PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những Dự Bị Cần Thiết Cho Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Dự Bị Về Ngoại Duyên


Cổ thi nói: “Ta thấy người khác chết. Trong lòng nóng xót xa! Chẳng phải xót kẻ mất. Vì sẽ đến phiên ta!” Giữa đời, việc buồn thảm lớn lao không chi hơn tử biệt. Nhưng sự chết, người đời lại chẳng ai tránh khỏi. Cho nên những kẻ có lòng muốn lợi mình lợi người, không thể không sớm dự bị lo toan. Thật ra, chữ chết nguyên là giả danh, vì đó chẳng qua là sự kết liễu của một thời quả báo, do nghiệp cảm liên chuyền giữa mỗi đời, khi xả thân này, lại thọ thân khác mà thôi. Kẻ không biết Phật pháp vẫn đành để cho tùy nghiệp xoay vần. Người đã nghe pháp môn Tịnh Độ của Như Lai, phải tín nguyện niệm Phật dự bị tư lương, để khi lâm chung được vãng sanh an thuận. Như thế mới mong sớm thoát nỗi huyễn khổ của sống chết luân hồi, chứng vào cảnh chân lạc của Niết Bàn thường trú. Lại người đã tu Tịnh Độ, chẳng những chỉ lo riêng vì mình, mà đối với cha mẹ quyến thuộc cùng những thân bằng quen biết, nên phát lòng hiếu thuận từ bi, khuyên cho đồng niệm Phật, và trợ niệm cho khi bịnh nặng, lúc lâm chung. Đó là công hạnh lợi tha, cũng là việc gây phước báo duyên lành cho mình đời sau vậy.

* Nhưng dự bị cho lúc lâm chung có nhiều chi tiết, nay trước tiên xin nói về ngoại duyên. Người tu Tịnh Độ khi còn khoẻ mạnh, phải dự trước tìm kết những đồng bạn, nhứt là kẻ ở gần mình, để trợ niệm cho nhau khi bịnh nặng và lúc lâm chung. Bởi chúng ta phần nhiều nghiệp nặng, tuy đã gắng hết sức mình, song những lúc ấy e khi túc chướng phát hiện, thân lực yếu kém, tâm thức hôn mê, khó giữ vững được chánh niệm. Nếu không nhờ người hộ trợ, tất dễ bị tùy nghiệp lưu chuyển, công tu một đời chẳng cũng uổng lắm ư? Đây là điểm cần yếu thứ nhứt.

* Điểm thứ hai là người niệm Phật khi thấy mình suy yếu, nên đem hậu sự sắp đặt dặn dò trước, để khi lâm chung khỏi bận tâm. Nếu là người xuất gia thì phải đem việc chùa chiền phó chúc đệ tử, chỉ định kẻ thay thế mình điều hành Phật sự. Như người tại gia thì đem tài sản ruộng vườn tương phân cho con cháu, sắp đặt trước mọi duyên. Lại phải dặn trước người quyến thuộc, khi mình đau nặng hoặc lâm chung, không được khóc lóc hoặc lộ nét bi sầu. Nếu có thương thì nên bình tỉnh, vì mình niệm Phật cầu nguyện, hoặc hộ trợ cho sự vãng sanh, đó mới là tình thương chân thật.

Dự Bị Về Tinh Thần

Về ngoại duyên như trên đã nói, người niệm Phật lại còn phải dự bị về tinh thần cho chính mình. Cách dự bị ấy như thế nào? – Trên đường tu, hành giả phải có tinh thần giải thoát, xem từ tiền của ruộng vườn cho đến thân tình quyến thuộc đều là duyên giả tạm, sống tùy cảnh huyễn, chết rũ sạch không. Nếu chẳng hiểu lẽ này, tất nó sẽ ngăn trở sự giải thoát, có khi phải đọa làm loài bàng sanh như chó hoặc rắn để giữ nhà giữ cửa. Đã có nhiều người vì nắm níu tiền của hoặc thân nhơn, mà khi sắp chết phải khó khăn, không yên tâm nhắm mắt được.

Hồi bút giả còn làm đạo hầu, trong lúc dâng trà khuya, có nghe một vị Giáo thọ thuật lại câu chuyện, bao hàm ý nghĩa giác tỉnh. Cốt truyện đại khái như sau:

Khi xưa có hai bạn đồng tu, một ông thích ở cảnh non cao, một vị cất am dựa khu rừng bên bờ suối. Thời gian sau, tăng sĩ ở cạnh suối tịch trước, vị sư trên núi hay được xuống viếng thăm. Sau khi tụng kinh cầu nguyện, sư liền ngồi yên nhập định coi bạn mình sanh về cõi nào? Nhưng tìm kiếm quan sát khắp các nơi, từ cõi trời đến địa ngục, ông không thấy người bạn ở đâu cả. Xuất định ra, sư hỏi thị giả của ông bạn: “Hằng ngày thầy mi làm những việc chi?” Đạo đồng đáp: “Bạch, mấy lúc sau này vì thấy bụi mía trước am mập tốt, thầy con thường ra vun phân tỉa lá, săm soi mãi, ra chiều thích thú lắm!” Vị sư nghe nói nhập định lại, quán thấy ông bạn hóa ra làm con sâu trong thân cây mía. Sư liền đốn cây mía ấy, chẻ bắt lấy con sâu ra, thuyết pháp chú nguyện cho nó siêu thoát.

Câu chuyện trên chỉ là truyền khẩu, bút giả chưa tìm thấy trong kinh sách. Nhưng cứ theo lý mà đoán, thì sự kiện ấy vẫn chẳng phải hư huyền. Nơi điển tích nhà Phật cũng có mấy việc tương tợ. Chẳng hạn như: -Chuyện ông sa di vì tham ăn sữa tô lạc, nên khi chết đọa làm con vòi trong bình sữa. – Chuyện vị ưu bà tắc tuy có công giữ giới tu hành, nhưng bởi quá quyến luyến vợ, nên khi chết thần thức hóa sanh làm con vòi trong mũi vợ. Lúc cô vợ thương khóc sì mũi con vòi văng ra, cô cả thẹn đưa chân muốn chà đạp, may nhờ một vị A La Hán can ngăn, nói rõ nguyên do, thuyết pháp siêu độ cho con vòi ấy. – Chuyện vợ một khách thương đường biển, bởi luyến tiếc nhan sắc xinh đẹp của mình, nên lúc chết liền hóa thành con vòi từ trong mũi bò ra đi quanh trên mặt, như Kinh Hiền Ngu đã nói. Cho nên người tu Tịnh Độ hằng ngày phải tỉnh tâm quán xét, dứt trừ lòng tham gốc ái, quyết chí hướng về cõi Phật, để khi lâm chung không bị sức nghiệp ngăn trở cuốn lôi.

* Từ Chiếu đại sư nói: “Người tu Tịnh Độ khi lâm chung thường có ba điều nghi, bốn cửa ải, hay làm chướng ngại cho sự vãng sanh, phải dự bị suy nghĩ trước để phá trừ ba điều nghi là:

1- Nghi mình túc nghiệp sâu nặng, thời gian công phu tu hành ít, e không được vãng sanh.

2- Nghi mình bản nguyện chưa trả xong, tham sân si chưa dứt, e không được vãng sanh.

3- Nghi mình niệm Phật, Phật không đến rước, e không được vãng sanh.

Bốn cửa ải là:

1- Hoặc nhân bị bịnh khổ mà trở lại hủy báng Phật không linh.

2- Hoặc nhân tham sống mà giết vật mạng cúng tế.

3- Hoặc nhân uống thuốc mà dùng rượu cùng chất máu tanh hôi.

4- Hoặc nhân ái luyến mà tự ràng buộc với gia đình.”

Đại sư nêu ra thuyết Tam Nghi Tứ Quan ở trên, bậc trí huệ có thể suy nghĩ tìm phương pháp giải quyết. Nay bút giả xin mạn phép nói lược qua cách phá trừ để góp ý, và các bạn đồng tu với sự hiểu biết của mình, có thể suy diễn hiểu rộng thêm ra.

1. Phá mối nghi túc nghiệp nặng, công tu ít: – Phật A Di Đà từng có lời thệ nguyện: “Chúng sanh nào chí tâm muốn về Cực Lạc, niệm danh hiệu Ngài cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, Ngài thề không thành Phật.” Phật không khi nào nói dối, vậy hành giả phải tin nơi đức Từ Tôn. Mười niệm là thời gian công phu tu hành rất ít mà còn được vãng sanh, huống chi ta niệm nhiều hơn số đó. Lại dù kẻ nghiệp nặng đến đâu, như phạm trai phá giới, tạo đủ nghiệp ác, nếu chí tâm sám hối nương về Phật A Di Đà, Ngài đều tiếp dẫn. Kinh Quán Vô Lượng Thọ đã chẳng nói kẻ tạo tội nặng ngũ nghịch thập ác, khi lâm chung chí tâm niệm mười niệm đều được vãng sanh đó ư? Trong truyện Vãng Sanh, như Trương Thiện Hòa, Hùng Tuấn, Duy Cung, trọn đời giết trâu bò, phá giới, làm ác, khi lâm chung tướng địa ngục hiện, sợ hãi niệm Phật, liền thấy Phật đến rước. Cho đến loài chim sáo, két niệm Phật , còn được vãng sanh, huống chi ta chưa phải là tệ đến mức đó?

2. Phá mối nghi bản nguyện chưa trả, tham sân si chưa dứt: – Bản nguyện của hành giả đại khái có hai: đạo và đời. Về đạo, có người nguyện cất chùa bố thí hay nguyện tụng số kinh chú bao nhiêu, làm chưa tròn đã đến giờ chết. Phải nghĩ rằng: chỉ tín tâm niệm Phật, khi được vãng sanh sẽ làm vô lượng vô biên công đức, còn bản nguyện chỉ là việc nhỏ, làm xong hay chưa không mấy quan hệ, và chẳng có hại chi cả. Về đời, hoặc có người vì nhiệm vụ gia đình chưa tròn, như cha mẹ suy già không ai săn sóc, vợ con thơ dại thiếu chỗ tựa nương, hoặc có kẻ thiếu nợ người chưa kịp trả, tâm nguyện chưa vẹn nên lòng chẳng yên. Phải nghĩ rằng: lúc ta sắp chết, dù có lo hay không cũng chẳng làm sao được. Chi bằng chuyên tâm niệm Phật, khi đã được vãng sanh Tây Phương chứng đạo quả, thì tất cả bản nguyện trái duyên đều có thể trả xong, tất cả kẻ oán người thân đều có thể cứu độ.

Lại Kinh Na Tiên nói: “Ví như hột cát nhẹ, bỏ xuống nước liền chìm. Trái lại tảng đá dù nặng to, nếu được thuyền chở, có thể đem từ chỗ này sang chỗ khác. Người niệm Phật cũng thế, nghiệp tuy nhẹ nếu không được Phật cứu độ, tất bị luân hồi, tội chướng dù nặng bao nhiêu, được Phật tiếp dẫn sẽ sanh về Cực Lạc.” Theo đoạn kinh đây, ta thấy môn Niệm Phật là pháp có thể đới nghiệp vãng sanh, vì nhờ tha lực. Tảng đá lớn ví cho sức nghiệp nặng to, thuyền chở ví cho nguyện lực của Phật. Vậy người tu đừng nghĩ rằng mình còn tham, sân, si, e không được vãng sanh. Thí dụ trên có thể phá luôn điểm nghi về nghiệp nặng ở điều thứ nhứt.

3. Phá mối nghi niệm Phật, e Phật không đến rước: – Người niệm Phật tùy theo công đức mình, khi lâm chung thấy Phật, hoặc Bồ Tát, hay Thánh chúng đến rước. Có khi không thấy chi, mà nhờ sức nguyện của mình và Phật lực thầm nhiếp thọ, thần thức tự bay về Tây Phương. Đây là bởi công hạnh của mình có cao thấp, sâu cạn. Chỉ cần yếu lúc ấy ta phải chí tâm niệm Phật, đừng nghĩ chi sai khác. Nếu nghi ngờ sẽ tự sanh ra chướng ngại. Tóm lại, khi lâm chung dù thấy tướng tốt hay không cũng đừng quản đến, chỉ hết lòng niệm Phật cho đến giây phút cuối cùng mà thôi.

* Phá chung bốn cửa ải: – nhân bịnh khổ hủy báng Phật – tham sống sát sanh cúng tế – cầu lành bịnh uống ruợu, hoặc dùng thuốc có chất huyết tanh – vì ái luyến nên tâm niệm ràng buộc với gia đình.

Người niệm Phật mà bị tai nạn bịnh khổ, đó là do nhờ công đức tu hành, nên chuyển quả nặng thành quả nhẹ, chuyển hậu báo thành hiện báo, trả cho hết để được sanh về Tây Phương. Nếu trở lại nghi ngờ hủy báng, là người kém tin hiểu, phụ ơn Phật, tự gây tội chướng cho mình. Trong sự tích Tịnh Độ có thuật chuyện ông Ngô Mao cùng rất nhiều Phật tử khác, nhờ dồn nghiệp mà sớm được vãng sanh. Vậy khi gặp cảnh này, người niệm Phật nên ý thức để hiểu rõ.

Lại thân này giả tạm, tùy theo tội nghiệp mà kiếp sống có vui khổ lâu mau. Nếu giết sanh mạng để nuôi dưỡng sanh mạng, hoặc cúng tế, thì tội khổ càng thêm nặng, phải triệt để nương theo Phật và tin chắc lý nhân quả.

Khi đau yếu chỉ cầu Phật, không nên cầu phù phép tà sư, hoặc nghe lời kẻ chưa hiểu đạo, trở lại ăn mặn, uống rượu, hay dùng thuốc bằng chất máu huyết tanh hôi. Thân này nhơ nhớp, được về cõi Phật sớm chừng nào hay chừng ấy, như bỏ chiếc áo hôi rách mặc sắc phục đẹp thơm, đáng chi phải bận lòng?

Đến như mối hại về ái luyến khi lâm chung, thì như đoạn trên đã nói. Phải nghĩ: trong gia đình từ cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, đều do đời trước có nợ nần ân oán, nên mới tạm hội ngộ nhau. Khi nhân duyên đã hết thì mỗi người đi mỗi ngả. Nếu có lòng thương, tốt hơn ta nên gát bỏ tình trần cầu sanh Tây Phương, để độ tất cả kẻ oan thân. Khi cái chết sắp đến, dù có quyến luyến cũng không thể đem theo, không làm chi được, bởi chính sắc thân của ta còn phải tan về cát bụi. Nếu ái luyến thì đã không được vãng sanh, lại bị khổ luân hồi vô cùng vô tận.

Những điểm về Tam Nghi Tứ Quan trên đây, hành giả phải suy nghiệm ghi nhớ kỹ, để dự bị trước cho tinh thần được yên ổn trong lúc lâm chung.

Tin bài có liên quan

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Khuyên giải trừ oan gia trái chủ

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

Load More

Discussion about this post

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 1

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 1

Lời giới thiệu Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học...

Tội phước theo ta như bóng với hình

TỘI PHƯỚC THEO TA NHƯ BÓNG VỚI HÌNH Thích Đạt Ma Phổ Giác Người Phật tử chân chính, cần phải...

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đi Tìm Chân Ngôn Giữ Nước Và Dựng Nước

Đi tìm chân ngôn giữ nước và dựng nước

ĐI TÌM CHÂN NGÔN GIỮ NƯỚC VÀ DỰNG NƯỚC Nguyên Cẩn   Chân ngôn dựng nước Trong một bài viết...

Phật Có Ban Ơn Giáng Phúc Không?

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Cho đến nay kinh sách chúng ta vẫn tồn tại hai khái niệm “tự lực” (nhờ vào công năng tu...

Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục (Kamma At Death And Rebirth)

Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục (Kamma At Death And Rebirth)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đạo Phật Là Đạo Nở Hoa

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tương Thuộc, Tương Liên Và Bản Chất Của Thực Tại

Tương Thuộc, Tương Liên Và Bản Chất Của Thực Tại

TƯƠNG THUỘC , TƯƠNG LIÊN VÀ BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠITác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Geshe Thupten...

Cầu An Có Được An Chăng

Cầu an có được an chăng

CẦU AN CÓ ĐƯỢC AN CHĂNG Minh Kiến – Dhammaghosa   Đầu năm mới, xin thành tâm chúc mọi người...

Phương Pháp Hành Thiền Dựa Trên Tánh Không

Phương Pháp Hành Thiền Dựa Trên Tánh Không

Phương Pháp Hành Thiền Dựa Trên Tánh Không Lama Zopa RinpocheMinh Chánh chuyển ngữ Trong trường hợp bạn muốn thực tập...

Từ Bi Cội Nguồn Của Hạnh Phúc

TỪ BI CỘI NGUỒN CỦA HẠNH PHÚCTác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Alexander Berzin Chuyển ngữ: Tuệ...

Wat Ram Poeng Trung Tâm Thiền Minh Sát Tuệ Tại Miền Bắc Thái Lan

Wat Ram Poeng Trung Tâm Thiền Minh Sát Tuệ Tại Miền Bắc Thái Lan

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Sao Giữ Được Lòng Vui

Sao giữ được lòng vui

Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng...

Chuyện Vãn Ngày Xuân: Khi Đại Sư Tự Nhận Là Sa-Di

Chuyện Vãn Ngày Xuân: Khi Đại Sư Tự Nhận Là Sa-di

Chuyện vãn ngày Xuân: KHI ĐẠI SƯ TỰ NHẬN LÀ SA-DI Chúc Phú   Vào năm 2013, trong quá trình...

Phật Dạy Làm Người Quan Trọng Nhất Là Phải Có Lương Thiện

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Phật giáo hướng con người tới sự lương thiện, tức là giải thoát chúng sinh khỏi những ràng buộc khổ...

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 1

Tội phước theo ta như bóng với hình

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Đi tìm chân ngôn giữ nước và dựng nước

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục (Kamma At Death And Rebirth)

Đạo Phật Là Đạo Nở Hoa

Tương Thuộc, Tương Liên Và Bản Chất Của Thực Tại

Cầu an có được an chăng

Phương Pháp Hành Thiền Dựa Trên Tánh Không

Từ Bi Cội Nguồn Của Hạnh Phúc

Wat Ram Poeng Trung Tâm Thiền Minh Sát Tuệ Tại Miền Bắc Thái Lan

Sao giữ được lòng vui

Chuyện Vãn Ngày Xuân: Khi Đại Sư Tự Nhận Là Sa-di

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Tin mới nhận

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Điều thiết yếu nhất người Phật tử nên làm

Giết gì được Phật khen?

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Đức Phật nhập Niết bàn

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Lời Phật dạy dành cho những người hay phiền muộn

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Tin mới nhận

Giải Pháp Cho Vấn Đề Giảm Sút Tín Đồ Phật Giáo Sau Hôn Nhân

Tâm Diệu Minh Thường Trụ (Bài 6)

Phật Tử và Thiền

Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Ở Miền Trung Việt Nam (1932 – 1951) – Luận án Tiến sĩ Sử học

Thuyết Bốn Đế

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Tại sao Đức Phật lại nói Thân người khó được, Phật pháp khó nghe?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Phật giáo, tôn giáo, chính trị và dân chủ

Mục Đích Và ý Nghĩa Về Lễ Trai Đàn Chẩn Tế

Lưu vong khúc

Vấn Đáp Phật Giáo

Kệ trừ rắn độc

Bản Thể Và Đạo Đức Luận Của Phật Giáo Qua Pháp Môn “Bất Nhị”

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Trung Đẳng Phật Học Giáo Khoa Thư

Những Ngôi Mộ Sống (Living Graves)

Minh sư

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Kinh Các Căn Bản Bất Thiện

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Kinh Bách Dụ: Vợ chồng đánh cuộc để ăn bánh

Ngôi chùa Việt Trúc Lâm Kharkov vẫn còn nguyên vẹn giữa vùng chiến sự khốc liệt ở Ukraine

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Kinh Dhammika

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Bồ Tát Có Bệnh – Biên Soạn Về Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Chiếc Bè

Chú Giải Kinh Đại Duyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 4)

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Đức Cần Kiệm, Tri Túc, Bình Dị Của Ht. Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 65)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (Phần cuối)

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Giảng Thích

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.