PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mừng Phật đến với chúng sinh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Mười một năm xả thân trong rừng già, trên đảo hoang, trong những hang những núi, những mây mù ảm đạm của cuộc hành trình đi tìm chân lý.
  2. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nên tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật. Với điều kiện phải chịu tu, ham tu mới được.
  3. Với phụ vương, hiền thê, hài nhi… Ngài đã đến và đã đi. Đó là một sự thị hiện toàn hảo toàn bích.
  4. Hơn bốn mươi lăm năm đức Phật vận bánh xe pháp, chuyển mê khai ngộ cho vô lượng chúng sanh.

Đêm trở mình… Thái tử vụt đứng lên, xé toạt màn đêm lao về phía trước, mang theo trong lòng không chỉ hoàng thân quốc thích mà là cả nhân loại đang quằn quại trong biển khổ đau thương. Không để lại lời từ biệt nào, bởi vì Ngài quyết sẽ có ngày trở lại.

 > Nụ cười của Đức Phật

Với phụ vương, hiền thê, hài nhi… Ngài đã đến và đã đi. Đó là một sự thị hiện toàn hảo toàn bích. Để cho chúng sinh muôn đời sau cũng như thế mà đến mà đi, mà tháo tung sợi dây ân ái buộc ràng, để được thỏa sức tung hoành trên bầu trời sắc sắc không không. Mười một năm xả thân trong rừng già, trên đảo hoang, trong những hang những núi, những mây mù ảm đạm của cuộc hành trình đi tìm chân lý. Đói và khát, sống và chết, những trò đuổi bắt tâm linh thay nhau xô dạt người tầm đạo đi vào tuyệt lộ. Vắt cạn bình sinh, Thế Tôn lại một lần nữa từ bỏ tất cả, những năm tháng khổ hạnh đầu-đà, những thành quả thiền định cao xa. Cuối cùng Ngài dừng lại dưới cội Tất-bát-la.

Hy Mã Lạp Sơn lạnh lùng sắc tuyết, tương phản với dòng Ni Liên Thuyền trong xanh, ở đó có bát sữa diệu kỳ, trôi ngược về miền ánh sáng. Bốn mươi chín ngày đêm quyết liệt sau cùng, dưới cội Bồ-đề, Thế Tôn ngồi đó hay đang đi? Kẻ tầm thường không thể nào biết được. Cũng có thể Ngài buông tay mà đi, lội ngược mà đi, độc hành mà đi. Quyết đi ra khỏi đoạn đường sinh tử. Thế Tôn đã vạch cho nhân loại một con đường vạn kỷ soi chung. Bằng cung thiền định, kiếm trí tuệ, Ngài xoay chuyển ba cõi trong lòng một sát-na, phá tan vòng vây tham ái vô minh từ vô thủy, chém phăng dĩ vãng và tương lai, mở toang cánh cửa Không, lùa ánh sáng vào chốn nhân gian, đưa cuộc đời ra khỏi tăm tối. Sao Mai bừng sáng, đức Phật thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cung ma chấn động, nhạc trời reo vang.

Mười Một Năm Xả Thân Trong Rừng Già, Trên Đảo Hoang, Trong Những Hang Những Núi, Những Mây Mù Ảm Đạm Của Cuộc Hành Trình Đi Tìm Chân Lý.

Mười một năm xả thân trong rừng già, trên đảo hoang, trong những hang những núi, những mây mù ảm đạm của cuộc hành trình đi tìm chân lý.

Vì sao dùng từ Đản sanh khi đức Phật ra đời?

Với chúng sinh, Ngài đã đi và đã đến. Đó là cuộc hành trình vĩ đại, viên mãn của những bậc giác ngộ bi trí tròn đầy. Đấng đại hùng, đại lực, đại từ bi! Có dám chết mới được sống, dám chặt đứt những sợi dây xiết chặt đời mình với trùng trùng vạn pháp duyên sinh, mới có thể giữ lấy dòng sinh mệnh tuyệt hậu tái tô và đưa chúng nhân thiên ra khỏi ba cõi, sống lại với hơi thở nguyên sơ. Rừng đổi màu. Núi nghiêng đầu. Non nước giao hòa. Ba ngàn thế giới đồng phủ phục dưới chân đấng Từ phụ, người đã đem cả sinh mệnh của mình đổi lấy nguồn hạnh phúc an lạc chân thật miên viễn cho muôn loài. Bằng trái tim vô nhiễm vô ưu, Thế Tôn đã đến với chúng sanh trên khắp mọi nẻo đường.

Như Lai kính cẩn nghiêng mình trước một nữ thí chủ nghèo nàn khi nhận được một củ khoai và hồi hướng phước lành về cho bà. Ngài sẵn sàng ngồi đợi lão mục đồng hối hả lùa trâu về chuồng rồi chạy đến gặp Phật. Thế Tôn để dành nửa bát cơm còn lại và tiếp tục ngồi đợi lão ăn xong rồi mới nói pháp cho nghe, đưa về cõi vô sanh trước khi lão trút hơi thở sau cùng. Chuyển trọn đường gươm của Vô Não để cứu người mẹ hiền và hàng vạn sinh linh, Thế Tôn tĩnh tại trước hiểm nguy như dạo chơi chốn lan nhã tịnh thanh. Rải tâm từ, cầm đuốc tuệ, Như Lai ung dung đi vào từng ngỏ hẻm cuộc đời như đi vào đất Phật. Tự tại, an nhiên, tiêu sái.

Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Phật Tánh Nên Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Thể Thành Phật. Với Điều Kiện Phải Chịu Tu, Ham Tu Mới Được.

Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nên tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật. Với điều kiện phải chịu tu, ham tu mới được.

8 nhân duyên đặc biệt hội tụ để Đức Phật đản sinh

Hôm trở về Ca-tỳ-la-vệ, thấy Phật từ xa đi khất thực từng nhà, Tịnh Phạn vương quá đỗi ngạc nhiên, quá đỗi xúc động, nhà vua thảng thốt gọi tên Thái tử như ngày trước. Thế Tôn nắm lấy tay cha, hai giọt lệ đậm đà phụ tử tình thâm của Tịnh Phạn vương đã được Như Lai đón nhận và biến thành dòng suối mát yêu thương. Để bù đắp lại sự mất mát quá lớn của vua cha trong những ngày tháng qua, đức Phật đã ân cần kể lại cho vua nghe đoạn đường tầm đạo và thành đạo của Ngài. Lòng trắc ẩn, nỗi ưu tư, niềm tin và sự nỗ lực vô bờ… Cuối cùng Ngài đã chiến thắng được chính mình, xứng đáng khải khúc hoàn hương, trở về với vua cha và hoàng triều, mang theo ánh sáng tuệ giác vô biên và lòng yêu thương vô ngã vị tha.

Tịnh Phạn vương không ngờ giây phút vui mừng gặp lại con, thì ra chẳng đáng là chi so với niềm khánh hỷ của Sơ quả Tu-đà-hoàn, mà đức Phật đem đến cho vua sau lần thuyết pháp đầu tiên. Bây giờ thì vương đã hiểu và vô cùng thán phục sự lựa chọn của Thái tử năm xưa. Tiếc rằng vương không hiểu sớm hơn để có thể đồng hành, chia sẻ cùng con trai những đoạn đường tân khổ đã qua. Ngẫm lại cuộc dấn thân, chịu đựng, chiến đấu… nhất sinh thập tử của Thái tử, bao nhiêu buồn thương giận trách trong lòng vua bỗng hóa thành gió mát thanh lương. Đứng trước quân vương bây giờ không phải là một Đông cung Thái tử với niềm tin và hy vọng của riêng dòng họ Sakya, mà là một đức Phật vì lợi ích nhân thiên và muôn loài, thị hiện ra nơi đời. Tịnh Phạn vương sung sướng, cảm động, cung kính chắp tay nghiêng mình trước đấng toàn giác, trong khi Thế Tôn vẫn dịu dàng nắm lấy tay cha dạo quanh vườn Ngự như ngày xửa ngày xưa. Ôi! Đẹp làm sao.

Với Phụ Vương, Hiền Thê, Hài Nhi… Ngài Đã Đến Và Đã Đi. Đó Là Một Sự Thị Hiện Toàn Hảo Toàn Bích.

Với phụ vương, hiền thê, hài nhi… Ngài đã đến và đã đi. Đó là một sự thị hiện toàn hảo toàn bích.

Hạnh hiếu của Đức Phật

Hơn bốn mươi lăm năm đức Phật vận bánh xe pháp, chuyển mê khai ngộ cho vô lượng chúng sinh. Thời gian có qua đi nhưng pháp hóa và công đức của đấng cha lành vẫn mãi mãi còn lại. Đến với chúng sanh, Thế Tôn vô trụ mà thường trụ nơi mỗi chúng hữu tình, nhất định sẽ có một ngày hoa trái giác ngộ trổ đầy khắp nhân gian, dâng lên cúng dường mười phương chư Phật. Đó chính là một đại sự nhân duyên mà đức Phật hiện ra nơi đời.

Thánh sử đọng lại trên cảo mực thơm bóng dáng Thế Tôn như một tòa núi báu Kim Cương, nhưng vẫn không sao điểm xuyết đến cái chân tướng của Như Lai. Bút mực nào dám? Ý tại ngôn ngoại, phải chăng đằng sau cuộc đời của đức Phật là cuộc hành trình về nguồn của toàn thể chúng con. Thông điệp ấy Thế Tôn đâu không gởi gắm cho hậu thế, từ lúc Ngài mới mở mắt chào đời cho tới khi nhập Niết-bàn. Một sự thị hiện toàn vẹn trong cái bất toàn, đã đem đến niềm tin và tình thương cho chúng sanh muôn đời sau. Đức Phật không để một ai phải tủi phận rằng mình tu không được. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nên tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật. Với điều kiện phải chịu tu, ham tu mới được.

Hơn Bốn Mươi Lăm Năm Đức Phật Vận Bánh Xe Pháp, Chuyển Mê Khai Ngộ Cho Vô Lượng Chúng Sanh.

Hơn bốn mươi lăm năm đức Phật vận bánh xe pháp, chuyển mê khai ngộ cho vô lượng chúng sanh.

Tu bằng cách nào? Cứ như thế mà tu. Chịu đau chịu khổ, chịu đói chịu lạnh, chịu thương chịu khó… chưa hẳn là tu. Trên tất cả, phải biết mở sáng đôi mắt trí tuệ, phá tan mạng lưới vô minh, bằng con đường giới định tuệ và tâm chân thành tha thiết nhất. Hãy noi theo tấm gương của đức Từ phụ.

Mượn chiếc thân tứ đại, đóng cho hết vai tuồng của mình trong cuộc diễn mà ta lỡ giao ước, rồi phất áo lên đường như chưa bao giờ đến, cũng chẳng bao giờ đi, có được không? Đó chính là câu hỏi mà mỗi người con Phật phải tự trả lời cho mình trước khi bóng hoàng hôn chợt tắt. Vì chỉ như thế mới có thể kịp đón mừng đản sinh đức Như Lai.

>Xem thêm video: Vui thay đức Phật ra đời

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Hương Đạo Bay Xa

Hương Đạo Bay Xa

HƯƠNG ĐẠO BAY XA Nguyên Giác   Tại Nhật Bản hiện nay, Phật Giáo, nói chung, và Thiền Tông, nói...

Từ Đàm

Từ Đàm

TỪ ĐÀM Cao Huy Thuần Chùa Từ Đàm 2010 Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ,...

Dự Án Chia Sẻ Bữa Ăn Chay Tại Hà Nội

Dự Án Chia Sẻ Bữa Ăn Chay Tại Hà Nội

Lời ngỏ! Theo đạo Phật, phương pháp ăn chay là một pháp môn tối quan trọng trong muôn ngàn pháp...

Bệnh Người Xuất Gia

Bệnh người xuất gia

BỆNH NGƯỜI XUẤT GIAThiện NăngTrong số các đệ tử đầu tiên của Đức Phật, Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputta)...

Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 Tuổi Tự Tại Vãng Sanh

LÃO HÒA THƯỢNG HẢI HIỀN 112 TUỔI TỰ TẠI VÃNG SANH Hòa Thượng Tịnh Không tán thán Lão Hòa Thượng...

Tự Tình Mùa Xuân

Tự tình mùa xuân

TỰ TÌNH MÙA XUÂN  Quảng Tánh   Xuân về, tiết xuân ấm áp, trời xuân quang đãng, muôn vật muôn...

Phương Pháp Giáo Dục Qua Tam Vô Lậu Học

Phương Pháp Giáo Dục Qua Tam Vô Lậu Học

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUA TAM VÔ LẬU HỌCThích Trung Định Trong rất nhiều phương pháp giáo dục của Phật...

Cái Nhìn Tỉnh Biết Của Thực Tại Tính/ Pháp Tính

Cái Nhìn Tỉnh Biết Của Thực Tại Tính/ Pháp Tính

Dalai LamaCÁI NHÌN TỈNH BIẾT CỦA THỰC TẠI TÍNH / PHÁP TÍNHBản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc Bản Anh: The...

Đại Trí Độ Luận Tập I – Bồ Tát Long Thọ – Dịch Việt: Thích Thiện Siêu

ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN TẬP I (Mahàprajnàparamitàsatra) - Tác giả: Nàgàrjuna (Bồ Tát Long Thọ) Dịch Phạn ra Hán: Cưu...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Xin chào các vị đồng tu, xin chào mọi người.Phần sau cùng của "Hội Biên" có mấy đoạn giáo huấn...

Nghịch Duyên Và Tình Huống Xuất Gia

Nghịch duyên và tình huống xuất gia

NGHỊCH DUYÊN VÀ TÌNH HUỐNG XUẤT GIA Thích Nhật Từ Lễ thế phát xuất gia Trước khi xuất gia, ta...

Đi Lưu Vong

Đi lưu vong

ĐI LƯU VONGNguyên tác: Into ExileChuyển ngữ: Tuệ Uyển Cũng như tình trạng nghiêm trọng của Tây Tạng, Đức Đạt...

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 Của Ghpgvntn Hoa Kỳ

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trao Đổi Với Tác Giả Bài Viết “Suy Nghĩ Về Một Đoạn Dịch Ngắn Trong Dịch Phẩm “Hữu Cú Vô Cú” Của Dịch Giả Viên Như” – Viên Như

TRAO ĐỔI VỚI TÁC GIẢ BÀI VIẾT "Suy nghĩ về một đoạn dịch ngắn trong dịch phẩm “Hữu cú vô cú” của...

Kinh Pháp Hoa-Ánh Sáng Nhân Bản Và Hoà Bình.

Kinh Pháp Hoa-Ánh Sáng Nhân Bản và Hoà Bình.

Nhân đại lễ Vesak 2019 được tổ chức tại Việt Nam, chúng tôi xin được đóng góp cùng Hội thảo...

Hương Đạo Bay Xa

Từ Đàm

Dự Án Chia Sẻ Bữa Ăn Chay Tại Hà Nội

Bệnh người xuất gia

Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 Tuổi Tự Tại Vãng Sanh

Tự tình mùa xuân

Phương Pháp Giáo Dục Qua Tam Vô Lậu Học

Cái Nhìn Tỉnh Biết Của Thực Tại Tính/ Pháp Tính

Đại Trí Độ Luận Tập I – Bồ Tát Long Thọ – Dịch Việt: Thích Thiện Siêu

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Nghịch duyên và tình huống xuất gia

Đi lưu vong

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

Trao Đổi Với Tác Giả Bài Viết “Suy Nghĩ Về Một Đoạn Dịch Ngắn Trong Dịch Phẩm “Hữu Cú Vô Cú” Của Dịch Giả Viên Như” – Viên Như

Kinh Pháp Hoa-Ánh Sáng Nhân Bản và Hoà Bình.

Tin mới nhận

Lễ Phật Đản ngày nay

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng

Đức Phật là ai?

Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Phật tại tâm là gì?

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn – Minh Thạnh

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Phật dạy trách nhiệm của người tại gia

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Đức Phật xuất hiện – mở ra con đường giác ngộ

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Tin mới nhận

Những vần thơ dang Mẹ đầu năm mới

Cuộc sống mong manh nhưng tuyệt vời

Bài học từ nghịch cảnh chướng duyên

Con Đường Tây Phương

Từ bản chất tâm thức nguyên sinh

Lược Thuật Không Sanh Không Diệt

Quan điểm Phật giáo về nguyên nhân của bạo lực, xung đột, chiến tranh và phương pháp khắc phục

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản Pl.2561 Của Đức Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Thiền Và Trường Học (Meditation And School)

Lời Phật Dạy Tránh Xa Hai Cực Đoan

Giáo Lý Năm Uẩn

Đừng Hiểu Lầm Lão Tử

Suy ngẫm về thành công & danh vọng

Video Clip Động Đất, Sóng Thần Tại Nhật Bản

Ân Oán Chập Chờn Huỳnh Trung Chánh

Nhân Duyên Phát Khởi Niệm Phật

Người hiểu rõ về sự không sinh tử là một người cao quý

Không có hạnh phúc nào bằng sự bình lặng tuyệt đối của nội tâm

Xuân thay áo cả đất trời

Nhân minh tổng luận

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Kinh Duy Ma Lược Giải

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Đôi Điều Về Kinh Kalama

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Nguồn gốc và ý nghĩa tính biểu tượng trong kinh A Di Đà

Bình Giảng Kinh Mâu Ni

Kinh Tham Luyến

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 01)

Kinh Bách Dụ: Bị gấu cắn

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Kinh Bách Dụ: Ngậm cớm bị rạch miệng

Kinh Bách Dụ: Xây lầu ba

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Oán thù vay trả

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 27)

Tin mới nhận

HÓA GIẢI MÂU THUẪN XUNG ĐỘT PHẢI BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG ĐỐI LẬP TRONG TÂM MÌNH

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 13)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 35)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Nghi Thức Phật Đảnh Tôn Thắng Vô Cấu Quang Đàn Pháp

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 60)

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Bài Phát Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 113)

100 Bài Kệ Niệm Phật

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần 2)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 4)

Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 103)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.