PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Kinh tạng A Hàm.
  2. Đến để thấy chứ không phải đến để tin
  3. Khổ đau sẽ còn triền miên khi tinh thần thiết thực hiện tại ngay trong cuộc đời vẫn không được khám phá triệt để.
    1. Pháp thiết thực cho hiện tại
  4. Giáo lý Phật giáo là vô cùng thiết thực cho hiện tại. Con người khổ đau là do không nhận thức được tầm quan trọng này.
  5. Cuộc sống trong xã hội hiện đại ngày nay, con người đang bị thiêu đốt bởi lửa tham, lửa sân và lửa si mà không tự hay biết, không nhận thức được sự nguy hại của chúng, nên gây ra không biết bao nhiêu điều đau khổ cho chính mình và mọi người.

Mục đích ra đời của Đức Phật là tìm ra con đường diệt khổ và đem lại an vui cho mọi loài. Cho nên, giáo pháp của Ngài nói ra hoàn toàn bình đẳng, tuỳ theo căn cơ, trình độ của mỗi người lĩnh hội, mà đều được lợi lạc.

Trí tuệ thế gian: Thông thường ở thế gian thì những người có kiến thức uyên bác về một lĩnh vực, thậm chí có thể hiểu biết về nhiều lĩnh vực nào đó. Có thể phân tích, trình bày những vấn đề đó một cách khúc triết rõ ràng, cũng được gọi là trí thức. Nhưng theo quan điểm của Phật giáo, thì đó chưa phải là người có trí, mà chỉ gọi là thức, bởi cái biết của họ chỉ là biết dựa trên sự học hỏi lý thuyết, chứ không có thực hành tu tập, và họ đối với những vấn đề đó vẫn có thể bị chi phối, không được tự tại. Cho nên đó gọi là Trí tuệ thế gian.

Trí tuệ xuất thế gian: Người có trí được đề cập đến trong Đạo Phật là sự hiểu biết chính xác, như thật về thực tướng của các pháp. Đây là trí tuệ đặt trên nền tảng của giới và định, đạt được do công phu thực hành tu tập, do công phu tu tập mà thức chuyển thành trí, đưa đến giải thoát. Cho nên gọi là Trí tuệ xuất thế gian.

Người có trí tuệ được đề cập đến rất nhiều qua những lời dạy của Đức Phật,  tuỳ vào mỗi hoàn cảnh và trường hợp cụ thể mà Ngài nói về trí tuệ một cách khác nhau, như khi Bà là môn Chủng Đức hỏi Ngài về thế nào là người có trí tuệ, thì Ngài trả lời: “ Nếu vị Tỷ khiêu dùng sự thanh tịnh, không cấu uế nhu nhuyến, dễ điều phục của định tâm mà trụ vào định Bất động, cho đến khi được Tam minh, trừ bỏ vô minh … Này Bà la môn, đó là trí tuệ đầy đủ”.

Kinh Tạng A Hàm.

Kinh tạng A Hàm.

Bảy đặc tính của chánh pháp

Như vậy, chúng ta đã phân biệt thế nào là trí tuệ thế gian, thế nào trí tuệ xuất thế gian và hiểu được trí tuệ được đề cập đến ở đây là trí tuệ xuất thế gian. Mục đích ra đời của Đức Phật là tìm ra con đường diệt khổ và đem lại an vui cho mọi loài. Cho nên, giáo pháp của Ngài nói ra hoàn toàn bình đẳng, tuỳ theo căn cơ, trình độ của mỗi người lĩnh hội, mà đều được lợi lạc. Nhưng để có thể thực hành tu tập đạt đến chỗ hạnh phúc rốt ráo, chân thực thì chỉ có trí tuệ là phương tiện duy nhất. Chính Đức Phật đã xác chứng rằng:“ Ta nay đã chứng được pháp vô thượng thậm thâm vi diệu, khó hiểu, khó thấy, vắng bặt sự huyên náo, chỉ có người trí mới thấu biết chứ kẻ phàm phu không thể nào thấu biết được”.

Qua lời xác nhận trên của Đức Phật, chúng ta thấy vai trò của người có trí và vai trò của trí tuệ giữ vai trò then chốt trong mọi lời dạy của Ngài. Cho nên, đối với giáo pháp của Đức Phật, nếu chúng ta muốn đạt được mục đích giải thoát an lạc thì không có gì ngoài việc nỗ lực tu tập để trau dồi trí tuệ, thấy biết như thật về thực tướng của các pháp, chứng ngộ Tuệ giác tối thượng. Vì thế, Đạo Phật được gọi là đạo của trí tuệ, của giải thoát vậy.

Đến để thấy chứ không phải đến để tin

Đây là nói đến phưong diện thực hành giáo pháp. Đối với giáo pháp của Đức Phật, thì phải  “đến để mà thấy chứ không phải đến để mà tin”. Nói như vậy không có nghĩa là bác bỏ lòng tin, bởi đối với bất cứ một tôn giáo nào thì cũng không thể vắng đức tin được, nhưng nếu chỉ có lòng tin không thôi thì chưa đủ. Phật giáo cũng không yêu cầu, đòi hỏi ở mọi người một đức tin mù quáng, bạ đâu tin đó không suy xét. Lòng tin phải được căn cứ trên sự hiểu biết, được trắc nghiệm thông qua sự tu tập của chính bản thân mình. Hơn nữa, lòng tin mới là yếu tố ban đầu để dẫn người ta đến với đạo, muốn vượt qua được biển khổ sinh tử thì không có gì ngoài trí tuệ. Cái thấynó đến ở đây là cái thấy biết như thật về thực tướng của các pháp, Đức Phật dạy: “Ai thấy duyên khởi tức thấy pháp, nếu thấy Pháp tức thấy duyên khởi”.

Khổ Đau Sẽ Còn Triền Miên Khi Tinh Thần Thiết Thực Hiện Tại Ngay Trong Cuộc Đời Vẫn Không Được Khám Phá Triệt Để.

Khổ đau sẽ còn triền miên khi tinh thần thiết thực hiện tại ngay trong cuộc đời vẫn không được khám phá triệt để.

Đặc tính hoằng pháp của Đức Phật

Hàng ngày, mọi người lễ Phật, lạy Phật không phải là để cầu xin ơn huệ, mà là để biểu thị lòng tôn kính của mình với bậc Đạo Sư. Đồng thời để quán sát, suy ngẫm về hồng đức của Ngài và tính cách vô thường của vạn vật, thấy biết như thật về thực tướng của các pháp, tự mình nỗ lực tu tập tiến đến giải thoát chứng ngộ chân lý. Đó mới gọi là “ thấy”, hay nói một cách khác là Kiến đạo. Quá trình tu tập của Phât giáo được chia làm ba giai đoạn là Kiến đạo, Tu đạo và Vô học đạo. Kiến đạo là địa vị ban đầu, dùng trí tuệ ung dung tự tại, không vướng phiền não mà nhận thức chân lý. Khi đã nhận thức rõ ràng về giáo lý, về những phương pháp tu tập rồi mới có  thể lựa chọn được pháp môn thích hợp với căn cơ, hoàn cảnh của mình để vận dụng vào thực hành để đi đến giải thoát.

Cho nên đối với giáo pháp của Đức Phật thì trước hết chúng ta phải chúng ta phải có nhận thức đúng đắn, rõ ràng và phải được thực hành, áp dụng vào thực tế của cuộc sống tu hành, chứ không phải là học hỏi, nghiên suông cho thoả mãn trí thức.

Pháp thiết thực cho hiện tại

Đây là nói về mặt ứng dụng của Pháp vào trong đời sống thực tế. Nhiều người cho rằng Phật giáo là bi quan, yếm thế, cho những người xuất gia là “ trốn việc quan đi ở chùa”. Thực ra Phật giáo chẳng bi quan, cũng chẳng lạc quan, mà là thực tiễn.

Tinh thần thực tiễn của Phật giáo thể hiện rõ qua thái độ im lặng của Đức Phật khi Man Đồng Tử hỏi Ngài những câu hỏi về những vấn đề siêu hình như: Thế giới thường hay vô thường? Thế giới hữu biên hay vô biên? Như Lai tuyệt diệt hay không tuyệt diệt?..vv. Đức Phật không bao giờ đề cập đến những vấn đề siêu hình, điều đó không có nghĩa là Ngài không biết về những vấn đề đó, mà bởi vì dù có hay không có những vấn đề siêu hình thì thực tế cuộc sống vẫn có sinh, già, bệnh, chết, vẫn có đau khổ luân hồi. Đối với Đức Phật thì việc cần thiết nhất của mỗi người là làm thế nào để chấm dứt đau khổ trước mắt, chứ không phải là đi tìm hiểu những điều viển vông mơ hồ không có ích cho thực tại. Cũng ví như người bị trúng mũi tên độc, việc cần làm là nhổ mũi tên độc ra và điều trị vết thương, chứ không phải là đi tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của mũi tên, của người bắn tên. Đó mới là thiết thực nhất.

Giáo Lý Phật Giáo Là Vô Cùng Thiết Thực Cho Hiện Tại. Con Người Khổ Đau Là Do Không Nhận Thức Được Tầm Quan Trọng Này.

Giáo lý Phật giáo là vô cùng thiết thực cho hiện tại. Con người khổ đau là do không nhận thức được tầm quan trọng này.

Ba đặc tính của hiện hữu và sự liên hệ đến Khổ diệt

Tính thiết thực cho hiện tại của Pháp được đề cập đến trên hai phương diện: phương diện cá nhân và phương diện cộng đồng xã hội.

a.Thiết thực đối với cá nhân: 

Đức Phật ra đời vì mục đích giải thoát đau khổ, đem lại cho cuộc sống an vui, hạnh phúc cho chúng sinh, mà cái chính là an vui, hạnh phúc ngay trong hiện tại. Nếu mỗi người không biết tôn trọng hiện tại mà chỉ suốt ngày tiếc nuối về quá khứ đã qua, hay mơ tưởng về tương lai chưa tới thì sẽ dễ dàng để mình rơi vào chỗ không tưởng, vướng mắc vào những rối loạn, khủng hoảng tâm lý dẫn tới đau khổ và đánh mất đi những gì đang có trong hiện tại. Cho nên Đức Phật thường xuyên nhắc nhở các đệ tử tu tập:

“ Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ

 Tương lai cũng chớ mong cầu

 Quá khứ đã qua, đã mất

 Tương lai chưa đến còn xa.

 Hiện tại, những gì đang có

Thì nên quán sát suy tư..”.

Trong hàng ngũ đệ tử của Đức Phật thì có cả đệ tử xuất gia và đệ tử tại gia, nên Ngài không chỉ chú trọng về mặt tu hành xuất thế, mà còn chú trọng đến mặt nhập thế. Riêng đối với các đệ tử tại gia thì việc thiết thực trước mắt của họ là làm sao để có cuộc sống ổn định, gia đình hạnh phúc. Cuộc sống gia đình có ổn định thì mới có thể nghĩ đến việc tu hành giải thoát được. Ngay trong xã hội hiện tại cũng vậy, nếu người ta đang đói mà nói pháp thì chắc rằng không ai nghe cả, dân gian vẫn thường có câu “ có thực mới vực được đạo” vậy. Vì thế, ngoài việc thuyết giảng về những phương pháp tu tập để phát triển trí tuệ giải thoát ra, thì Đức Phật cũng nói rất nhiều về những phương pháp để xây dựng kinh tế, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Cụ thể là:“1. Phương tiện đầy đủ:2. Thủ hộ đầy đủ:3. Thiện tri thức đầy đủ:4. Chính mệnh đầy đủ”.  

Cuộc Sống Trong Xã Hội Hiện Đại Ngày Nay, Con Người Đang Bị Thiêu Đốt Bởi Lửa Tham, Lửa Sân Và Lửa Si Mà Không Tự Hay Biết, Không Nhận Thức Được Sự Nguy Hại Của Chúng, Nên Gây Ra Không Biết Bao Nhiêu Điều Đau Khổ Cho Chính Mình Và Mọi Người.

Cuộc sống trong xã hội hiện đại ngày nay, con người đang bị thiêu đốt bởi lửa tham, lửa sân và lửa si mà không tự hay biết, không nhận thức được sự nguy hại của chúng, nên gây ra không biết bao nhiêu điều đau khổ cho chính mình và mọi người.

Tìm hiểu chữ Tâm trong kinh tạng A Hàm

b. Thiết thực đối với cộng đồng xã hội: 

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nên cải tạo con người là cải tạo xã hội, ngược lại cải tạo xã hội cũng là để giúp cho con người có môi trường, hoàn cảnh sống tốt đẹp hơn. Quan điểm của Đức Phật cho rằng sở dĩ xã hội loạn lạc, có các tệ nạn như trộm cắp, giết người ..vv. là do nghèo đói gây lên, cũng như nhân dân ta thường nói “ Đói ăn vụng, túng làm càn” . Cho nên, theo Đức Phật để xoá bỏ các tệ nạn, xây dựng xã hội tốt đẹp thì các bậc vua chúa, những nhà lãnh đạo đất nước phải biết dùng đức để trị dân chứ không phải là dùng hình phạt để trị dân và cần phải có những chính sách phù hợp để xây dựng kinh tế, cải tạo xã hội, mà cụ thể là: Đối với những người làm công chức thì phải chu cấp lương bổng đầy đủ, đối với người buôn bán thì cung cấp vốn cho họ kinh doanh, đối với nông dân thì cung cấp trâu bò, hạt giống để họ làm ăn. Đó chính là những phương pháp hữu hiệu nhất để xây dựng và cải tạo xã hội, bởi khi nhân dân đã được no ấm thì sẽ không còn tệ nạn xã hội nữa.Trên phương diện xã hội, Đức Phật không chỉ quan tâm về mặt kinh tế, mà còn quan tâm về mặt chính trị. Dưới thời Đức Phật thì xã hội Ấn Độ là một xã hội đầy rẫy bất công bởi chế độ phân biệt đẳng cấp nặng nề, lại thêm những cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các nước, càng làm cho nhân dân đói khổ. Vì thế, Đức Phật đã chỉ dạy cho các bậc vua chúa, những người lãnh đạo quốc gia mười điều gọi là “ Thập pháp vương tử” để thực hành, nhằm hoàn thiện nhân cách đạo đức của họ trong việc trị nước an dân, hay chỉ dạy bảy điều để xây dựng một quốc gia cường thịnh.

Trong cuộc sống của con người và xã hội thì đạo đức giữ một vai trò then chốt. Nó định hướng cho mọi lời nói, cử chỉ và hành động của mỗi con người trong cuộc sống gia đình, cũng như trong các mối quan hệ xã hội. Một con người có đạo đức thì sẽ đưa đến gia đình đạo đức, một gia đình đạo đức thì đưa đến một xã hội yên bình, thịnh trị. Để nhằm xây dựng một nền đạo đức xã hội lành mạnh, tốt đẹp thì phải chú trọng từ góc độ đạo đức cá nhân và gia đình. Bởi vậy,  Đức Phật đã xây dựng lên một mô hình đạo đức gồm những mối tương giao tốt của gia đình và xã hội. Đó là những mối quan hệ có sự tương tác qua lại với nhau, chứ không phải là những mối quan hệ một chiều. Ví như trong quan hệ hệ gia đình thì phận làm con phải lấy năm điều để kính thuận cha mẹ: “1. Cung phụng hiếu dưỡng cha mẹ không để thiếu không để thiếu thốn; 2. Phàm làm điều gì trước phải thưa cho cha mẹ biết; 3. Cha mẹ làm điều gì mình phải kính thuận, không được chống báng; 4. Không trái với việc làm của cha mẹ; 5. Không ngăn cản việc lành của cha mẹ”. Ngược lại thì trách nhiệm của những người làm cha, làm  mẹ cũng phải lấy năm điều để chăm sóc con cái là: “ 1. Ngăn con, không cho nghe và làm điều ác; 2. Chỉ dạy con điều lành; 3. Thương yêu thắm thiết tận xương tuỷ; 4. Tuỳ thời mà cung cấp cho con những đồ cần dùng”.

Tóm lại, giáo lý Phật giáo là vô cùng thiết thực cho hiện tại. Con người khổ đau là do không nhận thức được tầm quan trọng này. Cuộc sống trong xã hội hiện đại ngày nay, con người đang bị thiêu đốt bởi lửa tham, lửa sân và lửa si mà không tự hay biết, không nhận thức được sự nguy hại của chúng, nên gây ra không biết bao nhiêu điều đau khổ cho chính mình và mọi người. Khổ đau sẽ còn triền miên khi tinh thần thiết thực hiện tại ngay trong cuộc đời vẫn không được khám phá triệt để. Tinh thần thiết thực hiện tại này cần phải được triển khai để giáo dục con người, nhất là con người trong thời đại chúng ta. 

(Còn tiếp)

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Toại Nguyện, Niềm Vui Và Cuộc Sống Tốt Lành

Toại nguyện, niềm vui và cuộc sống tốt lành

Thực tế cơ bản là tất cả chúng sanh, đặc biệt là con người, muốn hạnh phúc và không muốn...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 32)

  Kinh văn: "Nhị, tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc bất đoạt cố".Loại tự tại thứ hai:"Tài vật tự...

Phật Dạy: Có Sáu Sức Mạnh Ở Đời

Phật dạy: Có sáu sức mạnh ở đời

Thế Tôn đã khuyến tấn hàng đệ tử của Ngài phát nguyện dấn thân; lấy từ bi, đem lòng yêu...

Lễ Xuất Gia Tại Chùa Dharmakaya Ceitiya, Thái Lan

Lễ Xuất Gia Tại Chùa Dharmakaya Ceitiya, Thái Lan

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vào Nhà Đạo Có Nên Tính Theo Đời?

Vào nhà đạo có nên tính theo đời?

VÀO NHÀ ĐẠO CÓ NÊN TÍNH THEO ĐỜI? Quảng Tánh –Nhiên Như   Ảnh minh họa HỎI: Tôi là Phật tử,...

Làm Chủ Thời Gian Của Mình!

Làm chủ thời gian của mình!

LÀM CHỦ THỜI GIAN CỦA MÌNH! DZIGAR KONGTRUL RINPOCHEDiệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ Dzigar Kongtrül Rinpoche Dzigar Kongtrül Rinpoche...

Đừng Đem Cho Người Điều Mình Không Muốn

Đừng đem cho người điều mình không muốn

Kinh tạng Pali-Nikaya lưu rất nhiều pháp thoại do Đức Phật thuyết giảng chỗ này chỗ kia cho quần chúng...

Quan Âm Thị Kính Qua Truyền Thuyết Dân Gian & Tem Bưu Chính Việt Nam

Quan Âm Thị Kính qua truyền thuyết dân gian & tem bưu chính Việt Nam

QUAN ÂM THỊ KÍNH qua truyền thuyết dân gian & tem bưu chính Việt Nam          “Quan Âm Thị...

Chúng Ta Tọa Thiền Như Thế Nào

Chúng ta tọa thiền như thế nào

Thích Tâm Hạnh1. Thiền là gì? ...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như...

Những Giải Thích Khác Nhau Về Nghĩa Của Từ Vu Lan Bồn

Những giải thích khác nhau về nghĩa của từ Vu Lan Bồn

NHỮNG GIẢI THÍCH KHÁC NHAU VỀ NGHĨA CỦA TỪ VU LAN BỒN Giáo sư Seishi Karashima* - Nguyên Hiệp dịch...

Vấn Đề Khất Thực Trong Đạo Phật

Trong một dịp về thăm quê nhà gần đây, tôi thấy có một vị Sư đứng khất thực tại trước...

Làm Thế Nào Để Sống Lạc Quan?

Làm Thế Nào Để Sống Lạc Quan?

Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng...

Cậy Tài, Háo Thắng, Mắng Nhiếc Người Khác – Quả Báo Kiếp Sau Trên Người Có 18 Tướng Xấu

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Nhân quả không hư dối, nghiệp ác mắng chửi người đó thành thục trước, khiến cô trở thành cô gái...

Người Áo Lam

Người Áo Lam

NGƯỜI ÁO LAMAnh Chị Nghĩ Gì, Làm Gì Khi Đã Một Lần Khoác Chiếc Áo Lam và Cài Hoa Sen...

Nghĩ về một xã hội dân chủ và hướng thiện

Nơi nào sự bất công áp bức, mầm bất thiện còn tồn tại thì sự bất ổn vẫn tiềm tàng...

Toại nguyện, niềm vui và cuộc sống tốt lành

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 32)

Phật dạy: Có sáu sức mạnh ở đời

Lễ Xuất Gia Tại Chùa Dharmakaya Ceitiya, Thái Lan

Vào nhà đạo có nên tính theo đời?

Làm chủ thời gian của mình!

Đừng đem cho người điều mình không muốn

Quan Âm Thị Kính qua truyền thuyết dân gian & tem bưu chính Việt Nam

Chúng ta tọa thiền như thế nào

Những giải thích khác nhau về nghĩa của từ Vu Lan Bồn

Vấn Đề Khất Thực Trong Đạo Phật

Làm Thế Nào Để Sống Lạc Quan?

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Người Áo Lam

Nghĩ về một xã hội dân chủ và hướng thiện

Tin mới nhận

Phật dạy không làm các việc xấu ác

Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Vị Pháp Thiêu Thân

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Ước nguyện quá khứ

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Phật dạy trách nhiệm của người tại gia

Hành trình theo bước chân Phật

Chùa Giác Linh

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Đức Phật xuất hiện – mở ra con đường giác ngộ

Tin mới nhận

Ajaan Mun – Ajahn Maha Bua

Khái Niệm Giác Ngộ Trong Đạo Phật – S. K. Nanayakkara; Thích Nữ Liên Hòa Dịch

Tính văn học trong kinh Pháp Hoa qua Thất dụ

Trí Quang Tự Truyện

Hoa Kỳ: Khóa Tu Tuổi Trẻ “Young Lotus” Tại Hiền Như Tịnh Thất

Thông Điệp Tình Thương Của Đức Phật

Thực tập tâm từ

Học Phật để làm người tốt hơn

Khi Chết Ta Đem Theo Được Gì …?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Những nguồn hạnh phúc

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 35)

Nếu biết ngày mai rời quán trọ …

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Cho hơn nhận là biểu hiện của yêu thương

Một Số Hình Ảnh Của Hòa Thượng Thích Minh Châu

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara” – Cận Trụ Luật Nghi

Miền hạnh phúc thênh thang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Lời Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Kinh Di Giáo Lược Giải

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 21)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Aputtaka-sutta Sự Giàu Có Của Một Người Keo Kiệt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 124)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 38)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 118)

Hương Quê Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Bài Phát Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Ý Nghĩa Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Lý Luận Và Sự Thật Của Nhân Quả

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Tôi Tin Có Phật A Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 19)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 4)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese