PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Siêng năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về tịnh độ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

SIÊNG NĂNG LÀM VIỆC NHÂN TỪ THẾ GIAN
ĐƯỢC CHƠN LẠC, SINH THIÊN HOẶC VÃNG SINH VỀ TỊNH ĐỘ

Tâm Tịnh

Hoa Sen 0135Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi”. Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

(Trung Bộ Kinh, số 129 Kinh Hiền Ngu, phần Người Hiền Trí, Hòa Thượng Thích Minh Châu)

Trong Kinh Bi Hoa khi còn trong nhân địa, tiền kiếp của Phật A Di Đà là Vua Chuyển Luân Thánh Vương Vô Tránh Niệm đối trước Phật Bảo Tượng đã phát 48 đại nguyện trong đó có nguyện:

Nguyện khi con thành chánh giác xong, ở vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp thế giới Phật khác có chúng sanh nào được nghe danh hiệu của con mà tu các pháp lành, muốn được sanh về thế giới của con, nguyện cho họ sau khi xả bỏ thân mạng, nhất định sanh về, chỉ trừ người phạm tội ngũ nghịch, hủy báng thánh nhơn, phá hoại chánh pháp.

(Kinh Bi Hoa, phẩm 4: Nguồn gốc các Bồ Tát được thọ ký, Hán Văn: Đàm Vô Sấm, Việt Văn: Thích Nữ Tâm Thường, trtr. 179 -180; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Vol.3, No.157).

Rõ ràng, hành giả Tịnh Độ Tông thời nay muốn sanh về cõi Phật A Di Đà nên tu các pháp lành, tức là thiện pháp đúng như đại nguyện đã thành tựu của ngài, thì nhất định như ý. Sau đây là những thiện pháp (Pháp lành) có thể ứng dụng trong nhân gian như lời Phật dạy trong những quyển kinh của Tịnh Độ Tông, tương ưng với lời Phật dạy trong kinh điển Nikàya Nam Tông (Pali).

Bố Thí

Thương mẹ, thương cha, thương người trong nhà, rồi thương cả người ngoài, thương những người khốn khổ, và chân tình chia sẻ tình thương bằng tịnh vật, tịnh tài, công sức, ý tưởng nhằm làm vơi đi nỗi bi sầu của hữu tình là hạnh lành, là pháp lành khiến cho ai trên cõi đời này cũng đều vui sướng và chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền trí đều hoan hỷ. Với hạnh lành (pháp lành) này của hành giả Tịnh độ ngay trong đời này, họ được an lạc, hạnh phúc, và sau khi mãn phần, nhất định sanh về An Dưỡng Quốc Cực Lạc như ý nguyện, như lời Phật dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh: Những người hiếu thuận cha mẹ, làm việc nhân từ thế gian nhất định sanh về Nước Cực Lạc như ý nguyện.

Ở Việt Nam ngày nay, cộng đồng Phật Giáo Hòa Hảo được xem là cộng đông Phật tử nổi tiếng làm từ thiện như xây cầu đi lại, cất nhà tình thương, mởphòng chẩn trị đông y, cơm nước miễn phí cho các bệnh nhân vv. Phòng trào này trong những năm gần đây đang được phát triển sâu rộng trong giới Phật tử Việt Nam nói chung, tạo nên  một nét đẹp văn hóa chân tình đáng được tán dương và nhân rộng trong thế giới ta bà đầy ngã chấp này. Đây là những hạnh lành, pháp lành mà chư Phật ba đời mười phương đều tán thán. Vì sao chư đạo hữu của Phật Giáo Hòa Hảo, ngoài niệm ‘Nam  Mô A Di Đà Phật’, họ hăng say trong việc làm từ thiện? Vì họ hành theo lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ, tương ưng với lời dạy của Tam Thế Phật, cũng như đại nguyện của A Di Đà Phật (tu các pháp lành) như hai câu kệ sau:

“Tây Phương đua nở liên hoa

Chờ người hữu phước thiện duyên từ hòa.”

(Từ Giã Bổn Đạo Khắp Nơi, Hòa Hảo tháng tư năm canh thìn: https://hoahao.org/p74a264/nhung-bai-sang-tac-nam-canh-thin-1940-phan-8)

Đúng là pháp rất lành mà hành giả Tịnh Độ có thể làm tư lương để sanh về Thế Giới An Dưỡng mà Đức Phật A Di Đà khi còn trong nhân địa đã từng thề nguyện (Kinh Bi Hoa) và đã viên thành.

Bố thí là hạnh lành, pháp lành mà chư Phật ba đời đều sách tấn các Phật tử, nhất là các Phật tử tại gia siêng năng thực hành. Một ví dụ minh chứng trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyên cho thấy những ai đồng cảm với những hoàn cảnh khốn khó bi đát của những số phận bi thương trên thế gian này, từ tâm san sẻ tình thương bằng cả tâm chân tình cao khiết là họ đã cúng dường cho hằng hà sa các đức Phật.

Đức Phật bảo Bồ Tát Địa Tạng rằng: “Ở cõi Nam Diêm Phù Đề, có các Quốc Vương, hàng Tể Phụ, Đại Thần, Đại Trưởng Giả, Đại Sát Lợi, Đại Bà La Môn v.v… gặp những kẻ bần cùng thấp kém nhất, cả đến những kẻ gù lưng, tàn phế, ngọng, câm, điếc, ngu si, không mắt, những người không được vẹn toàn như thế; khi các Đại Quốc Vương đó muốn bố thí và nếu có thể đủ lòng đại từ bi, mỉm cười hạ mình, tự tay bố thí cùng khắp hoặc sai bảo người khác bố thí, lại dùng lời ôn hòa, dịu dàng an ủi; thì các Quốc Vương đó sẽ được phước lợi bằng phước lợi của công đức cúng dường cho chư Phật nhiều như số cát một trăm sông Hằng  Vì cớ gì? Bởi các Quốc Vương đó đã phát tâm đại từ bi đối với những kẻ bần cùng thấp kém nhất cùng những người khuyết tật kia, cho nên được quả báo phước lợi như thế, trong trăm ngàn đời thường được đầy đủ những đồ thất bảo, huống là những thứ thọ dụng như y phục, đồ ăn thức uống!”(Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh, Phẩm 10: So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,trtr.136-137)

Bố thí như thế nào được quả lớn, công đức lớn.bố thí với tâm mong cầu kết quả tương lai tốt đẹp hơn hoặc bố thí mong để phước lại cho con cháu thì không thể mang lại kết quả lớn. Trong khi đó, bố thí vì lòng bi mẫn chúng sanh và mong chúng sanh hết khổ đau và để trang nghiêm tâm và tối thượng hơn nữa là hồi hướng vô thượng Bồ đề hoặc Tây Phương Cực Lạc.  
Phật dạy trong Kinh Nikàya về hành bố thí đưa đến quả lớn và công đức lớn như sau:

Một thời, Thế Tôn ở Campà, trên bờ hồ Gaggara. Bấy giờ có nhiều cư sĩ ở Campà cùng Tôn giả Sàriputta (Xá Lợi Phất) đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn và do nhân gì, do duyên gì có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?

– Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc (về kết quả), bố thí với ý nghĩ “tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”. Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung được cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Tứ Thiên Vương. Khi nghiệp lực được đoạn tận, thần lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận thì trở lui trạng thái này.

Nhưng ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm không mong cầu, bố thí với tâm không trói buộc, bố thí không với ý nghĩ “ta sẽ hưởng thọ cái này ở đời sau”, chỉ bố thí với ý nghĩ “lành thay sự bố thí”.Vị ấy bố thí để trang nghiêm tâm. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Phạm Chúng. Khi nghiệp lực đoạn tận, thần lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này”.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Tế đàn, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.355)

Điều có thể thấy qua bài kinh này là hành bố thí với tâm rộng lớn là phương tiện giải thoát cho những ai thực hành tâm từ bi vì kiếp lai sinh được sống an vui ở cõi trời sắc giới và khi nghiệp lực đoạn tận thì được quả vị Bất lai (A Na Hàm), không còn quay trở lại nhân gian và sẽ nếm hương vị giải thoát A La Hán ở tịnh cư thiên trong thời gian không xa. Vì thế người con Phật nên bố thí với tâm rộng lớn như lời Phật dạy. 

Đối với hành giả Đại thừa hay Tịnh độ nên lấy công đức bố thí như thế này hồi hướng Vô thượng Bồ đề hoặc Tây Phương Cực Lạc trụ xứ của Đức Phật A DI ĐÀ. Được vậy thì công đức sẽ viên mãn.

Trong khi đó, Tiểu Bộ Kinh (Pali), Chuyện Tiền Thân số 509  kể về hạnh bố thí của bốn thợ dệt: Họ chia hoa lợi thành năm phần bằng nhau trong đó dùng một phần để bố thí . Quả đức có được rất kỳ đặc – Cả bốn thợ dệt tái sinh luân lưu vô số kiếp trong dục lục thiên như được đúc kết bằng những vần kệ cảm tác sau:

Thợ dệt bốn người cùng buôn bán

Ở Thành Ba Nại khéo phân chia

Năm phần hoa lợi đều không khác

Mỗi phần mỗi vị không kém hơn

Còn lại phần kia dùng bố thí

Làm lợi cho đời bớt khổ đau

Thiên thần bốn vị được gọi tên

Tứ Thiên, Đao Lợi  Dạ Ma Thiên

Đâu Suất, Hóa Lạc Cõi Tự Tại

Qua lại thiên dục vô số kiếp

Là nhờ hạnh lành, thí phần kia!

(Mười Câu Chuyện bố thí, cúng dường trích từ Tiểu Bộ Kinh, Tâm Tịnh Cẩn Tập)

Vì thế, hành giả Tịnh Độ có thể dùng hạnh rất lành (Pháp rất lành) nàylàm tư lương, thay vì hướng về Lục Dục Thiên, mà nguyện cầu vãng sanh về Miền Cực Lạc, nhất định sẽ được sanh vì tương ưng với đại nguyện của Ngài khi còn trong nhân địa đối trước Bảo Tượng Như Lai đã phát, và đã thành tựu.

Xin khép lại bài kết tập này bằng những lời Phật dạy trong Trung Bộ Kinh, số 129 Kinh Hiền Ngu, phần: Người Hiền Trí

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: “Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi”. Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh.Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

(Trung Bộ Kinh, số 129 Kinh Hiền Ngu, phần Người Hiền Trí, Hòa Thượng Thích Minh Châu)

Nguyện đem công đức này

Hướng về tất cả chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh Nước Cực Lạc

Tâm Tịnh cẩn tập

 

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan

Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan

THEO CHÂN PHÁI ĐOÀN LIÊN TÔNCẦU SIÊU CHO NHỮNG VONG LINHTRÊN BIỂN ĐÔNG & VỊNH THÁI LAN  Người Long Hồ...

Người Phật Tử Trước Một Số Vấn Đề Tâm Linh Hiện Nay

Người Phật Tử Trước Một Số Vấn Đề Tâm Linh Hiện Nay

NGƯỜI PHẬT TỬTRƯỚC MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LINH HIỆN NAYThường Trung Những năm gần đây xã hội bàn nhiều...

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

THƯ NGỎXây dựng Chùa Long Phước - Bến Tre Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,  Kính thưa quý Phật...

Hạnh Phúc Của Chúng Ta, Sức Khỏe Của Chúng Ta, Tương Lai Của Chúng Ta Đức

Hạnh Phúc Của Chúng Ta, Sức Khỏe Của Chúng Ta, Tương Lai Của Chúng Ta Đức

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Tiến sĩ Patrick Leahy - Chủ tịch Đại học Monmouth, New...

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

XẢ BỎ TỰ NGÃ KHI NIỆM PHẬTTâm Tịnh cẩn tập   Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không...

Chú Lăng Nghiêm (Cổ Phạn)

Chú Lăng Nghiêm (cổ Phạn)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Mơ Ước Bình Thường

MƠ ƯỚC BÌNH THƯỜNGHoàng Tá Thích Cô bạn tôi bị té xe hồi chiều, ban đầu trông có vẻ bình...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 29)

Chào các vị bằng hữu, chào mọi người!Hôm qua, chúng ta nói đến then chốt thứ tư của cầu học...

Tìm Nụ Cười Di Lạc Xứ Cờ Hoa

Tìm Nụ Cười Di Lạc Xứ Cờ Hoa

Tìm nụ cười Di Lạc xứ Cờ Hoa Trần Kiêm Đoàn Đạo Phật đã đem đến cho xã hội Âu...

Quốc Chúa – Bồ Tát Nguyễn Phúc Chu

QUỐC CHÚA - BỒ TÁT NGUYỄN PHÚC CHU: Người vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc trị quốc và...

Ly Tướng (Phần 5)

Ly Tướng (Phần 5)

Ly tướng là rời xa, lìa bỏ, thoát khỏi mọi sự ràng buộc vướng mắc của tất cả các Tướng...

Thiền Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại

Thiền Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại

THIỀN TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠITuệ ThiềnNhà xuất bản Hồng Đức  Thiền - Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại...

Sau Khi Chết Xác Thân Chỉ Là “Đất”

Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất”

SAU KHI CHẾT XÁC THÂN CHỈ LÀ ĐẤT Nhiên Như – Quảng Tánh HỎI: Cha tôi được chôn tại Nghĩa trang...

Nhìn Về Tuổi Trẻ Và Văn Hóa Hậu Covid

Nhìn Về Tuổi Trẻ Và Văn Hóa Hậu Covid

NHÌN VỀ TUỔI TRẺ VÀ VĂN HÓA HẬU COVID(Trần Kiêm Đoàn)   Tham luận Khám Phá Đạo Phật (Discovering Buddhism)...

Tôn Giả Thi-bà-la (尸婆羅 = Sīvali) Vị “Thần Tài” Đích Thực của Phật Giáo

TÔN GIẢ THI-BÀ-LA (尸婆羅 = SĪVALI)VỊ “THẦN TÀI” ĐÍCH THỰC CỦA PHẬT GIÁO Bậc đệ nhất phước đức, tỳ-kheo Thi-bà-la...

Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan

Người Phật Tử Trước Một Số Vấn Đề Tâm Linh Hiện Nay

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Hạnh Phúc Của Chúng Ta, Sức Khỏe Của Chúng Ta, Tương Lai Của Chúng Ta Đức

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Chú Lăng Nghiêm (cổ Phạn)

Mơ Ước Bình Thường

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 29)

Tìm Nụ Cười Di Lạc Xứ Cờ Hoa

Quốc Chúa – Bồ Tát Nguyễn Phúc Chu

Ly Tướng (Phần 5)

Thiền Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại

Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất”

Nhìn Về Tuổi Trẻ Và Văn Hóa Hậu Covid

Tôn Giả Thi-bà-la (尸婆羅 = Sīvali) Vị “Thần Tài” Đích Thực của Phật Giáo

Tin mới nhận

Đức Phật đã cứu sống tôi

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Để tâm giải thoát được thuần thục

Tâm Thư Hùn Phước Xây Chùa Giác Long, Ấp 2, Xã Hòa Thạnh, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long

Học theo gương hạnh Đức Phật

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Theo đuổi hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích

Tán thán Đức Phật

Người con đức Phật

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng

Lời Phật dạy về nhân duyên

Lặng Lẽ 400 Năm, Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

Đức Phật hàng ma

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Tin mới nhận

Quan Điểm Của Đạo Phật Đối Với Người Nghiện Ma Túy – Peter Morrell – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Bồ Tát vào đời với nhiều hình thức khác nhau

Đem pháp Phật tô sắc cho đời

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Người có giáo dục

Cầu an có được an chăng

Tùy lúc lễ lạy

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Khổ Thánh Đế

Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo

Chuyến Vượt Biên Kinh Hoàng

Kinh hành đúng pháp sẽ đạt đạo Bồ đề

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Một câu chuyện giản dị và thông thường của pháp (song ngữ)

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Tản Mạn Ngày Chớm Thu

Cuộc Đời Nữ Hành Giả Jetsun Jampa Chökyi

Mong Cầu Giác Ngộ – Thăm Chùa Khánh Anh Paris

Mùa Vu Lan nhớ nhà văn Võ Hồng

Tin mới nhận

Ngày Tết đọc Kinh Phật

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

8 bộ kinh Phật thường tụng và ý nghĩa cơ bản của từng bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Tam Tạng Kinh Điển Trung Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Đem Phật vào lòng, đem kinh vào lòng 

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Pháp hoa thất dụ – Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 18)

Kinh Trung Bộ Thi Hóa

Kinh Phước Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 43)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 37)

Tịnh Độ Tông

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Kinh Vô Lượng Thọ Diễn Nghĩa

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Thi Kệ Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ

Quán Thế Âm Hiện Thân Của Lòng Từ

Tịnh Không Pháp Ngữ (tt)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Vào Cửa Tịnh Tông

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 40)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Sám Hối Nghiệp Chướng

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese