PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thu Nương

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THU NƯƠNG
Tiểu Lục Thần Phong

 

Mua ThuThế rồi nàng thu cũng trở về với y, dù mong đợi hay không vẫn quay về. Chu du thiên sơn vạn thuỷ đến ngày về là nàng thu laị về, vẫn đủng đỉnh vàng, vẫn mát dịu, vẫn thanh khiết như bao đời. Nàng thu về với nhan sắc đằm thắm nhưng không kém phần rực rỡ, mang laị bao cảm xúc mới mẻ cho con người và muôn loài.

 Khí trời se se lạnh, bầu trời trong xanh như ngọc, lá đã chuyển màu: vàng, cam, nâu, đỏ… rừng cây, ngàn xanh  như một mành gấm hoa, người say cảnh cứ ngỡ như tay hoạ sĩ tài ba nào đó cao hứng vẩy cọ, tung muôn sắc vào không gian. Cái xứ Đào Bang này vào thu là vào lễ hội, cả trăm thứ : Pride, mum, art, handcraft, food & drink….đủ cả, trăm hồng ngàn tiá. Thiên hạ dập dìu trẩy hội, nam thanh nữ tú khoe nhan sắc lẫn áo quần, làm cho cuộc đời này như dồn cả vào giây phút hiện tại này! Người xứ này vốn cao to, xinh đẹp, đã vậy cuộc sống sung túc, phủ phê, vật chất dồi dào, sản vật phong nhiêu, văn hoá cởi mở, chính trị thanh minh, người vật được tôn trọng…Quả thật đáng sống biết bao ở cái chốn này! Những con người ở cái xứ này quả thật là phước báo nhiều quá. Y lang thang khắp các nẻo đường, hoà mình vào văn hoá và lối sống của họ, nhập vào cuộc sống này nhưng sao nhiều lúc lòng vẫn cứ trống trải, cô đơn, cô đơn đến cùng tận. Dù là giữa thiên nhiên, dù là nơi phố hội phồn hoa náo nhiệt, dù là đang độc hành, dù là đang ở giữa một biển người đang cuồng nhiệt với bao nhiêu màu sắc lẫn âm thanh. Y nghĩ về cố quận, thương lắm! Cố quận của y, của những người cam chịu nhẫn nhục. Cố quận đang phân hoá cùng cực. Có những kẻ giàu kinh khủng, dùng tiền bạc để ăn chơi trác táng, phá phách, khoe thân, khoe của và làm những chuyện điên rồ, nhảm nhí. Có vô số những người cùng khổ, bất hạnh; có muôn vàn cảnh khổ đau , oan trái… Cố quận của y đang từng ngày suy vi: Biển cả, sông ngòi, ao, hồ…Bị lòng tham và sự u mê con người huỷ diệt; núi rừng cạo sạch; ruộng đồng bán hết ráo. Cố quận của y giờ con người sống chung với chất độc, với bệnh tật chính con người gây nên.Thức ăn toàn chất độc, rượu, bia như nước lũ; ăn nhậu bất kể ngày đêm! Cố quận của y không có vàng thu ( chí ít là từ vĩ tuyến mười bảy trở về Nam) chỉ có vàng da, vàng mắt!

 Đất trời chớm thu chưa đủ để không gian bừng lên nhan sắc, nhưng cũng đủ để những tâm hồn đa cảm rung lên. Đất trời chớm thu lá chưa đủ để ào ạt đổ nhưng cũng đủ để xàơ xạc dưới bước chân, mà cần chi phải nhiều. Người xưa từng bảo:

Ngô đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng tri thu

( thơ Đường)

 Ở cái xứ này, ở vào thời đại hôm nay, thời đaị văn minh kỹ trị, thời đaị tôn thờ vật chất. Người học Phật, đừng nói chỉ là Phật tử, cả người xuất gia cũng dễ thối thất tâm bồ đề, vì cuộc sống vật chất phủ phê, đời sống thoải mái quá. Con người ta hưởng lạc nhiều, rất nhiều người cuộc sống là những chuỗi ngày sống trong hoan lạc… Vì vậy cần chi tu học nữa! ” Bần cùng bố thí nan, giàu sang học đạo khó” thật chí lý không sai một ly nào! Những người tu học theo Tịnh Độ cầu sanh Cực lạc nhiều khi cũng chẳng cầu. Cực Lạc taị đây rồi thì cầu chi! Những người tu thiền thì cũng dễ ngộ nhận: Sống trong phút giây hiện taị! Hiện taị đang sung sướng, đang hoan lạc là đây rồi! nên lơ là tu học, thậm chí không còn muốn tu học nữa. “ Hiện xứ lạc trú” hay nói rõ ràng hơn là: “ sống an lạc trong phút giây hiện tại”, hoặc là:” Bây giờ và tại đây”… là những khái niệm thường gặp trong thiền môn, nhất là dòng thiền “ Tiếp hiện”. Có một điều đáng tiếc là khá nhiều người Â-Mỹ cũng như Việt hiểu và hành hơi bị lệch. Họ sống và hưởng thụ dù cái phút giây hiện tại và ở đây, không cần chuẩn bị tư lương cho tương lai, vất bỏ quá khứ, hiểu như thế thì oan uổng quá! Một khi hơi thở không vào ra nữa, ra đi mà không có chút phước – huệ nào thì quả thật chẳng có điềm nào tốt cả! Bây giờ và ở đây, buông bỏ những ràng buộc hay những tham luyến để sống an lạc chứ không phải không cần tu tập cho tương lai. Những ngày cuối tuần nhiều người có mối bận tâm: hoặc lên chùa hay đi shopping? hoặc có lên chùa cũng mong mau mau xong lễ để shopping, dã ngoại hay những thú vui khác.

 Đất trời chớm thu, thiên sơn vạn thuỷ… cũng không làm xoá nhoà được những kỷ niệm, những ân tình. Những kẻ sống vì tình, lụy tình là những kẻ khờ, khờ nhất thế gian này! Những kẻ lụy tình thà ôm lòng đau không nỡ để người thân mình đau. Những kẻ lụy tình vẫn thường “kẹt” bên này, bên kia… Làm sao cho trọn vẹn đôi bên? làm sao thoã mãn bao lòng? làm sao trọn người, trọn ta? vì không thể có chuyện vẹn toàn nên những kẻ lụy tình ôm thương đau. Những kẻ lụy tình là những kẻ cô đơn lang thang trong cuộc đời này, lang thang qua tháng năm, lang thang ở vùng trời phương ngoaị! Chao ôi, người xưa bảo:” Đắc nhất tri kỷ khả dĩ bất hận” là có chí lý lắm! Nhưng cuộc đời này có tri kỷ ư? phước phận có phần, nhân duyên có mối, ơn oán hợp tan, dễ gì mà gặp, dễ có mấy ai đắc được tri kỷ. Trước khi trách người, trách đời, mình phải tự hỏi mình, mình có xứng đáng là tri kỷ với ai đó chưa?

 Mùa đến để rồi đi, người đến rồi cũng để mà đi, Còn gì, còn gì cho người? còn gì cho ta? Y vẫn ngồi đây, vẫn lang thang muôn vạn nẻo đường đời. Gã du tử độc hành, độc thoaị với đất trời, với mùa vàng đang lên, đạp trên lá vàng mà ngỡ vườn địa đàng trên mặt đất, phải chăng đây là giây phút “ Hiện xứ lạc trú”, đạp trên lá vàng, đi giữa không gian muôn sắc gấm hoa của mùa thu, ấy cũng chính là:” Bây giờ và ở đây”, là đang sống trong phút giây hiện tại, không nghĩ về quá khứ, không tưởng đến tương lai. Trời phương ngoaị trong tâm y hay y đang trong vùng trời phương ngoaị? nào có khác gì năm xưa Trang Châu ngỡ ngàng: Trang Châu là bướm hay bướm là Trang Châu?

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Đào bang, thu phong 2016

 

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật

Ý nghĩa của những biểu tượng trong đạo Phật

Yến

Yến

Xuân, Chiến Tranh Và Hòa Bình

Xuân, chiến tranh và hòa bình

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Xóm Chài Bình Hưng

Xóm Chài Bình Hưng

Xin Đừng Quên Tôi (Tâm Sự Của Một Thùng Đựng Rác)

Xin Đừng Quên Tôi (Tâm Sự Của Một Thùng Đựng Rác)

Xem World Cup 2014

Xem World Cup 2014

Xâu chuỗi bất ngờ

Wake Up Asia 2014

Wake Up Asia 2014

Vui Thay Phật Ra Đời! Ngô Khắc Tài

Vui Thay Phật Ra Đời! Ngô Khắc Tài

Load More

Discussion about this post

Ở Lâu Sinh Dính Mắc

Ở Lâu Sinh Dính Mắc

Mỗi năm, khi mùa mưa đến, chư Tăng Ni thường thu xếp mọi duyên để tập trung về một trụ...

Tâm Thư Phật Đản Phật Lịch 2566 Của Viện Tăng Thống Ghpgvntn

Tâm Thư Phật Đản Phật Lịch 2566 của Viện Tăng Thống GHPGVNTN

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống NhấtViện Tăng Thống Phật Lịch: 2565               ...

Phật Tử Trung Hiếu: “Lời Phật Dạy Là Vàng, Là Ngọc, Là Tôn Chỉ Giữa Đời Và Đạo”

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

"Con tin vào quy luật nhân quả. Thật ra có những chuyện ban đầu thì không thể hiểu được, nhưng...

Hạnh Phúc Hão Huyền: “Tôi Muốn Thêm Nhiều Nữa”

Hạnh phúc hão huyền: “tôi muốn thêm nhiều nữa”

HẠNH PHÚC HÃO HUYỀN: “TÔI MUỐN THÊM NHIỀU NỮA”Lama Thubten Yeshe | Chân Như chuyển Việt ngữ(Trích bài giảng của Lama...

Trò Chuyện Cùng Tác Giả ‘Dẫu Có Ra Đi Vẫn Sẽ Cười’

Trò chuyện cùng tác giả ‘Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười’

Xin cúi mình tạ lỗi với những ai tôi đã vô tình làm tổn thương họ, đã từng lạc nhau...

Tranh Luận Về Hiếu Giữa Phật Giáo Và Khổng Giáo

Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và Khổng giáo

TRANH LUẬN VỀ HIẾU GIỮA PHẬT GIÁO VÀ KHỔNG GIÁO Quảng Hưng(*) - Nguyên Hiệp dịchKhi lần đầu tiên được truyền bá vào...

Vào Cửa Không

Vào Cửa Không

VÀO CỬA KHÔNG HT. Thích Thanh Từ   Hôm nay là thời giảng thứ hai của chúng tôi tại chùa...

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) Pdf

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Dạy Cách Buông Bỏ Mọi Phiền Não

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Phật dạy rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì được...

Bốn Cấp Độ Thiền Định

Bốn cấp độ thiền định

BỐN CẤP ĐỘ THIỀN ĐỊNHThích Trung Định   Bốn cấp độ thiền định hay tứ thiền là bốn mức thiền...

Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Căn Bản: Quán Niệm Hơi Thở

Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Căn BảnQUÁN NIỆM HƠI THỞKhải Thiên I. Chuẩn Bị Tư Thế Ngồi Thiền 1. Thân:...

Đức Dalai Lama Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng – Tuệ Uyển Dịch

Đức Dalai Lama Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng – Tuệ Uyển Dịch

Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng Tuệ Uyển dịch HỎI: Tại sao đức Phật Thích Ca đã...

Thiên Ma Ba Tuần Là Ai? Tại Sao Thiên Ma Ba Tuần Lại Phá Phật Thành Đạo?

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Từ bỏ lối tu khổ hạnh, Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này) chọn con...

Phật Giáo Độ Sanh

PHẬT GIÁO ĐỘ SANH  I. MỞ ĐỀ Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích...

Tâm Thư Gửi Sư Em

Tâm Thư Gửi Sư Em

Lá bối ngày 12 tháng 6 năm 2019 TÂM THƯ Thương gửi sư em!           Đây là...

Ở Lâu Sinh Dính Mắc

Tâm Thư Phật Đản Phật Lịch 2566 của Viện Tăng Thống GHPGVNTN

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

Hạnh phúc hão huyền: “tôi muốn thêm nhiều nữa”

Trò chuyện cùng tác giả ‘Dẫu có ra đi vẫn sẽ cười’

Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và Khổng giáo

Vào Cửa Không

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Bốn cấp độ thiền định

Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Căn Bản: Quán Niệm Hơi Thở

Đức Dalai Lama Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng – Tuệ Uyển Dịch

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Phật Giáo Độ Sanh

Tâm Thư Gửi Sư Em

Tin mới nhận

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Phương pháp giải trừ vô minh là con đường bát chánh đạo

Vì đâu ‘khẩu Phật tâm xà’?

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Những phép lạ và thần thông của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Hiểu đúng về Đức Phật

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Tập thói quen niệm tưởng ân Đức Phật

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

9 điều quan trọng để tình bạn đẹp theo kinh Hiền Nhân

Tin mới nhận

Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo Theo Quan Điểm Của Phật Giáo

Tuyển tập các giáo lý Thiền của các vị đại sư Phật giáo in bằng kim loại xưa nhất

Đâu Phải Chuyện Tôn Ngộ Không!

Thông Điệp Phật Đản Từ Vatican

Đắc đạo – thành Phật theo kinh luận Bắc truyền

Năm Tầng Pháp Như Lai Phần 2

Làm thế nào để sống không sợ hãi và lo âu

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 53)

Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

Tôi Xem Phim Quỳnh Chân Y

Con Đường Phật Tích (Phim Phóng Sự) Do Báo Sài Gòn Tiếp Thị Thực Hiện

Lắng nghe chính mình

Bảo Tháp Nơi Tiền Thân Đức Phật Hiến Mình Cứu Hổ Đói

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 13)

Lược ý Nghi Thức Tắm Phật Trong Pháp Hội Đản Sanh Phật Giáo Bắc Truyền

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần 2)

Không Ai Sung Sướng Cả – Thiện Tài

Asoka: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp – Tuyển Tập Các Bài Viết Về Vua A Dục

Đức Phật Không Phải Thần Linh Thượng Đế

48 Cách Niệm Phật

Tin mới nhận

Kinh Tạng Pali (.Prc)

Phẩm 25: Phổ Môn

Kinh Từ bi thủy sám – thầy Chơn Thức tụng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Hà Nội: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Trụ sở Trung ương GHPGVN

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

Rải Tâm Từ

Bị bệnh thì nương bệnh mà tu

Địa Tạng Mật Nghĩa

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Chánh Hạnh Niệm Phật

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 2

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 13)

Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 10)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Luận Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 98)

Đọc sách ngàn lần – Tập 1

Giải Đáp Thắc Mắc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese