PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Người thầy thuốc của Đức Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Danh y Jīvaka Komārabhacca.
  2. Tranh vẽ về sự tích Jivaka dâng thuốc cho Đức Phật chữa bệnh dạ dày.
  3. Tượng Jīvaka tại ngôi đền quốc gia Thái Lan (Wat Phra Kaew). (Ảnh: Dr. Salguero)

Có thân ắt có bệnh; người có bệnh thì tự chữa hoặc có nhu cầu được chữa, do đó ngành y ra đời rất sớm, từ khi con người hợp quần thành xã hội. Thời Đức Phật tại thế, ngành y đã phát triển, có trường dạy y khoa và nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó Jīvaka Komārabhacca là một vị danh y điển hình.

Tương truyền, hoàng tử Abhaya – con của vua Bimbisāra, nước Magadha – đang cưỡi ngựa trong thành phố thì nhìn thấy đàn quạ lượn vòng và kêu lớn quanh một đứa nhỏ. Dừng xe ngựa lại, hoàng tử thấy một bé trai sơ sinh bị bỏ lại giữa đống rác bên vệ đường. Qua tìm hiểu, ông biết rằng đó là con rơi của một người kỹ nữ tài sắc đã lầm lỡ trao thân. Hoàng tử Abhaya thương xót cho em bé sơ sinh vẫn còn bám víu sự sống, ông quyết định nhận nuôi đứa bé như con mình, mặc dầu nó xấu xí. Đứa bé được đặt tên là Jīvaka Komārabhacca, Jīvaka có nghĩa là “cuộc sống” và Komārabhacca là “được nhận nuôi bởi một hoàng tử”.

Sau này, khi biết thân phận bị bỏ rơi, Jīvaka nguyện sẽ trở thành người bảo vệ sự sống. Jivaka quyết định đến học tại học viện y khoa nổi tiếng Taxila của nước Gandhāra. Chương thứ tám trong Mahavagga (Đại Phẩm) của Vinaya Pitaka (Tạng Luật) kể nhiều chi tiết về cuộc đời của Jivaka. Ông là đệ tử giỏi nhất của thầy thuốc Atreya, người sở hữu một năng lực xem mạch bệnh nhân tuyệt vời và thực hiện các hoạt động chữa bệnh phức tạp. Atreya cũng là một bậc thầy xuất chúng trong khoa thảo dược của học viện Taxila cổ đại. Ngày nay, Taxila là một địa điểm khảo cổ quan trọng ở Punjab, nước Pakistan. Jivaka hoàn thành bảy năm học đầu tiên dưới thời Atreya. Một câu chuyện liên quan đến trí tuệ của ông trong thời gian ở trường y, đó là vị thầy đã yêu cầu ông tìm một loại cây nào không thể dùng làm thuốc. Jivaka đi bộ xuyên rừng nhưng trở về Taxila tay không. Ông đến thưa thầy Atreya rằng, mình không thể tìm thấy cây nào. Tưởng chừng thầy sẽ thất vọng, nhưng không, thầy rất vui và nói rằng việc học của Jivaka đã hoàn tất. Từ đó, Jivaka chữa bệnh cho rất nhiều người, bất kể giàu nghèo hay theo tín ngưỡng tâm linh nào.

Danh Y Jīvaka Komārabhacca.

Danh y Jīvaka Komārabhacca.

Jivaka là thầy thuốc của Đức Phật. Tương truyền, Đức Phật không muốn ông trở thành tu sĩ mà muốn ông tiếp tục chữa bệnh với tư cách một đệ tử cư sĩ của Ngài. Jivaka là người đã gợi ý Đức Phật cho phép các nhà sư chấp nhận áo choàng may sẵn. Cho đến thời điểm đó, Đức Phật đã mặc áo choàng pamsukula (may từ vải vụn lấy trong nghĩa trang hoặc cơ sở hỏa táng), điều này đúng với tinh thần tu sĩ Phật giáo nhưng có hại cho sức khỏe. Jivaka chăm sóc những nhà sư này và hiểu rằng nguyên nhân thực sự của bệnh đến từ việc mặc vải không hợp vệ sinh lượm từ các nghĩa trang. Có lẽ vì lo ngại về sức khỏe mà Jivaka đưa ra đề nghị này, ông đã trở thành cư sĩ đầu tiên cung cấp áo choàng hoàn chỉnh cho các nhà sư.

Có lần được vua Pajjota tặng một tấm vải, Jivaka đã cúng dường Đức Phật tấm vải này và thỉnh nguyện Ngài cho phép các nhà sư mặc áo choàng do cư sĩ tặng. Khi nhận tấm vải, Đức Phật đã khích lệ Jivaka qua một bài pháp. Ngay sau khi thuyết pháp, Đức Phật tập hợp đệ tử lại và nói: “Các Tỳ-kheo! Ta cho phép mặc áo choàng do Phật tử cúng dường. Ai thích mặc áo choàng pamsukula thì cứ mặc; Ai thích mặc áo choàng cúng dường thì cứ mặc. Các thầy thích áo này hay áo kia, ta đều chấp nhận”.

Mahavagga cũng ghi lại Đức Phật gợi ý nhiều loại thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn, khi các đệ tử đang mắc bệnh trở trời về mùa thu, gây ra nôn mửa, Đức Phật khuyên họ nên chuyển sang chế độ ăn kiêng các thứ như: chất béo, bơ loãng, dầu, mật ong và mật đường. Ai đau đầu thì được khuyên bôi bột lá thuốc lên đầu hoặc qua mũi bằng cách hút tẩu thuốc. Ai bị viêm khớp thì nên được xoa bóp bằng dầu thơm. Những người đổ mồ hôi liên tục có thể thử bốn biện pháp: Ngủ trên lá của nhiều loại cây khác nhau để hấp thụ mồ hôi; đắp cát và đất; xoa dầu trên cơ thể; lau cơ thể với khăn ẩm thấm nước của nhiều loại lá nhiệt đới khác nhau để ra mồ hôi hoặc làm dịu cơ thể với nước nóng.

Ăn chay sao cho ít gặp thầy thuốc

Tranh Vẽ Về Sự Tích Jivaka Dâng Thuốc Cho Đức Phật Chữa Bệnh Dạ Dày.

Tranh vẽ về sự tích Jivaka dâng thuốc cho Đức Phật chữa bệnh dạ dày.

Đức Phật cũng đề nghị nhiều nguyên liệu dùng để chế biến thuốc. Những thứ này bao gồm các sản phẩm động vật, rễ từ rau và trái cây như terminalia chebula, gừng, trái cây, rau, hạt tiêu, ớt, cũng như muối biển, muối đen, muối hạt và muối tinh. Ngài khuyên người bệnh dùng mật đường và uống nước sạch. Mặc dù, nhiều mặt hàng được đề nghị có thể không dùng làm thuốc thời nay, nhưng chúng vẫn sử dụng trong các hệ thống y học cổ truyền và đưa vào các môn học địa phương của Ayurveda.

Trong Mahavagga, các loại thuốc kể trên hầu hết được khuyên dùng cho các nhà sư. Vào thời cổ đại ở Ấn Độ, có nhiều chứng bệnh phổ biến, tất nhiên là cả ở trong những người xuất gia, như: bệnh phong, loét, chàm, bệnh về tiêu hóa và động kinh. Phần lớn các giải pháp y tế đề cập trong Mahavagga, được thiết kế chủ yếu cho các vấn đề về vệ sinh da hoặc dạ dày, máu và dịch cơ thể.

Ngày nay, có thể chúng ta chưa biết nhiều về danh y Jīvaka của Đức Phật, nếu không tiếp cận với nguồn kinh tạng Phật giáo nguyên thủy. Tuy thế, chúng ta quen thuộc với câu chuyện sau đây về thọ nhận thực phẩm của các nhà sư, chính thầy thuốc Jīvaka là người đặt vấn đề, từ đó Đức Phật có bài pháp. Đó là kinh Jīvaka, bài kinh số 55, trong Trường Bộ kinh (Hòa thượng Thích Chơn Thiện giới thiệu nội dung).

“Cư sĩ Jivaka nghe dư luận về Thế Tôn rằng: “Vì Sa-môn Gautama, họ giết các sinh vật. Và, Sa-môn Gautama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình”. Jivaka xin được nghe lời dạy của Thế Tôn. Đức Thế Tôn dạy: ‘Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Vị Tỳ kheo thọ dụng các món ăn khất thực với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly’.

Lương y Jīvaka – Một vị thầy thuốc tài giỏi, giàu tâm đạo

Tượng Jīvaka Tại Ngôi Đền Quốc Gia Thái Lan (Wat Phra Kaew). (Ảnh: Dr. Salguero)

Tượng Jīvaka tại ngôi đền quốc gia Thái Lan (Wat Phra Kaew). (Ảnh: Dr. Salguero)

Ai vì Như Lai hay đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, thì người ấy rơi vào 5 nguyên nhân làm phi công đức:

– Ra lệnh dắt con thú đến;

– Con thú bị lôi, kéo đau khổ;

– Ra lệnh giết con thú;

– Con thú đau đớn lúc bị giết;

– Cúng dường thịt như thế là phi công đức, phi pháp”.

Hòa thượng Thích Chơn Thiện đã có lời bàn thêm: “Thời Đức Phật tại thế, các vị Tỳ kheo độ nhật bằng phương tiện khất thực; người đời có thức ăn nào thì cúng loại thức ăn ấy, bao gồm cả các loại thịt. Do đó mới có một số dư luận trên, như cư sĩ Jivaka báo lại, đặc biệt là trong các trường hợp các gia chủ cung thỉnh độ trai tại tư gia. Hẳn là trong các trường hợp biệt thỉnh, các vị Tỳ kheo cũng đã chỉ bày cho các gia chủ như thế nào là cúng dường đúng pháp, thế nào là phi pháp. Phần tự thân, các vị Tỳ kheo biết thọ trai vừa chế ngự lòng dục đối với các thức ăn thượng vị, biết thọ dụng đúng pháp”.

Ngày nay, tại nhiều nước châu Á theo Phật giáo, vị danh y Jīvaka được xem như là tổ sư của thầy thuốc cổ truyền. Chân dung của ông được tạc tượng, họa và thờ ở nhiều nơi tại Thái Lan.

Tài liệu tham khảo:

1. BD Dipen; The Story of Jivaka, the Buddha’s Personal Physician; Buddhistdoor Global, 1/11/2019.

2. Thích Chơn Thiện; Bài kinh số 55: Kinh Jīvaka; Tìm hiểu Trung Bộ Kinh, Tập 1, 2, 3.

3. Minh Đức Triều Tâm Ảnh; Thần y Jīvaka Komārabhacca; Một cuộc đời, một vầng nhật nguyệt, quyển 2.

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Ý Nghĩa Của Ngón Tay Chỉ Mặt Trăng (Song Ngữ)

Ý nghĩa của ngón tay chỉ mặt trăng (song ngữ)

Ý NGHĨA CỦA NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG Myrko Thum - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến Source-Nguồn: www.awakeblogger.com(The Meaning Of The Finger...

Nghệ Thuật Điêu Khắc Cổ Ở Động Đại Túc Thạch Khắc

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỔ Ở ĐỘNG ĐẠI TÚC THẠCH KHẮC

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỔ Ở ĐỘNG  ĐẠI TÚC THẠCH KHẮC            Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng...

Phật Giáo Với Đối Thoại Liên Tôn Và Những Thách Thức

Phật giáo với đối thoại liên tôn và những thách thức Tác Giả: Quán Tâm  Bước vào thiên niên kỷ...

Nhận Thức Sai Lầm

Nhận thức sai lầm

Những điều nhận thức sai lầm theo thường thức phổ thông đều cho là sự thật; những điều nhận thức...

Phật Là Bậc Giải Thoát

Phật là bậc giải thoát

Phật dĩ nhiên là chính Ngài, với các phẩm hạnh thù thắng không ai có thể sánh của bậc giác...

Phật Giáo Và Môi Trường Thích Thiện Hữu

Phật Giáo Và Môi Trường Thích Thiện Hữu

PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG  Thích Thiện Hữu Thực hiện lời Phật dạy, người Phật tử chúng ta nên bắt...

Về Thực Hành Cúng Dường

Về Thực Hành Cúng Dường

VỀ THỰC HÀNH CÚNG DƯỜNG Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng tại Lerab Ling, Pháp, 21/08/2012 Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ...

Tôn Giáo Của Trí Tuệ

Tôn Giáo Của Trí Tuệ

TÔN GIÁO CỦA TRÍ TUỆThích Châu Viên trích dịch từ cuốn sách “Đạo đức học phật giáo” của giáo sư tiến...

Phật Giáo Tôn Quý

Phật giáo tôn quý

PHẬT GIÁO TÔN QÚYChân Hiền Tâm Một ai đó đã viết : “Tôn giáo chỉ là một sự mê tín,...

Từ Bỏ Quyền Lực Để Sống Đời Giải Thoát

Từ bỏ quyền lực để sống đời giải thoát

TỪ BỎ QUYỀN LỰC ĐỂ SỐNG ĐỜI GIẢI THOÁT Thích Đạt Ma Phổ Giác Trong thời Phật còn tại thế,...

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Orgyen Tenzin Norbu

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Orgyen Tenzin Norbu

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC ORGYEN TENZIN NORBU Nyoshul Khen Rinpoche soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ  Một...

Minh & Vô Minh

Minh & Vô Minh

Ngược với vô minh là minh, tức tuệ giác, sáng tỏ - Ảnh minh họa Người học Phật hẳn ai...

Niềm Tin Bất Hoại Đối Với Chánh Pháp

Niềm tin bất hoại đối với chánh pháp

NIỀM TIN BẤT HOẠI ĐỐI VỚI CHÁNH PHÁP Thích Thái Hòa Nhà xuất bản Hồng Đức MỤC LỤC LỐI VÀOCHUƠNG...

Tìm Hiểu Về Giáo Dục Phật Giáo – Thích Nữ Hạnh Từ

CHƯƠNG I: DẪN NHẬP Từ khi loài người xuất hiện trên trái đất thì cũng đồng thời xuất hiện hiện...

Bức Thông Điệp Từ Con Người Của Đức Phật

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Bằng tuệ giác siêu việt đạt được trong đêm hành đạo, Đức Phật trải gót khắp xứ Ấn Độ, đem...

Ý nghĩa của ngón tay chỉ mặt trăng (song ngữ)

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỔ Ở ĐỘNG ĐẠI TÚC THẠCH KHẮC

Phật Giáo Với Đối Thoại Liên Tôn Và Những Thách Thức

Nhận thức sai lầm

Phật là bậc giải thoát

Phật Giáo Và Môi Trường Thích Thiện Hữu

Về Thực Hành Cúng Dường

Tôn Giáo Của Trí Tuệ

Phật giáo tôn quý

Từ bỏ quyền lực để sống đời giải thoát

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Orgyen Tenzin Norbu

Minh & Vô Minh

Niềm tin bất hoại đối với chánh pháp

Tìm Hiểu Về Giáo Dục Phật Giáo – Thích Nữ Hạnh Từ

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Tin mới nhận

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật

Người đẹp tuyệt trần

Chùa Phước Long xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành Đồng Tháp

Đắc đạo rồi đức Phật có giáo hóa chúng sinh không?

Lời Phật dạy về 3 điều để trở thành người lương thiện

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

Tìm về chân hạnh phúc nơi cửa sổ tâm hồn

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Những câu chuyện của các bậc thiền sư đáng suy ngẫm

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Khi tâm được chế ngự một chỗ thì không việc gì không thành

Đau không có nghĩa là khổ

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

Những câu chuyện về Đức Phật nhập Niết Bàn

Tin mới nhận

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Minh Triết Việt Nơi Rừng Hương Mây Tía – Tỳ-kheo Giới Đức

Xử lý nóng giận

Chúm Thơ Mùa Vu Lan 2019

Khảo Sát Về Câu Chuyện Nàng Sujata & Ngôi Tháp Gạch Bên Bờ Sông Niranjana – Chúc Phú

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm

Khái Niệm Uẩn, Xứ Và Giới Theo Sanskrit

Con Người Toàn Diện, Hạnh Phúc Toàn Diện – Nguyễn Thế Đăng

Nét đẹp của Giới

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Nguồn Gốc Của Loài Người

Bắc Ấn: Sarnath – Bodh Gaya Đạo Phật Không Phải Là Tôn Giáo

Đạo Phật Và Tinh Trạng Khẩn Cấp Về Khí Hậu-năng Lượng, Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Pháp tu “phản quan tự kỷ”

Ngữ Lục

Thiền Chánh niệm và người thầy làm mới “pháp Bụt” ở Tây phương

Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của thầy Nhất Hạnh

Phật Giáo Và Khoa Học – Phúc Lâm

Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh

Phật Dạy Tu Là Chuyển Nghiệp

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Kinh Veranjaka-sutta Và Kinh Nakulapita-sutta

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Luận Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn (Mūlapariyāya Sutta)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Kinh Kim Cương Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Tin mới nhận

Mấy Điệu Sen Thanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 2)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 7)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Học Đạo Thánh Nhân

Nghiên cứu về thú hướng tái sanh qua dấu hiệu nóng, lạnh của thân thể

Bớt Duyên – Chuyên Tâm Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.