ĐẠO PHẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Thích nữ Tịnh Quang
Hai nghìn năm
trước, nhân loại không có kinh nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với
sự sống còn của mình. Khi bước vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng
hoảng ngày càng tệ hơn về môi trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một
sự đe doạ thực sự đối với sự tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ
sinh thái của trái đất có cơ nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường
sẽ không được lùi lại. Sự suy thoái của trái đất sẽ để lại hệ sinh thái của nó
trong tình trạng mất thăng bằng này và sẽ khiến trái đất không thể thích hợp
cho sự sống con người tồn tại. Vấn đề môi trường tiếp tục nới rộng qui mô
thông qua các vấn đề như ô nhiễm biển,
hiệu ứng nhà kính và sự tàn phá các khu rừng với mức độ lớn do nền văn minh vật
chất đã được thúc đẩy xuyên qua những tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Nếu
không dừng lại được sự ảnh hưởng của chu
kỳ phá hoại này, thì con người cần phải xét lại cách sống của mình và những giá
trị đạo đức liên quan đến việc sống với môi trường thiên nhiên (Damien 2003).
Vấn đề ô nhiễm
môi trường vẫn tiếp tục gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe của chúng ta xuyên
qua sự biến đổi về khí hậu và trái đất ngày càng nóng dần lên; sự kiện này đã tác
động đến ý thức bảo vệ môi trường nâng lên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này là một
trong những giới luật cơ bản được đặt ra bởi Đức Phật khoảng hơn hai mươi lăm
thế kỷ trước cho Phật tử thực hành, đạo Phật đã tồn tại hàng nghìn năm, những Sơn
lâm tự được thành lập trong các khu rừng và đồi núi đã chứng tỏ rằng cuộc sống
hài hòa với thiên nhiên của đạo Phật. (Barua &Basilio 2009).
Với quan điểm
rằng đạo Phật đại diện cho con đường từ bi, vị khai sáng đạo Phật là bao hàm tổng
thể của lòng từ bi đó, vì vậy ngài được nhìn một cách tôn kính như là một bậc bảo
hộ cho tất cả chúng sinh với tấm lòng từ bi. Những lời dạy của Đức Phật cho các
môn đồ được nhấn mạnh vào việc thực thi lòng yêu thương, tránh làm thương tổn đến
bất kỳ hình thái nào của sự sống trên trái
đất. Theo học thuyết này, việc bảo hộ tất cả các dạng hình thái của sự sống không
những tốt đẹp đối với phúc lợi của con người mà còn bảo hộ cho các loài động vật
và thực vật khác. Do vậy triết học Phật giáo quan niệm rằng tất cả dạng sống
trong vũ trụ là các thực thể bình đẳng trong tự nhiên, và sự sống cuả tất cả
con người, động vật và thực vật trong thế giới này đều có sự quan hệ với nhau,
phụ thuộc vào nhau và phát triển tương quan với nhau (Sahni, 2008).
Sự Tương Quan giữa Đạo Phật và Môi Trường
Với mục đích
khảo cứu phương pháp mà đạo Phật và sự bảo vệ môi trường có sự liên đới lẫn
nhau, điều này rất cần thiết để quan tâm đến khái niệm tất yếu đầu tiên trong học
thuyết đạo Phật. Theo đạo Phật, vấn đề môi trường thì không thể lãng tránh được.
Triết lý Sơ khởi và Phát triển của đạo Phật đều quan tâm đến môi trường mà chúng
ta đang sống, hoặc các hiện tượng tự nhiên mà chúng ta kinh nghiệm, như vô thường,
khổ , không và vô ngã, và những hình thái không thể biết được về trạng thái biến
chuyển của thiên nhiên. (Yamamoto & Kuwarhaha, 2009).
Đạo Phật nhìn
nhận thiên nhiên như là nền tảng cho sự sống xuyên qua quan điểm tích cực. Thí
dụ, khái niệm về tính Bất nhị của đạo Phật về đời sống và môi trường cùng phát
sinh trong sự tùy thuộc là thường được đề cập đến trong Giáo pháp. Khái niệm này
cho rằng sự sống và môi trường của chính nó thì ở trong bản chất hai hiện tượng
khác biệt, nhưng chúng nó vốn là bất nhị (không tách rời nhau) trong ý nghĩa căn
bản. Các tư tưởng Phật học nền tảng khác được biết như là lý Duyên sinh, trong đó
cho rằng không có sự vật nào tồn tại và vận hành một cách độc lập, mà là mỗi một
thực thể tồn tại vì sự tương quan mà nó có với những cái khác trong môi trường,
hoặc những điều kiện liên hệ đến các thể thức khác ở trong trái đất. Về cơ bản,
từ khái niệm này đạo Phật mang lại những
giá trị quí báu đối với môi trường, cũng như quan điểm của đạo Phật cho phép việc
nghiên cứu môi trường và thiên nhiên nói chung như là thành phần thiết yếu của
một hệ thống cân bằng sự phức tạp và rắc rối. Hơn nữa, vì tình trạng phá hoại môi
sinh có quan hệ với sự tàn phá của con người, bằng học thuyết Bất nhị của sự sống
và môi trường của chính nó, sự ngăn chặn việc tàn phá môi trường trở nên căn bản (Yamamoto & Kuwahara, 2009).
Học thuyết Duy
thức trong đạo Phật Đại thừa cho thấy rằng tám thức tâm trong lĩnh vực tâm thức
của con người có quan hệ cùng với thế giới vật lý như sông ngòi, núi rừng và đất
đai, do đó sự tàn phá môi trường chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm thức sâu sắc của
con người, nên đạo Phật chỉ ra mối quan hệ đa dạng ngoài ý thức tồn tại của con
người và môi trường xung quanh con người. vì vậy theo đức tin của người Phật tử,
những thách thức về môi trường sẽ gây ra đau khổ cùng với sự ô nhiễm môi sinh và
sự suy thoái được thực hiện bởi bất kỳ tình trạng trực tiếp hay gián tiếp sẽ ảnh
hưởng đến sự tồn tại của mọi loài hoặc những hình thái của sự sống trên thế giới.
vì tác động đến sự sống, điều quan trọng để loại bỏ tai họa đối với sự hủy diệt
môi trường là xuyên qua học thuyết về việc thực tập hạnh Bồ tát để liễu đạt phương
pháp (shahni, 2008).
Hiện nay sự khát
khao đối với vật chất của con người có thể được cho là một điều kiện cần thiết
để duy trì và phát triển hệ thống Xã hội Kinh tế trong xã hội, vì vậy những thách
thức môi trường không chỉ là sự thể hiện của cái xấu hoặc những sự tham muốn tiêu
cực và tham đắm, tuy nhiên chúng nó được xem như là nguyên nhân và biểu hiện của
việc tăng trưởng sự tham đắm tiêu cực, vì vậy điều cần thiết cho việc thực hành
lý thuyết của đạo Phật là để vượt qua những tham đắm tiêu cực này và làm thay đổi
hệ thống Xã hội kinh tế. Triết học hay tư tưởng hiện tại của đạo Phật là việc
xuất hiện của vấn đề môi trường và hiện tượng thiên nhiên ấy thì không thể tránh
được. Tuy nhiên, mục tiêu của đạo Phật là để vượt qua những thách thức này như đã
diễn tả ở trên (Barua & Basilio 2009).
Phương Pháp để Vượt Qua Những Thách Thức
Môi trường của Phật Giáo
Sự thay đổi xã
hôi có thể thúc đẩy con người quản chế những thách thức thuộc về môi trường, hoặc
đối phó với những hiện tượng tự nhiên mà đạo Phật đã đưa ra những yêu cầu, dù rằng
nó không phải là một cuộc cách mạng toàn diện, nhưng đúng hơn nó phải là sự
thay đổi nhịp nhàng có hệ thống vững chắc. Sự thay đổi mà đạo Phật cung cấp tương
tự như câu nói nổi tiếng của một nhà sư bình dân tại Ấn Độ và được biết đến như
Mahatma Gadhi, ông ta phát biểu rằng: “Những cuộc di chuyển tốt ngay nơi bước
chân (chậm chạp) của con ốc sên.” Điều này gợi ý rằng thành quả của một cuộc cách
mạng xã hội với sự quan hệ đến những thách thức môi trường khởi động từ một người,
rồi với nhiều người để bắt đầu cho việc chấp nhận vấn đề môi trường xuyên qua sự
cân nhắc của các cá nhân đó, sự giáo dục chính là tối ưu. Quan điểm của đạo Phật
cho rằng giáo dục là công cụ/tài nguyên duy nhất có thể cung cấp động lực cho
nhận thức này khi vấn đề môi trường bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp vào đời sống chúng
ta như những trở ngại thuộc về của mỗi cá nhân (Sweare, 2005).
Vì vậy, điều
quan trọng là giúp mọi người đạt được sự hiểu biết và nhân thức sâu hơn về những
thách thức môi trường. Từ quan điểm đạo Phật, ý thức sự xuất hiện của hiện tượng thiên nhiên là phù
hợp với học thuyết của giáo lý Tương tức-mọi vật trong thế giới này đều liên kết
với nhau, vì vậy nguyên lý cơ bản để ổn định thế giới của chúng ta chủ yếu quan
hệ đến sự cộng sinh với đa sinh học trong tự nhiên. Hơn nữa, giáo lý của đạo Phật
có quan niệm rằng khi chúng ta có ý thức và hiểu biết về tự nhiên và những nguyên
nhân của vấn đề môi trường, chúng ta sẽ đánh giá lại lối sống hiện tại của mình
trong khi nuôi dưỡng những nền móng của giá trị và đạo đức, vì lý do đó đạo Phật
yêu cầu chúng ta có trách nhiệm đối với
thiên nhiên cũng như với các thế hệ tương lai khác. Cuối cùng, điểm mấu chốt để
giảm thiểu những thách thức môi trường bằng sự kết hợp với giáo dục của đạo Phật,
như thế đảm bảo rằng mỗi người chịu trách nhiệm cá nhân của mình với mục tiêu
hiểu biết vấn đề và là một phần của giải pháp. Ngoài ra thông điệp của Đức Phật dành cho mọi người và
xã hội nói chung sẽ giúp họ hướng dẫn đời sống của mình trong một phương cách tương
tự (Damien, 2003).
Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới – Thích nữ Tịnh Quang
References
Barua, M., & Basilio, A. (2009).
Buddhist Approach to Protect the
Environment in Perspective of Green Buddhism. Retrieved from
http://mingkok.buddhistdoor.com/en/news/d/2471
Damien, K. (2003). The
Nature of Buddhist Ethics, New York, St. Martins Press.
Sahni, P. (2008). Environmental Ethics in Buddhism: A Virtues
Approach, Routledge Publishing.
Swearer, D. (2005). An Assesment of Buddhist Eco-Philosophy,
Retrieved from
http://www.hds.harvard.edu/cswr/resources/print/dongguk/swearer.pdf
Yamamoto, S., &
Kuwahara, V. (2009). Symbiosis with the
Global Environment: Buddhist Perspective of Environmental Education. The
Journal of Oriental Studies, vol. 8, pp 440-465.
Discussion about this post