PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Phakmodrupa Dorje Gyalpo (1110-1170)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC PHAKMODRUPA DORJE GYALPO (1110-1170)

Dan Martin[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Blank

Ngài Phakmodrupa Dorje Gyalpo sinh năm 1110 và được nuôi dưỡng bởi cha mẹ nghèo khó ở phía Nam của Kham. Theo một số tài liệu, cha Ngài tên là Wena Atar và mẹ Ngài là Tsunne. Họ qua đời khi Ngài mới chỉ là đứa bé khoảng bảy tuổi. Các nguồn khác cho rằng họ tên là Tsangpa Paldrak và Tsangmo Rinchen Gyen. Em trai của Ngài, (hoặc theo một số nguồn, em họ), vị sau đó được biết đến với danh hiệu Dampa Deshek (1122-1192), sau này thành lập một Tu viện Nyingma cổ xưa vô cùng quan trọng ở Kham gọi là Kathok. Người ta nói rằng trước khi lên ba, Ngài Phakmodrupa có thể nhớ rằng Ngài từng là một con khỉ vào thời của Phật quá khứ – Đức Ca Diếp. Ngài quên chuyện đó khi cha mẹ cho Ngài ăn thịt ô nhiễm, nhưng phục hồi lại ký ức về đời quá khứ này sau đó.

Khi cha mẹ qua đời, Ngài Phakmodrupa được đặt dưới sự chăm sóc của chú, một tu sĩ có công việc ở bên ngoài Tu viện nhỏ, Chakhyi Lhakhang, như một thầy tu gia đình. Người chú này đã tài trợ cho thời kỳ mới tu của Ngài, trong khi Ngài lại giúp chú bằng cách làm nhiều việc khác nhau, chẳng hạn minh họa các bản thảo. Ngài có tài năng thiên bẩm về hội họa và thi pháp, làm chủ đọc và viết không chút khó khăn. Sau đấy, Ngài làm người giữ ghi chép cho Khenpo Tsultrim, vị trụ trì của Tu viện; vì vị này, Ngài cũng chép một quyển kinh Bát Nhã Ba La Mật bằng chữ bạc.

Khi Ngài Phakmodrupa khoảng hai mươi tuổi, mang theo chút ngọc lam để làm vốn, Ngài du hành một hành trình dài đến các vùng trung tâm của Tây Tạng. Ở đó, sau khi thọ đại giới vào năm hai mươi lăm tuổi, và sau nhiều năm nghiên cứu tại các nơi khác nhau – ban đầu chủ yếu là với những vị thầy Kadampa, và sau đấy là những vị thầy của truyền thừa Mật thừa tồn tại khi ấy – Ngài tìm ra một vị thầy mà Ngài dành khoảng mười hai năm thân cận. Đây là một trong những đạo sư Mật thừa nổi tiếng nhất của trường phái Sakya từ thời xa xưa – Đức Sachen Kunga Nyingpo (1092-1158). Trong thời gian thân cận Đức Sachen, Ngài chủ yếu nghiên cứu và thực hành Lamdre. Ngài đã biên soạn một trích yếu các giáo lý Lamdre, điều vẫn còn tồn tại, được gọi là Pedzod-ma.

Sau đấy, Ngài dành hai năm bên Đức Gampopa Sonam Rinchen (1070-1153), một đệ tử thân cận của Tổ Milarepa. Ban đầu, khi Ngài đến trụ xứ của Đức Gampopa, Daklha Gampo, cùng với Zhang Yudrakpa Tsondru Drakpa (1123-1193), Đức Gampopa khó ở và không tiếp khách; vì thế, Ngài dành bốn ngày gánh đất và đá để xây dựng một bảo tháp. Kết quả là, Ngài có thể thọ nhận giáo lý và dưới sự dìu dắt của Đức Gampopa, Ngài được cho là đã đạt thành tựu viên mãn về Đại Thủ Ấn. Những năm tháng không mệt mỏi tìm kiếm sự dẫn dắt tâm linh của Ngài đã hoàn mãn. Một vài trong số những cuộc đối thoại của Ngài với Đức Gampopa về thiền định vẫn còn có thể đọc được cho đến nay.

