp quán giúp tâm định tỉnh (Ngũ đình tâm quán) được so sánh với phương pháp công án và thoại đầu của Thiền Lâm Tế. Bên cạnh đó, đức Dalai Lama so sánh phương pháp thiền của Mật Tông Tây Tạng. Cuộc đối thoại thú vị này giúp cho hành giả hiểu rõ các phương pháp thiền khác nhau, dầu thiền chỉ hay thiền quán, dầu Ấn Độ, Trung Hoa hay Tây Tạng cũng nhằm hướng đến việc phá nghi khai ngộ, rũ bỏ phiền não, chứng đắc Phật trí.

Đọc tác phẩm này, độc giả có cái nhìn bao quát về trí tuệ qua các phương diện nhận thức: Duyên khởi, tánh không, bồ-đề tâm, trí tuệ Văn Thù và thiền quán giải thoát. Giá trị của tác phẩm không chỉ dừng lại ở chỗ cung các cấp thông tin về tuệ giác mà còn hướng dẫn sự hành trì về pháp môn Văn Thù theo truyền thống Kim cang thừa. Đó là nơi tri hành hợp nhất, kiến thức và sự giác ngộ gặp nhau.

Giác Ngộ, ngày 15 tháng 10 năm 2010

Thích Nhật Từ

Phó viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Câu Chuyện Thứ Bảy: Phỉ Báng

Câu chuyện thứ bảy: PHỈ BÁNG

“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”   Câu chuyện thứ bảy: PHỈ BÁNG               Một trung niên trí thức,...

Từ Bi Trong Hành Động (Video)

Từ Bi Trong Hành Động (Video)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phương Pháp Thư Giãn Nơi Làm Việc

Phương pháp thư giãn nơi làm việc

PHƯƠNG PHÁP THƯ GIÃN NƠI LÀM VIỆC Norme De Plume | Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ Norme De Plume...

Tu Pháp Gì Để Được An Vui Lâu Dài?

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Chư thiên là những chúng sinh thuộc loài trời, có nhiều phước báo hơn người. Tuy vậy, nếu chư thiên...

Những Người Qua Đời, Đi Về Đâu? (Song Ngữ)

Những người qua đời, đi về đâu? (song ngữ)

NHỮNG NGƯỜI QUA ĐỜI, ĐI VỀ ĐÂU?Câu Chuyện Về Hòa Thượng Tissa, Kệ 126 - Kho Báu Sự Thật, Kinh...

Chánh Niệm – Trái Tim Của Thiền Tập

CHÁNH NIỆM – TRÁI TIM CỦA THIỀN TẬP Thích Nhuận Hải Trong truyền thống tu tập của đạo Phật thì Thiền...

Nam Phương Thoại Đầu

Nam Phương Thoại Đầu

Công trình thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc đã xóa sổ nhiều khu dân cư trù mật, gồm cả...

Tự Do, Bình An Và Hạnh Phúc

Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi...

An Cư Mùa Nạp Năng Lượng Nhiều Phước Đức

An cư mùa nạp năng lượng nhiều phước đức

AN CƯ MÙA NẠP NĂNG LƯỢNG nhiều PHƯỚC ĐỨC Thích Viên Thành (Hạnh Trung)   “Vui thay Đức Phật ra...

Bhutan Có Gì Lạ?

BHUTAN có gì lạ?

Bhutan được cả thế giới ca tụng là “Xứ Sở Hạnh Phúc”. Vương quốc này nằm bên dãy núi Hy...

Thiền Giữa Đời Thường

Thiền giữa đời thường

Snow in the Summer Introduction, by Sayadaw U Jotika 1. Mind, Mindfulness & Meditation2. On Solitude3. Parental Love and Guidance4....

Nói Năng Như Chánh Pháp

NÓI NĂNG NHƯ CHÁNH PHÁP Vĩnh Trưng Khách thập phương viếng thăm cảnh chùa đôi khi bắt gặp câu “Nói năng như Chánh pháp” được thể hiện đâu đó trong khung...

Tánh Không Duyên Khởi, Chân Không Diệu Hữu

Thưa tất cả Tăng Ni và Phật tử, bài pháp hôm nay rất khó hiểu, quí vị chú ý mới...

Nội Dung Của Trung Đạo

Phật Pháp, một phương pháp thực tiễn nhằm vào việc phát triển và hoàn thành con đường hướng thượng của...

Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

THUYỀN TRÔI TRÊN SA MẠC Nhụy Nguyên Bạn ơi… Người nào lại viết một bức thư tay thời @ này nhỉ?...

Câu chuyện thứ bảy: PHỈ BÁNG

Từ Bi Trong Hành Động (Video)

Phương pháp thư giãn nơi làm việc

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Những người qua đời, đi về đâu? (song ngữ)

Chánh Niệm – Trái Tim Của Thiền Tập

Nam Phương Thoại Đầu

Tự Do, Bình An Và Hạnh Phúc

An cư mùa nạp năng lượng nhiều phước đức

BHUTAN có gì lạ?

Thiền giữa đời thường

Nói Năng Như Chánh Pháp

Tánh Không Duyên Khởi, Chân Không Diệu Hữu

Nội Dung Của Trung Đạo

Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

Tin mới nhận

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Đức Phật đã dạy con như thế nào

An lạc – Trạng thái cần có để được hạnh phúc

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện lời Phật dạy như thế nào?

Gặp Phật ở đâu?

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Tư tưởng bình đẳng của Đức Phật

Câu chuyện một con đường

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Bụt đã để lại cho ta những gì? Và ta đã thừa hưởng được những gì?

Chùa Phước Long xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành Đồng Tháp

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Bảy loại phước xuất thế gian

Tin mới nhận

Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Thông điệp chúc mừng quốc tế lễ vesak PL. 2564 DL 2020 của thủ tướng chính phủ Canada, Malysia và Sri Lanka

Tìm ra “Long-Nữ” Việt-Nam

Ba căn lành chẳng thể cùng tận

Chân Giá Trị Của Phật Giáo Trong Xã Hội Ngày Nay – Sona Kanti Barua; Nguyên Thiều Dịch

Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức Luận Và Không Tánh Trung Quán Luận

Triết Học Về Tánh Không

Hãy nói tiếng yêu thương với những người thân của mình

Phép thiền định có thể ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer

Tenzin Dorjee: Phật Pháp Vào Đời

Ước hẹn với sự sống

Phật Giáo Với Hòa Giải

Vô thức trong quan niệm của Phật giáo và dưới góc nhìn của khoa học

Lời khuyên của 15 Hành giả nhiều kinh nghiệm thực hành Chánh Niệm

Nên Việt Hóa Kinh Tụng Hàng Ngày

Ba Hạt Đậu Xanh Của Mẹ – Nguyễn Thị Việt Hà

Mục Đích Chúng Ta Có Mặt Trong Cuột Đời Này

Nỗi buồn tháng Chạp

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Kinh Từ Bi (Metta Sutta) – Song Ngữ Việt Và Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 52)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Kinh Lời Vàng

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 1

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Nhân nhỏ quả lớn

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

GIỚI THIỆU

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Giảng Ký

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 222)

Tịnh Độ Chân Tông Của Nhật Bản

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 46)

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Chân tướng cũa người niệm Phật không được vãng sanh

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 4)

Lời Khai Thị Của Hòa Thượng Tịnh Không

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 1)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese