PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Qd-Title-2

VỀ MỘT BỨC THỦ BÚT CHỮ NÔM CỦA
BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
.
P.Q.V

Sau
khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm
đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động.
Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn
nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những
người yêu nước.

Dưới
chính sách tàn bạo của Ngô Đình Cẩn, chính quyền họ Ngô
đã triển khai chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” rất dã
man
với mục đích tiêu diệt tận gốc mầm mống cách mạng
trong nhân dân

Đối
với Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm xem là một cái
gai trong mắt cần phải được nhổ bỏ, bởi vì Phật giáo
có sự ảnh hưởng rất lớn trong tâm hồn người dân Việt
Nam
, trong khi gia đình họ Ngô lại có xu hướng “kết thân”
với một tôn giáo khác. Cho nên, họ đã ban hành những chính
sách đi ngược lại với lợi ích chính đáng của tầng lớp
Tăng ni, Phật tử và dân tộc. Từ đó, làm nảy sinh phong
trào
đấu tranh đòi quyền bình đẳng của Phật giáo trên
khắp miền Nam Việt Nam.

Phong
trào
đấu tranh của Phật giáo miền Nam Việt Nam đầu tiên
diễn
ra ở Huế rồi sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp các
đô thị ở miền Nam. Huế là một trung tâm Phật giáo
lớn với đa số nhân dân là tín đồ Phật giáo. Giới lãnh
đạo
Phật giáo miền , kể cả tăng già và cư sĩ đều ở
Huế. Huế còn là trung tâm chính trị, văn hóa lớn thứ hai
(ở Nam Việt Nam bấy giờ, sau Sài Gòn) và là nơi có phong
trào
cách mạng diễn ra rất sớm. Vì vậy, mà Huế trở thành
địa bàn để chính quyền Ngô Đình Diệm thiết lập ở đây
một bộ máy cai trị chặt chẽ.

Năm
1963, phong trào đấu tranh của Tăng ni, Phật tử chống chính
sách phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao
trào. Vào mùa Phật Đản năm ấy, Ngô Đình Diệm ra công điện
số 9195 (6/5/1963) có nội dung cấm treo cờ Phật giáo. 

Công
điện này như “một giọt nước làm tràn ly”, lập tức
phong trào Phật giáo ở Huế chính thức bùng nổ vào ngày
7/5/1963, đó là một thực tế, hợp quy luật xã hội. Phong
trào
đã thu hút hầu hết các tầng lớp nhân dân tham gia,
từ trí thức, sinh viên học sinh cho đến tiểu thương kể
cả những viên chức trong bộ máy hành chính và quân đội
của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Đêm
ngày 8/5/1963, khi các Phật tử đang nghe thuyết trình về đại
lễ
Phật Đản trước Đài Phát thanh Huế thì bất ngờ bị
người của Ngô Đình Diệm xả súng. Kết quả là tám Phật
tử
chết tại chỗ và bốn Phật tử bị thương phải mang
vào bệnh viện cấp cứu(1). 

Sáng
hôm sau, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Tổng Hội Phật giáo
Việt Nam
, khẩn cấp triệu tập một phiên nghị sự bất thường,
gồm các vị lãnh đạo Phật giáo chủ chốt, tại chùa Từ
Đàm, Huế để tìm phương pháp đối phó với chính quyền
và chính thức soạn thảo một bản tuyên cáo gồm 5 điểm
để gửi tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Bản tuyên cáo
này có nội dung như sau:

1.
Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công
điện triệt hạ giáo kỳ Phật giáo. 

2.
Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc
biệt
như các hội truyền giáo Thiên Chúa giáo đã được
ghi trong đạo dụ số 10. 

3.
Yêu cầu chính phủ chấm dứt trình trạng bắt bớ và khủng
bố
tín đồ Phật giáo. 
4.
Yêu cầu cho Tăng ni, Phật tử được tự do truyền đạo và
hành đạo. 

5.
Yêu cầu chính phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những
kẻ chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải trừng
trị
đích đáng.

Đến
ngày 10/5/1963, bản tuyên cáo gồm năm đề nghị nêu trên đã
được gửi đi khắp nước. Riêng tại Sài Gòn, bản tuyên
cáo đã được một người Phật tử là một sĩ quan Đại
úy, đích thân từ Huế mang vào chùa Ấn Quang và Xá Lợi cùng
những hình ảnh về vụ thảm sát các Phật tử. Cho nên ở
Sài Gòn lúc đó, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo thường
xuyên
họp mật để lên kế hoạch đấu tranh. Qua những lần
thảo luận giữa Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và Ủy
ban Liên bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm không đi đến
thỏa thuận. Trái lại, chính quyền Diệm vẫn gia tăng các
cuộc khủng bố, đàn áp Tăng ni và Phật tử. Trong tình thế
như vậy, nếu cứ kéo dài các cuộc đấu tranh một cách bình
thường
thì dần dần phong trào sẽ bị tan rã vì thiếu hình
thức
khác có tính hiệu quả, để mọi người có thể đồng
cảm, hưởng ứng cùng phong trào. Nên lãnh đạo Liên phái
Bảo vệ Phật giáo lúc này đã chấp nhận hạnh nguyện xin
được tự thiêu của Tỳ kheo Thích Quảng Đức. 

 

Ngày
11/6/1963, tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay
là ngã tư Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, TP.
Hồ Chí Minh), Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Sau
khi xá tứ phương, Thích Quảng Đức ngồi trong tư thế tọa
thiền
, tay bắt ấn Cam lộ, quay mặt về hướng Tây. Thích
Quảng Đức tự đổ xăng lên khắp người và bật mồi lửa
lên trước sự chứng kiến của hàng ngàn các Tăng ni và Phật
tử
đứng gần đó để cầu nguyện. Mọi lực lượng an ninh
của Diệm được điều động đến để trấn áp cuộc tự
thiêu
nhưng đều thất bại, vì các Tăng ni và Phật tử quyết
bảo vệ bằng cách bao vây thành nhiều vòng. 

Sự
kiện
tự thiêu của Thích Quảng Đức là một tiếng chuông
kêu gọi hàng triệu con người ở miền Nam, miền Trung vùng
lên bất chấp cường quyền, áp bức để cùng nhau xuống
đường đấu tranh chống lại sự tàn bạo của chế độ
Ngô Đình Diệm. Hành động tử vì đạo của Bồ tát Thích
Quảng Đức đã gây ra một làn sóng dâng trào khắp nơi. Hàng
triệu trái tim con người thổn thức trước
hình ảnh của Thích Quảng Đức và nguyện cầu cho linh hồn
của Thích Quảng Đức được siêu thoát. Hàng loạt các hãng
truyền thông, báo chí trong và ngoài nước lần lượt đưa
tin
tức và hình ảnh của Thích Quảng Đức đang ngồi trong
ngọn lửa rực cháy với những bình luận ngợi ca khâm phục.

Trước
lúc tự thiêu, Thích Quảng Đức có để lại một bức thủ
bút
bằng chữ Nôm(2). Đây là một văn bản rất ít người
được biết đến và chính là lời tâm nguyện của Thích
Quảng Đức trước lúc đi về miền Tây phương cực lạc.
Bởi vì, nó không những nêu lên được ước nguyện của
một con người mộ đạo, mà nó còn đặt ra cho chúng ta một
câu hỏi khó trả lời: Tại sao trong lúc chữ Quốc ngữ đang
thịnh
hành thì Thích Quảng Đức lại dùng chữ Nôm (loại
chữ do dân tộc Việt Nam sáng tạo) để viết? Phải chăng
là Thích Quảng Đức đã đề cao bản sắc văn hoá dân tộc
Việt Nam! 

Với
những giá trị về lịch sử của văn bản, chúng tôi xin được
giới thiệu bức thủ bút của Thích Quảng Đức. Vì bản
photocopy có đôi chỗ mờ nhạt nên trong quá trình chế bản
vi tính sẽ không tránh được những thiếu sót nhất định,
hy vọng là những ai quan tâm và hiểu biết sẽ đóng góp những
ý kiến chân tình để cho bản vi tính và phiên âm được
hoàn chỉnh hơn. Nội dung của bức thư cụ thể như sau:

Qd-Tuongniem-34-Content
Phiên
âm:

Lời nguyện
tâm quyết

Tôi
là Tỳ kheo Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm Phú
Nhuận Gia Định. Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc
nghiêng ngửa. Tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của
Như Lai, không lẽ cứ ngồi điềm nhiên toạ thị để cho
Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui vẻ phát nguyện thiêu thân
giả tạm này cúng dưỡng chư Phật để hồi hướng công
đức
bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật,
chư Đại Đức, Tăng ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện
như sau:

Một
là mong ơn Phật Trời gia hộ cho tổng thống Ngô Đình Diệm
sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng của Phật giáo Việt
Nam
ghi trong bản tuyên cáo.

Hai
là nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được
trường tồn bất diệt.

Ba
là mong nhờ hồng ân Đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức,
Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố,
bắt bớ, giam cầm của kẻ ác.

Bốn
là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.

Trước
khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời
cho tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi
đối với quốc dân, đều thi hành chính sách bình đẳng tôn
giáo
để nước nhà xưng yến muôn thuở. Tôi thiết tha kêu
gọi chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử nên đoàn kết nhất
trí
hy sinh để bảo tồn Phật giáo.


Nam
Mô A Di Đà Phật

Làm
tại chùa Ấn Quang ngày bốn tháng sáu năm một ngàn chín trăm
sáu mươi ba. Tỳ kheo Thích Quảng Đức thủ ký.

Bằng
lời lẽ nhẹ nhàng, cô đúc nhưng lại giàu tính thuyết phục,
Thích Quảng Đức đã gởi gắm tâm nguyện của mình vào bức
thư tuyệt mệnh với mong ước bảo vệ Phật giáo ở Việt
Nam
. Đó quả là một tấm gương một lòng vì đạo pháp mà
xưa nay hiếm vậy.

P.Q.V

(Nguồn:
TCSH )

1)Hiện
nay, tại số 19 Lê Lợi, Huế vẫn còn dấu tích của sự kiện
này qua Đài tưởng niệm với biểu tượng bánh xe Pháp Luân
tại một hoa viên. 


(2)
Văn bản này chúng tôi vừa sưu tầm được từ một thượng
tọa
ở chùa Thiền Lâm (Biết chúng tôi có hiểu biết về
Hán
Nôm, nên thượng tọa đã tặng chúng tôi một bản photocopy
bức thủ bút này).

Tin bài có liên quan

Vị Pháp Thiêu Thân

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm 56 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Load More

Discussion about this post

Hà Nội Rực Rỡ Sắc Cờ Hoa Mừng Phật Đản

Hà Nội Rực Rỡ Sắc Cờ Hoa Mừng Phật Đản

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠOPháp Sư Thái Hư LỜI GIỚI THIỆU Kinh Thập thiện nghiệp đạo này, xưa nay có...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

 Điều thứ ba là “Chánh Ngữ”. Ngữ là ngôn ngữ. Tiêu chuẩn của chánh ngữ vẫn là thực tiễn ở...

Sự Xả Ly

Sự xả ly

SỰ XẢ LY Thiền sư U. Ottamasara Sayadaw    Thiền sư U. Ottamasara Sayadaw Câu hỏi: Thiền sư luôn nói...

Ước vọng & tâm xuân

ƯỚC VỌNG & TÂM XUÂN Thích Minh Tòng   Với đà vận tốc phát triển mọi mặt của xã hội...

Duyên Và Nợ

Duyên và Nợ

DUYÊN VÀ NỢĐào Văn Bình Trong kho tàng văn chương truyền khẩu hay huyền thoại Việt Nam đã có nhiều...

Ý Nghĩa Đời Người

Ý nghĩa đời người

Thật không dễ gì đưa ra một câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề tưởng chừng bình thường nhưng...

Tà Niệm Và Chánh Niệm

Tà Niệm Và Chánh Niệm

TÀ NIỆM (Micchāsati) và CHÁNH NIỆM (Sammāsati) Thiền sư Mahāsi Sayādaw Chuyển ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông Tà niệm (Micchāsati): Tà...

Phật Giáo Nhìn Một Thoáng (Buddhism At A Glance) Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Phật Giáo Nhìn Một Thoáng (Buddhism At A Glance) Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

PHẬT GIÁO NHÌN MỘT THOÁNGBUDDHISM AT A GLANCE   Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2565--DL 2021 Happy...

Niết-Bàn (Nibbana) Bhikkhu Thanissaro | Chân Giải Nghiêm Dịch

Niết-bàn (nibbana) Bhikkhu Thanissaro | Chân Giải Nghiêm Dịch

NIẾT-BÀN (NIBBANA) Bhikkhu Thanissaro | Chân Giới Nghiêm dịch Chúng ta đều biết cái gì xảy ra khi một đám...

Khoa Học Về Kinh Nghiệm Cận Tử

Khoa học về kinh nghiệm cận tử

KHOA HỌC VỀ KINH NGHIỆM CẬN TỬ TÁC GIẢ: GIDEON LITCHFIELD Việt dịch: Võ Quân Kinh nghiệm cận tử đã...

Kinh 17 Phi Ngã

KINH TẠP A-HÀMHán dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Đà-La Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Thích Tuệ...

Chướng Ngại Là Món Quà Của Đạo Pháp

Chướng Ngại là món quà của Đạo Pháp

CHƯỚNG NGẠI LÀ MÓN QUÀ CỦA ĐẠO PHÁP (Les obstacles, un cadeau du Dharma) Dzongsar Jamyang Khyentse Hoang Phong chuyển...

Lại Trở Về Cố Quận!

Lại trở về cố quận!

LẠI TRỞ VỀ CỐ QUẬN! “Vô hà hữu chi hương?” (Trang Tử) Minh Đức Triều Tâm Ảnh Cả hai bài...

Hai Nghĩa Của Nghiệp

Hai nghĩa của nghiệp

Luật nghiệp (karma) là một nguyên lý cơ bản của thế giới quan Phật giáo. Nói vắn tắt, nghiệp đề...

Hà Nội Rực Rỡ Sắc Cờ Hoa Mừng Phật Đản

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

Sự xả ly

Ước vọng & tâm xuân

Duyên và Nợ

Ý nghĩa đời người

Tà Niệm Và Chánh Niệm

Phật Giáo Nhìn Một Thoáng (Buddhism At A Glance) Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Niết-bàn (nibbana) Bhikkhu Thanissaro | Chân Giải Nghiêm Dịch

Khoa học về kinh nghiệm cận tử

Kinh 17 Phi Ngã

Chướng Ngại là món quà của Đạo Pháp

Lại trở về cố quận!

Hai nghĩa của nghiệp

Tin mới nhận

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa & Trái tim

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Đối Chiếu Qua Kinh Điển, Tâm Diệu

Học Phật tâm Phật

Bất biến và tùy duyên

Những tật xấu cần bỏ ngay để có cuộc sống an vui

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Câu chuyện một con đường

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Soi sáng lời Phật dạy

Tin mới nhận

Giá trị giới không sát sinh

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Ước mơ về quyền được sống để cống hiến

40 năm hoằng pháp của thầy tôi

Lời khuyên của Đức Đạt lai Lạt ma

Vận Dụng Bài Học Lịch Sử Cận Đại Về Hoằng Pháp Của Các Cư Sĩ Tiền Bối – Tâm Diệu

Phật Giáo Nguyên Thủy Với Vấn Đề Xã Hội Hóa

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Giáo lý vô ngã & các khái niệm về “linh hồn”

A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận

Đạo Phật Và Nữ Tu

Tu Tuệ

Trưởng Giả Chất Đa La

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 100)

Việt đạo: Đạo lý uyên nguyên của dân tộc việt

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Hóa Giải Nghiệp Đời Trước – Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

GIỚI THIỆU

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 75)

Kinh Bách Dụ: Trộm trâu

Lời Phật dạy về bảy hạng vợ ở đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Kinh Pháp Hoa Đề Cương

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Kinh Pháp Cú

Kinh Trung Bộ Thi Hóa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 170)

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Chiến Thắng Và Chiến Bại – Kinh Sangama – Sutta

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

Giảng Giải Kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Kinh hành đúng pháp sẽ đạt đạo Bồ đề

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 82)

Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Giảng Ký

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 24)

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Niệm Phật Sinh Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 86)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 3)

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Lý Luận Và Sự Thật Của Nhân Quả

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần cuối)

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese