PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Đức Phật đã dùng trí tuệ và tình thương để dạy người ta sống lương thiện, biết quên mình vì người, để có được bình yên.
  2. Cuộc đời và lối sống của Đức Phật là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian.

Hoàng thành Kapilavatthu ngày một xa dần, tiếng vó ngựa lẻ loi bị chìm vào bóng đêm cô tịch. Một người một ngựa, không tài sản, không quân hầu, Thái tử Siddhartha đã lặng lẽ ra đi trong đêm tối, mang theo duy nhất một hành trang là lòng nhiệt huyết tầm cầu giác ngộ, cứu khổ cho đời.

Theo những gì được sắp đặt, chỉ ngày mai thôi, khi ánh bình minh ló dạng, dưới sự chứng minh của bá quan văn võ, đức vua Suddhōdana sẽ trao quyền nhiếp chính để an hưởng tuổi già. Các thầy tiên tri đã dự đoán rằng khi thái tử chính thức bước lên ngai vàng, những điều kiện lúc này sẽ hội đủ, vị tân vương trở thành bậc chuyển luân vương làm vua trong toàn cõi đất, chứ không phải chỉ trị vì thành quốc Kapilavattu nhỏ bé. Nhưng điều đó lúc này đâu có ý nghĩa gì đối với một người đã cưu mang chí nguyện sống cho muôn loài, tìm ra con đường giải thoát, giúp người thoát khỏi trầm luân.

Sinh ra là một thái tử, Siddhartha từ bé đã sống trong cảnh vương giả. Trong những năm tháng tuổi thơ, Ngài chưa từng biết chữ “khổ” là gì. Đến một ngày kia, khi dạo chơi bốn cửa thành, Siddhartha tận mắt chứng kiến được cảnh già nua, bệnh tật, chết chóc và hình bóng người tu sĩ. Siddhartha nhận ra rằng: “Chính ta và những người thân yêu nhất rồi đây cũng không ai thoát khỏi cảnh khổ đau của già, bệnh, chết, mất mát, chia ly”. Lo lắng, bàng hoàng, sửng sốt trước sự tàn phá và hủy diệt của thời gian, thái tử như một người đang đứng trên ngọn núi thật cao bị xô ngã vào trong vực thẳm, khổ đau cùng cực.

Trở về hoàng cung, Siddhartha dành trọn thời gian để trầm tư về cuộc thế, về nỗi đau của muôn loài và sự suy tàn của kiếp nhân sinh. Ngài mong muốn tìm ra con đường diệt khổ, phương pháp giúp mọi người thoát ra khỏi những bế tắc của cuộc đời. Thế rồi, hình ảnh người tu sĩ trong lần dạo chơi ở cửa thành thứ tư như ánh sáng cuối đường hầm, mở ra một chân trời mới, một tia hy vọng lóe lên cho người đang tìm cầu con đường giải thoát.

Đức Phật của chúng ta

Đức Phật Đã Dùng Trí Tuệ Và Tình Thương Để Dạy Người Ta Sống Lương Thiện, Biết Quên Mình Vì Người, Để Có Được Bình Yên.

Đức Phật đã dùng trí tuệ và tình thương để dạy người ta sống lương thiện, biết quên mình vì người, để có được bình yên.

Thái tử Siddhartha tìm đến phụ vương để trình lên nguyện vọng xuất gia tìm đạo của mình. Vua cha khẽ nhíu mày, vậy là điều ông lo lắng bấy lâu nay cũng đã xảy ra. Từ khi thái tử được sinh ra, đức vua Suddhōdana luôn tìm cách trói chân Ngài bằng đời sống vinh hoa, phú quý. Ba tòa lâu đài được xây dựng theo lối kiến trúc khác nhau, phù hợp với từng mùa trong năm của thời tiết đất nước Ấn Độ, thái tử tùy nghi theo thời gian mà di chuyển đến đó để sống. Những cung phi, mỹ nữ, nhạc công, đầu bếp, phục dịch… được tuyển chọn kỹ càng để phục vụ cho đời sống của thái tử. Nhưng dường như những thứ đó dần trở nên vô nghĩa.

Vua nghĩ đã đến lúc ông phải dùng biện pháp cuối cùng. Một mái ấm gia đình, một đứa con nối dõi, niềm hạnh phúc bên vợ đẹp con thơ, sẽ là những sợi dây vô hình nhưng vô cùng bền chắc có thể giữ cho thái tử tài ba yên vị tại cung son. Vua cha quyết tuyển một công nương sinh đẹp cưới về làm vợ cho chàng, đức công nương yaśodharā hiền diệu, nết na, đoan chính được lọt vào mắt sanh của thái tử sau cuộc tuyển chọn mỹ nhân và trở thành chánh thất. Nhưng vua Suddhōdana đâu ngờ mọi tính toán của mình không thể trói buộc chân của bậc đại vĩ nhân, khi tình thương mà thái tử Siddhartha dành cho cuộc đời quá lớn, ngài đã quyết lòng dứt áo ra đi vào đúng ngày đứa con đầu lòng Rahula được sinh ra. Bởi thái tử hiểu rõ hơn ai hết, nếu ngài không một lần đoạn tuyệt, lý tưởng của Siddhartha rồi sẽ phai nhạt dần theo vết thời gian.

Từ bỏ tất cả sau lưng, từ vợ đẹp con ngoan đến ngai vàng quyền lực, Siddhartha đã chọn sống đời ẩn sĩ, không gia đình, không tiền bạc, không người hầu hạ, hằng ngày ôm bát xin ăn… chỉ vì mang trong mình hoài bão “vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Thái tử tự hứa với lòng nếu không thành đạo sẽ chẳng quay về.

Những ngày tháng gian khổ dần dần cũng quen, nếp sống xuất gia ban đầu thật sự khó khăn cho một người từng sống cuộc đời danh gia vọng tộc. Nhưng nhờ ý chí dõng mãnh, thái tử Siddhartha chưa từng chùn bước trước những khó nhọc của cuộc tu. Những ngày đầu, Ngài tìm đến học đạo với những ẩn sĩ nổi tiếng đương thời, tiếp thu những tư tưởng và cách thức thực tập của họ để thực hành theo.

Chỉ trong một thời gian ngắn, thái tử đã hiểu rõ tất cả những tử tưởng đó và có được những thành tựu đáng kể trong đời sống tinh thần. Lúc này, trình độ tâm linh của ngài ngang hàng với các bậc thầy lừng danh nhất. Những gì cần học, ngài đã học xong. Nhưng sự giải thoát thực sự, lý tưởng đoạn trừ mọi khổ đau một cách triệt để, hoàn toàn, những gì ngài ngày đêm hướng đến trên con đường tìm đạo, thái tử Siddhartha vẫn chưa đạt được. Thế rồi, thái tử Siddhartha quyết định đi theo con đường khổ hạnh ép xác, thử nghiệm theo phương pháp truyền thống mà các Ẩn sĩ thời bấy giờ luôn tôn thờ là tối thượng.

Thái tử vào tận rừng sâu để tu tập, ở những nơi không có bóng người, chỉ cần một con thú bước đi trên đất, một con công làm rơi một cành cây, hay một ngọn gió khiến rung động lá rơi, cũng khiến cho lông tóc của người ta dựng ngược, sự sợ hãi khiếp đảm nổi lên có thể làm điên loạn những ai không đủ lòng can đảm và ý chí kiên cường. Ban đầu, ngài chỉ ăn một ngày một bữa, một tuần một chén cháo, cho đến nửa tháng mới ăn một lần.

Cuộc Đời Và Lối Sống Của Đức Phật Là Một Vầng Dương Bừng Chiếu, Muôn Đời Tỏa Sáng Nhân Gian.

Cuộc đời và lối sống của Đức Phật là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian.

Đức Phật – Người đem ánh sáng rọi soi cuộc đời

Sau đó, lượng thực phẩm giảm dần đến mức tối thiểu, ngài ăn những hạt lúa hay vừng được gió làm rơi vãi trên thân thể, hay ăn những cỏ và rễ cây trong rừng để sống. Khi ăn quá ít, tay chân Siddhartha teo lại như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo, bàn chân của Siddhartha như móng chân con lạc đà, xương sống phô bày ra, các xương sườn gầy mòn như rui cột một nhà sàn hư nát, hai con ngươi long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như một giếng nước thâm sâu, da đầu nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng, da bụng bám chặt xương sống. Vì ăn quá ít, khi thái tử Siddhartha đứng lên rồi lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc rơi rụng khỏi thân mình. Siddhartha lượm những mãnh vải tẩm liệm người chết bỏ đi để che thân, hoặc mặc vải gai thô, áo làm bằng vỏ cây. Ngài dùng ván gỗ làm giường, nằm trên đất trần, sống và ngủ ngoài trời. Thực tập nín thở, khiến cho đầu óc Thái tử choáng váng, đau nhức, như có một người lực sĩ dùng chiếc đai quấn chặt lấy đầu, hay khí hỏa bóc lên như đốt cháy từng chi phần trong cơ thể.

Sau sáu năm khổ hạnh, một ngày nọ Thái tử nhận ra mình đã đi sai đường, thấy rằng phương pháp khổ hạnh này không thể đưa đến sự giác ngộ. Cơ thể yếu ớt thì trí óc không thể minh mẫn, Thái tử từ bỏ phương pháp cực đoan ép xác, cũng không đi theo con đường hưởng thụ lợi dưỡng. Theo đường Trung đạo, ngài thực hành phương pháp thiền dựa trên nền tảng của Bát Chánh Đạo, dựa vào kinh nghiệm bản thân để tìm ra bản chất của con người và vũ trụ.

Sau khi nhận bữa ăn của nàng Sujata, Thái tử Siddhartha đến ngồi dưới cội cây bồ đề, ngài nói lên lời nguyện lớn: “Dù cho thịt và máu trong thân ta khô cạn hết, dù sắc thân này chỉ còn da bọc xương đi nữa, nếu ta chưa trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, ta quyết không bao giờ rời khỏi nơi này”. Thế rồi, cuộc chiến giữa thái tử và các thế lực xấu ác trong nội tâm là tham lam, tức giận, ganh tỵ, ích kỷ, buồn chán, tự kiêu, ngã mạn, ngu si, lười biếng… bắt đầu. Vượt qua tất cả mọi trở ngại, diệt trừ toàn diện những ô nhiễm trong tâm. Cuối cùng, Thái tử Siddhartha cũng đã thành tựu được mục đích, trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni, vị giáo chủ của đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới.

Kể từ khi thành tựu đạo lớn cho đến lúc Ngài Niết bàn viên tịch, suốt bốn mươi lăm năm còn lại trong cuộc đời, Ngài đã đi khắp mọi miền để hướng dẫn nhân loại sống bằng trí tuệ và tình thương lớn. Có lúc đối diện với những người ghét bỏ, phỉ báng, chê bai, chửi bới, đức Cồ-Đàm lúc bấy giờ vẫn mỉm cười chấp nhận, dùng trí tuệ và tình thương để dạy người ta sống lương thiện, biết quên mình vì người, để có được bình yên.

Từng là một thái tử, sau này trở thành một vị thầy lớn của hàng chục quốc vương, đệ tử của ngài có đủ mọi tầng lớp. Nhưng đức Phật Cồ-đàm vẫn sống cuộc đời giản dị, thanh cao, có khi ngủ ngoài bìa rừng, hang động, hằng ngày ôm bình bát đi hóa duyên trong từng làng mạc, thôn sớm. Cuộc đời và lối sống của ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian.

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Tại Sao Vị Tổng Giám Đốc Người Canada Jean Sabastien Dufresne Ăn Chay

Tại Sao Vị Tổng Giám Đốc Người Canada Jean Sabastien Dufresne Ăn Chay

TẠI SAO VỊ TỔNG GIÁM ĐỐC NGƯỜI CANADA JEAN SABASTIEN DUFRESNE ĂN CHAY Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng Đêm qua tôi...

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

TỪ TƯỢNG VUA LÝ Ở HÀ NỘI ĐẾN TƯỢNG ĐÀI BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC Ở TP. HỒ CHÍ MINHTrí...

Phật Hoàng Nước Việt, Ht. Thích Nhật Quang

PHẬT HOÀNG NƯỚC VIỆT HT. Thích Nhật Quang Đức Trần Nhân Tông thị hiện vào đời tu tập và lợi...

Phật Khuyên Ông Cấp Cô Độc Tu Thiền

Phật Khuyên Ông Cấp Cô Độc Tu Thiền

PHẬT KHUYÊN ÔNG CẤP CÔ ĐỘC TU THIỀN Giao Uyên Phật khuyên ông Cấp Cô độc nên tu thiền Cư...

Ni Giới Trẻ Ngày Nay Với Vấn Đề Bát Kỉnh Pháp

Ni giới trẻ ngày nay với vấn đề bát kỉnh pháp

I. DẪN NHẬPChúng con kính nghe rằng:“Giới như đất bằng, muôn điều lành từ đó mà sanh.Giới như thuốc hay,...

 Ý Nghĩa Bốn Chân Lý Của Tứ Diệu Đế

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Đức Phật đã nói về Tứ Diệu Đế khi ông khám phá ra trong quá trình đấu tranh cho sự...

Làm Việc Tốt Sẽ Có Nhiều Thiện Hạnh

Làm Việc Tốt Sẽ Có Nhiều Thiện Hạnh

Pháp Vương Gyalwang DrukpaLÀM VIỆC TỐT SẼ CÓ NHIỀU THIỆN HẠNH Sáng 5/4, hàng trăm phật tử đã có mặt...

