MÊ TÍN VÀ CHÍNH TÍN (Superstition And Truth )
(For original English article, please click here)
Vị
Vua Ladakh, Ngài Trinlay Namgyal, một trong những vị vua pháp cuối cùng trong thế hệ của chúng ta hay còn gọi là Chogyal, đã rời xa chúng ta một vài tuần trước đây. Như tôi đã có lần nhắc tới, Đức Vua Ladakh cùng những thành viên thuộc dòng họ của Ngài thực sự là hóa thân chân thực của chư Bồ Tát, theo lời huyền ký của Thượng sư Liên Hoa Sinh. Tất cả các đấng Quốc Vương của Ladakh đều được tôn xưng là những bậc hậu thế
của Đức Vua Pháp Trisong Deutsan, người vẫn được cung kính là hiện thân
của Đức Văn Thù Đại trí Tuệ, và được đón nhận trọn vẹn ân phúc gia trì từ Đức Quan Âm. Tôi nhận được tin báo rằng sau lễ trà tì, xương sọ của Đức Quốc Vương vẫn còn nguyên vẹn và hiển lộ chân ngôn trên bề mặt. Cho dù không được tận mắt nhìn thấy, tôi không hề ngạc nhiên về điều này.
Một số người có thể cảm thấy như vậy là mê tín. Thậm chí họ còn nghĩ rằng chúng tôi giống như một nhóm người mất trí luôn tìm cách truyền bá những điều mê tín khiến cho những người khác phải tin theo. Những người này không tin rằng con người có khả năng đọc được ý nghĩ, tiên đoán tương lai và đi xuyên tường, đi trên mây. Họ nghĩ rằng những điều lạ thường đó thật nực cười và vô lý, chỉ đơn giản bởi lẽ chính bản thân họ không làm được những việc như vậy. Trên thực tế tôi tin rằng những điều đó hoàn toàn chẳng phải mê tín mà chỉ là khả năng, diệu dụng của bản tâm
nguyên thuỷ trong chúng ta. Đối với tôi, mê tín có nghĩa là những gì xảy ra mà không thể nào chứng minh được, nhưng con người lại cứ tin theo. Bất cứ điều gì thuộc định nghĩa này, tôi đều gọi là mê tín. Còn điều gì chúng ta có thể nhìn thấy hay chứng tỏ được thì tôi sẽ không gọi
là mê tín, bởi lẽ đó là hiện tượng thực tế.
Gần đây có một người bạn đã đặt cho tôi một câu hỏi rất thú vị: “Nếu như có những có những hữu tình tồn tại dưới hình sắc khác như E.T. (một sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim Hollywood cùng tên), thì họ có Phật tính và khả năng giác ngộ không?” Như tôi vẫn thường nói, Phật là người đã chứng đạt giác ngộ toàn thiện. Phật tính là trạng thái giác ngộ
tuyệt đối. Mọi chúng sinh trên thế gian này đều có tiềm năng giác ngộ, cho dù họ sinh sống ở trái đất hay ở những hành tinh nào khác. Nói như vậy có nghĩa là người ngoài hành tinh E.T cũng có thể đạt được giác ngộ.
Loài kiến cũng có thể giác ngộ. Chính vì lý do này mà vài ngày trước đây tôi đã nói tôi mong rằng mình không phải là người theo Đạo Phật một cách cuồng tín và cố chấp vào tôn giáo. Cuồng tín tôn giáo hay cố chấp vào việc đạo Phật là một tôn giáo riêng biệt có nghĩa là chúng ta cho rằng chỉ có chúng ta, những nguời Phật tử mới có khă năng giác ngộ. Đức
Phật đạt đuợc Giác ngộ không phải vì Ngài là một Phật tử , mà bởi vì ngài đã nhận ra Chân lý của vũ trụ
(Sự thật của vũ trụ). Sự giác ngộ vuợt qua khỏi mọi rào cản tôn giáo và
những hểu biết và bám chấp thông thuờng của chúng ta. Đó là lý do vì sao tôi nói rằng tôi không muốn mình là một Phật tử cuồng tín và bám chấp vào tôn giáo, bởi vì đó là sự trói buộc khiến mỗi nguời không thể vuợt qua được khái niệm tôi là ai và mọi nguời nghĩ về tôi như thế nào. Có nhiều tin nhắn gửi tới văn phòng của tôi với thắc mắc vì sao tôi lại chối bỏ, không nhận mình là người theo Đạo Phật và tôi cần dừng ngay việc viết những điều vô nghĩa trên trang web cá nhân. Nếu như vậy, liệu tôi có nên viết nhiều hơn về kinh điển hay tôi nên đưa thêm nhiều những luận giảng về kinh điển? Dù sao thì đây cũng là trang web của tôi, tôi nghĩ tôi cũng nên có quyền tự do được chia sẻ những điều tôi nghĩ.
Trước hết, Pháp là gì? Pháp là Chân lý của vũ trụ, không phải Chân lý
chỉ của riêng Đạo Phật mà là Chân lý thuộc về vũ trụ. Chính vì mọi người đã quá bám chấp vào ý nghĩ rằng Pháp chỉ thuộc về Đạo Phật, nên tôi thích gọi Pháp là tâm linh vũ trụ hơn, bởi điều đó có nghĩa là Pháp có thể được thấu hiểu và thực hành bởi bất cứ ai. Sao mọi người lại cứ thích tranh cãi hay nổi giận vì điều này? Tôi nghĩ chủ yếu là do chúng ta vẫn thường luôn cho rằng mình cao siêu hơn người khác và chúng ta cứ luôn nghĩ rằng chúng ta đúng còn những người khác toàn sai.
Chúng ta đã quá xét nét nguời khác tới mức thường quên mất soi xét lại chính mình. Điều này rất rất đáng buồn và vô cùng không may, bởi là chúng ta để mất sự hiểu biết tâm linh về việc tất cả mọi chúng sinh đều có quyền bình đẳng đạt được giác ngộ. Đau khổ, giác ngộ hay tâm linh không hề phân biệt giới tính hay nhãn hiệu tôn giáo nào. Chúng ta đang khiến cho cuộc sống của mình trở nên bế tắc và đang tạo ra những chướng ngại cho sự khai mở trí tuệ của chính mình. Chúng ta đã dựng nên những ngọn núi bằng sự hiểu biết sai lệch, vì thế chúng ta không thể đón nhận được những thông điệp từ vũ trụ về tình yêu thương, lòng bi mẫn, từ bi và trí tuệ. Chính bởi vậy nên chúng ta chẳng còn hy vọng có thể đạt tới giác ngộ. Tôi không nghĩ Giáo Pháp của Đức Phật là tôn giáo và bị bó buộc bởi hai từ “Đạo Phật”. Chừng nào chúng ta vẫn còn quanh quẩn bám chấp vào những gì mà chúng ta tự dán nhãn cho mình và cho những người xung quanh, chừng nào chúng ta còn xét nét và chừng nào chúng ta chưa tự
biến ánh sáng trí tuệ thành tấm gương để soi rọi tự tính của bản thân, thì chừng đó chúng ta còn chưa tiếp nhận được bất cứ điều gì. Chúng ta sẽ chỉ lãng phí đời sống và thời gian của mình với việc chỉ trích những người khác và biến mình thành những kẻ đáng thương.
Tất cả chúng ta đều mong cầu hạnh phúc, vì thế chúng ta đều muốn được
giải thoát khỏi khổ đau và con đường duy nhất giúp chúng ta đạt được mong nguyện này là đạt tới giác ngộ. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường, nhưng đích thân chúng ta phải bước đi trên con đường đó. Tôi mong
rằng mình không phải là người theo Đạo Phật một cách cuồng tín, vì Đức Phật là Bậc Giác ngộ đã thấu hiểu hoàn toàn chân lý vu trụ. Không phải Ngài đạt được giác ngộ nhờ theo Đạo Phật. Ngài là Bậc thầy của cả vũ trụ, là Bậc thầy chứng ngộ và hướng dẫn mọi nguời hiểu biết và sống với chân lý vũ trụ. Tôi mong mình sẽ trở thành Phật, Bậc Giác ngộ toàn thiện, không phải bởi Đức Phật là người theo Đạo Phật, mà bởi Ngài đã đạt Giác ngộ vì lợi ích của hết thảy chúng hữu tình chứ không phải vì đặc lợi dành riêng cho những người tự xưng là Phật tử, nhưng lại tu tập những pháp tu chẳng có mối liên hệ nào với tình yêu thương, lòng bi mẫn,
từ bi và trí tuệ. Chính vì vậy mà tôi mong rằng tôi không phải là người
theo Đạo Phật một cách cuồng tín.
Đức Phật đã dạy rằng “Nếu các con nhìn sắc tuớng của ta mà bám chấp rằng ta là Phật, thì các con không thể thấy đức Phật chân thật. Nếu các con bám chấp những gì ta giảng là Pháp, thì các con không thấy đuợc chân
Pháp.” Có lẽ tôi nên chia sẻ thêm một chút về phần mình, “Nếu bạn nghĩ mình là người theo Đạo Phật, thì bạn không phải là Phật tử.” Nguyện cầu vạn sự cát tường đến với các bạn, nguyện cầu tất cả đều được hạnh phúc và rốt ráo đạt được giác ngộ chân chính và viên mãn nhờ tu tập pháp yêu thương, sự hiểu biết chân thật, tôn trọng, trân trọng, từ bi và trí tuệ!
Discussion about this post