PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đạo Phật cho thế hệ thứ năm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 

Lotus At Echo Park Lake Los Angeles

Sen nở hồ Echo Lake, Los Angeles

Thế hệ thứ 5 (GEN Z) là ai?

Cứ mỗi 100 năm, có những lớp người độ tuổi khác nhau cùng chung sống dưới ánh mặt trời. Ngày xưa, thuở “thất thập cổ lai hy” (70 tuổi xưa nay hiếm) tuổi thọ con người bị giới hạn nên gia đình nào – như gia đình ông Dương Diên Nghệ được vua ban thưởng trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư – ba đời còn sống bên nhau là đã hạnh phúc lắm rồi!

Ngày nay, tuổi thọ càng tăng, có 5 thế hệ cùng đang sống là tình trạng bình thường, Đông Tây nơi nào cũng có. Thế hệ trẻ nhất ngày nay được các nhà lịch sử, xã hội, tâm lý, kỹ thuật, giáo dục… tạm liên hệ với nhiều tiêu chuẩn cùng phẩm chất tương ứng và tương đối, đặt cho cái tên là “Thế hệ Z” (Gen Z generation – cái tên được cộng đồng ngôn ngữ quốc tế bình chọn đa số trong nhiều tên khác nữa).

Thời gian và tuổi tác GEN Z được phân định như sau:

Sinh từ 1928-1945 – Tuổi 76-93: Silent ……………. Thế hệ Tiền Chiến
Sinh từ 1946-1964 – Tuổi 57-75: Boomers ……….. Thế hệ Chiến tranh Việt Nam
Sinh từ 1965-1980 – Tuổi 41-56: Generation X ….. Thế hệ X
Sinh từ 1981-1996 – Tuổi 25-40: Millennials (Y)… Thế hệ Thiên niên Kỷ (Thế hệ Y)
Sinh từ 1997-2012 – Tuổi 09-24: Generation Z …. Thế hệ Z (Thế hệ Thứ Năm)

Đông cũng như Tây, dẫu gọi bằng tên gọi nào cũng được, nhưng vẫn có chung sự xác định rằng, “Gen Z” là thế hệ đàn em trẻ nhất của 5 thế hệ đang cùng chung sống trên hành tinh này. Khái niệm “thế hệ” còn được các học giả tôn giáo mở rộng thêm nhiều thế hệ khác nhau – chưa sinh hay đã chết: như ngày Tết có “đa hệ đồng đường” và tương lai có thế hệ Alpha… – mang tính biểu tượng của triết lý và dự phóng hơn là thực tại nhân sinh (như trong Tâm Sự Đầu Năm của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ).

Trong thực tế xã hội và giáo dục, tính cách điển hình của thế hệ Z cũng có đồng thời mặt mạnh, mặt yếu; phản ứng tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực: Thế hệ Z được trang bị một kiến thức tổng quát và chuyên môn từ tuổi măng non thông qua nguồn thông tin đại chúng phát tán trên các phương tiện và thiết bị điện tử, trang mạng xã hội. Tầm nhìn cũng như địa bàn kết nối với bạn bè và cộng đồng của thế hệ Z do đó, được phát huy và mở rộng theo khuynh hướng toàn cầu hóa. Đối với tương lai, thế hệ Z có viễn kiến, dám dấn thân và đầu tư, phát huy tinh thần sáng tạo và chịu trách nhiệm về sự thành bại của bản thân mình. Thế hệ Z có động cơ và khả năng tiếp cận với nhiều lĩnh vực chuyên môn và trải nghiệm nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ tri thức đến thực tế, thế hệ Z năng động và độc lập về học cũng như hành; về nếp sống gia đình cũng như tương tác xã hội.

Về mặt tiêu cực: Thế hệ Z vừa là chủ nhân và cũng vừa là nạn nhân của phương tiện chữ số và điện tử nên hệ lụy tất yếu là thường xuyên, đam mê và bị gắn chặt với những trò chơi, đam mê sinh hoạt với các phương tiện điện tử như vi tính, điện thoại thông minh, TV, Ipad… Do đó càng ngày thế giới của thế hệ Z càng trở nên tách rời với người thân, gia đình và xã hội; vừa độc lập nhưng cũng vừa vị kỷ. Có nhiều trường hợp lớp trẻ thế hệ Z trở thành kẻ mang tâm bệnh “cực đoan vị kỷ” (extreme egoism) tách rời, khước từ hay thậm chí chống lại phụ huynh, gia đình và xã hội. Trường hợp tiêu cực nhất là tự tử, điên loạn, nghiện ngập, bỏ nhà ra đi hay trở thành tội phạm xã hội.

Thế hệ Z với tôn giáo và đạo Phật

Trong bài ghi nhận về cuộc hội luận của Liên Phật Hội một tuần trước đây, người viết đã nhấn mạnh về thế hệ Thứ Năm này rằng:

Thế hệ Z là lớp đàn em, con cháu sinh từ năm 1996 trở đi (theo cách phân định của PEW). Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử với kỹ thuật số ngay từ nhỏ. Thế giới bao la như vô tận và biến hiện trong từng chớp mắt của phương tiện truyền thông điện tử. Vô số những trang mạng truyền thông xã hội như Facebook, Youtube, Twittter, Instagram, Google… đến mạng Internet rộng lớn đã đưa thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị từng giây trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải cần sách vở, thư viện, tìm kiếm tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ phi thuyền, máy bay trong khi thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe máy, xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi mặt: số lượng, chất lượng, lối sống và nếp nghĩ…

Thế hệ Z với đời sống tâm linh, tôn giáo có những nét tương đồng giữa hai khung cảnh xã hội Đông và Tây. Điều này cũng dễ hiểu bởi những sự kiện xảy ra được thông tin trên toàn thế giới gần như đồng thời. Ngày nay tốc độ thông tin thực tế – có vẻ như nghịch lý trong nếp nghĩ của thế hệ đàn anh – khi người ở phía tối của địa cầu (Mỹ) biết những cơn thiên tai, bão lụt hay phản ứng chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn tiến tại phía sáng trái đất (Việt Nam) trước cả người đang ở tại địa phương thông qua nhiều nguồn thông tin trực tiếp “live stream”.

Trong cuộc khảo sát và thăm dò dư luận của PEW (Pew Research Center) năm 2020 thì tuổi trẻ (từ khoảng 5 đến 10 tuổi) ở Mỹ, có đến 60% đi theo phụ huynh đến các chùa viện tôn giáo, nhưng đến tuổi “teen” (teenager: 13-19… thirteen – nineteen) thì con số giới trẻ đến chùa giảm dần còn 30%. Tuổi trẻ Việt Nam trong và ngoài nước thế hệ Z cũng không phải là trường hợp biệt lệ. Sự phân tích là lý giải về hiện tượng “thoái trào” của lòng tin và thái độ dấn thân vào nẻo đạo; về niềm tin và sinh hoạt tôn giáo của tuổi trẻ là một phản ứng có điều kiện chẳng có gì khó hiểu về cả hai khía cạnh chủ quan và khách quan. Đây rõ ràng là kết quả sự phát triển không đồng bộ của cây hoa bộc phát trong cái chậu sành giới hạn: Chủ quan sinh động và khách quan đứng yên hay ngược lại. Đây cũng có thể là hình ảnh biểu tượng của thế hệ Z đâm chồi nẩy lộc bộc phát giữa chậu sành tôn giáo đứng yên!

Tầm mắt bao la cần một chân trời vô tận. Cuộc chấn hưng Phật giáo thời 1950 đòi hỏi viễn kiến tổng hợp và hài hòa từ thời 1945. Xung quanh một Cư sĩ đại thiện tâm Lê Đình Thám đòi hỏi sự tương tác của hàng tu sĩ, nhân sĩ, văn nghệ sĩ hào hiệp đương thời. Trong im lặng hay vọng ngôn phải cần có tiếng nói Viên Âm. Giữa lúc thế giới truyền thông huyên náo và lạm bàn “tượng pháp” đang diễn ra giữa thời hiện đại, cũng cần lời thỉnh vấn khiêm cung giữa đời và đạo.

Trong cuộc đối đầu giữa chánh đạo và rối đạo, vàng thật và vàng giả, chánh pháp và tượng pháp… tất nhiên chung cuộc đại nghĩa sẽ thắng gian tà; nhưng vấn đề trước mắt là quá trình tương tranh, tương thủ và tương thuận của hai thế lực chánh tà sẽ kéo dài bao lâu. Thế hệ thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy, thứ Tám… chăng? Diễn đàn Liên Phật Hội đang cố gắng đi những bước “rất thăm dò”. Những cuộc hội luận chập chững và khiêm tốn của các tu sĩ, cư sĩ và đại chúng Phật giáo Việt Nam và liên châu trên mạng lưới điện tử là một sự thăm dò gieo duyên đáng khích lệ.

Diễn đàn Liên Phật Hội

Diễn đàn Liên Phật Hội cùng với khoảng 30 trang mạng toàn cầu có nội dung và khuynh hướng Phật giáo khác đang vận dụng phương tiện tuy có ít nhiều khác nhau về quy mô và kỹ thuật nhưng song hành và tiến gần cùng mục đích: Góp phần chấn chỉnh, xây dựng, phát huy và hoằng dương Chánh Pháp. Tuy “phương tiện tùy duyên”, linh hoạt khế cơ và vững trụ khế lý, tiếng nói chung của các trang nhà hướng Phật đều có chung một định hướng là cố gắng trao truyền những hương hoa Phật lý đến đại chúng và thế hệ kế thừa. Là thế hệ Gen Z, thế hệ Alpha hay là thế hệ thứ Năm, thứ Bảy… thì cũng đều là hình ảnh và đối tượng tương lai của đạo Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Thế hệ đàn em đang cần đến thế hệ đàn anh, thông qua “Thế Hệ Bắc Cầu” gồm những bậc tu sĩ đóng vai cố vấn giáo hạnh hoặc lớp đàn anh, đàn chị đóng vai phụ huynh hay huynh trưởng – không còn trẻ và chưa quá già – để có thể hiểu cũng như chia sẻ kiến thức, niềm tin và tâm nguyện với thế hệ trẻ nhất đang từng bước đóng vai trò trách nhiệm và lãnh đạo xã hội.

Trong cuộc sinh hoạt thỉnh vấn và hội luận vào Thứ Bảy ngày 27-2-2021 vừa qua của Diễn đàn Liên Phật Hội, Thượng tọa Thích Từ Lực – Viện chủ Tu viện Phổ Từ, Cư sĩ Trần Trung Đạo, Cư sĩ Phan Trung Kiên, Cư sĩ Trần Kiêm Đoàn, tuy khác nhau về thế hệ cũng như vị thế về đời, về đạo, nhưng đã có khuynh hướng khá chung nhất trong đề tài “Đạo Phật và thế hệ trẻ”. Các tham dự viên và thảo luận viên đều đồng ý rằng, trong tiến trình hướng về tương lai Phật giáo, trọng tâm hàng đầu vẫn là tâm nguyện đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ nói chung và Gia đình Phật Tử nói riêng.

Cũng trong nội hàm Phật Giáo và Tuổi Trẻ, tâm thư Tâm Sự Đầu Năm của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã được giới thiệu và trưng dẫn như một nguồn suối tinh thần hỗ trợ cho khuynh hướng chung là mối quan tâm về Đạo Phật và Tuổi Trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, sự tương tác của những thế hệ điện tử, hoàn cảnh đại dịch Covid-19 và khung cảnh dự phóng văn hóa xã hội hậu đại dịch.

Có thể hình dung và ví von như rằng, vấn đề tôn giáo và tuổi trẻ đã được đặt ra rõ ràng, hợp lý tương tự như con người đã thấy được Corona-virus là nguyên nhân của Covid-19 nhưng giải pháp then chốt để giải quyết vấn đề vẫn là cần có Vaccine làm thuốc chủng ngừa.

Xưa nay, trong lĩnh vực nhân văn và tinh thần, người ta vẫn thường nhấn mạnh “vaccine” rất cũ mòn để đối trị là: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Giải pháp đối trị này, nếu muốn khỏi trở thành một câu bùa chú rỗng tuếch thì phải cần đến “vaccine nhân hòa”. Thực trạng Phật giáo Việt Nam đang phân hóa; muốn hóa giải phân hóa phải cần Nhân Hòa trước hết. Bản thân kẻ đang viết những dòng này đã được chích ngừa vaccine Pfizer lần thứ hai, nhưng nỗi ưu tư vẫn còn nguyên trước mắt vì 90% người xung quanh vẫn chưa có đủ vaccine. Hạnh phúc đâu phải là một mình. Cao siêu quá sợ xa vời thực tế; xa xôi quá sợ lạc đường; chỉ đơn sơ và mộc mạc tìm về nguyên lý Lục Hòa của đạo Phật cũng có thể vận dụng làm chỗ dựa của phẩm cách và tinh thần đối trị với tình trạng phân hóa nội bộ Phật giáo hiện nay. Vaccine có sẵn rồi, nhưng phải cần ghi danh làm hẹn và rồi còn phải trạch vai, cúi xuống thấp để được tiêm chủng. Lục Hoà cũng thế. Riêng mình hòa chưa đủ. Cần cúi xuống thấp, kiên nhẫn đợi chờ đại chúng đồng hòa mới mong có niềm hạnh phúc hòa hợp của mỗi người vì mọi người và ngược lại.

Sacramento, tuần Nguyên Tiêu 2021

Trần Kiêm Đoàn

Tin bài có liên quan

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Giác Minh Luật chia sẻ pháp thoại “Trăng Thầm Lặng”

Sống Để Yêu Thương

Sống Ảo

Sống Ảo

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Sa Di Bom

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Ra Mắt Sách Mới “Khổ Răng Mà Khổ Rứa” Của Sư Giác Minh Luật

Quán Không (Một Câu Chuyện Về Quán “Không”)

Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học

Phương pháp thực hành chánh niệm trong lớp học

Load More

Discussion about this post

Chiêm Bao Hạc Trắng

Chiêm bao hạc trắng

CHIÊM BAO HẠC TRẮNGTN Huệ Trân             Trong kiếp phù sinh, biết bao người đốt đuốc tìm tri kỷ...

Kinh Bách Dụ: Đệ Tử Phạm Thiên Tạo Vật

Kinh Bách Dụ: Đệ tử Phạm thiên tạo vật

Mẩu chuyện này ngụ ý rằng: Hình tướng của mọi người đều do nghiệp của chính họ tạo nên, không...

Sinh Trong Lục Đạo

Sinh trong lục đạo

Chư Phật, Bồ-tát, các vị Thánh tăng A-la-hán đã thành tựu tuệ giác Tam minh. Trong đó, thiên nhãn minh...

Thiền Sư Trong Phòng Thí Nghiệm

Thiền Sư Trong Phòng Thí Nghiệm

THIỀN SƯ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆMMatthieu Ricard Nhiều người nói thực hành thiền Chánh Niệm tốt cho não bộ, nhưng...

Lời Phật Dạy: Biết Đủ Thường Vui

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Nếu chúng ta tự biết đủ thì tự khắc sẽ tạm đủ, còn nếu ai chưa biết đủ thì cứ...

Khảo Sát Căn Bản Trung Quán Luận Tụng

Khảo sát Căn bản Trung quán luận tụng

KHẢO SÁT CĂN BẢN TRUNG QUÁN LUẬN TỤNG Bản Anh: Kenneth  K. Inada. Nāgārjuna, A Translation of his Mūlamadhyamaka-kārikā with...

Bồ Đề Đạt Ma Và Giá Trị Siêu Việt Của Nền Thiền Học Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma Và Giá Trị Siêu Việt Của Nền Thiền Học Việt Nam

BỒ ĐỀ ĐẠT MA và giá trị siêu việt của nền THIỀN HỌC VIỆT NAM Như Hùng Khi đề cập...

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý NIỆM TẤN PHONG GIÁO PHẨM TRONG PHẬT GIÁO Thích Tâm Mãn Lìa bỏ ngai vàng quyền uy, xem nhẹ công...

Bát-nhã Ba-la-mật Tâm Kinh Quảng Bản Và Lược Bản Dịch Từ Nguyên Bản Sanskrit

 BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT TÂM KINH QUẢNG BẢN VÀ LƯỢC BẢNDỊCH TỪ NGUYÊN BẢN SANSKRIT*******************************BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH(Bản ngắn, dịch từ...

Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật

1. Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đất là...

Kinh Di Giáo Lược Giải

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tánh Không Và An Lạc

Tánh Không và an lạc

TÁNH KHÔNG VÀ AN LẠC Nguyễn Thế Đăng   Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở...

Hãy Là Người Cầu Pháp, Không Mong Cầu Tài Vật

Hãy Là Người Cầu Pháp, Không Mong Cầu Tài Vật

Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểu và thực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy...

Năng Lượng Tâm Và Nền Văn Minh Tự Hủy

Năng lượng tâm và nền văn minh tự hủy

NĂNG LƯỢNG TÂM VÀ NỀN VĂN MINH TỰ HỦY Nhụy Nguyên Thời-không vũ trụ chứa hàng triệu, tỉ, hàng ức...

Học Hạnh Không Kiêu Ngạo Và Nói Ít

Học Hạnh Không Kiêu Ngạo Và Nói Ít

Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo...

Chiêm bao hạc trắng

Kinh Bách Dụ: Đệ tử Phạm thiên tạo vật

Sinh trong lục đạo

Thiền Sư Trong Phòng Thí Nghiệm

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Khảo sát Căn bản Trung quán luận tụng

Bồ Đề Đạt Ma Và Giá Trị Siêu Việt Của Nền Thiền Học Việt Nam

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Bát-nhã Ba-la-mật Tâm Kinh Quảng Bản Và Lược Bản Dịch Từ Nguyên Bản Sanskrit

Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật

Kinh Di Giáo Lược Giải

Tánh Không và an lạc

Hãy Là Người Cầu Pháp, Không Mong Cầu Tài Vật

Năng lượng tâm và nền văn minh tự hủy

Học Hạnh Không Kiêu Ngạo Và Nói Ít

Tin mới nhận

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Đùa chơi với khổ

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

Chùa Quang Thọ Huyện Hóc Môn

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Lạy ông Phật nào?

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân khẳng định: ‘Con không dám báng bổ Đức Phật’

Câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông cùng bài học xương máu

Lòng tôn kính Phật vô biên

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Con đường an vui

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Tư duy về Niết Bàn (II)

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Đức Phật đã từ bỏ tất cả để có được tất cả

Phật phá trừ lòng dục của nam giới

Tin mới nhận

Đọc Kinh, Sám Hối Có Linh Nghiệm Hay Không?

Vấn Đề Thượng Đế Và Sáng Tạo

Thiền sư Vạn Hạnh và câu đối xuân

Tự Giữ Gìn Cho Mình

Mùa Thu vĩnh viễn

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 và Quyển 2

Bệnh Dịch Covid-19 Và Phật Pháp

Kinh Úc Già Trưởng Gỉa [40]

So Sánh Tóm Tắt Các Bộ Luật Tỳ Kheo

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Pháp Môn Tu Chứng Lăng Nghiêm Đại Định

29. Khất Thực

Thở Bụng

Bão Tố Xã Hội

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Bước chậm lại giữa thế gian vội vã để tâm trí được nghỉ ngơi

Giải Thoát Là Cốt Lõi Của Đạo Phật

Sau mùa tuyết rơi

Tổng Quan Về Các Hệ Thống Triết Học Ấn Độ

Xuân đã đầy cành

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Bát-nhã tâm kinh diễn giải

Kinh Tiểu Bộ mục lục

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Sống viễn ly

Tôn kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký

Kinh Phật cho người tại gia: Sách cần có cho gia đình Phật tử

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 1

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 19)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Khai Thị Đại Chúng Của Đại Sư Hám Sơn

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Bước chuyển từ triết lý Niệm Phật đến tín ngưỡng Niệm Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 6)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 112)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 1)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.