Một ẩn sĩ ở vùng về phía Đông của thành Tsetang, một nơi được gọi là Phakmodru, trao cho Ngài ẩn thất thiền định của ông ấy. Đó là một nơi có vẻ đẹp tự nhiên lớn lao với nhiều cây bách xù. Dần dần, các thiền gia khác đã đến đó và dựng thất của họ, điều tạo thành trung tâm ban đầu cho Tu viện Densatil. Nơi này về sau trở thành Tu viện ‘mẹ’ cho hàng trăm Tu viện khác và vào thời kỳ đầu này, nó thường được gọi đơn giản là Densa, “trụ xứ”.

Sau đó, vào thời kỳ mà Tây Tạng được cai quản bởi Triều đình Phakmodru (1350-1481), các bảo tháp oai nghiêm, thứ đóng vai trò là mộ tháp hoàng gia, đã được xây dựng ở đây. Địa điểm nơi có thiền thất đơn giản từ cỏ và cây liễu của Đức Phakmodrupa – nó đã tồn tại cho đến giữa thế kỷ hai mươi – vẫn được xem là địa điểm linh thiêng nhất của Tu viện. Khi Đức Phakmodrupa giảng dạy ở đó, người ta nói rằng các tu sĩ thường phủ kín mặt đất tuyến đường từ thất của Ngài đến ngai tòa thuyết giảng bằng mũ, y phục và khăn Katak của họ. Các tu sĩ bị thu hút từ những nơi xa xôi bởi các tường thuật phổ biến rằng, hầu như không có ngoại lệ, những vị tham dự các buổi giảng của Ngài Phakmodrupa đều có các kinh nghiệm thiền định rất mạnh mẽ.

Sau đây là ví dụ ngắn từ các giáo lý của Ngài Phakmodrupa, với sự nhấn mạnh vào thiền định. Nó được trích từ Thang Bảo Châu:

Những người nương tựa [vào các triết lý này]

Có thể đạt được sự chắc chắn nhờ khả năng hiểu biết của họ

Về các tri kiến đa dạng khác nhau của họ,

Nhưng bởi họ không hiểu hay chứng ngộ chúng

Nhờ thực hành thiền định,

[Tri kiến] của họ là tri kiến chẳng có chứng ngộ.

Không chỉ trong ba vô lượng kiếp,

Mà thậm chí trong một triệu, họ có thể đi theo lối của họ.

Vẫn chẳng thể ép dầu từ vỏ khô.

Họ có thể cày cuốc mặt đất mùa đông,

Nhưng mùa xuân đến cũng chẳng có kết quả nào.

Những vị muốn đi về Đông

Uổng phí bước đi khi đi về Tây.

Những người đau khổ bởi cái nóng oi ả

Muốn bóng mát, nhưng chắc chắn, họ cứ lặp đi lặp lại

Sưởi bên lửa,

Họ sẽ chỉ tiếp tục đau khổ bởi nóng.

Ngài Phakmodrupa xem bản thân là đầy tớ của tất cả hữu tình chúng sinh và bất cứ cúng dường nào mà Ngài nhận được đều được dùng vì sự an lành của toàn bộ cộng đồng tu sĩ. Ngài ăn đồ ăn giống như những vị khác. Ngài rất nghiêm khắc về việc giữ gìn giới luật Luật Tạng của bản thân và mong chờ điều tương tự từ cộng đồng của Ngài. Ngài không xem thường bất kỳ nhiệm vụ nào và được biết là đã gánh nước và dọn tro. Ngài đi khất thực cùng với những tu sĩ khác, một thực hành nổi tiếng ở các nước Phật giáo Theravada nhưng khác thường ở Tây Tạng. Ngài có thói quen sống cô tịch trong giai đoạn trăng khuyết dần, nhưng trong giai đoạn trăng tròn dần, Ngài thường ban giáo lý mỗi buổi chiều. Nhiều trong số những thời giảng dạy được gọi là Tsogcho này đã được ghi chép lại và chúng là những bài giảng lôi cuốn.

Khi Ngài Phakmodrupa qua đời vào năm 1170, sự kiện được cho là đồng hành cùng nhiều dấu hiệu tuyệt vời về sự thành tựu cao cấp của Ngài. Khoảng 1600 tu sĩ đã tham dự tang lễ của Ngài. Nhiều môn đồ cư sĩ và tu sĩ của Ngài quyết định xây dựng một bảo tháp để lưu giữ xá lợi của Ngài. Một nhóm thợ thủ công Newar, dẫn đầu bởi Manibhadra, đã thực hiện nhiều công việc liên quan. Ngoài chân dung của những đại thành tựu giả, bảo tháp có 2170 hình tướng khác nhau của Phật.

Truyền thừa của Ngài Phakmodrupa thường được gọi là Phakdru Kagyu hay thuật ngữ này được dùng như một cách để bao gồm tất cả truyền thừa xuất hiện từ các đệ tử của Ngài. Quan trọng và nổi tiếng nhất trong các truyền thừa hay trường phái này là Drukpa Kagyu – điều đến từ đệ tử Lingrepa Pema Dorje (1128-1188), Drikung Kagyu – điều đến từ Jigten Gonpo Rinchen Pal (1143-1217) và Taklung Kagyu từ Taklung Thangpa Tashi Pal (1142-1209/10). Năm đệ tử khác, những vị thiết lập các truyền thống riêng biệt của Kagyu (hay là đạo sư của những vị sáng lập) là: Marpa Sherab Yeshe (1135-1203) – vị sáng lập Martsang Kagyu, Gyergom Tsultrim Senge (1144-1204), vị sáng lập Shukseb Kagyu, Gyaltsa Rinchen Gon (1118-1195) – vị sáng lập Tu viện Tropu, trụ xứ của Tropa Kagyu được khởi xướng bởi đệ tử Tropu Lotsawa Jampa Pal (khoảng 1172-1225/1236), Yabzang Choje Chokyi Monlam (1169-1223) – vị sáng lập Yabzang Kagyu và Yelpa Yeshe Tsek (1134-1194) – vị sáng lập Yelpa Kagyu.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Pakmodrupa/TBRC_P127.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Dan Martin là một học giả ở Israel. Ông ấy nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Indiana năm 1991.

Tin bài có liên quan

Patrul Rinpoche Là Ai?

Patrul Rinpoche Là Ai?

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Load More

Discussion about this post

Tưởng Niệm Tổ Khai Sơn Chùa Sắc Tứ Kim Sơn (Nha Trang)

TƯỞNG NIỆM TỔ KHAI SƠN CHÙA SẮC TỨ KIM SƠN (Nha Trang)

TƯỞNG NIỆM TỔ KHAI SƠN CHÙA SẮC TỨ KIM SƠN “KIM âu lãng thủy NGỌC hoàn quy SƠN tự thiền...

Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới

Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới

Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Thiện Ý Trong các kinh tạng, Phật nói nhiều về ‘tam thiên, đại thiên’...

Thì Cành Mai Vẫn Nở

Thì cành Mai vẫn nở

THÌ CÀNH MAI VẪN NỞMinh Đức Triều Tâm Ảnh Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó...

Không Có Địa Ngục?

Không có địa ngục?

KHÔNG CÓ ĐỊA NGỤC? (Thích Thanh Thắng) Mới đây có một bạn vào hỏi tôi, rằng có nghe một vị...

Người Được Phật Dự Báo Trước Cái Chết

Người được Phật dự báo trước cái chết

Sự chết vẫn diễn ra từng phút, từng giờ và từng ngày trên nhân gian, nhưng có một điều rất...

Hiện Tượng Luận Và Bản Thể Luận Trong Phật Giáo (Thích Nữ Hạnh Tri)

Hiện Tượng Luận Và Bản Thể Luận Trong Phật Giáo (Thích Nữ Hạnh Tri)

HIỆN TƯỢNG LUẬN VÀ BẢN THỂ LUẬN TRONG PHẬT GIÁO Các quan điểm trong Phật giáo tuy nhiều nhưng luồng...

Kinh Tạng Sanskrit (Hán Tạng) [Pdf Dành Cho Kindle]

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Xuân Thay Áo Cả Đất Trời

Xuân thay áo cả đất trời

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 12)

 Chúng ta xem đoạn thứ mười sáu: “Bất lý tà kính, bất khi ám thất”.Đoạn này là nói phước báo,...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Chúng ta rất chăm chỉ nỗ lực đang làm công tác này. Chúng ta phải có lòng nhẫn nại. Chúng...

Đường Đến Bình An Thật Sự

ĐƯỜNG ĐẾN BÌNH AN THẬT SỰ Thích Lệ Thọ Hàng ngày mỗi buổi sáng chúng ta nghe trên đài phát thanh...

An Cư Kiết Hạ: Xuất Giới Như Thế Nào Là Đúng Pháp?

An cư kiết hạ: xuất giới như thế nào là đúng pháp?

HT. Thích Minh Thông (Khánh Hòa) An cư kiết hạ là một hình thức sinh hoạt đặc thù của chư...

Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công đã thần thánh hóa bản thân thông qua thuật ngữ Pháp Thân của Phật Giáo

LÝ HỒNG CHÍ NGƯỜI SÁNG LẬP PHÁP LUÂN CÔNG ĐàTHẦN THÁNH HÓA BẢN THÂN QUA THUẬT NGỮ PHÁP THÂN CỦA PHẬT GIÁO Đức Lợi- Phạm Quang Trong bài viết này chúng tôi...

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 1

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 1

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI SURAMGAMA SUTRALê Sỹ Minh TùngCuốn Một Vô thượng thậm thâm vi diệu phápBách thiên...

Vượt Thoát Trầm Luân Theo Lời Giảng Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (Ii)

Vượt thoát trầm luân theo lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (II)

Trong đạo Bụt có hai pháp môn. Một pháp môn là chỉ tức là dừng lại, đừng để cho nó...

TƯỞNG NIỆM TỔ KHAI SƠN CHÙA SẮC TỨ KIM SƠN (Nha Trang)

Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới

Thì cành Mai vẫn nở

Không có địa ngục?

Người được Phật dự báo trước cái chết

Hiện Tượng Luận Và Bản Thể Luận Trong Phật Giáo (Thích Nữ Hạnh Tri)

Kinh Tạng Sanskrit (Hán Tạng) [Pdf Dành Cho Kindle]

Xuân thay áo cả đất trời

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Đường Đến Bình An Thật Sự

An cư kiết hạ: xuất giới như thế nào là đúng pháp?

Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công đã thần thánh hóa bản thân thông qua thuật ngữ Pháp Thân của Phật Giáo

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 1

Vượt thoát trầm luân theo lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (II)

Tin mới nhận

Bất biến và tùy duyên

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Đức Phật đã dạy con như thế nào

Lãng phí một hạt gạo, một ly nước là giảm một phần phúc phận

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Tin mới nhận

Phật tử có nên biểu tình?

Vì những trái việt quất lạnh lẽo?

Chết Là Lẽ Đương Nhiên

Ngũ ngôn sau cơn bùng dịch

9. The other eye…

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Kiến Tánh Thành Phật

Dị tông luận

Ăn Chay – Sát Sinh Và Quả Báo

Kinh Hạnh Con Chó – Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 57 (Kukkuravatika Sutta)

31. Ăn Chay Đúng Phương Pháp

Giới Thiệu Quyển Sách “Bản Chất Của Sự Hạnh Phúc”

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 12 Kinh Kim Cang

Buông Xả Mới Có Chánh Niệm

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Khảo sát về tín niệm cúng sao giải hạn trong đại tạng kinh đại chính tân tu

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Giáo Huấn Của Đức Đạt Lai La Ma

Thúc đẩy nhữnh giá trị nhân văn

Vì sao người ta phải bái lạy một con lừa đi cùng nhà Sư trên núi?

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Chúng ta thường không chú ý đến chính bản thân mình

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Hà Nội: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Trụ sở Trung ương GHPGVN

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Giới Thiệu Kinh Thắng Man

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Tin mới nhận

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 4)

Luận Về Vấn Đề Hộ Niệm Lúc Lâm Chung Theo Kinh Tạng Nikaya

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Chương 1 bài 1 Tán Thán Tịnh Độ Siêu Thắng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

Đọc sách ngàn lần – Tập 1

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 46)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 1)

Cửa Vào Tịnh Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Con Đường Tây Phương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.