Hình Ảnh Người Mẹ Trong Kinh

Hình Ảnh Người Mẹ Trong Kinh

HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG KINH Nguyên Giác Có nhiều hình ảnh người mẹ trong Kinh Phật. Để dâng cúng...

Khái Niệm Hòa Bình Theo Phật Giáo

Khái Niệm Hòa Bình Theo Phật Giáo

KHÁI NIỆM HÒA BÌNH THEO PHẬT GIÁOLý luận và Thực tiễnRajitha P. Kumara (*)Nguyễn Quang Huy dịch(*) (B.A. M.A. M.Phil.,PhD-Renmin.),...

Nói Dễ, Làm Khó

Nói dễ, làm khó

Tuy nhiên, người ưa thích nói về những phẩm chất cao thượng như ly dục, xả buông cũng đã là...

Bộ Mặt Nguyên Thủy

BỘ MẶT NGUYÊN THỦY Ngọc Bảo trích dịch  “Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Đại Đăng Quốc Sư...

Tuổi Trẻ Ăn Chay

Tuổi Trẻ Ăn Chay

TUỔI TRẺ ĂN CHAY Thị Giới Cũng như Thiền , khuynh hướng ăn chay ngày càng lan rộng ở Bắc...

Ảnh Hưởng Phật Giáo Trong Đời Sống Người Việt

ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆTThích Nguyên Tạng Mục lục DẪN NHẬP PHẦN A : TỔNG QUAN VỀ...

Thư Của Ht. Thích Tịnh Hạnh Về Cô Thanh Hải

LINH SHAN BUDDHIST INSTITUTE Giảng Đường Linh Sơn và Viện Nghiên Cứu Phật Học 7 F. 21, Sec. 1, Chung-Hsiao...

Dấu Son Trên Hải Đảo

Dấu son trên hải đảo

DẤU SON TRÊN HẢI ĐẢO Truyện ngắn NHỤY NGUYÊN    Tôi có một cuộc hẹn. Bất ngờ. Như định mệnh....

Tại Sao Vị Tổng Giám Đốc Người Canada Jean Sabastien Dufresne Ăn Chay

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Phật Hoàng Nước Việt, Ht. Thích Nhật Quang

Phật Khuyên Ông Cấp Cô Độc Tu Thiền

Ni giới trẻ ngày nay với vấn đề bát kỉnh pháp

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Làm Việc Tốt Sẽ Có Nhiều Thiện Hạnh

Hình Ảnh Người Mẹ Trong Kinh

Khái Niệm Hòa Bình Theo Phật Giáo

Nói dễ, làm khó

Bộ Mặt Nguyên Thủy

Tuổi Trẻ Ăn Chay

Ảnh Hưởng Phật Giáo Trong Đời Sống Người Việt

Thư Của Ht. Thích Tịnh Hạnh Về Cô Thanh Hải

Dấu son trên hải đảo

Tin mới nhận

Giản dị trong nếp sống

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

Cuộc Đời Huyền Bí Của Thiền Sư Có Trái Tim Bất Hoại – Phạm Ngọc Dương

Bất biến và tùy duyên

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Tôi tin Phật

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Dòng sông tâm thức (II)

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

The Self-immolation In Vietnam –

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

Tin mới nhận

Biết ơn mình

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Ngôi Chùa Đầu Tiên Của Tỉnh Lâm Đồng: Tổ Đình Sắc Tứ Linh Quang

Thức Ăn Tinh Thần Của Người Tu

Sự Kỳ Lạ Của Kinh Kim Cang

Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng, Krishnamurti, Việt Dịch: Ông Không

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Tập 1

Phật Giáo Việt Nam Với Vấn Đề Thiết Lập Nền Độc Lập Tự Chủ Quốc Gia Đại Việt Thời Lý-trần

Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian

Các cấp độ của việc thấy pháp như nó đang là

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Xã hội hiện đaị và đạo pháp

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Nghiên Cứu Về Triết Học Tánh Không

Cuộc Đời Thánh Tăng Sìvali

Phật Giáo Yếu Luận Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Cái gì là bản lai diện mục của Tâm?

Người thiếu máu nên ăn thực phẩm gì?

Tin mới nhận

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Chữ Hán

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Địa Tạng Mật Nghĩa

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Lời Phật dạy về bảy hạng vợ ở đời

Kinh Thừa Tự Pháp

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Tin mới nhận

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ

Cực Lạc Thù Thắng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 7)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 38)

Phá giới & phá chấp

Thường tâm không Phật, chúng ta niệm gì?

A Di Đà Kinh Hợp Giải

Niệm Phật Thành Phật – Pháp Sư Tịnh Không

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Karmapa Đời Thứ 17

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 105)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese