HẠNH PHÚC: MỘNG VÀ THỰC?
Thiện Ý
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai
đó sao? Còn bạn thì
sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không? Hay hạnh phúc chỉ là những định nghĩa không tưởng của các ông, các ngài tôn giáo
hay tâm linh học gì đó
rao giảng để “kiếm thêm đệ tử”? Nói thật, tôi cũng không biết trả lời sao! Tôi chỉ biết rằng hạnh phúc thực có, chớ không phải định nghĩa viễn vông như bạn nghĩ. Nhưng cái
chính yếu là – tôi xin hỏi bạn – đã từng kinh qua hạnh phúc thật sự chưa? Nếu có thì bạn cảm giác thế nào? Và bạn đã cảm nhận nó khi nào? Nếu chưa thì…
mình tiếp tục vậy.
Hạnh phúc: định nghĩa thực sự?
Nếu muốn tìm
kiếm một định nghĩa thực sự cho hạnh phúc là gì thì không khó, vì
đã có vô số những giải nghĩa thế nào là hạnh phúc bằng đủ mọi ngôn ngữ trên thế giới rồi! Cái chính là bạn đã có cảm nhận nó chưa? Bạn đã thực sự “thấy” mình thụ hưởng hạnh phúc!?! Tôi nghe có người nói rằng: “Không có một con đường nào đưa đến hạnh phúc cả, vì hạnh phúc đích thực chính là cách biết sống” (There is no way to happiness
because happiness is the way). Bạn có cảm thấy câu nói này hơi khó
hiểu không? Xin tạm giải thích
là, chúng ta chỉ cảm nhận được hạnh phúc thực sự khi bạn “biết sống” ngay trong lúc nó có mặt. Tất cả những ước mơ, xếp đặt, mong đợi để đạt được hạnh phúc thực sự chỉ là những ước mơ, mong
đợi mà thôi. Hạnh phúc đến rồi đi, lâu bền hay mỏng manh, đều tùy vào cách biết sống với nó của bạn. Giống như khi còn bé, ta mơ ước được món đồ chơi mà
mình thích nhất. Rồi, nhân một buổi lễ lạc gì đó chúng ta nhận được món quà mình khao khát. Vậy, hạnh phúc thật sự là khi nào: trước khi nhận quà, hay sau khi đó? Có người cho rằng: trước khi nhận quà, đó là “hạnh phúc trong mộng” và sau khi nhận quà, đó mới chính là “hạnh phúc thật sự.” Dù bạn cho nó là gì đi nữa, việc bạn có đón nhận và tỉnh thức khi hạnh phúc đến, đó mới chính là điều quan trọng. Có một bài thơ diễn tả cái trạng thái hạnh phúc mà nhiều lúc chúng ta không “tỉnh giác” để đón nhận như sau:
Nguyên văn (dịch âm):
Võ tiềnchỉ kiến hoa gian điệp
Võ hậu
toàn vô điệp để hoa Hoa điệp
phân phân quá tường
khứ Bất
tri xuân sắc lạc thi gia!
Dịch nghĩa:
Trướcmưa chỉ
thấy hoa cùng bướm Mưa rồi
chẳng thấy bướm
với hoa Hoa rụng
bướm
bay qua khỏi vách Vậy
ai đã hưởng
thú xuân này
!
Ai
là người hạnh
phúc?
Nếu chỉ vì muốn che giấu những bất như ý trước mặt mọi người mà bạn phải “giả vờ” là mình hạnh phúc vô ngần, thì tôi xin bạn hãy xem kỹ lại mình đang sống cho ai?! Cho chính mình hay
cho người khác? Chính bạn là người đang định nghĩa thế nào là sống hạnh phúc, và từ định nghĩa này bạn đi tìm một mẫu người bạn cho là đang sống hạnh phúc để làm theo. Bạn so sánh đời sống của mình với những người bạn “cho là” có hạnh phúc. Tuy nhiên, điều hơi kỳ lạ là đa số chúng ta cùng có một khái niệm về mẫu người “có hạnh phúc” khá giống nhau. Chẳng hạn, họ là người dư ăn, dư để (well to do), và có công ăn,
việc làm ổn định. Họ không phải lo nghĩ nhiều về vật chất, và có một gia đình vợ chồng rất đầm ấm, thương yêu,
con cái rất ngoan
hiền, dễ thương. Họ thành công trên mọi lãnh vực, từ công chuyện làm ăn đến gia đình con cái. Thế, nếu bạn nhìn quanh mình đã có bao người đạt được mẫu đời sống lý tưởng như
trên? Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ khi nào mình sẽ thành tựu được như vậy? Hay bạn cho rằng phải đến khi mình kiếm “đủ tiền” hay “đủ giàu” thì mình sẽ sống có hạnh phúc?
Nếu giá trị của hạnh phúc được định nghĩa bằng sự thành công về mặt vật chất, vậy chắc chắn, những nhà
tỷ phú,
triệu phú,
tất
nhiên, là hạnh phúc hơn chúng
ta nhiều!? Nhưng tại sao trong
những cuộc phỏng vấn hai nhà
tỷ phú
Bill Gate và Warren Buffett gần đây, họ đều đề cao
tính bố thí và
làm từ thiện. Họ cũng
nhấn mạnh về việc thiện nguyện, chứ không
phải bố thí vật chất, khiến mang
lại niềm hạnh phúc
lâu bền hơn cho họ. Đương
nhiên tài chánh sẽ giúp khai thông một số vấn đề, nhưng
chúng không đóng vai trò chủ chốt trong
sự mang lại hạnh
phúc, an lạc. Họ cho biết hạnh phúc
rất dễ lây
lan (contagious). Khi nhìn thấy người khác
an lạc,
chúng ta cũng cảm thấy an lạc và hạnh phúc
theo. Đặc biệt trong
hoàn cảnh khủng hoảng kinh
tế như hiện nay,
có biết bao
nhiêu những nhà
triệu, tỷ phú giàu
sang như các tài
tử điện ảnh, phú
gia, đại gia v.v..
sống
trong hoảng sợ, lo
âu. Lo sợ vì
không biết làm
sao để giữ gìn
tài sản của mình
cho trọn vẹn và không
biết việc làm
ăn của mình
có thành tựu hay
không!? Đức Đạt lai Lạt-ma
trong một lần thăm
viếng một số đệ tử vốn là
tài tử
Holywood và các nhà tài chánh hàng đầu tại Mỹ. Ngài được mời về nghỉ ngơi tại một biệt thự sang
trọng
trong vùng Malibu, California. Việc phát
hiện trong
buồng tắm của họ đầy những thuốc ngủ và trợ tim đã
khiến Ngài
thấu hiểu tại sao họ lại chuyên
cần tu tập tâm
linh như vậy, dù sống
trong những tiện nghi vật chất sang
trọng và dư thừa. Đây là lời của Hoà
Thượng
Thánh Nghiêm khi có người hỏi Ngài
về hạnh
phúc: “Như tôi
bây giờ là một Hòa
thượng, làm
một ngày
Hòa thượng thì
phải gõ
chuông một ngày,
trách nhiệm của tôi
là gì, chức vụ của tôi
là gì, công việc của tôi
là gì, nơi tôi ở thế nào, ở thời điểm nào
hiện tại đều không
thể tách
khỏi những điều này.
Tôi phải nắm vững cuộc sống hiện tại của mình,
phải chịu trách
nhiệm và
làm tốt nghĩa
vụ của mình,
cũng chính là nắm vững hiện tại từ lập trường của mình.
Nếu như thế, tôi
vô cùng tích cực, không hư không
cũng không thất vọng. Người ta sở dĩ cảm thấy thất vọng là
vì mơ mộng về tương lai,
kết quả tương lai
với những gì mơ tưởng đều không
giống nhau,
cho nên thất vọng. Sống
trong hiện tại chính
là thực hiện ước mơ tương lai.
Sống
trong hiện tại là
vui vẻ nhất, nếu bỏ qua hiện tại, luôn
nghĩ về quá khứ và mơ về tương lai,
vậy hiện tại là hư không,
đó là một việc hết sức bi
ai.”
Hạnh phúc hay khổ
đau?
Trong “Kinh nói cho Kandaraka”
(Trung Bộ 51),
Phật bàn đến bốn hạng người được tìm
thấy trên
đời: hạng người tự hành
khổ, hạng người hành
khổ người, hạng vừa tự hành
khổ vừa hành
khổ người, hạng
không tự hành
khổ, không
hành khổ người mà lại sống một đời thực thánh
thiện. Thế Tôn giới thiệu tổng quát
về nếp sống
“Không làm khổ mình, không làm khổ người”,
hay nói khác đi, giới thiệu nếp sống đem
lại an lạc, hạnh phúc
cho mình và cho người. Đa số chúng
ta thuộc về ba hạng người bên
trên. Việc tự mình
hành khổ dường như là một nghiệp dĩ do
tập khí,
thói quen sinh ra. Có một câu
chuyện kể về một vị sư người Úc.
Trong những bước đầu lập chùa,
vì tài chánh rất eo hẹp nên mọi việc đều do
các sư trong
chùa đảm
trách. Vị sư này lảnh nhiệm vụ xây một bức tường. Sau
khi xây xong, nói chung cách sắp gạch và cấu trúc
bức tường tương đối khá
vì do “một tay
ngang” xây lên. Vị sư này và
các sư khác
khá hài lòng với kết quả. Thế nhưng, một vài vị Phật tử bỗng phát
hiện có 2
cục gạch bị sếp lệch. Việc phát
hiện này rồi cũng
đến tai vị sư chịu trách
nhiệm. Nghe tin, sư vội vàng
đến xem bức tường và
công nhận là có
2 viên gạch bị lệch. Từ đó mỗi ngày
sư ra sân
ngắm nhìn
bức tường và
vô cùng khó chịu với 2 cục gạch lệch đó. Cuối cùng,
không thể chịu nổi sư quyết định phá
bỏ bức tường và
xây lại cho tốt hơn. Nhưng vì
phải tốn tiền để mua sắm thêm
vật liệu, vị sư bắt buộc phải báo
cho sư trụ trì biết. Sau khi xem xong, vị sư trụ trì
nói rằng Ngài
chẳng thấy có lý
do gì phải phá bức tường
đi. Vị sư phụ trách
bèn chỉ ra cho
sư trụ trì thấy 2 cục gạch lệch kia.
Nghe xong, vị trụ trì
nói rằng, “tại sao lại đi
chú ý đến 2 cục gạch lệch mà
muốn phá cả bức tường đi,
trong khi hàng trăm viên gạch khác được sắp xếp thật cân bằng, đẹp mắt!” Người tự hành
khổ thường là vậy, chỉ chú ý
đến những lỗi lầm nhỏ mà
quên đi những thành công lớn khác!
Như Đức Phật đã dạy: “Tâm rất khó nhận biết; nó rất mỏng manh và vi tế; nó đến và đi tùy ý. Người khôn cần kiềm giữ tâm mình, vì biết gìn giữ tâm sẽ mang đến cho ta hạnh phúc.” Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn bị tác động của ngoại cảnh (external
stimulus) chi phối; do vậy, chúng ta “đánh mất mối liên lạc” với cái “tánh biết” của mình. Việc luyện tập thở và mỉm cười là cách đưa tâm về nhà hay nói theo kiểu nhà thiền là “đưa trâu vào chuồng” khiến chúng ta thấy được sự biến hóa của tâm. Những biến hóa này có ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ, thái độ, và hành xử của bạn đối với hoàn cảnh trước mắt. Chẳng hạn, với tâm lý lo sợ và thái độ bi quan về tình hình kinh tế bấp bênh như hiện nay, chúng ta đã và đang chứng kiến, những cách hành xử, đôi khi, “vô lý
và thiếu chánh niệm” từ phía những người (hay có khi là chính bạn!) đã được học và thấu hiểu Phật pháp, dẫu rằng trên môi lúc nào
cũng thốt ra hai chữ VÔ THƯỜNG! Những hành giả đã “hành trì” Phật pháp luôn hiểu rằng: Đây chính là lúc chúng ta đang được “thử thách” xem “nội lực” của mình có “đủ mạnh” để đối phó với những “ngoại ma” đang dồn dập tấn công chúng
ta. Nếu nao núng và lo sợ, rõ ràng chúng ta
đang thua cuộc! Vậy, hãy tỉnh thức quay về “nhận diện” và “chấp nhận” mình đang thất bại và bắt đầu một “chiến thuật” mới! Thay vì, tiếp tục chống chế hay chối bỏ khiến mình càng lúc càng lún sâu vào khổ đau, phiền não.
Theo lời Phật dạy hạnh phúc
có từ sự an tịnh trong
nội tâm. Đó là khi lòng chúng ta “mở ra” và
sống
trong cái phút, giây hạnh phúc đang có mặt (hiện tại lạc
trú). Vậy, yếu tố chánh niệm là đầu mối, giúp
bạn quán
sát tâm mình, có mặt hay không để “thưởng thức” phút
giây an lạc đó. Tâm ta luôn có những con
“vi- rút” (virus) uế nhiễm hoành
hành, quấy
phá. Đây là lời của một bé gái học lớp Ba, sau khi học xong một khóa thiền trong trường, mô tả kinh nghiệm của bé như sau: “Con muốn ra đường chơi nhưng mẹ không cho. Con giận mẹ, giận ghê lắm! Con bèn chú ý cơn giận của con, và bắt đầu theo dõi hơi thở. Con chỉ cảm nhận hơi thở của mình. Rồi, con đi vô phòng
và tiếp tục vừa theo dõi hơi thở, vừa để ý đến cơn giận. Có cái gì đó khó chịu trong bụng. Con lặp đi lặp lại sự chú tâm từ hơi thở đến cơn giận. Sau đó, con đi gặp mẹ. Con nói chuyện với mẹ rất bình tĩnh và dịu dàng về cơn giận của con. Buổi nói chuyện thật tốt đẹp, và con đạt được một thỏa thuận với mẹ.” Nếu “thấy” được chúng
thì cho dù có những biến động, phiền não
vây quanh, tâm ta vẫn giữ được an tịnh, nhận thức được những “khuấy động” đó
chỉ là tạm thời, vì
các hiện tượng “buồn, vui”
rồi cũng
sẽ qua đi
(this too shall pass!). Đó là lúc chúng
ta sống
trong hạnh phúc
thật sự vì
mình đã thoát được cảnh khổ: “buồn, vui
bất chợt” của
vô thường.
Không có con đường nào đưa đến hạnh phúc vì khi đến cuối “con
đường đó”,
những hạnh phúc
mình thêu dệt, xây đắp chỉ còn lại
là
“những
quá khứ”
mà thôi; tuy nhiên, lộ trình
kinh qua trên con đường tìm kiếm hạnh phúc
là có thật! Vậy, khi
chúng ta thật sự “sống” hay
“có mặt”
trong những quá
trình này, chẳng phải là
lúc chúng ta đang sống trong hạnh phúc
đó sao??? Để
kết thúc bài viết, xin các
bạn cùng
tôi suy ngẫm về hạnh phúc
mộng và
thực qua bài
thơ Lô sơn của Đỗ Phủ(?).
Dịch
Âm:
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt vị
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều.
Bản dịch tiếng Việt của Thầy Mật Thể:
Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang
Khi chưa đến đó hận muôn vàn
Đến rồi về lại không gì lạ
Mù toả Lô Sơn sóng Triết Giang.
Thiện Ý – San Jose, California
Discussion about this post