PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bài học đầu tiên về thực tập chánh niệm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, Thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm. Một hôm Thầy sai tôi đi làm một việc. Tôi hăng hái, hấp tấp, đi nhanh ra và khép cửa vội vàng. Thầy kêu tôi lại: “Này con, con lại đây.” Tôi trở lại, đứng vòng tay chờ. Thầy tôi nói: “Con đi ra lại và khép cửa cho đàng hoàng coi.” Đó là bài học đầu tiên của tôi về thực tập chánh niệm. Khi đó tôi đi ra trong chánh niệm, ý thức từng bước đi, nắm lấy cánh cửa trong chánh niệm, và mở cửa trong chánh niệm. Kể từ đó Thầy tôi không còn phải dạy tôi cách đóng cửa lần thứ hai.

Khi nắm tay một em bé, ta hãy để tâm một trăm phần trăm vào bàn tay em. Khi ôm người thương trong vòng tay cũng thế. Hãy thực sự có mặt, thực sự tỉnh thức. Điều này trái ngược hẳn với cách sống và làm việc của ta trước đây. Chúng ta từng có thói quen làm nhiều việc cùng một lúc. Vừa trả lời e-mail vừa nói điện thoại. Trong khi đang họp về một dự án này, ta viết xuống những ghi chú cho một dự án khác. Kỹ thuật hiện đại hứa hẹn sẽ giúp ta làm được nhiều việc cùng một lúc. Bây giờ, chỉ với một máy nhỏ chúng ta có thể gửi e-mail, nghe nhạc, điện thoại, và chụp hình. Năng lượng bị phân tán như thế thì còn gì là năng lượng?

Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập. Ta rất thông minh và hiểu ngay như vậy, nhưng như thế không có nghĩa là ta có thể làm được ngay. Ta phải thực tập và tự rèn luyện mỗi ngày.

Trước hết, phải thực tập chánh niệm để thấy được bản thân, sau đó ta chú ý tới gia đình của mình vì gia đình là tổ ấm. Không thể chỉ quan tâm đến nghề nghiệp mà sao lãng gia đình được. Có thể gia đình ta đang có đau khổ, sợ hãi hay lo lắng. Chánh niệm giúp nhận diện niềm đau nỗi khổ và chuyển hóa chúng. Bạn có thể nói với chồng mình rằng: “Em biết rằng anh đang đau khổ. Em đang có mặt cho anh đây. Chúng ta hãy cùng nhau ôm ấp niềm đau nỗi khổ đó và chuyển hóa chúng.” Bạn cũng nói như vậy với vợ của bạn: “Anh biết rằng em đang đau khổ. Anh đang có mặt cho em đây. Chúng ta hãy cùng nhau ôm ấp niềm đau nỗi khổ đó và chuyển hóa chúng.” Chánh niệm là khả năng có mặt một trăm phần trăm. Khi thương, món quà quý nhất mà ta hiến tặng người ta thương là sự có mặt đích thực của ta. Ta không thể mua khả năng hiến tặng niềm vui và chuyển hóa khổ đau.

Sau đó chánh niệm sẽ giúp ta hiểu rõ tình hình tại nơi làm việc. Dù ở địa vị nào, một giám đốc có hàng trăm nhân viên hay một công nhân làm việc một mình, với chánh niệm, ta đều có thể quán chiếu và nhận biết ưu điểm hay khó khăn cũng như đau khổ trong công ty. Ta sẽ nhận diện được những niềm đau nỗi khổ, những lo sợ của đồng nghiệp hay nhân viên và nói: “Tôi đang có mặt cho anh, cho chị đây. Tôi biết rằng anh, chị đang đau khổ. Chúng ta sẽ cùng nhau ôm ấp và chuyển hóa niềm đau nỗi khổ đó. Chúng ta sẽ tìm mọi cách để giải quyết khổ đau của chúng ta.” Sự thực tập này chẳng khác gì thực tập cho bản thân hay cho gia đình mình. Năng lượng của chánh niệm và khả năng nhìn sâu sẽ giúp ta tìm ra tuệ giác để chuyển hóa tình trạng và chữa lành.

Chánh niệm là khả năng có mặt một trăm phần trăm. Năng lượng của chánh niệm giúp ta nhận biết những gì đang có mặt chung quanh ta. “Những gì” đó có thể là chính ta, có thể là người thương của ta. Nếu không có khả năng trở về với giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây, thì không thể nào nhận diện được chính mình, nhận diện được hạnh phúc cũng như khổ đau của mình. Không có khả năng có mặt đích thực thì không thể nhìn rõ những người khác và sẽ khiến họ có cảm giác bị bỏ quên, bị hiểu lầm hay ghét bỏ. Rồi họ sẽ đau khổ và từ đó làm bạn đau khổ. Nếu không có chánh niệm thì không thể giúp mình hay giúp người, không thể thành công trong công việc. Nếu không có chánh niệm thì bất cứ quyền lực nào trong tay cũng chỉ là tạm bợ và không đem lại thỏa mãn rốt ráo.

Chánh niệm rất cụ thể. Khi chú ý tới hơi thở là ta đã có chánh niệm rồi. Thở vào, ta chú ý tới hơi thở vào từ đầu cho tới cuối và nhủ thầm “vào”. Thở ra, ta chú ý tới hơi thở ra từ đầu cho tới cuối và nhủ thầm “ra”. Với hành động đơn giản ấy, thân tâm ta hợp nhất và ta sẽ thực sự có mặt. Chánh niệm cũng có thể có mặt trong một bước chân. Những lúc bạn bước đi, hãy đầu tư một trăm phần trăm vào mỗi bước chân và nhớ kết hợp bước chân với hơi thở một cách tự nhiên. Để ý xem ta bước mấy bước trong mỗi hơi thở vào, mấy bước trong mỗi hơi thở ra. Để giúp thêm, ta có thể nói thầm “vào”, “ra” khi bước. Ví dụ như khi thở vào bước ba bước, thì nói thầm “vào, vào, vào”. Khi thở ra bước bốn bước thì nói thầm “ra, ra, ra, ra”. Nếu thực tập trong nhà thì có thể đi chậm lại, cứ mỗi hơi thở vào bước một bước, mỗi hơi thở ra bước một bước. Còn thực tập ở ngoài trời thì tùy theo hơi thở của bạn dài hay ngắn, trong mỗi hơi thở bạn có thể bước hai, ba, hay bốn bước. Không nên cố ép hay thay đổi nhịp thở vì làm như vậy bạn sẽ thấy mệt. Chỉ hoàn toàn chú tâm vào bước chân và hơi thở. Thực tập này rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng. Nhờ bước chân chánh niệm, hơi thở chánh niệm mà ta có thể trở về với tự thân, thực sự có mặt và tỉnh thức.

Phải hiểu chánh niệm trên bình diện vật lý. Thực tập trở về với cơ thể, trước hết, ta phải chế tác chánh niệm bằng hơi thở ý thức và bước chân ý thức, rồi sau đó nhận diện rằng cơ thể ta đang có đây và ta dịu dàng ôm ấp lấy cơ thể mình bằng chánh niệm. “Cơ thể ta ơi, ta biết ngươi có đó và ta sẽ săn sóc cho ngươi.” Cơ thể ta trở thành đối tượng thương yêu của ta.

Nếu không biết cách chăm sóc, không biết cách buông thư cơ thể, không để cho cơ thể có cơ hội nghỉ ngơi tức là ta đã không thương yêu cơ thể mình. Ta biết rằng cơ thể ta có khả năng tự chữa lành vết thương. Khi đứt tay ta biết rằng chỉ cần làm sạch vết thương và cơ thể ta sẽ tự lo liệu. Ta có thể hoảng sợ nếu quên đi rằng cơ thể ta có khả năng tự điều trị. Chỉ cần có cơ hội nghỉ ngơi là cơ thể có thể tự chữa lành mà chẳng cần thuốc men gì nhiều.

Khi một con vật bị thương nặng, nó biết phải làm gì. Nó tìm một chỗ vắng, nằm thật yên, nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày, không ăn uống gì hết. Nó rất khôn ngoan. Chỉ khi nào vết thương lành hẳn nó mới ra săn mồi. Có lúc, ta cũng có tuệ giác đó, nhưng chúng ta đã đánh mất khả năng biết nghỉ ngơi. Mới bắt đầu cảm thấy khó chịu ta đã hoảng hốt chạy đến bác sĩ xin đủ mọi thứ thuốc, chỉ vì ta không biết rằng, để cho cơ thể nghỉ ngơi là phương pháp điều trị hay nhất.

Có nhiều người than phiền rằng họ không có thì giờ đi nghỉ hè. Số khác có thể sắp xếp được để đi nghỉ hè, tuy nhiên lại không biết cách nghỉ ngơi. Chương trình nghỉ hè đầy ắp và sau kỳ nghỉ họ lại càng mệt mỏi hơn.

Chúng ta phải học cách buông thư toàn thân. Trong tư thế nằm, ta chú ý và buông thư từng phần của cơ thể, bắt đầu từ trên đầu và đi dần xuống dưới lòng bàn chân. “Thở vào, tôi ý thức toàn thân tôi. Thở ra, tôi buông thư toàn thân tôi. Thở vào tôi ý thức hai mắt tôi. Thở ra tôi mỉm cười với hai mắt tôi.” Cứ tiếp tục như thế với từng phần của cơ thể. Thay vì tia X-quang, ta “soi” cơ thể ta bằng tia Chánh Niệm. Soi đến một phần nào hay bộ phận nào của cơ thể đang bị đau yếu thì ta dừng lại lâu hơn, sử dụng năng lượng của chánh niệm để ôm ấp và mỉm cười với phần cơ thể hay bộ phận đó, làm như thế cơ thể sẽ bình phục mau hơn. Ta tự thực tập như thế mỗi ngày hay với những người trong gia đình, khi đã quen thuộc rồi, ta có thể hướng dẫn một buổi thực tập thiền buông thư cho bạn bè hay cả gia đình. Ta cũng có thể khuyến khích những người khác trong gia đình hướng dẫn buông thư toàn thân như vậy cho mọi người. Trẻ em rất có khả năng hướng dẫn người khác trong phép thực tập này.

Khi đã có khả năng ôm ấp cơ thể và giải tỏa căng thẳng, giúp cơ thể phục hồi, ta có thể trở về với tự thân, với những cảm thọ và những tâm hành. Mỗi chúng ta đều có kinh nghiệm về những cảm thọ dễ chịu hay cảm thọ khó chịu. Một trong những công năng của thực tập chánh niệm là chăm sóc cảm thọ khổ đau. Thường thường ta không muốn đối diện khổ đau bởi vì ta không biết cách chăm sóc khổ đau. Ta cũng thường nghĩ rằng nếu tâm đủ mạnh thì ta sẽ không còn cảm thấy đau khổ, rồi ta tìm cách che lấp khổ đau. Thay vì “thay chốt” và mời lên những hạt giống tích cực từ vùng tàng thức, ta lại trốn chạy những cảm thọ khó chịu bằng những hành động tiêu thụ thiếu chánh niệm. Ta bật ti vi lên, hoặc mở một cuốn sách, hay nhấc điện thoại, hay làm một việc gì đó để che lấp niềm đau nỗi khổ, sợ hãi, tuyệt vọng đang trấn ngự. Nhưng khi tiêu thụ những sản phẩm để tạm thời che lấp khổ đau thì ta cũng đồng thời đưa vào thân và tâm những yếu tố độc hại như tham dục, sợ hãi, lo lắng và làm cho tình thế càng thêm tồi tệ.

Cách hay nhất là ta phải trở về với tự thân. Hãy sử dụng năng lượng của chánh niệm để nhận diện và ôm ấp niềm đau nỗi khổ trong ta, như một bà mẹ ôm ấp đứa con mình. Chánh niệm là mẹ, đau khổ, buồn phiền, tuyệt vọng là con. Giữa mẹ và con không có tranh chấp. Năng lượng của chánh niệm sẽ nhận diện, ôm ấp và thoa dịu niềm đau. Khi nghe con khóc, người mẹ lập tức buông tất cả công việc xuống, chạy đến ôm em bé vào lòng. Mẹ có thể không biết lý do đã làm cho bé khóc, nhưng chỉ cần ẵm bé trong vòng tay với tất cả sự dịu dàng, thương yêu cũng đủ làm cho bé nín khóc. Cũng thế, ta có thể không biết rõ lý do đã làm cho ta đau khổ, buồn phiền, tuyệt vọng, nhưng nếu ta biết ôm ấp những khổ đau đó bằng năng lượng chánh niệm thì tức khắc ta cảm thấy tâm mình lắng yên, êm dịu lại vì năng lượng của chánh niệm đã hòa nhập vào năng lượng của khổ đau.

Hãy tưởng tượng một đóa hoa trong nắng sớm. Hoa chưa nở nhưng tia nắng đang ôm ấp hoa, năng lượng mặt trời đang thấm dần vào hoa. Mặt trời không chỉ chiếu quanh đóa hoa. Tia nắng mặt trời thấm vào hoa một cách tự nhiên và một giờ sau hoa sẽ bừng nở. Chánh niệm là mặt trời ôm ấp đóa hoa cảm thọ.

Nếu cứ để mặc, không chăm sóc nỗi sợ hãi, hờn giận, và tuyệt vọng thì những cảm xúc tiêu cực đó sẽ biến thành sức mạnh tàn phá. Nếu biết chế tác chánh niệm thì chánh niệm sẽ nhận diện và ôm ấp những cảm thọ khổ đau ấy. Thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm không những nuôi dưỡng, tưới mát thân tâm mà còn giúp nhận diện và ôm ấp khổ đau. Thay vì sử dụng năng lượng để đè nén khổ đau, ta hãy sử dụng năng lượng đó để bảo toàn cơ thể. Ôm ấp khổ đau sẽ nuôi lớn chúng ta.

Nếu được cùng người thương ngồi trong chánh niệm (ngồi thiền), đi trong chánh niệm (đi thiền) thì sức mạnh của chánh niệm càng tăng gấp bội nhờ sự đóng góp của năng lượng thực tập từ người thương. “Mời anh/mời em đến đây cùng ngồi thiền với tôi, thiền hành với tôi. Tôi cần có anh/có em bên cạnh.” Nghe vậy, người thương sẽ đến, sẽ cùng ngồi, cùng đi với ta. Phối hợp năng lượng, ta sẽ dư sức ôm ấp khổ đau.

Càng có đông bạn hữu thực tập chung, năng lượng càng thêm mạnh. Năng lượng chánh niệm tập thể giúp cho sự thực tập ôm ấp niềm đau nỗi khổ dễ dàng hơn nhiều. Cho nên trong một cộng đồng mà mọi người cùng thực tập với nhau thì càng vui, hiệu quả lớn gấp bội, và năng lượng ngày càng thêm thâm hậu. Được năng lượng tập thể ấy bao bọc ta sẽ khỏe khoắn thêm ra, được nuôi dưỡng được trị liệu.

(trích Quyền Lực Đích Thực – Thích Nhất Hạnh)

Tin bài có liên quan

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải

Triệu Châu Ngữ Lục

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Ngữ Lục Thiền Sư Tuệ Chiếu Tôn Lâm Tế

Lâm Tế Ngữ Lục

Lâm Tế Ngữ Lục

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Load More

Discussion about this post

Thấp Thoáng Lời Kinh Quán Thế Âm Bồ-Tát

Thấp thoáng lời kinh Quán Thế Âm Bồ-tát

THẤP THOÁNG LỜI KINH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁTĐỗ Hồng Ngọc Lúc bấy giờ, Ngài Vô Tận Ý Bồ-tát liền từ...

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (Bài 7)

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 7)

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) NHẬP TRUNG ĐẠO: CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BI VÀ TRÍ TUỆ Diệm Huệ địa (Bài...

Tiếng Chuông Chùa Giữa Sóng Nước Trường Sa Ngọc Minh

Tiếng Chuông Chùa Giữa Sóng Nước Trường Sa Ngọc Minh

TIẾNG CHUÔNG CHÙA GIỮA SÓNG NƯỚC TRƯỜNG SANgọc Minh Trong cái nắng gió Trường Sa, một tiếng chuông chùa ngân...

Khảo Sát Hai Bộ Ván Khắc Kinh Xuất Tượng Lưu Giữ Tại Hội An

KHẢO SÁT HAI BỘ VÁN KHẮC KINH XUẤT TƯỢNGLƯU GIỮ TẠI HỘI ANPhạm Đức Thành Dũng Trong công trình khảo...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

****************Chư vị Pháp sư, chư vị đồng tu!Hôm nay là lần đầu tiên chúng ta giảng Kinh ở nơi này,...

Phật Tại Tâm Là Gì?

Phật tại tâm là gì?

 Hỏi: người ta thường nói: “Phật tại tâm”. Xin cho biết, Phật tại tâm là ở nơi nào trong tâm?...

Sau Khi Chết Xác Thân Chỉ Là “Đất”

Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất”

SAU KHI CHẾT XÁC THÂN CHỈ LÀ ĐẤT Nhiên Như – Quảng Tánh HỎI: Cha tôi được chôn tại Nghĩa trang...

Giới Luật Của Hàng Xuất Gia

Giới luật của hàng xuất gia

            Trong kinh điển pali, giáo huấn mà Đức Phật truyền dạy - vẫn còn được bảo tồn và thực hành...

Tâm từ bi là tâm giải thoát

TÂM TỪ BI LÀ TÂM GIẢI THOÁT Tâm Tịnh cẩn tập   1.      Tâm từ là Như Lai Đạo Phật...

Lời Khuyên Dành Cho Các Thí Chủ Của Giáo Pháp

Lời Khuyên Dành Cho Các Thí Chủ Của Giáo Pháp

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CÁC THÍ CHỦ CỦA GIÁO PHÁP Từ Cam Lồ Trọng Yếu Của Ý Nghĩa Sâu Xa:...

Danh Ngôn Nuôi Dưỡng Nhân Cách (Sách Pdf Song Ngữ Vietnamese-English)

Danh ngôn nuôi dưỡng nhân cách (Sách PDF song ngữ Vietnamese-English)

Tủ sách Bảo Anh Lạc 28DANH NGÔN NUÔI DƯỠNG NHÂN CÁCHGOOD WORDS NURTURE A GOOD MANNERThích Nữ Giới Hương sưu...

Tình Ái Là Cội Gốc Của Luân Hồi Sinh Tử

Tình ái là cội gốc của luân hồi sinh tử

TÌNH ÁI LÀ CỘI GỐC CỦA LUÂN HỒI SINH TỬThích  Đạt Ma Phổ Giác Tiếng sét ái tình nó làm...

Tuyết Đông Một Niệm Di Đà

Tuyết Đông Một Niệm Di Đà

TUYẾT ĐÔNG MỘT NIỆM DI ĐÀ Huyền Lam   Buổi sáng mùa đông băng tuyết, yên tĩnh, thanh khiết,  Tuấn...

Hoà Hợp Gia Đình – Dharmacharya Shantum Seth – Diệu Liên Lý Thu Linh Việt Dịch

GIA ĐÌNH VÀ CON CÁI Thubten Chodron Diệu Liên Lý Thu Linh Việt dịch Thubten Chodron, là một nữ tu...

Đi Đứng Nói Cười Trong An Vui Tự Thân

Đi đứng nói cười trong an vui tự thân

Hàng ngày, ta nói nhiều lắm, từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ, ta nói với người trong...

Thấp thoáng lời kinh Quán Thế Âm Bồ-tát

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 7)

Tiếng Chuông Chùa Giữa Sóng Nước Trường Sa Ngọc Minh

Khảo Sát Hai Bộ Ván Khắc Kinh Xuất Tượng Lưu Giữ Tại Hội An

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Phật tại tâm là gì?

Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất”

Giới luật của hàng xuất gia

Tâm từ bi là tâm giải thoát

Lời Khuyên Dành Cho Các Thí Chủ Của Giáo Pháp

Danh ngôn nuôi dưỡng nhân cách (Sách PDF song ngữ Vietnamese-English)

Tình ái là cội gốc của luân hồi sinh tử

Tuyết Đông Một Niệm Di Đà

Hoà Hợp Gia Đình – Dharmacharya Shantum Seth – Diệu Liên Lý Thu Linh Việt Dịch

Đi đứng nói cười trong an vui tự thân

Tin mới nhận

Xây chùa cho ai?

Câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông cùng bài học xương máu

Chùa Bửu Long, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Làm người ai nhớ 3 lời dạy này của Đức Phật ắt sẽ có phúc cả đời

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Trải nghiệm hạnh phúc theo lời Phật dạy

Nhân quả không cố định

Thế nào là tu huệ?

Đức Phật giảng như thế nào về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời?

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Đức Phật là bậc Vô thượng Y vương

Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật đã từ bỏ tất cả để có được tất cả

Tin mới nhận

Tìm lại chính mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Những Lời Cuối Cùng Của Phật

Thương Người Miền Trung Lê Minh Hiền

Thấy chân thường, thấy mùa xuân vĩnh cửu

Tây Tạng Lưu Vong Và Phim Ảnh

Logic của sự tái sinh

Đạo Phật Là Đạo Giác Ngộ

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Tạp Chí China Now

Bát Nhã Thuyền – Album Kính Mừng Phật Đản 2020 Của Ca Sĩ Phương Mỹ Chi

Mặt Hồ Tĩnh Lặng

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Đạo Phật Trong Thế Kỷ 21

Hằng Chuyên Tâm Niệm

Đức Phật Nói Gì Về Hôn Nhân Đồng Tính Thích Minh Trí Biên Dịch

Dọn Dẹp Vườn Tâm

Mẹ Ôi! Chữ Bè Lau, Tâm Chèo Cỏ!

Cái Gì Đi Tái Sanh?

Ảnh Hưởng Của Đạo Phật Đối Với Chính Trị Triều Lý

Nhà có ba Ông anh

Tin mới nhận

Kinh Kỳ-lợi-ma-nan (Girimànandasutta)

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Kinh Khemaka: Ưng Vô Sở Trụ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 245)

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Nhân nhỏ quả lớn

Kinh Kalama Anh – Việt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Bách Dụ: Đạp miệng ông trưởng giả

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Tam Pháp Ấn

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Tin mới nhận

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Đức Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Luận Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 2)

Niệm Phật Sinh Tịnh Độ

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 3

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 2)

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Dự Bị Lúc Lâm Chung

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.