PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vượt thoát trầm luân theo lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (II)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Giáo lý của Đức Thế Tôn vốn rất sáng sủa, dễ hiểu và có thể đem ra áp dụng được trong mọi lúc, mọi nơi.

Trong đạo Bụt có hai pháp môn. Một pháp môn là chỉ tức là dừng lại, đừng để cho nó chìm xuống thêm, đừng để cho nó lăn thêm, dừng lại để đứng dậy. Và một pháp môn là quán, tức là nhìn sâu.

Giáo Lý Của Đức Thế Tôn Vốn Rất Sáng Sủa, Dễ Hiểu Và Có Thể Đem Ra Áp Dụng Được Trong Mọi Lúc, Mọi Nơi.

Giáo lý của Đức Thế Tôn vốn rất sáng sủa, dễ hiểu và có thể đem ra áp dụng được trong mọi lúc, mọi nơi.

Mê chấp là gốc của đau khổ, trầm luân

Chỉ và quán, hai cái nương vào nhau. Chỉ nó làm cho quán thành công. Và quán giúp cho chỉ xảy ra mau hơn. Cho nên chỉ phải có quán.

Nó giống như là hai cánh của một con chim, nếu chim mà có đủ hai cánh thì bay rất dễ. Người nào vừa tu chỉ lại vừa tu quán thì chỉ cũng thành công mà quán cũng thành công. Nhờ chỉ mà mình có thể quán được và nhờ quán cho nên mình chỉ rất dễ. Nhờ dừng lại cho nên mới nhìn sâu được gốc rễ vấn đề và nhờ nhìn sâu cho nên dừng lại rất mau.

Hai cái nó nương vào nhau, chứ không phải là cái này có trước rồi cái kia có sau. Đức Thế Tôn từng dạy: Như chim có hai cánh, người tu phải có chỉ và quán.

Khi đi thiền hành, tức là mình đi từng bước một trong chánh niệm, khi ấy, mình có thể vừa thực tập chỉ và vừa thực tập quán được. Ở trong một bước chân có thể có hai cái: chỉ và quán. Nếu mình không biết tu thì mình đi như bị ma đuổi, sống trong trôi lăn và chìm đắm.

Tuy cũng đi như người ta nhưng mình bị những lo lắng buồn phiền lôi đi, bị khổ đau nhấn chìm, còn những người kia họ đang đi thiền hành, họ có ý thức với bước chân và hơi thở của họ nên họ làm chủ được tâm mình và không bị lặn ngụp trong trầm luân. Cho nên đi thiền hành là một phương pháp để giữ cho mình đừng có bị chìm đắm, đừng có bị trôi lăn.

Vừa qua, ở bên Đức, tôi có chỉ cho các thầy, các sư cô và Phật tử bên đó một bài kệ mới để đi thiền hành, bài kệ rất dễ:

Con đi cho Bụt

Đi như đi chơi

Đi cho hạnh phúc

Đi cho thảnh thơi.

Bụt không bao giờ đi hấp tấp, vội vàng, không bao giờ đi trong lo lắng, sầu khổ, mỗi bước chân của Ngài luôn có an lạc. Còn mình đi thì muốn tới cho mau để làm cái gì đó, vì vậy khi đi, mình bị trôi lăn. Cho nên, đã nhận Bụt là thầy tức là muốn tiếp nối sự nghiệp của Ngài, thì mình phải bước được những bước chân như ngày xưa Ngài đã bước, tức là mỗi bước chân phải tỏa chiếu bình an.

Nếu sư chị nhờ mình đi lấy cuốn kinh thì mình có quyền sử dụng phương pháp thiền hành để đi, đâu cần phải vội vàng?

Mình có quyền bước từng bước thảnh thơi mỗi khi cần đi. Trừ khi sư chị nói là: “Bây giờ em phải chạy giùm vì cái này gấp lắm” thì mình chạy, nhưng vừa chạy vừa có chánh niệm thì cũng được, chứ còn theo nguyên tắc thì mình có quyền đi từng bước thảnh thơi để lấy cuốn kinh và lấy được rồi thì trở về cũng bước thảnh thơi.

Tại vì mình đi tu là để thực tập chứ đâu phải để lấy cuốn kinh! Trong khi đi như vậy là mình có chỉ và có quán. Đi như thế nào, dầu cho đi vào nhà bếp, phòng ăn, phòng tắm cũng phải đi giống như mình đi chơi vậy.

Mỗi bước chân là hạnh phúc

Mỗi bước chân là trị liệu

Mỗi bước chân là an lạc

Mỗi bước chân là thảnh thơi.

Đi như đi chơi, tức là như đi tản bộ vậy thôi. Đi vì công việc thật nhưng công việc không thể kéo mình trôi lăn được, người tu khác với người không tu ở chỗ đó. Người tu cũng đi nhưng mà người tu phải đi cho thảnh thơi, an lạc. Bước chân vào thiền viện rồi thì phải đi như vậy.

Dù là người xuất gia, hay người tại gia đã vào thiền viện là phải thực tập. Đã tới tu viện rồi mà vẫn đi như bị ma đuổi thì tới làm gì? Mỗi bước chân dù vào nhà tắm, lên thiền đường, hay vào nhà bếp đều có thể đi như Bụt hết. Thành ra, mỗi bước chân mình ở trong chùa, trong thiền viện phải là một bước chân hạnh phúc, một bước chân thảnh thơi, vô ưu.

Nếu trong khi đi mà không có hạnh phúc thì làm sao trở thành giáo thọ được?

Phần lớn trong xã hội, chúng ta đều đi như bị ma đuổi. Chúng ta hấp tấp đi về tương lai để tìm hạnh phúc, tìm danh lợi, tìm cái gì đó và đánh mất sự sống. Sự sống ở trên trái đất này rất là ngắn nhưng mọi người chưa biết sống sâu sắc trong từng giây phút để có hạnh phúc.

Thảnh thơi tức là tự do. Có một cái gì đó trói buộc mình, nó làm cho mình không có thảnh thơi và tự do, đó là sự lo lắng. Mình có những dự án, mình muốn thành công nên bị nó hút hồn, khiến cho đứng ngồi không yên mà ăn ngủ cũng không yên, lúc nào cũng bất an như ngồi trên đống lửa. Chính cái đó nó trói buộc không cho mình thảnh thơi.

Ngày xưa Bụt đi rất nhiều, gần hai chục nước, Ngài không có máy bay, ô tô như mình bây giờ, Ngài chỉ đi bộ thôi nhưng Ngài đi rất thảnh thơi, không có gì vướng bận. Mình là học trò của Ngài thì cũng phải học được cách đi thảnh thơi như vậy. Mỗi bước chân an lạc là mình đóng góp được phẩm chất tu học cho trung tâm của mình.

Có thể thở vào rồi bước 2 bước “Con đi”, thở ra “cho Bụt”. Câu tiếp theo, thở vào bước 2 bước “đi như”, thở ra “đi chơi”. Sự nghiệp của Bụt có được tiếp nối hay không, là do mình. Mình phải đi như là đi chơi. Phối hợp hơi thở với bước chân như thế nào để có thể sử dụng được bài kệ này. Có khi mình thở vào một hơi bước 4 bước, thở vào “Con đi cho Bụt”, rồi thở ra bước 4 bước “Đi như đi chơi”. Nếu hơi thở chưa dài thì mình làm 2 bước thôi. “Con đi” là thở vào và “cho Bụt” là thở ra.

Tiếng chuông và phương pháp nghe chuông chánh niệm cũng là một phương pháp rất hay. Khi đang trôi lăn, chìm đắm, được nghe một tiếng chuông trở về với hơi thở, nếu hơi thở của mình vững chãi, có ý thức thì hơi thở đó là Chánh pháp, nó bảo hộ thân tâm mình, không để cho tâm bị trôi lăn. Mới thực tập thì hơi khó khăn nhưng khi thực tập quen rồi thì không cần cố gắng nữa.

Hễ nghe một tiếng chuông thì tự động tâm mình dừng lại và chấm dứt trôi lăn. Thực tập thành công được với tiếng chuông thì sau này với những âm thanh khác như tiếng chuông đồng hồ, tiếng chuông điện thoại mình cũng có thể thực tập được. Với bài thực tập này, mình không nhất thiết phải thực tập câu đầu rồi tới câu thứ hai. Nếu mình thích câu đầu thì mình thực tập câu đầu miết cũng đủ rồi “Con đi cho Bụt”, “Con đi cho Bụt” đây.

Và khi mình đã vững rồi thì mình có thể thực tập câu thứ hai “Đi như đi chơi”. Và mình thấy rõ ràng là mình đang đi chơi thật. Lúc đó mình đang tiếp nối Bụt. Còn đi mà cứ suy nghĩ tới chuyện nọ chuyện kia là chưa được. Đừng có suy nghĩ miên man. Khi đi mình có hạnh phúc hay không tự mình biết, có hạnh phúc tức là mình tiếp nối được Bụt, điều này không cần ai phải nói cho mình hết. Ngay trong lúc ấy mình có thể vừa thiền chỉ vừa thiền quán.

Và đây là bài kệ thứ hai:

Con đi như Bụt

Con đang rong chơi

Con đang hạnh phúc

Con đang thảnh thơi.

Con phải giống cha. Ban đầu thì mình nói “Con đi cho Bụt”, đi đó là vì tình thương mà đi. Bây giờ mình đi giống hệt Bụt “Con đi như Bụt”. Câu thứ hai: “Con đang rong chơi”. Rong chơi không phải là chuyện dễ đâu, phải có tự do mới rong chơi được. Nếu mình vướng bận thì không thể rong chơi được, thành ra tới chùa là để học cách rong chơi. Rong chơi một ngày, rong chơi hai ngày. Rong chơi được thì không còn lo lắng, không còn sầu khổ, tật bệnh tiêu trừ, rong chơi thôi. Rong chơi là phương pháp trị bệnh rất là hay. Con đang rong chơi.

Trong thời gian tại thế Bụt rong chơi khắp chốn và tại vì Ngài rong chơi được nên Ngài độ được rất nhiều người. Nếu Ngài không rong chơi thì làm sao Ngài độ được đời? Mình phải giải thoát. Mình phải thảnh thơi thì mình mới độ được người. Phải luôn tự hỏi ta có đang rong chơi hay không, hay ta đang bận bịu với những lo toan? Đang bận tâm theo đuổi một dự án?

Con đang hạnh phúc

Con đang thảnh thơi.

Cuộc đời trầm luân của Tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc

Đây không phải là tự kỷ ám thị mà là sự thật. Mình đang có hạnh phúc thật và tự do thật. Khi thấy mình đang hạnh phúc đang thảnh thơi thì đúng là mình thành công. Phải biết buông bỏ buồn phiền thì mới hạnh phúc, thảnh thơi. Vấn đề là phải buông nó ra.

Trong gia đình hay trong Tăng thân chúng ta phải giúp đỡ nhau làm chuyện này. Và thấy ai buông được khổ đau của họ thì mình phải mừng cho người ấy. Rong chơi thôi thì rửa nồi cũng rong chơi, quét nhà cũng rong chơi. Phải sắp đặt cho khéo để giờ phút nào, công tác gì cũng có thể rong chơi được. Làm cái gì cũng là tu hết.

Nấu cơm, giặt áo, quét thiền đường, tưới rau… đều có thể làm trong tinh thần rong chơi. “Con đi như Bụt”, Bụt thấy không, con đang rong chơi đây nè, con đang hạnh phúc đây nè, đâu đến nỗi tệ lắm đâu. Con đang thảnh thơi đây nè, con buông được mà, con là học trò của Ngài mà. Giống như bài đầu, mình cứ chọn câu nào thích mà thực tập thôi, không hẳn là câu này đến câu kia.

Từ những thực tập ấy mà hạnh phúc của mình ngày càng lớn. Những bệnh tật trong thân hay trong tâm có thể được trị liệu bằng cách đi thiền hành. “Hiện pháp” tức là giây phút hiện tại, “lạc cư” là sống an lạc, sống an lạc ngay trong giây phút hiện tại chính là phương thuốc diệu kỳ nhất để trị cái bệnh bận rộn của nhân loại bây giờ. Ngày nay người ta không có khả năng “hiện pháp lạc cư”.

Giáo lý của Đức Thế Tôn vốn rất sáng sủa, dễ hiểu và có thể đem ra áp dụng được trong mọi lúc, mọi nơi. Nhưng các nhà Phật học đã biến nó thành một môn học rất rắc rối, rất là khó, càng học mình càng rối.

Vì vậy cho nên trong bao nhiêu năm, thầy đã cố gắng lấy lại được tính sáng sủa, đơn giản và thực dụng của giáo lý. Chỉ nội bài này nếu mình nghe và đem ra áp dụng thì đã có thể thay đổi được tình trạng trong một vài ngày, mình có thể dừng lại được sự chìm đắm và trôi lăn. Và khi dừng lại được rồi thì mình có thể nhìn vấn đề rất sâu sắc vì vậy mà khám phá ra được nhiều điều. Nhìn sâu chừng nào thì thảnh thơi chừng đó.

Tại vì cái tuệ giác mà mình đạt được khi nhìn sâu nó giải phóng cho mình khỏi những bức màn vô minh. Và khi có hạnh phúc rồi thì mình biết rằng mình có thể giúp đời được. Hạnh phúc đó được làm bằng thảnh thơi chứ không phải được làm bằng danh lợi hay là tiền bạc. Và chỉ cần thực tập từng đó thôi cũng đem lại hạnh phúc rất nhiều rồi.

Trái banh thầy liệng cho quý vị, bây giờ nó nằm ở dưới chân quý vị, chơi cho hay, chơi cho giỏi, hạnh phúc sẽ rất lớn.

Tin bài có liên quan

Cùng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Đi Gặp Mùa Xuân (1)

Cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi gặp mùa xuân (1)

Hãy Sờ Đất Và Làm Mới Từng Ngày

Hãy sờ đất và làm mới từng ngày

Lời Chúc Đầu Năm Của Sư Ông Làng Mai

Lời chúc đầu năm của Sư Ông Làng Mai

Không Có Sinh Diệt, Chỉ Có Sự Tiếp Nối

Không có sinh diệt, chỉ có sự tiếp nối

‘Thư Pháp Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Đậm Chất Dân Tộc Và Tuệ Giác’

‘Thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh đậm chất dân tộc và tuệ giác’

Nghe Pháp Để Tưới Tẩm Hạt Giống Trí Tuệ, Hạt Giống Từ Bi Bên Trong Con Người Mình

Nghe Pháp để tưới tẩm hạt giống trí tuệ, hạt giống từ bi bên trong con người mình

Thương Yêu Với Hiểu Biết Là Một

Thương yêu với hiểu biết là một

Đường Xưa Mây Trắng Bạt Ngàn

Đường xưa mây trắng bạt ngàn

Tháo Gỡ Nội Kết

Tháo gỡ nội kết

Từ Bi Sẽ Không Thể Có Được Nếu Không Có Hiểu Biết

Từ bi sẽ không thể có được nếu không có hiểu biết

Load More

Discussion about this post

Vấn Đề Phật Tử “Mừng” Noel – Minh Thạnh

VẤN ĐỀ PHẬT TỬ "MỪNG" NOELMinh Thạnh Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel...

Độ Nhất Thiết Khổ Ách

Độ nhất thiết khổ ách

Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo...

Châu Âu lo ngại Miến Điện cấm kết hôn giữa người khác đạo

CHÂU ÂU LO NGẠI MIẾN ĐIỆN CẤM KẾT HÔN GIỮA NGƯỜI KHÁC ĐẠO Thanh Hà (RFI) Theo luật mới được...

Nấc thang để bước lên…

Bút ký: NẤC THANG ĐỂ BƯỚC LÊN...Nguyễn Xuân Chiến  “Giới luật chính là nấc thang đưa mọi người trên con...

Bảo Vệ Môi Trường Tâm Linh

Bảo vệ môi trường tâm linh

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÂM LINHHòa Thượng Tuyên Hóa   Trong Phẩm Phật Quốc, Kinh Duy Ma Cật, có nói: “Tâm...

Đôi Dép, Triết Lý Về Hạnh Phúc Hôn Nhân – Thích Nhật Từ

Đôi Dép, Triết Lý Về Hạnh Phúc Hôn Nhân – Thích Nhật Từ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Virus Corona Là Gì?

Virus Corona là gì?

VIRUS CORONA LÀ GÌ?   Corona là gì?  Bạn có biết... Là dừng lại giữa bộn bề hối hả Để...

Đạo Đức Và Trách Nhiệm Trong Hôn Nhân Theo Lời Phật Dạy

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Câu chuyện người thầy dạy võ bạo lực với chính người vợ của mình đang gióng lên hồi chuông về...

Tách Trà Buổi Sáng Và Những Mật Ngôn Tình Cờ

Tách Trà Buổi Sáng Và Những Mật Ngôn Tình Cờ

TÁCH TRÀ BUỔI SÁNG VÀ NHỮNG MẬT NGÔN TÌNH CỜ                      ...

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ Vào một thời Đức Phật ở...

Giáo Dục Học Phật Giáo – Lý Kim Hoa Ph.d

Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo...

Kiếm Ăn Một Cách Tà Mạng

Kiếm ăn một cách tà mạng

Một ngôi chùa ở Hà Nội phục vụ nhu cầu "cúng sao, giải hạn" cho mọi người - Ảnh: Zing...

Đừng Để Trầm Cảm Hủy Hoại Cuộc Đời Bạn

Đừng để trầm cảm hủy hoại cuộc đời bạn

ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM HỦY HOẠI CUỘC ĐỜI BẠN  TT. Thích Nhật TừGiảng tại Chùa Cổ Lâm, 3503 South Graham...

Phật Giáo Và Thần Kinh Học

Phật Giáo Và Thần Kinh Học

PHẬT GIÁO VÀ THẦN KINH HỌC Phước Nguyên dịch************                       ...

Một Vài Suy Ngẫm Và Ý Nghĩ

Một Vài Suy Ngẫm Và ý Nghĩ

MỘT VÀI SUY NGẪM VÀ Ý NGHĨ   Như các bạn đều biết, chuyến đi mới đây của tôi tới...

Vấn Đề Phật Tử “Mừng” Noel – Minh Thạnh

Độ nhất thiết khổ ách

Châu Âu lo ngại Miến Điện cấm kết hôn giữa người khác đạo

Nấc thang để bước lên…

Bảo vệ môi trường tâm linh

Đôi Dép, Triết Lý Về Hạnh Phúc Hôn Nhân – Thích Nhật Từ

Virus Corona là gì?

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Tách Trà Buổi Sáng Và Những Mật Ngôn Tình Cờ

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giáo Dục Học Phật Giáo – Lý Kim Hoa Ph.d

Kiếm ăn một cách tà mạng

Đừng để trầm cảm hủy hoại cuộc đời bạn

Phật Giáo Và Thần Kinh Học

Một Vài Suy Ngẫm Và ý Nghĩ

Tin mới nhận

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Phật pháp nhiệm mầu

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

Tinh Thần Bi Trí Dũng Trong Ánh Lửa Bồ Tát Quảng Đức, Thanh Trúc

Hạng người sống hướng đến ánh sáng

Bồ Tát Thích Quảng Đức Từ Lời Nguyện Đến Trái Tim

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

Sống là phải biết ơn và báo ơn

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Tin mới nhận

Những Đóa Hoa Vô Ưu – The Sorrowless Flowers – Tâp Iii

Đại Học Phật Giáo Việt Nam Ở Đâu?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Tuyển Tập Thư Thầy

Lửa Trong Cái Trí Đối Thoại Cùng J. Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

KHAI GIẢNG LỚP HỌC TIẾNG SANSKRIT NĂM 2017

Đức Tin Của Người Phật Tử

Quan hệ với người đã có gia đình có bị quả báo?

Cái tự biết soi gương

Một góc nhìn về vấn đề chuyển giới trong Phật giáo

Trụ Tích Trấn Vương Kỳ

Mùa Vu Lan Nghĩ Về Cha Mẹ Qua Mấy Vần Thơ Thư Pháp – Thích Hạnh Tuệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Phật Giáo Với Tuổi Trẻ

Đôi Dòng Suy Tư Về Công Cuộc Hoằng Pháp – Thích Thánh Trí

Niệm Chết Cho Tất Cả Chúng Ta

Tại sao thiền là nguyên tắc căn bản của sự thành công

Tản Mạn Tâm Tư

Học nội điển – Thực tập Pháp Phật

Sáu loại cô đơn

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 40)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Chúng ta thường không chú ý đến chính bản thân mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Đại Bi Chú Giảng Giải

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Kinh Bách Dụ: Lượm tiền vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Toát Yếu Kinh Trung Bộ

THÍCH MINH CHÂU

Kim Cang Quyết Nghi

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Milinda Vấn Đạo Người Dịch: Tỳ Khưu Indacanda

Bí ẩn vùng đất vàng Đông Nam Á trong Kinh Phật

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Tin mới nhận

Pháp Môn Tịnh Độ – Con Đường Tu Tắt

Hương Sen Vạn Đức

Phát Nguyện Vãng Sanh Cực Lạc

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 45)

Hỏi Đáp Trợ Niệm Khi Lâm Chung

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

Niệm Phật Tâm Địa Công Phu – Pháp Sư Tịnh Không

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 91)

Kinh A Di Đà Sớ Sao

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần 2)

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 3)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 73)

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Phật Giáo Là Gì?

Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 Tuổi Tự Tại Vãng Sanh

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Tin Sâu Pháp Môn Tịnh Độ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese