PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tự thuật của người đổ xăng

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
TỰ THUẬT CỦA NGƯỜI ĐỔ XĂNG
Tác giả Hùynh Văn Hải (nguyên là ĐĐ Thích Chơn Ngữ)

Trong “Biến cố 1963”,  phong trào đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo Việt Nam kéo dài 6 tháng, còn được gọi là “Sáu tháng Pháp Nạn”, có ba cột mốc lớn:

(1) Vụ chính quyền đàn áp Phật tử gây tử vong tại đài Phát thanh Huế đêm Phật Đản 8/5/1963.

(2) Vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức tại Sài Gòn ngày 11/6/1963, và

(3) Chiến dịch “Nước Lũ” càn quét chùa và bắt bớ Tăng Ni toàn quốc do ông Cố vấn Ngô Đình Nhu phát động trong đêm 20/8/1963, gần như làm tê liệt hóa toàn bộ Phong trào Phật giáo, biến cuộc đấu tranh cho bình đẳng tôn giáo thành cuộc đấu tranh chính trị công khai của đảng phái, trí thức và sinh viên (và của quân đội trong bí mật).

Cho đến nay, sau 58 năm trôi qua, các thế lực thù nghịch Phật Giáo vẫn còn tiếp tục đánh phá Phật Giáo nhằm chạy tội quá khứ đã chống lại dân tộc trong suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam – bằng cách cáo buộc phong trào tranh đấu Phật Giáo 1963 là do Cộng Sản giật dây hay là do những người Cộng Sản hay thân Cộng Sản chủ trương nên đã tuyên truyền rằng “người tưới xăng lên thân Hòa Thượng Thích Quảng Đức là cán bộ Cộng Sản nằm vùng Nguyễn Công Hoan, cựu dân biểu “lưỡng triều” Việt Nam Cộng Hòa”.

Nói rằng Nguyễn Công Hoan là cựu dân biểu quốc hội miền Nam Việt Nam thời đệ nhị Cộng Hòa (nhiệm kỳ 1971-1975) và là cựu dân biểu quốc hội của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (sau năm 1975) là đúng, nhưng nói rằng người tưới xăng lên Hòa Thượng Thích Quảng Đức là ông Nguyễn Công Hoan là hoàn toàn sai sự thật.

Vậy ai là người đã giúp (tưới xăng) lên HT. Thích Quảng Đức để ngài tự thiêu? Người đó chính là Đại Đức Thích Chơn Ngữ, sinh năm 1933 tức 30 tuổi vào năm 1963, thế danh là Huỳnh Văn Hải, đệ tử của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, vị Tăng Thống đầu tiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Sau năm 1963, Đại Đức Thích Chơn Ngữ đi du học tại Hoa Kỳ, sau đó qua Pháp học và đỗ Tiến sĩ Sử Học tại Đại Học Sorbonne, Paris. Năm 1973 ông về Việt Nam dạy học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh. Sau năm 1975 cởi áo xuất tu , vượt biển và được nhập cư vào Mỹ năm 1982 và hiện đang sống tại San Jose Hoa Kỳ. Ông Huỳnh Văn Hải, người vừa là chứng nhân, vừa là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc tự thiêu của ngài Quảng Đức đã thuật lại như sau trong bài viết “Tự thuật của người đổ xăng”


Hunhvanhai_Tqd_1
Hunhvanhai_Tqd_2

 Phóng ảnh trang 6 và 7 của Nguyệt san CHẤN HƯNG, số 12,
phát hành tháng 11/1987 tại miền Nam California

Xem thêm:
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Trong Ngày 11/6/1963 Đã Bị Mạo Hóa
________________________________

VÀI NÉT VỀ ĐẠI ĐỨC THÍCH CHƠN NGỮ

Đại đức Thích Chơn Ngữ, người tưới xăng lên mình Ngài Quảng Đức, là nhân chứng thứ nhì: Đại đức có thế danh Huỳnh Văn Hải, vốn là đệ tử của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết ở chùa Tường Vân tại Huế. Đại đức người Huế, vào khoảng 30 tuổi vào năm 1963, người tương đối cao lớn nên được phân công đổ xăng lên thân thể Hoà thượng Quảng Đức. Vì tham gia vào vụ tự thiêu trong vai trò đó, ĐĐ Chơn Ngữ đã bị chính quyền Diệm bắt giam để khảo cung, và bị tra tấn tàn bạo làm hư hại bộ phận sinh dục không thể có con. Sau khi chế độ Diệm sụp đổ, ĐĐ Chơn Ngữ được một học bổng đi du học và tốt nghiệp Tiến sĩ đệ tam cấp (Docteur Troisième Cycle) tại Pháp. Cuối năm 1973 hay đầu năm 1974, ĐĐ về nước và dạy tại Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, sinh viên ghi danh theo học lớp của ĐĐ khá đông. Sau 1975, trong tình hình mới nhiều phức tạp, Đại đức cởi áo xuất tu, trở lại với thế danh Huỳnh Văn Hải. Rồi khoảng năm 1981, theo phong trào boat people, ông vượt biển đến Indonesia. Ông được nhập cư vào Mỹ, sống ở Los Angeles một thời gian và cuối cùng về định cư tại thành phố San Jose ở bang California. Hiện nay (2011), ông Huỳnh Văn Hải đã già yếu, gần 80 tuổi nên thị lực kém, và đang ở vùng Bay Area. Ông có một số bà con ở tại Orange County, miền nam California và ở Houston, tiểu bang Texas.

Năm 1985, trả lời cho tạp chí Chấn Hưng do một số cư sĩ Phật giáo ở Los Angeles chủ trương, ông Huỳnh Văn Hải (nguyên là Đại đức Thích Chơn Ngữ), người vừa là nhân chứng vừa đóng vai trò quan trọng trong cuộc tự thiêu của Ngài Quảng Đức, đã kể lại như sau:
“… Ngày 15 tháng 5, Tổng thống Diệm bất đắc dĩ phải tiếp phái đoàn Phật giáo gồm 5 vị: Thượng tọa Thiện Hoa, Thiện Hòa, Hành Trụ, Tâm Châu và Đôn Hậu, nhưng ông Diệm đã không thực tâm giải quyết vấn đề. Do đó, ngày 16 lại có nhiều cuộc tuyệt thực khác và biểu tình rầm rộ trước Quốc Hội, nhưng chính quyền vẫn không đả động gì đến những yêu cầu của Phật giáo đồ… Bây giờ câu hỏi rất quan trọng được đặt ra là việc tự thiêu, người hưởng ứng đầu tiên là Ngài Quảng Đức.
… Lúc 10 giờ sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963, tôi dìu Ngài ra đến cổng chùa, thầy Đức Nghiệp mở cửa chiếc xe Austin đã đậu sẵn, mời Ngài lên. Xe gặp đường Phan Đình Phùng quẹo phía trái là đường Lê Văn Duyệt, tài xế dừng xe lại, xung quanh tôi các tăng ni đã đứng chật ních bao vây ngã tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng.

Tay trái tôi xách thùng xăng, tay mặt tôi dìu Ngài bước ra xe và mời Ngài ngồi xuống. Ngài ngồi “Kiết Già” tay mặt đặt lên tay trái. Tôi cầm thùng xăng đáng lẽ tưới lên vai Ngài, nhưng vì hốt hoảng lo sợ mật vụ tới nên đã đổ xăng từ đầu Ngài trở xuống. Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh. Lửa tức tốc bừng cháy đốt ngay thân xác Ngài như một pho tượng trong khi các tăng ni quỳ xuống vừa khóc vừa niệm: A Di Đà Phật.

Tiếng niệm Phật rất não nùng thê thảm trong lúc ngọn lửa càng bốc cao, phủ kín cả người Ngài, nhưng Ngài vẫn ngồi vững như bàn thạch chấp hai tay trước ngực.
Sau 7 phút toàn thân Ngài ngã xuống nhưng hai tay vẫn còn chắp trên ngực. Xung quanh các tăng ni vừa bái lạy vừa khóc, vừa niệm Phật, nhưng có một người vẫn đứng thẳng như một trụ đá, không khóc, nét mặt rất đau thương đến độ trông rất lạnh lùng, chấp hai tay nhìn thẳng vào thân xác cháy đen của Ngài Quảng Đức. Đó là Thượng Tọa Thích Tâm Châu mà nay là Hòa thượng tu hành tại nước Pháp.
Ngài Quảng Đức đã hiến mình cho Đạo Pháp bằng cách an nhiên tọa thuyền trong biển lửa cao ngút. BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC đã tự đốt mình để bảo vệ Đạo Pháp lúc lâm nguy và để bảo vệ quyền Tự Do Tín Ngưỡng. Hành động can đảm và tuyệt vời này của Ngài đã làm cả thế giới khâm phục và đã thức tỉnh lương tri nhân loại rằng đàn áp, chém giết chỉ gieo rắc thêm hận thù. Bạo lực sẽ thất bại trước TỰ DO, CÔNG BẰNG, TÌNH THƯƠNG và lòng KHOAN DUNG.

Trích từ “Cuộc Tự Thiêu Lịch Sử” – Nguyệt san Chấn Hưng số 4, tháng 8 năm 1985, trang 2, 3 và 19. Los Angeles, Hoa Kỳ.” Lúc bấy giờ, nguyệt san Chấn Hưng chủ yếu được phổ biến trong các chùa và cộng đồng cư sĩ Phật giáo ở Mỹ. Và 24 năm trước đây, phần trích đoạn ở trên của bài viết “Cuộc Tự Thiêu Lịch Sử” đã được cụ Hoành Linh Đỗ Mậu in lại trong tác phẩm “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi”, Phụ Lục A, số thứ tự 27, trang 1083 và 1084, ấn bản 1987, và được tiếp tục duy trì trên các ấn bản tiếp theo, kể cả ấn bản điện tử 2007.

Tin bài có liên quan

Yếu Tố Tôn Giáo Trong Cuộc Đảo Chính Lật Đổ Chế Độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Yếu tố tôn giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Ttt-Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-Tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-Thống Nhất Phật Giáo Đỗ-Trung-Hiếu

Ttt-thống Nhất Phật Giáo Đỗ-trung-hiếu

Ttt-Ôn Gìa Lam (Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ) (1909 – 1984) Điều Ngự Tử Tín-Nghĩa

Ttt-ôn Gìa Lam (Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ) (1909 – 1984) Điều Ngự Tử Tín-nghĩa

Load More

Discussion about this post

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Mục 1. Nhắc nhở mạng người vô thườngBồ tát Phổ Hiền dạy: “Ngày tháng trôi đi, sinh mạng giảm dần”. Người...

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 2)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không Thời gian: ngày 23 tháng 06 năm 2003...

Vai Trò Của Trụ Trì Với Công Tác Hướng Dẫn Phật Tử

Vai trò của trụ trì với công tác hướng dẫn Phật tử

VAI TRÒ CỦA TRỤ TRÌ VỚI CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ  Tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật

Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị...

Bốn Niệm Xứ

Bốn niệm xứ

BỐN NIỆM XỨ CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT (THE ONLY WAY) hay CON ĐƯỜNG TRỰC TIẾP (THE DIRECT PATH) Đây là...

Tư Duy Hướng Nội Của Phật Giáo Và Vai Trò Của Nó Trong Tư Duy Của Người Việt – Hoàng Thị Thơ

Tư Duy Hướng Nội Của Phật Giáo Và Vai Trò Của Nó Trong Tư Duy Của Người Việt – Hoàng Thị Thơ

TƯ DUY HƯỚNG NỘI CỦA PHẬT GIÁO và vai trò của nó trong tư duy của người ViệtHoàng Thị Thơ,...

Thương Người Miền Trung Lê Minh Hiền

Thương Người Miền Trung Lê Minh Hiền

BÃO LỤT MIỀN TRUNG- 54 người chết và mất tích do mưa lũ Hồng Thập Tự cứu trợ lụt miền Trung...

Đức Cần Kiệm, Tri Túc, Bình Dị Của Ht. Thích Trí Tịnh

Đức Cần Kiệm, Tri Túc, Bình Dị Của Ht. Thích Trí Tịnh

Đức cần kiệm, tri túc, bình dị của HT. Thích Trí Tịnh Minh Thạnh Ngày nay, trước xu thế xa hoa...

Lời Gần, Ý Xa …

Lời gần, ý xa …

LỜI GẦN, Ý XA …Huệ Trân SƠN TĂNG Sơn Tăng lên núi tọa thiền Không danh lợi, chẳng muộn phiền...

Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng Chương 2

Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng Chương 2

2HÃY LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG !Lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-maĐức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-ReverHoang Phong chuyển ngữ   Quyển sách "Hãy...

Thập Nhị Bộ Kinh

Tôi đọc kinh sách Phật thường nghe nói tới “Thập Nhị Bộ Kinh “ tức “mười hai bộ kinh”. Vậy...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

****************Kinh văn: “Phật ngữ A Nan: “Bỉ Cực Lạc giới, vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm. Vĩnh vô...

Vì Sao Bạn Không Cảm Thấy Hạnh Phúc Ngay Cả Khi Có Đầy Đủ Mọi Thứ?

Vì sao bạn không cảm thấy hạnh phúc ngay cả khi có đầy đủ mọi thứ?

VÌ SAO BẠN KHÔNG CẢM THẤY HẠNH PHÚC NGAY CẢ KHI CÓ ĐẦY ĐỦ MỌI THỨ?     Hạnh phúc...

Mối Liên Hệ Giữa Thầy Và Trò, Trò Và Thầy Trong Giáo Dục Phật Giáo – Thích Trừng Sỹ

MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẦY VÀ TRÒ, TRÒ VÀ THẦY TRONG GIÁO DỤC PHẬT GIÁOThích Trừng Sỹ Thầy và trò,...

Kinh Viên Giác

KINH VIÊN GIÁC Sa Môn Phật Đà Đa La dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữTỳ Kheo Thích Duy Lực...

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 2)

Vai trò của trụ trì với công tác hướng dẫn Phật tử

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật

Bốn niệm xứ

Tư Duy Hướng Nội Của Phật Giáo Và Vai Trò Của Nó Trong Tư Duy Của Người Việt – Hoàng Thị Thơ

Thương Người Miền Trung Lê Minh Hiền

Đức Cần Kiệm, Tri Túc, Bình Dị Của Ht. Thích Trí Tịnh

Lời gần, ý xa …

Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng Chương 2

Thập Nhị Bộ Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Vì sao bạn không cảm thấy hạnh phúc ngay cả khi có đầy đủ mọi thứ?

Mối Liên Hệ Giữa Thầy Và Trò, Trò Và Thầy Trong Giáo Dục Phật Giáo – Thích Trừng Sỹ

Kinh Viên Giác

Tin mới nhận

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Phật là gì?

Lời Phật dạy: ‘Nghe” là một pháp tu thù thắng

Đức Phật may y cho đệ tử

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Trung ương GHPGVN đề nghị tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo trang nghiêm, phù hợp

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Đức Phật xuất hiện – mở ra con đường giác ngộ

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

Thế nào là hạng người có tội?

Phật pháp tại thế gian

Tin mới nhận

Vấn nạn tử tử trong giới trẻ và hậu quả sau khi chết

Pháp hành định và tuệ

Đáp Ứng Của Phật Giáo Trước Đại Dịch Covid -19 Từ Góc Độ Lịch Sử

Ai Là Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên? Ai Có Trí Tuệ Để Biết Đâu Là Thánh Giới Uẩn Của Đức Phật? – Người Dịch: Tâm Phương

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Orgyen Tenzin Norbu

Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật – Tâm Diệu

Cẫm nang vào đời cho người cư sĩ tại gia

Chữa lành trầm cảm bằng thiền tập, tình yêu thương và tha thứ

Đồng nhất thể

Tuệ Phát Triển Định

Thiền Quang Tâm Minh

Những Đặc Điểm Của Văn Hóa Phật Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam

Những khía cạnh đạo đức trong Nhập Bồ-đề hành luận của Tịch Thiên

Thấy khổ rồi vượt khổ – từ saṃvega đến pasada

Vị Pháp Thiêu Thân

Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại – Đào Viên

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Đừng coi thường phiền não

Người Phật Tử Ngày Nay Trong Thế Giới Tây Phương

Khảo về vương nạn Tỳ Lưu Ly và cuộc thiên di đến Gandhàra của dòng họ Thích

Tin mới nhận

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Kinh Bāhiya (song ngữ Việt Anh)

Kinh Vô Ngã Tướng

Kinh Bách Dụ: Bị gấu cắn

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (4)

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Kinh Mangala Sutta (Kinh Phước Đức)

Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Tin mới nhận

Phật Học Vấn Đáp

Đường Về Cực Lạc

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 2)

Đức Phật A Di Đà Trong Kinh Bản Duyên và Các Kinh Điển Khác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 17)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Thảnh Thơi Trong Cõi Vô Thường

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Tây Phương Xác Chỉ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 117)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 2)

Tịnh Độ Thập Nghi Luận

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.