GẶT HÁI NHỮNG ÂM HƯỞNG CỦA TÂM KINH
Thi San
* Nói đến Tâm Kinh người ta nói nhiều đến Không. Nhiều người đã nhận định: suốt cả 600 quyển Kinh Bát Nhã cô đọng lại trong 260 chữ ở Tâm Kinh và 260 chữ này cô đọng bằng 4 chữ “Ngũ Uẩn Giai Không”, và cuối cùng 4 chữ này, nghiã là toàn thể cô đọng lại một chữ “Không”.
Qua các thí dụ nêu ở phần trên, các vị Tôn Túc đôi khi cũng nói đến Không và Có (Săc, hình thể) . Người viết đoán chắc các v ị muốn nói Không và Có này có đủ những đặc tánh mà Tâm Kinh đòi hỏi, nghiã là Chân-Không và Diệu-Hữu. Trong thực tế, đa số các vị qúa nghiêng về chữ Không. Chữ Không chiếm hết chỗ của những ý nghĩ khác. Quan niệm này từ xưa đến nay đã được đa số trong nhiều tông phái đồng ý.
Khi bàn đến những điều mâu thuẫn có / không, thực / giả sẽ dễ bị phê bình là đã lạc vào đối-đãi, phân-biệt và sẽ không thể diễn tả được Tánh Thực. Mặc dù đa số những người cao lời phê phán nói trên chưa chắc đã nắm bắt được Vô Phân Biệt Trí như thế nào, mà chỉ là lấy những văn tự có nhan nhản trong kinh văn để đè bẹp các ý khác.
Như lời bàn sau thí dụ 7,8, và 9 ở Chương Hai, xét kỹ từng đoạn Tâm Kinh chúng ta thấy có những đoạn chứa đựng Giả Không Giả Có. Những từ này, trong thực tế chúng ta thường nói, nghe, giảng, nhưng ít nêu thắc mắc mà thường giữ yên những thắc mắc này có thể để chờ ngày bừng thấy hiểu.
Sự trạng dù là ảo-huyễn, giả-tạm cũng có những thực tánh của chúng. Theo kinh văn thì Như Lai an trú ở tánh Chân Không vô cùng của vạn sự trạng, vạn pháp.
* Nhắc lại vài tánh quan trọng của từ “Không” theo Tâm Kinh: mắt không thể nhìn thấy (không có hình dáng), không thể thấy bằng tai (không phải là âm thanh), mũi lưỡi thân thê không thể ngửi nếm đụng chạm thấy (không mùi, vị, rắn, mềm), không có cảnh giới của thị giác (no realm of sight), không có cảnh giới của ý thức (no realm of consciousness), không ai sanh ra, không bị diệt chết, không tăng giảm (không thêm bớt, tức là bất biến, là một hằng số)… Nguyên văn bản dịch của Ngài Huyền-Trang: “Vô nhãn nhĩ tỵ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận , vô lão tử diệc vô lão tử tận…”
* Ngày xưa để giảng về Không và Sắc, các Thiền Sư thường dùng những thí dụ lấy từ những vật thường thấy như cái xe, chiếc lá, đống cát, cơ thể con người… Các ngài đã gợi mở cho thấy nhân duyên tụ hợp tạo thành muôn vật, muôn sự. Gần đây những vị thức giả đã dùng nhiều hiểu biết về khoa học để diễn rộng tánh duyên hợp. Các vị đã dùng những kiến-thức khoa-học về những phần tử rất nhỏ như nguyên-tử Oxy, Hydro…gene (gène) truyền giống và những sự trạng khó thể nhìn nghe sờ nếm thấy như Big Bang, Lỗ Đen (Black Hole)…
* Thí dụ dùng Lỗ-Đen và Big-Bang rất dễ hấp-dẫn người đọc nhất là giới trẻ có chút kiến-thức khoa-học. Nó có vẻ “bác-học”, “ hoành-tráng”. Có thể chính những người viết cũng bị choáng ngợp nên rất sai sót khi nói Lỗ-Đen là Chân-Không và từ Big- Bang mà năng-lượng bùng ra thành Diệu-Hữu. Đem những thí dụ này để giải thích thế nào là Chân Không nhưng chưa đưa ra một chi tiết nào đúng với khoa-học thoả mãn những đòi hỏi kể trong Tâm Kinh về Chân Không. Chưa nói đến những Tánh mà Tâm Kinh đòi hỏi cho Diệu Hữu.
* Thực ra chẳng cần những đìêu to lớn nói trên. Những chuyện tầm thường trong cuộc sống trước mắt nếu được chiếu rọi xuyên suốt hoặc phút giây trực-giác quán-chiếu như lúc cậu bé Einstein ngắm nghiá cái la bàn, hay ông cụ Newton thấy qủa táo rơi sẽ gợi mở ra những đìêu kỳ-diệu. Một ngón tay động đậy, cánh muỗi vo ve, yết-hầu, lưỡi rung uốn thành âm thanh tiếng nói… cũng là những điều vô-cùng kỳ-diệu.
Theo khoa sinh-học mỗi cử động c ủa sinh vật, thí dụ như tiếng nói, là do nhữngluồng thần-kinh (do ion natri và ion kali luân- phiên tiếp-nối vào-ra qua màng dây thần-kinh) và bao nhiêu hoá-chất khác lưu-chuyển trong dây thần kinh để thành những cảm-giác, những lệnh từ não bô hay từ tuỷ sống đến nơi cử động của thanh-quản và cái lưỡi. Chúng tạo ra những rung động trong không khí làm rung động màng nhĩ của người khác. Từ đây lại có những luồng thần kinh truyền đến naõ bộ người nghe. Ở đây điều vô cùng thần-diệu ở bộ não người nghe, là đã chuyển những rung động này thành sự thấy hiểu những ý nghĩa từ âm-thanh truyền tới.
Phát ra một câu nói là phối-hợp bao nhiêu tánh để tạo thành ý nghiã. Sáng chế một phương-tiện truyền-thông như điện-thoại, máy vi tính, CD, DVD, máy phát âm, máy thu âm… cũng là công lao của nhiều người đã phối-hợp bao nhiêu tánhcủa vật chất, cứng mêm, đàn hồi, dòng điên tử , dẫn và không dẫn điện, vô số tánh phức tạp của điện-trường, điện-từ-trường…
Rồi với những phương tiện kỳ diệu này (thường do những thiện trí-giả sáng chế) tiếng động hay tiếng nói đó được truyền xa vạn dậm, tới lục-địa khác, tới mặt trăng, tới thiên-hà xa xôi trong vũ- trụ; hoặc được lưu-trữ đến trăm, ngàn năm.
Phải chăng, như kinh văn đã nói, đó là tướng lưỡi rộng dài bao trùm ba ngàn thế giới. Thiết tưởng đó mới là phần nào của sự phân-tích và điều-hợp những tánh để đạt tới những điều thần diệu hơn nữa là Diệu-Hữu.
* Tiếp theo là Tự-Tánh và Vô-Ngã được nhắc nhiều lần. Người cầu học thường nghe, và đa số là cứ biết vây. Được một nhà Phât học lỗi lạc người Pháp, Patrick Carré, dịch như ở Thí dụ 8 , Chương Hai cũng rộng nghiã phần nào. Riêng chữ Tánh và chữ Ngã tuy rất tầm thường, nhưng muốn hiểu thấu đáo trọn nghiã của chúng vẫn là điều khó khăn.
Các lời giảng lời bàn trên đây chưa thấy giảng thế nào là Chân- Không, thế nào là Diệu-Hữu, đâu là Chân Không và Diệu Hữu. Trôm nghĩ cần tìm sâu về việc này trong những phần kế tiếp.
Suy xét cho cùng, những sự vật tầm thường như con sâu, cái kiến, cái xe, lá cây, đống cát, cục kẹo, số đếm… và những thí dụ khúc-mắc vĩ-đại như quy-luật lich-sử, quy-luật vận-hành vũ-trụ, nguyên-tử , hệ-mặt-trời, thiên-hà … cũng đều chứa những tánh chung như nhau. Tánh đó là nơi an-trú hằng-cửu của Như-Lai.
Cho nên một thiền-sư đời trước có thơ kệ như sau:
Càn Khôn tận thị mao đầu thượng
Nhật Nguyệt bao hàm giới tử trung
(Toàn Trời Đất nằm trên đầu sợi lông. Cả Mặt Trời Mặt Trăng nằm trong hạt cải) .
II. Những hiểu biết về Chân Không
Trước hết thiết tưởng cần xác định ý nghĩa của chữ Không và chữ Vô theo tiếng Việt và tiếng Hán trong Tâm Kinh.
*Không có nghiã “chẳng”, ý nghĩa trái lại, ý nghĩa phủ định. Không dài là ngắn, không đẹp là xấu, chẳng giầu là nghèo.
*Không có nghĩa là “rỗng”: Không hiện diện, không có mặt, không tham gia: ly không nước, nhà không người, vườn không nhà trống… Đây chính là những nghĩa của chữ Không và chữ Vô mà kinh văn nhắm tới. Và ý nghĩa “không tham gia”, “không dính dáng với” lại rất cần thiết để diễn tả chân-không. Người viết đã trình bầy qua ở phần đầu nói về từ-trường, lực-hấp-dẫn và Einstein, Newton. Đó là Vô Nhãn-Giới, nãi chí Vô Ý-Thức-Giới mà Tâm Kinh đòi hỏi?
Từ thuở quả bom nguyên tử thả xuống nước Nhật đến nay các cậu học trò đã được nhiều lời giảng về chân-không. Trộm nghĩ cần tìm xét những lời giảng từ những thí dụ dưới đây:
1. Thí dụ về đo áp-suất của không khí.
Nhớ lại những bài khoa-học thưở học lớp Đệ Ngũ (sau này là lớp 8) quyển Vật-Lý Đệ Ngũ do Nha Học-Chính Bắc-Phần xuất bản niên khoá khoảng 1954 giảng về thí-nghiệm cuả Ông Torricelli (1608 – 47)… Trong thí-nghiệm này, Ông dùng một ống thủy tinh, một đầu kín một đầu hở. Đổ đầy thuỷ ngân vào đầu hở. Bịt đầu hở bằng ngón tay rồi nhúng đầu này vào một chậu thủy-ngân. Dựng ống thủy ngân thẳng đứng. Mực thủy- ngân từ từ hạ xuống. Đến khoảng 76 cm thì ngừng. Trọng lượng cột thủy ngân này là áp suất không khí tại nơi thí-nghiệm. Khoảng rỗng trong ống nghiệm trên mức thủy ngân được vẽ mũi tên chỉ vào đó và ghi là Chân Không.
Bàn Thêm
Sau đó vài năm, có vị giáo-sư giảng khác đi. Theo nhận xét mới của các nhà nghiên-cứu là khoảng không ở trên cột thủy ngân trong ống thuỷ tinh đó chưa phải là chân không vì trong đó còn có hơi thủy-ngân, ở thể hơi.
Sau vài năm nữa, các nhà nghiên cứu cho biết ngoài hơi thủy ngân còn biết bao nhiêu trường: từ, điện từ, trọng lực, hấp dẫn, vũ trụ, kể cả trường sinh hoá của muôn loài… nên khoảng không đó trong ống nghiệm “chẳng phải là rốt ráo trống rỗng”, chẳng phải là “triệt để không”, chẳng phải là “chân không”
2. Thí dụ về lớp khí quyển bao quanh trái đất.
Cũng thời kỳ này có những hiểu biết về địa-cầu trong môn Điạ Lý lớp 6 (Đệ Thất). Bao quanh địa cầu là lớp khí quyển dầy khoảng 10 km có khí Ôxy, Hydrô, Nitơ trên cùng là lớp Ôzôn…. Khoảng không gian bên ngoài lớp Ôzôn được giảng là Chân- Không.
Đây là kiến-thức của nhiều thế-kỷ trước mà các nhà giáo-dục thu nhận để truyền cho học trò trung học. Sự thực trong thời này kiến thức của các nhà vật-lý lượng-tử đã vượt xa kiến-thức dậy ở trung-học. Những sách giáo-khoa thời đó không được cập nhật từng năm như ở Mỹ ng ày nay. Một cuốn sách được tái bản nhiều lần dùng cho nhiều năm. Cũng có thể một số nhà giáo nghĩ rằng khái niệm về lượng tử quá sức hiểu biết của học sinh trung học.
Đến khoảng thập niên 1960 ở Viêt Nam mới có nhiều nhà giáo xuất bản các sách khoa học lớp 11 và 12 với kiến thức của vật lý lượng tử phát kiến trước hàng nửa thế kỷ. Và nhờ đó người ta được biết khoảng trên lớp Ôzôn có mặt rất nhiều thứ. Đó là nhiều truờng: từ, điện-từ, ánh sang mặt trời (sóng và hạt điện từ), hấp-dẫn, vũ-trụ, sinh-hoá… Có rất nhiều thứ. Nghiã là chẳng phải là rốt-ráo rỗng không. Chẳng phải là triệt-để Không. Chẳng phải là Chân-Không (absolute emptiness).
3. Thí dụ về nguyên-tử (atom).
Thời này các nhà giáo cũng đã dậy các hiểu biết về nguyên-tử là khối vật chất nhỏ nhất không thể phân chia được nữa, và họ chưa gi ảng những hiểu biết về dưới-hạt hay chuẩn-hạt còn nhỏ hơn nữa. Khoảng không từ nhân nguyên-tử đến những vòng âm-đìện-tử (electrons) cũng được giảng là Chân Không.
Thực ra thời này các nhà khoa học đã khám phá nhiều về từ, điện từ, đã phá vỡ nhân nguyên tử tung ra những hạt protons, neutrons. Trong kim loại những hạt âm điện (electrons) chuyển động tạo thành giòng điện. Giòng điện chuyển động trong từ trường tạo thành lực-điện-từ làm quay máy sinh-tố, quạt máy, động-cơ…
Bàn thêm
Sách giáo-khoa nói những khoảng không nói trên là Chân Không. Những triết-gia, những nhà tôn-giáo ít thấy nói về chân không này, nhưng mọi người đều ngầm hiểu các vị này cho đó chẳng phải là Chân-Không. Chân-Không, theo các vị này, thâm sâu khó hiểu. Và, trong thời này rất nhiều người cho rằng triết- học và khoa-học kh-ông thể nào gỉai thích được mục tiêu cao siêu huyền-bí của tôn-giáo. Ngày nay, vẫn còn nhiều vị có quan niệm như vậy. Nhưng, ngày nay đã có nhiều thiền-sư và linh mục dùng những hiểu biết của khoa học để giảng thuyết về tôn giáo của mình.
Theo Phật giáo nó phải vượt trên sự thấy biết của giác quan và suy nghĩ. Nó phải là tuyệt đối rốt ráo rỗng không, tới mức “không có cảnh giới của mắt thậm chí không có cảnh giới của ý thức. Vô nhãn giới… nãi chí vô ý thức giới – no realm of sight… `til no realm of consciousness’”. Các vị này khuyên là muốn thấy hiểu Điều Đó chỉ có thể nhờ thiền-định. Còn đạo Thiên Chúa ít nói đến Chân-Không, thường nói nhiều đến Chân Lý, mà nói Chúa là Sự Thật là Chân Lý, nên muốn thấu hiểu thì phải nhờ Đấng Tối Cao mặc-khải.
Chân Không được các sách giáo khoa thời 1950s nhắc lại là những hiểu biết của thế kỷ 19, 18 hay truớc nữa. Các sách giáo khoa Việt thường theo sách Pháp, ít được cập nhật hàng năm như ở Mỹ ngày nay. Kiến thức ở sách trung học thường đi sau phát-kiến cuả các nhà khoa học.
III.Những hiểu biết về Tánh Không
Tánh-Không và Không-Tánh khác nhau ra sao.
*Theo lối nói của người Việt khi nói Tánh Không, Tánh là chủ ngữ đứng trước, Không là phẩm ngữ đứng sau, bổ túc cho chủ ngữ. Tánh Không có ngh ĩa là cái Tánh có phẩm chất là rỗng Không. Tương tự như người Bạn Tốt: người Bạn có tánh Tốt
*Theo lối nói của người Hán, giống tiếng Anh, Không-Tánh. Tánh là chủ ngữ đứng sau. Không là phẩm ngữ đứng trước. Người Hán nói Hảo Bằng Hữu: người Bạn Hữu có tánh Tốt. Nghĩa như người Việt nói Bạn Tốt hay Tánh Không: cái Tánh có phẩm-chất vô-cùng rỗng không.
Đến đây chúng ta tạm thông-cảm một từ rất thông thường là Tánh hay Tính mà theo kinh văn lại là mức cao nhất của sự hiểu biết. Đó là “Thấy Tánh thành Phật”, kiến Tánh thành Phật. Thiết tưởng cần đào sâu Tánh ra thế nào. Diễn ở Chương Ba sẽ trình bày trong bài tiếp theo.
Bài đọc thêm về Bát Nhã Tâm Kinh:
Giới Thiệu Bát Nhã Tâm Kinh (HT. Viên Minh)
Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải (HT. Thanh Từ)
Bát Nhã Tâm Kinh (HT. Tuyên Hóa)
Bát Nhã Tâm Kinh Trong Phật Giáo Thiền Tông Suzuki | Thích Tuệ Sỹ
Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải (Đương Đạo)
Tinh Túy Bát Nhã Tâm Kinh (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Bát Nhã Tâm Kinh (HT. Viên Minh)
Bài đọc thêm về Tánh Không:
Triết Học về Tánh Không Tuệ Sỹ
Lịch Sử Tư Tưởng Và Triết Học Tánh Không Thích Tâm Thiện
Bài Kinh Dài Về Tánh Không Hoang Phong dịch
Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không Hoang Phong dịch
15. Kinh Đại duyên (Mahànidàna sutta) HT. Thích Minh Châu
121. Kinh Tiểu không (Cùlasunnata sutta) HT. Thích Minh Châu
Kinh Đại Không (Mahàsunnata Sutta) HT. Thích Minh Châu
CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ Buddhadasa Bhikkhu Hoang Phong
KHÁI NIỆM TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO Hoang Phong
Tánh Không (suññatā) (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Hiểu Biết Về Tánh Không
Tánh Không Theo Học Phái Trung Quán
Tánh Không
Tánh Không: Từ Ngữ Phật Giáo, Thường Bị Hiểu Lầm Nhất (song ngữ)
Tánh Không Và Chân Không
Discussion about this post