PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đức Phật – Nhà đại giáo dục

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Tất cả những nét chính yếu về hướng đi và phương pháp giáo dục của đạo Phật vừa đề cập cho chúng ta thấy rõ lời dạy của đạo Phật nhằm một mục đích duy nhất là làm phát triển những khả năng tốt đẹp của con người.
  2. “Các ngươi hãy cố gắng tự mình tinh tấn lên, Đức Như Lai chỉ là một người chỉ đường”, “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, “Sự chiến thắng vĩ đại nhất là sự chiến thắng tự thân”, là những lời dạy nói lên sự tin tưởng của Đức Phật ở giá trị và khả năng của con người, và một nền giáo dục chân chính phải là một nền giáo dục nhắm đến sự hướng thượng của con người.
  3. Giáo dục của đạo Phật tôn trọng sự thật, chữa trị thân bệnh và tâm bệnh, chống đối mọi hình thức nô lệ, phát huy thái độ trí thức với chủ đích nâng cao giá trị của con người.

Chúng ta hãy tìm hiểu Đức Phật dạy cho nhân loại những gì, hay gần ta hơn, Đức Phật dạy chúng ta những gì khi Ngài đứng trên bình diện một nhà Đại Giáo dục hoán cải con người theo hướng Ngài muốn cho chúng sinh đi.

Đức Phật và bố của ngài

1. Lời dạy đầu tiên của Ngài là muốn giáo dục con người, muốn cải thiện xã hội, phải có can đảm và sáng suốt tìm hiểu sự thật, sự thật tâm linh, sự thật trí thức và đạo đức, sự thật xã hội, dầu sự thật ấy có xấu xa không tốt đẹp, nhất định không che đậy tuyên truyền nịnh bợ, không dối mình gạt người. Vị lương y cần phải hiểu thực trạng của bệnh nhân mới mong chữa triệt gốc bệnh. Sự giáo dục con người chỉ hữu hiệu khi chúng ta thấy rõ thực trạng con người và xã hội, khi chúng ta biết tôn trọng sự thật. Đó là lý do Ngài dạy bốn sự thật trong bài thuyết pháp đầu tiên.

Ngài khuyên Đại đức La Hầu La chớ có nói dối dầu chỉ nói mà chơi. Nói một cách khác, đạo Phật không phải là đạo của người nói dối, của những người sợ sự thật. Hòa bình giả hiệu, đạo đức giả hiệu, bất bạo động giả hiệu, tự do công bằng giả hiệu, không có chân đứng trong đạo Phật.

Tất Cả Những Nét Chính Yếu Về Hướng Đi Và Phương Pháp Giáo Dục Của Đạo Phật Vừa Đề Cập Cho Chúng Ta Thấy Rõ Lời Dạy Của Đạo Phật Nhằm Một Mục Đích Duy Nhất Là Làm Phát Triển Những Khả Năng Tốt Đẹp Của Con Người.

Tất cả những nét chính yếu về hướng đi và phương pháp giáo dục của đạo Phật vừa đề cập cho chúng ta thấy rõ lời dạy của đạo Phật nhằm một mục đích duy nhất là làm phát triển những khả năng tốt đẹp của con người.

2. Lời dạy thứ hai của Ngài là con người là nơi tập trung của hai năng lực: Vật chất và tâm linh, Rùpa và Nàma, sắc pháp và tâm pháp. Nói con người là duy vật, tất phủ nhận năng lực tâm linh. Nói con người là duy tâm, tất bỏ quên sức mạnh vật chất. Một nền giáo dục hữu hiệu, phải là một nền giáo dục toàn diện, cả thân lẫn tâm, cả sắc pháp lẫn tâm pháp. Giáo dục theo đạo Phật gồm có Giới học, Định học và Tuệ học. Giới học là huấn luyện sắc thân con người, thúc liễm hành động con người để khỏi phải bị hoàn cảnh chi phối, khỏi bị ngoại duyên làm dao động. Định học là huấn luyện tâm linh con người, tập trung sức mạnh tâm linh trên đối tượng để sử dụng và phát huy định lực con người. Tuệ học là trực giác về bản chất của sự vật đưa đến sự giải thoát hoàn toàn của tâm linh, đến sự thực chứng chân lý tối hậu.

Theo tinh thần kinh Dhammacetiya trong bộMajjhima Nikàya, chúng ta thấy rõ những người đầu bù tóc rối, áo quần xốc xếch, xanh xao đau yếu, gắt gỏng ồn ào, những người ấy theo ngoại đạo tà giáo hơn là theo Phật giáo. Vì Đức Phật dạy chúng ta đối trị cả hai – tâm bệnh và thân bệnh – và người Phật tử đúng theo nghĩa chân chính của nó phải là người lành mạnh về thể xác cũng như về tinh thần. Những tâm hồn bệnh hoạn, những tư tưởng hắc ám, những người lập dị, những quái thai của thời đại, không có chân đứng trong Phật giáo.

Sự hóa độ rộng lớn và cùng khắp của đức Phật

3. Lời dạy thứ ba của đạo Phật là vấn đề giáo dục con người không phải là vấn đề thuần đạo đức hay thiện ác như thường bị hiểu lầm. Đức Phật tìm hiểu sự phản ứng của con người trước những đối tượng ngoại cảnh như sắc, thanh, hương, vị, xúc… Một sinh viên đứng trước sắc đẹp của một nữ sinh mà tâm hồn như mê dại, chứng tỏ sinh viên ấy bị chi phối, bị nô lệ bởi sắc đẹp. Một nữ sinh chỉ nghe nói me chua mà chảy nước miếng phải bỏ học đi mua ô mai ngậm cho đỡ thèm, nữ sinh ấy bị chi phối bởi vị chua, còn bị nô lệ bởi ngoại cảnh.

Dưới con mắt của đạo Phật, giá trị hay mức độ giải thoát của con người tùy thuộc phản ứng con người trước ngoại cảnh. Và giáo dục đạo Phật ở nơi đây nhằm huấn luyện con người ra khỏi sự chi phối hay đúng hơn khỏi sự nô lệ của sự vật. Đạo Phật không bao giờ chủ trương dùng sắc đẹp, tiền bạc, danh lợi và dọa nạt để chi phối và nô lệ hóa con người, dụ người vào đạo Phật. Đạo Phật chống lại mọi hình thức nô lệ, dầu là nô lệ tâm inh hay thần quyền. Chỉ những người, những chủ nghĩa ưa bị nô lệ hay ưa nô lệ hóa con người mới không ưa đạo Phật.

“Các Ngươi Hãy Cố Gắng Tự Mình Tinh Tấn Lên, Đức Như Lai Chỉ Là Một Người Chỉ Đường”, “Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi”, “Sự Chiến Thắng Vĩ Đại Nhất Là Sự Chiến Thắng Tự Thân”, Là Những Lời Dạy Nói Lên Sự Tin Tưởng Của Đức Phật Ở Giá Trị Và Khả Năng Của Con Người, Và Một Nền Giáo Dục Chân Chính Phải Là Một Nền Giáo Dục Nhắm Đến Sự Hướng Thượng Của Con Người.

“Các ngươi hãy cố gắng tự mình tinh tấn lên, Đức Như Lai chỉ là một người chỉ đường”, “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, “Sự chiến thắng vĩ đại nhất là sự chiến thắng tự thân”, là những lời dạy nói lên sự tin tưởng của Đức Phật ở giá trị và khả năng của con người, và một nền giáo dục chân chính phải là một nền giáo dục nhắm đến sự hướng thượng của con người.

Đứng trước vấn đề thiện ác, Đức Phật không xem là một vấn đề thuần luân lý mà phải là vấn đề hiểu biết, nhận thức, một vấn đề lý tính. Theo đạo Phật, tham không nên hiểu theo nghĩa luân lý mà phải hiểu như một phản ứng của thân tâm trước sự vật mình ham thích. Phản ứng ấy tức là ôm vào cho mình những vật gì mình ưa thích. Sân cũng vậy, sân là phản ứng vứt xa tự thân những vật gì mình không ưa thích. Và sở dĩ có tham, có sân, vì hiểu lầm rằng có một cái ngã, cái Ta. Cái gì cái ta ưa thích thì tìm mọi cách đem về cho mình, cái gì cái ta ghét bỏ thì tìm mọi cách vứt xa chúng ra. Vì vậy vấn đề thiện ác ở đây không còn là một vấn đề luân lý mà chỉ là một vấn đề hiểu lầm, một vấn đề si mê. Nói một cách khác, chỉ người ngu mới tham và có sân. Theo A Tỳ Đàm học, si (moha) bao giờ cũng đi với tham (lobha), si (moha) bao giờ cũng đi với sân (dosa)…

Và sự giáo dục theo quan niệm đạo Phật chính là một vấn đề trí thức, hay nói cho đúng hơn, một thái độ trí thức, không chấp nhận có cái ngã, cái Ta đến nỗi hoàn toàn bị nô lệ bởi cái ngã, cái Ta ấy. Trong kinh Brahmajàla, có một câu khiến chúng ta phải giật mình. Đức Phật dạy: “Người ngu tán thán giới đức của Ta, chỉ có người trí mới tán thán trí đức của Ta”. Cho nên đạo Phật thường được gọi là đạo trí thức và những người không ưa đạo Phật phần lớn là người ngu, hay ưa ngu, hay các chánh sách, chủ nghĩa ngu dân và cuồng tín.

Thái độ trí thức ấy khiến Đức Phật giới thiệu một khía cạnh giáo dục thật rất đặc biệt, đó là sự hướng dẫn cá nhân tự mình có một thái độ do tự mình suy tư kinh nghiệm và quyết định, hơn là nhắm mắt theo Đức Phật hay lời Phật dạy.

Đức Phật vun xới ruộng tâm

Khi các người Kàlàma đến hỏi Đức Phật nên tin lời dạy của các vị ẩn sĩ Bà-la-môn nào khi những vị này tán thán giáo lý của mình và bài xích giáo lý của kẻ khác, Đức Phật khuyên không nên vội vã, thụ động hay cảm tình tin theo giáo lý nào. Đức Phật dạy các người Kàlàma hãy tự mình suy tư chín chắn, sáng suốt và trầm tĩnh, dựa trên kinh nghiệm bản thân để đánh giá những lời dạy của các ẩn sĩ Bà-la-môn.

Giáo Dục Của Đạo Phật Tôn Trọng Sự Thật, Chữa Trị Thân Bệnh Và Tâm Bệnh, Chống Đối Mọi Hình Thức Nô Lệ, Phát Huy Thái Độ Trí Thức Với Chủ Đích Nâng Cao Giá Trị Của Con Người.

Giáo dục của đạo Phật tôn trọng sự thật, chữa trị thân bệnh và tâm bệnh, chống đối mọi hình thức nô lệ, phát huy thái độ trí thức với chủ đích nâng cao giá trị của con người.

Cũng với thái độ trên, Đức Phật từ chối không tự xem mình là vị lãnh đạo tối cao của giáo đoàn Tăng già và không muốn dùng địa vị, oai lực và trí đức của mình để biến các đệ tử thành những bầy cừu non dễ dạy dễ bảo. Nói một cách khác, đạo Phật chống lại đường hướng giáo dục đào tạo con người thành những con vật máy móc bảo sao nghe vậy, những con người điện tử. Đạo Phật cũng không tán thành một lối giáo dục nô dịch quần chúng, biến con người thành những máy móc của quần chúng bị giựt dây. Cho nên, những Phật tử thật sự độc tài, muốn làm mưa làm gió trong Giáo hội, thật chưa hiểu đến a, b, c của đạo Phật, chớ đừng nói hiểu đạo Phật.

Tất cả những nét chính yếu về hướng đi và phương pháp giáo dục của đạo Phật vừa đề cập cho chúng ta thấy rõ lời dạy của đạo Phật nhằm một mục đích duy nhất là làm phát triển những khả năng tốt đẹp của con người. Giáo dục của đạo Phật tôn trọng sự thật, chữa trị thân bệnh và tâm bệnh, chống đối mọi hình thức nô lệ, phát huy thái độ trí thức với chủ đích nâng cao giá trị của con người. Và thái độ nâng cao giá trị con người ấy được thể hiện một cách hùng hồn nhất khi Đức Phật dạy chỉ có con người mới giáo dục cho chính mình, chỉ có con người mới giải thoát cho mình, Đức Phật chỉ đóng vai trò một người chỉ đường. “Các ngươi hãy cố gắng tự mình tinh tấn lên, Đức Như Lai chỉ là một người chỉ đường”, “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, “Sự chiến thắng vĩ đại nhất là sự chiến thắng tự thân”, là những lời dạy nói lên sự tin tưởng của Đức Phật ở giá trị và khả năng của con người, và một nền giáo dục chân chính phải là một nền giáo dục nhắm đến sự hướng thượng của con người.

Trích Sách “Đức Phật nhà đại giáo dục”

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Ngôi Chùa Tự Tại Giữa Cõi Cách Ly

Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly

NGÔI CHÙA TỰ TẠIgiữa cõi cách lyTrần Kiêm Đoàn                Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang...

Mơ Ước Bình Thường

MƠ ƯỚC BÌNH THƯỜNGHoàng Tá Thích Cô bạn tôi bị té xe hồi chiều, ban đầu trông có vẻ bình...

Kinh Tham Luyến

Kinh Tham Luyến

THAM LUYẾN VÀ DỨT THAM LUYẾN Vua Mi-lan-đà hỏi đại đức Na-tiên: - Thưa đại đức, người còn tham luyến...

Phật Nói: “Hãy Từ Bỏ Nóng Giận Thì Phiền Não Sẽ Không Đến Với Các Người.”

Phật nói: “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người.”

Một trong những điều quan trọng mà Phật giáo hướng đến là “Diệt trừ phiền não và mọi khổ đau”...

Đừng Buồn Lo Gì Cả

Đừng buồn lo gì cả

Đến và đi, còn và mất, ta không có nó vẫn tồn tại, ta quên chúng vẫn hiện hữu. Ta...

Tuyển Tập Ni Trưởng Trí Hải – Từ Nguồn Diệu Pháp

Tuyển Tập Ni Trưởng Trí Hải – Từ Nguồn Diệu Pháp

TUYỂN TẬPNI TRƯỞNG TRÍ HẢI – TỪ NGUỒN DIỆU PHÁPNHÂN 18 NĂM NI TRƯỞNG ĐI XA.,.. (2003-2021)Thực hiện Tuyển tập:NGUYỄN HIỀN-ĐỨCPhật...

Làm Mì-Căn Tươi Từ Bột Mì-Căn Mua Ở Siêu Thị Hoa-Kỳ

Làm Mì-căn Tươi Từ Bột Mì-căn Mua Ở Siêu Thị Hoa-kỳ

LÀM MÌ-CĂN TƯƠI TỪ BỘT MÌ-CĂN MUA Ở SIÊU THỊ HOA-KỲ Biên Soạn & Chế Biến: Nguyễn Văn Tiến - Ngày...

Những Khởi Đầu Của Học Hành – Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

Những Khởi Đầu Của Học Hành – Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hạnh Phúc Chẳng Ở Đâu Xa!

Hạnh phúc chẳng ở đâu xa!

Nếu hạnh phúc là thứ tìm có thể thấy thì có lẽ con người chẳng phải nếm mùi khổ đau...

Nói Không Với Bệnh Trầm Cảm

Nói không với bệnh trầm cảm

NÓI KHÔNG VỚI BỆNH TRẦM CẢMGiảng tại cơ sở tạm chùa Giác Ngộ-Ngày 26-10-2014Đánh máy: Diệu Nguyệt   Trầm cảm...

Phật Tử Đối Trị Dịch Bệnh

Phật Tử Đối Trị Dịch Bệnh

PHẬT TỬ ĐỐI TRỊ DỊCH BỆNH Nguyên Giác Bài này được viết để trả lời một câu hỏi, rằng Phật...

Tán Bối Trong Lễ Nhạc Phật Giáo Bắc Truyền

Tán Bối Trong Lễ Nhạc Phật Giáo Bắc Truyền

TÁN BỐI TRONG LỄ NHẠC PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀNThích Tâm Mãn (CMT) Tán tụng là một bộ môn nghệ thuật...

Hiền Như Bụt (Sách Pdf)

Hiền Như Bụt (Sách PDF)

   HIỀN NHƯ BỤTTừ tri thức tới trí tuệ là chặng đường luyện Tâm Bụt.Knowledge transcending to Wisdom is the...

Ý Nghĩa Của Việc Ăn Chay Trong Phật Giáo – Hoang Phong

Ý Nghĩa Của Việc Ăn Chay Trong Phật Giáo – Hoang Phong

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĂN CHAY TRONG PHẬT GIÁOHoang Phong  Đã có rất nhiều sách vở, bài viết đề cập...

Hội Thảo: Ấn Độ – Xứ Sở Đức Phật Lần 5 Tại Sarnath

Hội thảo: Ấn Độ – xứ sở Đức Phật lần 5 tại Sarnath

HỘI THẢO:“ẤN ĐỘ - XỨ SỞ ĐỨC PHẬT” LẦN V TẠI SARNATH Thích Đồng Trí Ngày 04/10/2016, sau khi ăn...

Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly

Mơ Ước Bình Thường

Kinh Tham Luyến

Phật nói: “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người.”

Đừng buồn lo gì cả

Tuyển Tập Ni Trưởng Trí Hải – Từ Nguồn Diệu Pháp

Làm Mì-căn Tươi Từ Bột Mì-căn Mua Ở Siêu Thị Hoa-kỳ

Những Khởi Đầu Của Học Hành – Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

Hạnh phúc chẳng ở đâu xa!

Nói không với bệnh trầm cảm

Phật Tử Đối Trị Dịch Bệnh

Tán Bối Trong Lễ Nhạc Phật Giáo Bắc Truyền

Hiền Như Bụt (Sách PDF)

Ý Nghĩa Của Việc Ăn Chay Trong Phật Giáo – Hoang Phong

Hội thảo: Ấn Độ – xứ sở Đức Phật lần 5 tại Sarnath

Tin mới nhận

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

Đau không có nghĩa là khổ

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Nhân quả hiện tại

Lời Phật dạy về những điều khó

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Lời Phật dạy về nhân duyên

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Thập Trụ Bồ Tát

Vào chùa là tìm sự trong sạch của chính mình

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Tin mới nhận

Người tu sợ nhất cái gì?

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Đạo Phật Có Phải Là Một Tôn Giáo?

Sen Tịnh Tâm Mùa Phật Đản

Xuân Thiền Kyoto

Đường mây qua xứ tuyết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Tôi hoan hỉ là con của những nông dân giản dị

Tại Tâm

Lược Sử Phật Giáo – Võ Quang Nhân (Làng Đậu)

Tha thứ và quên đi (song ngữ Việt Anh)

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Định Hướng

Cộng Nghiệp

Tu chứng

Quan Điểm Của Một Phật Tử Về Sự Phát Triển Kinh Tế Tỳ Kheo Bodhi, Đào Viên Chuyển Ngữ

Mục tiêu của giáo dục Phật giáo

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Chế Độ Ăn Chay Và Vitamin B-12

Phật Pháp Cho Trẻ Em – Jing Yin Và Ken Hudson Biên Soạn – Chuyển Ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Tin mới nhận

Kinh Từ Bi (Metta Sutta) – Song Ngữ Việt Và Anh

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giảng Giải Kinh Phước Đức

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 08)

Kinh Bách Dụ: Gánh ghế cho vua

Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Pháp Ấn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Kinh Không Sợ Hãi

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Lễ Nhập Bảp Tháp Cố Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Đọc sách ngàn lần – Tập 13 (Tập cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 66)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 45)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 47)

Niệm Phật Viên Thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Chương 1 bài 6: Hiểu rõ giáo dục của Phật Đà (22/05 – Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese