VÀI Ý NGHĨ
VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (4)
Nguyễn
Hòa
(Nét
chữ mầu đen là nguyên bản của HT Thông Lạc.
Nét
chữ mầu xanh đậm là của Nguyễn Hòa)
Đường Về
Xứ Phật Tập 4
Lời nói đầu
Người
đi tu mà không học là tu mù, người có học mà không tu như
cái tủ đựng kinh sách. Người tu có học hiểu mà không
thưa hỏi kinh nghiệm của thiện hữu tri thức, tự kiến giải,
tự tu thì cũng giống như người đi lạc trong rừng sâu chẳng
biết đường ra, trăm ngàn người đều tu sai, tu không tới
nơi tới chốn.
Tự
kiến giải tu, tu tập chưa tới đâu, vội đem ra hướng dẫn
người khác tu hành, thì cũng giống như người mù dắt một
đoàn mù đi. Tất cả đều có thể sa hầm lọt hố và cả
đám cùng bị chết chùm.
Tất
cả những người tu theo Đạo Phật hiện giờ đều đang đi
trên lộ trình này, đang lạc vào mê hồn trận của kiến
giải, tưởng giải của các nhà học giả.
Điều
này đúng quá, nhưng không phải là chân lý cao siêu gì. Nhiều
ng+ời đã nói vậỵ Nhưng thử hỏi HT Thông Lạc đã
tu Tứ Thiền nhưng chưa tu hết Bát Định, chưa biết
hết chỗ rốt ráo của pháp tu tập này như thế nào, thì
sao lại dám chê các pháp tu khác (có khi không hề biết), và
đề cao Tứ Thiền Định như là vô địch. Cũng nên nhớ : đức Phật đã tu qua Tứ Thiền Bát Định, vượt đến mức
cao nhất, nhưng thấy pháp tu này (gốc của Bà La Môn) chỉ
đem lại an lạ.c nhất thời, vẫn không đưa đến chỗ giải
thoát ngài trông tìm, và đương nhiên không thể đưa đến
quả vị A-La-Hán.
……
Nhờ
có vấn đạo ta mới hiểu rõ, thế giới siêu hình và hữu
hình đều là thế giới tưởng (thế giới không có thật).
Nhờ
có vấn đạo ta mới rõ thế giới hữu hình và siêu hình
là thế giới tưởng của con người, nên mạnh tay đập phá
cái thế giới siêu hình mê tín đó.
Thế
giới siêu hình là “tưởng” thì đã đành, nhưng ở trên TL cho thế giới hữu hình cũng là “tưởng” thì theo quan
điểm của PG Đại Thừa : tất cả là do Tâm biểu hiện ra
, duy tâm sở hiện. Thế mới biết dù sau ngả theo Tiểu Thừa,
nhưng ở chỗ thâm sâu TL còn giữ lại vài điều đã học
trước từ Đại Thừạ
Nhờ
vấn đạo ta mới thấu rõ các pháp thế gian là do duyên hợp,
nên ta dễ dàng buông xả thế giới hữu hình vật chất. Vì bây giờ ta đã biết rõ, đó cũng chỉ là thế giới tưởng
của con người đang u tối, vô minh, từ biết bao nhiêu kiếp
lầm chấp cho nó là thật, nên dính mắc các pháp, chạy theo
các pháp, tạo biết bao điều đau khổ cho mình, cho người
và cho tất cả chúng sanh, cũng vì thế mà chịu trôi lăn trong
sáu nẽo luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác mãi mãi không
bao giờ dứt.
Vô
thường, Vô ngã và Khổ là Tam Ấn của Phật giáo (nguyên
thủy)., cho nên các điều nhận xét trên đều là đúng với
đạo Phật. Nhưng nếu hỏi có khác gì không với điều Đại
Thừa cho là vạn pháp chỉ giả hợp, chớ không thật có , thì câu trả lời là không khác. Phật giáo Đại Thừa chỉ
đi xa hơn về cái Không Thật có nàỵ Vì trong khi giáo lý
Tiểu Thừa dừng lại ở “Ngã không, Pháp hữu” thì Đại
Thừa chủ trương “Ngã Pháp câu không” (Ngã và Pháp đều không),
và Tâm kinh của Đại Thừa là tiếng nói mạnh mẽ nhất
về cái Không cùng tột nàỵ
Có
một điều lạ về HT TL là trong một bài viết trước ông
cho “sáu nẽo luân hồi
” , tức “lục đạo” là mê tín dị doan do Đại Thừa
bày ra, thì ở đây ông lại tin hay chấp nhận ý tưởng nàỵ
Nhờ
có vấn đạo ta mới thấu rõ Đạo Phật có ba loại định:
Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Vô Lậu, Định Niệm Hơi
Thở; ta mới biết phải khởi đầu tu bằng pháp Tứ Chánh
Cần: ngăn ác diệt ác, khởi thiện tăng trưởng thiện, tức
là diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp.
Phân
chia có ba loại Định PG như trên (
Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Vô Lậu, Định Niệm Hơi
Thở) là chuyện dị thường,
chưa thấy thầy nào, sách nào nói tương tự Chánh niệm Tỉnh
giác phải nằm trong tất cả loại Thiền Định, tuy là mức
độ có khác nhaụ Định Vô lậu là từ gọi chung về “Tam
học vô lậu” của đạo Phật, gồm Giới, Định và Tuệ,
sở dĩ gọi là vô lậu vì cái học giúp đưa tới giải thoát.
Đây có thể TL muốn nói Định của Phật giáo đưa tới giải
thoát rốt ráo, chứ không dừng lại ở các cảnh giới tuy
an lạc nhưng sẽ suy đoạ, như Sắc giới (Tứ Thiền Định)
hay Vô sắc giới (Tứ Định vô sắc) . Còn Định (Thiền)
Niệm hơi thở thì Bà La môn cũng có, và Đại Thừa , gồm cả Thiền Tông, Mật giáo, cũng có. Cho nên không thể nói, như TL đã nói, là Thiền Định của Đại Thừa không
phải của Phật giáo, hay không có công hiệu đưa tới giải
thoát.
Nhờ
có vấn đạo ta không rơi vào thiền ức chế tâm, và tu tập
đúng thiền xả ly tâm, nên thân tâm thường thanh thản, an
lạc, tâm như đất trời giải thoát.
HT
Thông Lạc không thử đưa ra thí dụ Thiền nào của Phật
giáo là “ức chế tâm”
Nhờ
có vấn đạo ta mới thông suốt Tam Vô Lậu Học là pháp môn
chân chánh của Đạo Phật, nên không bị tà sư ngoại đạo
nào lừa đảo, lường gạt ta được.
Như
trên đã nói ” Tam Vô Lậu Học” là Giới , Định, Tuệ, mà
Đại Thừa hay Tiểu Thừa đều tuân giữ, thể nghiệm. Đối
với Đại Thừa, đó là ba yếu tố tương duyên : có Giới
mới có Định, có Định mới có Tuệ, nhưng có Tuệ cũng
giúp giữ Giới tốt hơn, Thiền Định tốt hơn, và sau cùng
Định tốt sẽ giúp giữ Giới tốt và phát sinh Tuệ Cho nên
tu Giới cũng là tu Định Tuê, và tu Tuệ cũng là tu Giới Định,
v.v…Trong các bài viết trước Thông Lạc chỉ đề cao Giới,
và lấy đó làm tiêu chuẩn đánh giá người tu hành.
Như vậy cũng đúng, nhưng không đủ.
Trong
giai đoạn Phật Giáo hiện nay, người ta bảo rằng Phật Giáo
có tám mươi bốn ngàn pháp môn. Nếu không vấn đạo
rõ ràng, chúng ta sẽ bị Đại Thừa Giáo lừa đảo bằng
câu này: Pháp pháp đều vô ngại và dung thông. Theo như
Đại thừa thì pháp nào cũng của Đạo Phật, người có duyên
với pháp môn nào tu đều cũng tốt, cũng được giải thoát,
cũng được giác ngộ tùy theo căn cơ của mỗi người có
thấp, có cao, nên pháp môn tu hành cũng vậy.
Đúng
là Đại Thừa cho đạo Phật có rất nhiều pháp môn dành
cho chúng sinh có rất nhiều căn cơ khác nhaụ
Chúng
ta nên tìm hiểu tại sao Đức Phật tu các pháp môn của ngoại
đạo, nhập đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định, nghiệm
xét lại thấy thân tâm mình không giải thoát, để rồi tự
mình phải tìm ra một giáo pháp, một đường lối, một đạo
lộ tu tập đi đến giải thoát cứu kính làm chủ sanh, già,
bịnh, chết, mà Lục Sư ngoại đạo và các tôn giáo khác
thời bấy giờ không có pháp môn này.
Có
một điều HT Thông Lạc không thấy là đức Phật lúc đầu
tu theo Tứ Thiền Bát Định của ngoại đạọ Pháp Thiền
đó Phật giáo còn giữ, nhất là ở Nam Tông, vì nó cũng có
giá tri, giúp đạt tới Định Chỉ dù không đưa tới
giải thoát như đức Phật đãnhận thấy, và bây giờ
chính HT Thông Lạc còn tu theo (Tứ Thiền Định) . Cái khuyết
điểm của pháp Thiền Định đó là đem lại an tĩnh, nhưng
không phát sinh trí tuệ Sau này, Phật giáo, nhất là Đại
Thừa, phát triển những pháp tu Thiền khác, như quán chiếu,
quántưởng, nhằm đưa đến trí tuệ Phật giáọ Công
việc này cả Nam Tông cũng làm, và bây giờ mới có pháp Thiền
Tuệ Sát (hay Minh sát).
Một
giáo pháp chỉ có 49 ngày tu tập, nhiệt tâm, quyết chí xả
ly, lià tâm ham muốn, từ bỏ ác pháp, Ngài đã thành tựu
đạo giải thoát, chứng quả Bồ đề.
Chuyện
tu hành của Phật không thể nghĩ đơn giản như vậỵ Người
theo Đại Thừa tin là Phật đã tu từ nhiều kiếp, và việc
ngài thành đạt Tứ Thiền Bát Định của ngoại đạo cũng
giúp cho ngài có được định lực và trí tuệ cao, nhưng chưa
đến chỗ rốt ráọ Bốn mươi chín ngày sau cùng ngồi Thiền
Định liên tục giúp cho tất cả những chuẩn bị trước
kia bừng nở thành trí tuệ tuyệt vời, phá vỡ hết
các lớp vô minh, trở thành giác ngộ, giải thoát. Nếu pháp
tu của Phật chỉ cần theo đúng trong 49 ngày là thành Phật thì tại sao các đệ tử của ngài không tu theo được như
vậỵ
Qua
sự tu tập của Đức Phật, chúng ta rút tỉa ra được những
kinh nghiệm thực tế và cụ thể: các pháp môn Đại Thừa
và Thiền Đông Độ, cùng tất cả các pháp môn của các tôn
giáo trên thế gian này không thể làm chủ sự sống chết
và chấm dứt luân hồi của kiếp người.
Kết
luận trên quá vội vã, không hợp luận lý. Các pháp tu trước
Phật có thể không hiệu quả, hay không thể đưa tới giải
thoát, như chính pháp Tứ Thiền Định HT Thông Lạc đang
tu tập. Nhưng những pháp tu nào phát xuất từ pháp tu ban đầu
của Phật, và được cải tiến thêm, thì có thể có kết
quả tốt với những người có căn cơ phu ` hợp.
Giáo
pháp Ngài tìm ra được, là một giáo pháp không giống bất
cứ một giáo pháp nào của Lục Sư ngoại đạo và các tôn
giáo khác trên hành tinh này.
Vì
thế, Đạo Phật ra đời không vay mượn lại bất cứ cái
gì của các tôn giáo khác. Pháp môn của Ngài đi từ
sự tu tập sức tỉnh giác để giữ tâm trong chánh niệm,
tức là xả tâm, ly dục, ly ác pháp, không có một chút ức
chế tâm nào cả.
Viết
như trên có thể làm nhiều Phật tử thỏa lòng cao ngạo,
nhưng không đúng với sự thật lịch sử. Phật giáo tiếp
nhận nhiều điều từ Bà La môn, và các triết gia thời Phật,
như các thuyết về nghiệp lưc, nhân quả, luân hồi, pháp
Thiền Định, ý niệm về Niết Bàn, cõi ta bà, các tầng trờị
Điều mới mẻ và có giá trị cao nhất của đạo Phật là
thuyết Duyên Khởi, và Vô Ngã.
Lấy
tâm nương hành động nội và ngoại của thân để tập tỉnh
thức chánh niệm, để xả dục, xả ác pháp, tránh không đi
vào trạng thái tĩnh lặng ức chế tâm mà đi vào trạng thái
đoạn diệt tâm tham, sân, si, khiến cho tâm được thanh thản,
an lạc và vô sự để đi vào trạng thái thanh tịnh, tức
là định của Đạo Phật.
Chỉ
cảnh giác : cái thuyết lý về Thiền Định này nghe rất lộn
xộn, lủng củng, như sản phẩm của trí tưởng tượng. Ai
vô tình tin theo có thể bị tẩu hỏa nhập ma.
Từ
đó suy ra ta biết pháp môn của Đạo Phật, không giống một
pháp môn nào của ngoại đạo. Vì thế, kẻ nào cho rằng 84
ngàn pháp môn là của Phật Giáo, kẻ đó quá si mê, u tối,
bị tà giáo ngoại đạo lừa đảo mà không biết.
Đại
Thừa có câu nói nhiều ý nghĩa: Phật pháp bất ly thế gian
pháp, nghĩa là Pháp Phật không xa lìa pháp thế gian. Nên không
cho đạo Phật hoàn toàn xa lạ với tất cả các thứ trong
thế gian này , mà ở đạo Phật có sự tiếp thu các tinh hoa
từ các đạo giáo khác và phát triển thêm cho hoàn hảo hơn,
cho đúng với lý tưởng giải thoát của đạo Phật,.
Người
muốn tu theo Đạo Phật cho đúng chánh pháp của Đức Phật
thì phải chịu khó nghiên cứu cho kỹ các pháp môn, vì kinh
sách hiện giờ toàn là của các nhà học giả biên soạn,
đụng đâu viết đó theo sở thích của mình, không có kinh
nghiệm tu hành, viết mà chẳng thấy trách nhiệm của mình,
chỉ biết nêu tên tuổi cầu danh. Họ đâu chịu hiểu rằng
soạn viết ra kinh sách như vậy là để lại một tai hại
cho bao nhiêu thế hệ con người sau này.
Giả
dụ các sách dạy Phật học, dạy Thiền hiện nay là
do các vị tu hành viết thì saọ Như các sách của HT Thanh
Từ. Nếu cho pháp Tri Vọng của HT TT không có hiệu quả gì,
thì chẳng những các đệ tử của HT tu tập không kết qua”,
mà chính HT cũng không đi đến chỗ đạt đạọ Vậy thì
HT Thanh Từ làm sao có thể ấn chứng cho HT THông Lạc.
Muốn
soạn viết kinh sách có lợi ích cho người đời sau thì phải
có sự thực hành tu tập đến nơi đến chốn, đời sống
phải có một đạo hạnh hẳn hòi, phải nhập được các
định, làm chủ được sự sống chết, phải có Tam Minh, đoạn
dứt các lậu hoặc, chấm dứt luân hồi, thì soạn viết kinh
sách mới có ích lợi thiết thực cho người đời sau; bằng
ngược lại là giết người, không những giết một đời
người, mà giết nhiều thế hệ con người.
Nhập
được các Định là chuyện không khó, nhiều người tu Thiền
làm được Nhưng “làm chủ được
sự sống chết, phải có Tam Minh, đoạn dứt các lậu hoặc,
chấm dứt luân hồi” thì chỉ có
A-La-Hán , Bồ Tát hay chư Phật mới đi tới những thành
tựu trên. Sự thật, lúc ban đầu Phật giáo truyền dạy như
thế này : Phật dạy, và các bậc đã chứng quả A-La-Hán đọc nhắc lại lời Phật. Nhưng sau này kinh kệ được chép
lại theo trí nhớ nhiều đời có do các bậc chứng đạo viết
xuống không. Nhiều người trong Phật giáo tin là có, vì vậy
có nhiêù luận sư bên Đại Thừa có trí tuệ tuyệt cao, được
giáo chúng coi như Bồ Tát. Đó là các ngài Mã Minh, Long Thọ,
Thế Thân, Vô Trước. Từ đó vê `sau quả là trong PG (Đại
Thừa) ít ai có được những trí tuệ tuyệt vời như trên.
Cũng theo lơì dạy của Phật, trong Phật giáo người ta tiếp nhận những kiến giải của các bậc tu hành , và coi
họ đáng tôn quý như Phật và lời Pháp do Phật dạy, nên
mới có chuyện quy y “Tam Bảo” mà truyền thống Nam Tông, Bắc
tông đều theọ Tất nhiên, đôi khi có những lời giảng kinh
sai lạc, giả dụ như của HT THông Lạc, thì người a sẽ
đối chiếu với những lời giảng dạy của các sư tăng thạc
đức khác để phân biệt chuyện đúng saị Thực tế ở đây
nhiều điều có thể đối chiếu qua hai lời giảng khác nhau
, một của HT Thanh Từ (là thầy) và một của HT Thông Lạc
(được ấn chứng), để thấy được ai đúng ai saị
Nếu
tu hành chưa đến đâu, đời sống đạo hạnh chưa ra gì,
đức hạnh không có, giới luật vi phạm, thiền định chỉ
có hình thức ngồi thiền, hư danh với những cấp bằng và
những kiến giải suông, dựa vào sở tri, và những cái sai
của người xưa để viết soạn kinh sách, thì loại kinh sách
đó là kinh sách giết người, giết cả bao thế hệ.
Kinh
sách Phật giáo cũng nói nhiều về nhữNg chuyện kể trên
, đặc biệt nhất là trong Thiền tông. Pháp Bửu Đàn
kinh của Lục tổ Huệ Năng nói nhiều về những chuyện đó,
và được nhiều người đọc, hay như HT Thanh Từ dịch và
chú giảng .
Phần
vấn đạo là phần rất quan trọng, nên khi tôi trả lời cho
một câu hỏi nào tôi đều phải đứng trên lập trường
đạo đức của Đạo Phật mà trả lời. Cho nên, những
câu trả lời của tôi đều góp ý xây dựng lại nền đạo
đức của Phật Giáo đã bị tà sư ngoại đạo (Đại Thừa
Giáo) biến đạo đức của Phật Giáo thành một thứ đạo
đức mê tín (nhân quả mê tín). Thiền định của Đạo Phật
đã biến thành thiền định ức chế tâm, để nhập vào các
định tưởng, triển khai tưởng tuệ, biến thành một loại
thiền miệng (khẩu đầu thiền). Còn loại thiền làm chủ
sự sống chết và chấm dứt luân hồi thì được xem là thiền
phàm phu, ngoại đạo.
Sao
HT Thông Lạc không dẫn chứng một hai pháp Thiền nào của
Đại Thừa là “ức chế tâm” để dễ bàn thảọ Nhưng
phê phán về cách tu tập của các pháp môn khác thường đọc
thấy trong nhiều sách. Điều này cũng không lạ, vì mỗi người
do tính chất, căn cơ thích hợp với cách tu tập này mà không
thích hợp với cách tu tập khác. Ngay người viết sách cũng
ưa thích riêng pháp tu nào đó thích hợp với họ nhất, nhưng
nếu khách quan thì không chê bai các pháp môn của người khác.
Những gì thích hợp với Thông Lạc chưa chắc thích hợp với
nhiều người khác, ngay cả những người tu tập theo Thiền
Nam Tông bây giờ.
Cuối
cùng tôi ngưỡng mong những bậc cao minh, giới đức, đạo
hạnh, vì con người trên hành tinh này, vì đạo đức xã hội,
vì lợi ích thiết thực chung cho con người và vì Đạo Phật,
hãy vui lòng chỉ dạy cho tôi những điều còn sai sót, và
cùng chung với tôi xây dựng lại một nền đạo đức cho
con người, để không còn ai tự làm khổ mình, làm khổ người,
thường mang đến cho mọi cá nhân con người, một nguồn tâm
thanh thản, an lạc, vô sự và yên vui; một gia đình hòa hợp,
hạnh phúc; một xã hội có trật tự an ninh; một đất nước
phồn vinh thịnh vượng; một thế giới hòa bình an lạc. Và thắp sáng lại ngọn đèn Phật Giáo đang bị những trận
cuồng phong tà giáo thổi tới tấp sắp bị tàn rụi.
Kính
ghi,
THÍCH
THÔNG LẠC
Tu
Viện Chơn Như
Ngày
5-11-1998
Khi
HT Thông Lạc chủ trương phá bỏ tất cả pháp tu Thiền Định
trong Phật giáo, chỉ giữ lại pháp tu Thiền ông đang theo,
và được ông đánh giá là có kết quả nhất, thì
như là ông phá hoại đạo Phật, theo nghĩa muốn chặt bỏ
hết, triệt tiêu hết, chỉ để lại một vài điều mà trên
đó ông cho mang bảng hiệu đạo Phật (của ông). Bắt đầu
từ đó ông muốn “xây dựng lại
một nền đạo đức cho con người”
như trên đã viết, thì đó là nền đạo đức gì. Những
điều ông liệt kê ở trên không có gì mới mẻ, vì
tôn giáo nào, trong đó có đạo Phật từ xưa, cũng chủ trương,
giảng dạy như thế. Chỉ khác biệt đôi chút , ít hay nhiềụ
. Cái ước mơ của ông TL như định làm một cuộc cách mạng
lớn, thay đổi triệt để đạo và đời trước mắt
ông . Điều này khi đưa lên có thể lừa gạt được một
số người ham chuộng cái mới lạ, hay thích chạy theo ảo
tưởng. Nhưng khi lên tiếng phá đổ nhiều thứ đã có từ
trước, và làm lại với một “vốn liếng” tri thức về đạo
chỉ có như thế thì HT Thông Lạc tưởng rằng sẽ làm được
gì đây cho đời, cho đạọ Người có chút trí tuệ thấy
đó chỉ là chuyện mơ tưởng điên rồ, nếu không phải với
dụng tâm phá hoạị
Nguyễn
Hòa
From:
vuong van
Date: Sun Jun 22, 2003 5:40 pm
Subject: Re: [hoasen-1] Vài ý ngĩ về bài viết của HT Thông Lạc
Chào
D/H Hoà,
Qua
vài ý nghĩ thôi đã cho thấy kiến thức Phật pháp của
D/H thật rộng. Có 1 lời thật khẳng khái đáng được chú
ý ” Ai baỏ cầu nguyện không linh ứng !!” Và tôi
cũng có đọc đâu đó : ” Bồ tát Quán thế Âm cũng có mặt
nơi ta mỗi khi ta qúan đến đệ nhất khổ đế – Ai nói cầu
đức Qúan thế Âm không linh ứng? Ddức QTA hiện tới trong
ta cả trước khi ta mở miệng nguyện cầụ”.
Nếu
cho rằng “cầu nguyện” là mê tín, coi như gần hết nhân loại
từ xưa cho đến nay mê tín trầm trọng – nhất là người
Mỹ – rất hiếm bài diễn văn quan trọng của tổng thống
Mỹ thiếu lời cầu nguyện vào lúc cuối – có phải thế
không? Khoảng 10 năm về trước – Ddức giáo hoàng đọc 1 thông
điệp trong đó cho PG là vô thần – và nhóm Giao điểm
VN và PG thế giới có lên tiếng chống đối khá dữ
dội quanh quẫn về v/d nàỵ
Liệu
– Tôn giáo không có đức tin tức thiếu hẳn lễ nghi và cầu
nguyện còn là tôn giáo hay không ?
Chuyện
linh ứng của lời nguyện cầu chỉ kinh nghiệm được thôi
– có lẻ chỉ có một số thần thông – tối thiểu cở huynh
HL may ra biết được.
Tuy
nhiên khi nói rằng ” tự thắp đuốc lên mà đi” hoặc ” hãy
coi như là một hoang đảo trông cậy vào sức lực chính ngươi”
– thì vai trò và vị trí của “tha lực” hoặc “lời cầu nguyện
là gì ? Ngày nay liệu con người (đa số) có khả năng và
bản lãnh tự cứu được không?.
VVV
From: “Hoa Nguyen”
Date: Sun Jun 22, 2003 9:00 pm
Subject: Re: [hoasen-1] Vài ý ngĩ về bài viết của HT Thông Lạc
Chào
đạo hữu Vuong Van,
Tôi
có tín tâm trong việc Niệm Phật. Vì nghĩ niệm Phật linh
ứng , hiệu nghiệm dù theo Tịnh độtông hay ngay theo lời dạy của một số thiền sự Có điều là tôi cũng
không thường niệm Phật
Việc
niệm Phật đã có ở Tiểu Thừa, tuy chỉ niệm danh hiệu
Phật Bổn sư Thích ca Mâu Ni , và cũng tin có
nhiều “linh ứng”, hiểu linh ứng là thế nào cũng được.
Đối với Đại Thừa, và người VN, thì danh hiệu A Di Đà
Phật và Quán Thế Âm rất quen thuộc, dễ tạo được niềm tin mạnh mẽ để tìm về nương t+.a , và dễ thấy được
cảm ứng hay linh ứng .
Nhưng
khi bàn về các bài viết của HT TL tôi chưa muốn dùng quan
niệm rất đúng dắn về việc nương tựạvào tha lực
để chống lại lời lẽ quy chụp là “mê tín dị đoan” của
HT TL. Tôi đang muốn dùng lý lẽ duy lý để đối phó lại
nhiều luận điệu không đúng của người chỉ chấp nhận
có phần nhỏ của đạo Phật.
Nhưng
một tôn giáo phải bao gồm cả hai phần là lý trí và tình
cảm, ở Phật giáo là Trí Tuệ và Bi Tâm. Trí Tuệ được
đạo Phật đề cao hơn ở bất cứ tôn giáo nào khác. Nhưng
khi chấp nhận Bi Tâm hay Từ Bi có ở Phật (và ở chúng
sinh), thì đương nhiên ta chấp nhận chuyện Phật sẵn lòng giúp đỡ chúng sinh trên đường giải thoát, trong đó có diệt
trừ một số phiền não, vô minh của chúng ta trong cuộc
sống.
Còn
theo một vài thiền sư thì cầu Phật tức cầu chính cái Chân
Tâm, Phật tánh của mình, niệm Phật tức niệm Tâm.
Phật A Di Đà hay Quán Thế Âm đã nằm sẵn trong Tâm mỗi
người, và sẽ biểu hiện ra khi được gọi đến, nhớ
nghĩ đến. Tất nhiên phải có tín tâm là sức mạnh của
lời mời gọi, thì mới có sự đáp ứng, cảm ứng .
Khi tìm về cái chân tâm thanh tịnh thì phần diệu dụng tuyệt
vời của chân tâm sẽ giúp (tâm) người niệm được nhẹ
nhàng, an lạc, và có trí tuệ để đối phó hiệu quả
với những vấn đề đang gặp . Hay chỉ để được thanh
tịnh, an lạc hơn. Lời cầu nguyện của các tôn giáo
khác cũng có hiệu quả cho người sùng tín, tôi thấy
trong giới khoa học, như nhiều bác sĩ , đã lên tiếng công
nhận là người cầu nguyện Chúa dễ lành bệnh hơn người
không cầu nguyện.
Vấn
đề niệm Phật hay cầu nguyện nêu lên rất hay và thú vị
Sẽ có nhiều dịp trở lại, và hy vọng có nhiều đạo hữu
khác góp thêm ý kiến.
Hòa
Discussion about this post