PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tâm tình ngườì phật tử: Xây chùa to nên vui hay buồn?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Tâm tình ngườì phật tử:
XÂY CHÙA TO NÊN VUI HAY BUỒN?!
Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

Chua Tam Chuc 3

Chùa Tam Chúc (đang xây cất)

Thời gian gần đây dư luận xã hội đang rộ lên chuyện nước ta đang xây một ngôi chùa lớn nhất thế giới. Sau ngôi chùa Bái Đính được xem là lớn nhất Đông Nam Á, giờ thì tới lượt chùa Tam Chúc sẽ là ngôi chùa to nhất thế giới với diện tích 51000ha và sẽ là nơi tổ chức sự kiện đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2019.

Một người phật tử bình thường như tôi rất lấy làm vui mừng vì tôn giáo mình đang theo có được những công trình thờ phượng hoành tráng tầm cỡ thế giới như thế. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ mình tôi vui  mà rất nhiều phật tử cũng vui như thế. Thử hỏi không  tự hào sao được khi mà một tôn giáo mình đang theo, một tôn giáo được xem là đồng hành cùng dân tộc mấy ngàn năm mà cho đến nay mới có được những ngôi chùa to tầm cỡ  thế giới như  thế!

Thế nhưng, niềm vui không trọn vẹn vì càng ngày dư luận càng rộ lên những ý kiến trái chiều về việc xây chùa to như chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc…. Đã có nhiều bài viết cho rằng nhà nước đã ưu ái (hay nói trắng ra là thiên vị) cho Phật giáo khi cho xây những ngôi chùa trên những diện tích đất công rộng hàng ngàn hecta như thế. Bên cạnh những bài viết ca ngợi công trình tôn giáo hoành tráng xứng tầm với một tôn giáo lớn như Phật giáo, cũng có nhiều bài viết chỉ ra đây là một loại hình kinh doanh tôn giáo với lợi nhuận rất cao, rất an toàn, ít rủi ro như kinh doanh các loại hình kinh tế khác. Cũng đã có nhiều bài báo đả kích, thâm chí quy chụp cho Phật giáo là kinh doanh dựa trên đức tin của quần chúng, là làm giàu cho một số sư sãi v.v…Ôi thôi người ta đau nhau phân tích, lý luận, khen, chê, ủng hộ, đã kích, quy chụp, xuyên tạc…đủ thứ như ma trận khiến cho những người phật tử bình thường như tôi càng thêm hoang mang không biết hư thực như thế nào! Thế nên, là một người Phật tử khi được nghe xây chùa to, tượng lớn thì nên vui hay buồn đây!

Phật giáo du nhập vào nước ta hơn hai ngàn năm và đã đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử và đã trở thành một phần của nền văn hóa Việt. Hầu hết các làng miền Bắc và Bắc Trung bộ làng nào cũng có một ngôi chùa, hình ảnh ngôi chùa làng cổ kính rêu phong nằm ẩn mình dưới tán cây đa đã trở nên quá đỗi thân thương  với tất cả người dân quê.  Giáo lý của đạo Phật cũng ăn sâu vào tâm thức của người Việt, cho dù họ có là tín đồ đạo Phật hay không nhưng trong tâm mỗi người Việt đều rất tin luật nhân quả-nghiệp báo. Theo tôi chính nhờ niềm tin này mà người dân Việt bao đời sống lương thiện làm lành tránh ác, từ đó suốt bao đời nay nước ta có một xã hội sống chan hòa tình thương và rất yên bình, chứ chưa hẳn là họ không làm điều ác là sợ bị pháp luật trừng trị, vì nếu không có niềm  tin  sâu vào nhân quả-nghiệp báo thì họ sẵn sàng làm điều ác khi lách được pháp luật rồi!

Tiền nhân của chúng ta suốt bao chiều dài lịch sử  khi xây chùa không chú trọng chùa to, tượng lớn mà chú tâm cũng cố đức tin cho phật tử bằng xiển dương giáo lý của đức Phật nhằm xây dựng  một xã hội thái bình theo tinh thần Phật giáo. Thế nên những triều đại huy hoàng nhất của nước ta như Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn mặc dù Phật giáo rất được các vị vua ủng hộ, hoặc thậm chí chính những ngôi chùa được vua trực tiếp xây dựng cũng chỉ là  những ngôi chùa quy mô rất khiêm tốn. Chúng ta thử dạo quanh một vòng các chùa miền Bắc và cố đô Huế sẽ thấy đúng như thế, kiến trúc các ngôi chùa cổ không bao giờ phô diễn sự lộng lẫy, bề thế hay cao to hoành tráng mà luôn mang dáng vẻ uy nghi trầm mặc, thường thì nép mình dưới những tàng cây cổ thụ hoặc nằm khuất nẻo cuối thôn, hay tọa lạc chốn thâm sơn cùng cốc, ẩn mình trong chốn núi rừng hoang dã. Mặc dù chùa không to, tượng không lớn nhưng ngôi chùa thực sự là:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc

 Nếp sống muôn đời của tổ tông”

Như nhà thơ Huyền Không (cố Hòa thượng Mãn Giác) đã nói.

Thế nhưng những năm gần đây những ngôi chùa đồ sộ đã mọc lên trên khắp nước, nhất là tại miền Bắc và đa phần được xây dựng trên phần đất được mang tên những ngôi chùa cổ là những di tích văn hóa Phật giáo.

Nhìn một cách chủ quan ta có cảm giác Phật giáo đang được nhà nước ưu ái cho xây những ngôi chùa to, tượng lớn trên những diện tích rộng bao la như thế. Nhưng qua những gì mắt thấy tai nghe và công luận đã phản ảnh thì ta thấy hình như  hình tượng Đức Phật, Phật giáo và đức tin đang bị lợi dụng để cho các nhà kinh doanh và những người núp bóng trục lợi. Chỉ lấy thí dụ chùa Bái Đính có quy mô lớn nhất Đông Nam Á và có những kỷ lục châu Á và thế giới, có một thời là niềm tự hào của Phật tử cả nước, là một ngôi chùa mà chính bản thân tôi cũng ao ước được đặt chân đến một lần để chiêm bái. Nhưng qua thời gian ta thấy ở đó đã phơi bày hình thức kinh doanh đủ kiểu, thậm chí người ta ví các khoản tiền thu người hành hương tại chùa là như ma trận vì đã vẽ ra muôn hình vạn trạng để thu tiền. khách thập phương muốn đến được nơi lễ Phật cũng đã mất hết một số tiền không nhỏ, chưa nói đến vô số hòm công đức cũng như rất nhiều hình thức khác để moi tiền người có tín tâm (ví như mua một viên ngói với giá 50.000 đồng chẳng hạn…), doanh nghiệp bán vé vào cửa nhưng ghi trên vé là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam!

Chua_Bai_Dinh

Chùa Bái Đính

Chùa là một nơi chốn tôn nghiêm được xây dựng lên để thờ Phật và là nơi chiêm bái, hành lễ và tu học của người Phật tử. Đạo Phật là đạo từ bi nên cửa chùa luôn rộng mở cho thập phương bá tánh vào chiêm bái. Ngôi chùa dù to hay nhỏ mà có ánh sáng phật pháp chiếu rọi thì sẽ lan tỏa nguồn sống đạo hạnh cho những người có tín tâm và như thế sẽ giúp cho họ chuyển hóa tâm thức, bỏ ác làm lành, bỏ mê sang ngộ, được như thế thì ý nghĩa và công năng của ngôi chùa mới trọn vẹn.

Chùa to, tượng lớn mang tầm cỡ thế giới, hoặc là công trình thế kỷ nếu được dùng để phụng sự cho đức tin vào giáo lý đạo Phật một cách có chánh tín, là nơi để hàng Tăng, Ni và phật tử tu tập nhằm chuyển hóa tâm thức, thực hành lời Phật dạy đoạn trừ điều ác, phát triển điều lành, sống đúng với chánh pháp, thiết thực thăng tiến đạo hạnh cho bản thân và góp phần xây dựng một xã hội an bình, thì đó là niềm hoan hỷ vô biên và cũng là hoài bảo của người Phật tử. Còn ngược lại nếu xây chùa to, tượng lớn nhưng không có ánh sáng Phật pháp chiếu rọi mà chỉ là nơi núp bóng tâm linh để kinh doanh, trục lợi hoặc dẫn dụ bá tánh chìm đắm trong mê tín, biến chùa thành nơi cầu bái, biến Phật thành vị thần linh để cầu tài, cầu phước, cầu lộc… thì đó là thảm họa của Phật giáo nước nhà.

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

Bài đọc thêm:
Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu? (Ben Ngô | BBC & TT. Thích Nhật Từ)
Ma Trận Dịch Vụ Khi Đến Chùa Bái Đính, Không Có Tiền Đừng Mong Lễ Phật  (Vũ Phương)
Đại gia xây chùa, thiên tài kinh doanh siêu lợi nhuận | Trần Phương 

Có nên xây chùa đồ sộ? (Đào Văn Bình)
Xây chùa và xây đạo tràng (Nguyên Giác) 

 

 

 

 

 

Tin bài có liên quan

Xây Chùa Và Xây Đạo Tràng

Xây chùa và xây đạo tràng

Xây Chùa Cho Ai?

Xây chùa cho ai?

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-Tphcm

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-tphcm

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

Load More

Discussion about this post

Hàn Gắn Mất Mát, Hàn Gắn Thế Giới

Hàn Gắn Mất Mát, Hàn Gắn Thế Giới

THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬNVAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁOTRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANHHÀN GẮN...

Kinh Vô Tự Bảo Khiếp

KINH VÔ TỰ BẢO KHIẾP Hán dịch: Nguyên Ngụy, Thiên Trúc Tam Tạng, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi Việt...

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 2)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không Thời gian: ngày 23 tháng 06 năm 2003 Giảng...

Vu Lan Với Thơ Thúy Loan, Nhạc Trần Chí Phúc (song ngữ)

Vu-lan là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Đại lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về...

Lời Phật Dạy Về Minh Và Vô Minh

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Nếu hiểu biết là vô minh, không đúng với sự thật, thì cuộc sống của người đó sẽ mâu thuẫn...

Giải Thích Trung Luận – Bài Tụng Kính Lễ Mở Đầu Trung Luận Bài 2

Giải Thích Trung Luận – Bài Tụng Kính Lễ Mở Đầu Trung Luận Bài 2

Tsong KhapaGIẢI THÍCH TRUNG LUẬNBài tụng kính lễ mở đầu Trung Luận (Bài 2)Bản dịch Việt: Đặng Hữu PhúcTrích từ: Tsong...

Kỷ Niệm Ngày Thái Tử Tất Đạt Đa Xuất Gia

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Hơn 2.600 năm đã trôi qua kể từ đêm huyền nhiệm khi Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất...

Hoằng Pháp Hải Ngoại: Kênh Ngoại Giao Văn Hóa Tâm Linh

Hoằng pháp hải ngoại: kênh ngoại giao văn hóa tâm linh

HOẰNG PHÁP HẢI NGOẠI: KÊNH NGOẠI GIAO VĂN HÓA TÂM LINH  Thích Thanh Tâm Tóm tắt:  Đại lễ Vesak 2019...

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

PHÉP TU LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNHHoà Thượng Kim Cang TửTạp Chí Nghiên Cứu Phật Học Số 6 /1998 (Hà Nội)...

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 6

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ (Tiếp theo) Toàn Không   MỤC 8 – KẾT QUẢ TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ  ...

Tự Tình Giêng – Hai

TỰ TÌNH GIÊNG - HAI Mặc Phương Tử   Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc,...

Giới Thiệu Thiền Kinh Tởm (Disgust Meditation)

Giới Thiệu Thiền Kinh Tởm (Disgust Meditation)

GIỚI THIỆU THIỀN KINH TỞM(DISGUST MEDITATION)Tạ Lê Cẩm Tú – PD Karma Drola Lời Ban Biên Tập: Những ai tu...

Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tì-Nại-Da Sự

Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tì-nại-da sự

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TÌ-NẠI-DA SỰ  Tuệ Sỹ dịch & chúNhà xuất bản Hồng Đức    ...

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

TÌM HIỂU KINH HOA NGHIÊM Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ Tài liệu tham khảo 1. Kinh Hoa Nghiêm, Thích trí Tịnh...

Kinh Đại Thừa Có Phải Do Các Vị Tổ Trung Hoa Viết Ra?

Kinh Đại Thừa Có Phải Do Các Vị Tổ Trung Hoa Viết Ra?

HỎI: Tôi nghe một số vị giảng rằng, kinh điển Phật giáo Hán tạng (Bắc tông, Đại thừa) là không...

Hàn Gắn Mất Mát, Hàn Gắn Thế Giới

Kinh Vô Tự Bảo Khiếp

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 2)

Vu Lan Với Thơ Thúy Loan, Nhạc Trần Chí Phúc (song ngữ)

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Giải Thích Trung Luận – Bài Tụng Kính Lễ Mở Đầu Trung Luận Bài 2

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Hoằng pháp hải ngoại: kênh ngoại giao văn hóa tâm linh

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 6

Tự Tình Giêng – Hai

Giới Thiệu Thiền Kinh Tởm (Disgust Meditation)

Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tì-nại-da sự

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Đại Thừa Có Phải Do Các Vị Tổ Trung Hoa Viết Ra?

Tin mới nhận

Tuệ giác của Đức Phật

Những lời Phật dạy bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Lãng phí một hạt gạo, một ly nước là giảm một phần phúc phận

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Giảng nghĩa chữ Phật

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Vị Pháp Thiêu Thân

Bụt đã để lại cho ta những gì? Và ta đã thừa hưởng được những gì?

Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện lời Phật dạy như thế nào?

Trái Tim Không Nói Hận Thù, Thích Nguyên Hùng

Mừng ngày Phật đản

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 1)

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Tây Phương Đã Tiếp Nhận Đạo Phật Như Thế Nào – Phần Ii – Quán Như

Để Sống Hạnh Phúc

Hòa bình theo quan điểm của Immanuel Kant và Phật giáo

Phật A Di Đà Có Thật Không?

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Kinh Sunita-Sutta

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

Công đức xuất gia

Giới Trí Thức Bình Luận Về Đức Phật Và Giáo Lý Của Ngài

Chúc Nhau Thịnh Vượng, Giầu Sang, Phát Tài – Nguyên Minh

Thiền với trẻ em

Sống trở về thực tại tâm linh

Dấu quê

Trải nghiệm xuất gia gieo duyên

Hương Sen Vạn Đức

Kinh khuôn dấu chánh pháp của bậc thánh (dịch từ bản Tây tạng)

Người Đi Làm Công Quả Được Gì? – Giác Hạnh Hoa

Ăn Chay Có Thể Giúp Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Tim

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Kim Cương Bát Nhã Luận

Ba Pháp Ấn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Kinh Di Giáo Lược Giải

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Đại Kinh Xóm Ngựa”

Kinh Giới Hạnh (Silavanta)

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

BTS Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2566

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Tin mới nhận

Đệ Tử Chân Thật Của Phật

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 13)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Chứng Ngộ Và Vãng Sanh Cực Lạc

Sáu Chữ Hồng Danh

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 48)

Đọc sách ngàn lần – Tập 5

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 42)

Duy thức học đối với người niệm Phật

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Giảng Thích

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Tây Phương Quyết Yếu Thích Nghi Thông Quy

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 77)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.