
TINH THẦN BI TRÍ DŨNG
trong ánh lửa
BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
Thanh
Trúc
Có
những cái âm thầm lặng lẽ. Người nằm xuống rồi ra đi
với chiếc quan tài đơn sơ được vùi trong đáy mồ hoang
lạnh. Có những cái chết khổ sở, đau đớn, tủi nhục,
tức tưởi, đành ôm mối hận ngàn đời vẫn chưa rửa sạch.
Có những cái chết vinh quang hiển hách, họ là những người
làm nên lịch sử, suốt cuộc đời hy sinh cho Tổ quốc, cho
sự sống còn của dân tộc. Đó là cái chết của những vị
anh hùng liệt sĩ mà toàn dân hằng tôn thờ kính ngưỡng từ
thế hệ này qua thế hệ khác.
Thực
ra, vấn đề chết là lẽ thường tình của thế nhân. Ai sinh
ra trong cõi đời đều phải trải qua đoạn trường đó. Đó
là đoạn đường không ngoại trừ một ai. Chết là một định
luật tất yếu, ấy thế mà có người lại làm như mình không
bao giờ chết. Chính vì thế nên hành động của họ không
đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như tha nhân mà lắm
khi gây ra nhiều đau khổ cho đồng loại cốt để thoả mãn
lòng tham dục, óc vị kỷ, tính độc ác. Đó là những người
chỉ biết sống cho hiện tại, đánh rơi quá khứ và xa rời
tương lai. Do vậy họ dồn tất cả tâm tư vào việc mưu cầu
giành giựt, đua tranh, hơn thua, thị phi, phải trái. Phải chăng
là do dục lạc đưa tới một ảo tưởng về hạnh phúc.
Người
con Phật hơn ai hết, đứng trước cái chết vẫn an nhiên
bình thản vì ý thức được rằng “Sinh tử sự đại.
Xuất
phát từ ý thức đó nên ý nghĩa của sự sống là vươn tới
sự giải thoát tối hậu, tức là giải thoát khỏi sự sinh
tử để đi tới “liễu sinh thoát tử “.
Cánh
cửa ” liễu sinh thoát tử ” đã mở ra.
Bồ
Tát Quảng Đức ung dung tự tại bước vào.
“Bồ
Tát Quảng Đức vào đời
Lửa
hồng thiêu đốt vẫn ngồi ung dung
Tuyệt
thay là đạo nhập đời
Pháp
môn bất nhiễm rạng ngời Việt Nam”
(Thích
Thông Bửu – Từng giọt Ma Ni)
Trong
giây phút trở thành thiên thu. Thế giới ba ngàn quy về một
nẻo, Bồ Tát Quảng Đức đã thấu rõ sức vô úy:
” Gọi
hết lửa xương da bỏ ngõ
Phật
pháp chẳng rời tay ”
(Vũ
Hoàng Chương – Lửa Từ Bi)
Ngọn
lửa thắp sáng lên từ một con người đã rọi hào quang giữa
bầu trời đen tối vây phủ trên mảnh đất miền Nam Việt
Nam lúc bấy giờ dưới sự cai trị của tập đoàn nhà Ngô
thao túng trên nỗi đau của dân tộc.
Ngọn
lửa cuồn cuộn đã thiêu rụi mọi thế lực vô minh, làm
rung chuyển bao trái tim nhân loại, đánh tan mọi luận điệu
xuyên tạc, bóp méo sự thật từ phía chính quyền Ngô Đình
Diệm và một số người ở phương Tây đã lầm ý nghĩa tự
thiêu với tự vẫn.
Bồ
Tát Quảng Đức thực hành Bồ Tát Hạnh tự thiêu để cúng
dường Tam Bảo mong cho Phật pháp được trường tồn giữa
thế gian. Hành động dùng ngọn lửa đốt sạch trần uế
để làm cho tinh hoa Phật pháp nẩy nở là hành động của
bậc xuất trần thượng sỹ.
Bằng
vào tâm cảm sâu xa, chúng ta hãy lắng nghe bức thông điệp
của Bồ Tát Quảng Đức phản ánh qua nội dung bản Tuyên
ngôn ngày 10 tháng 5 năm 1963 của Ủy Ban Liên phái Bảo vệ
Phật giáo:
Một
là: Mong ơn Phật trời gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình
Diệm sáng suốt chấp nhận 5 nguyện vọng tối thiểu của
Phật giáo Việt Nam ghi trong bản Tuyên ngôn.
Hai
là: Nhờ ơn Phật Từ Bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam
được trường tồn Bất diệt.
Ba
là: Mong nhờ hồng ân Đức Phật gia hộ cho Đại Đức,
Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố và
bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.
Bốn
là: Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, dân nhân an lạc.
Trước
khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời
cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng Bác ái Từ bi
đối với quốc dân, hãy thi hành chính sách bình đẳng tôn
giáo để nước nhà vững yên muôn thuở.
Tôi
thiết tha kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni Phật tử nên đoàn
kết nhất trí, hy sinh để bảo tồn Phật giáo.
Nam
mô A Di Đà Phật.
Làm
tại chùa Ấn Quang, ngày 04-06-01963
Tỳ
kheo Thích Quảng Đức thủ ký
Qua
bức thông điệp của Bồ Tát, chúng ta nhận rõ: Đây không
còn là lửa của hận thù và tội ác. Đây là lửa Từ bi
mở mắt cho người mê trong biển khổ, lửa đốt cháy hận
thù cho Người với Người trở thành huynh đệ.
“Muôn
vạn khối Sân Si vừa mở mắt
Nhìn
nhau: Tình huynh đệ bao la ”
(Vũ
Hoàng Chương – Lửa Từ Bi)
Ngọn
lửa Từ bi đó là cái chìa khóa giúp ta mở cánh cửa thực
tại, nhận chân được con đường phụng sự dân tộc với
tinh thần tín ngưỡng truyền thống của Phật giáo nhằm tránh
cuộc tàn phá tâm hồn và mọi gía trị của con người dưới
sự toan tính mưu mô của một thiểu số cai trị thâm độc.
Ý thức được điều đó, Bồ Tát Quảng Đức kêu gọi hàng
Phật tử tại gia hãy tiếp sức với quý Ngài trong Ủy Ban
Liên Phái nhằm bảo vệ vận mệnh đất nước và dân tộc:
” Cùng
hàng Phật tử tại gia
Hãy
quên bản ngã bỏ cái Ta
Gấp
sửa thân tâm nhìn đại cuỗc
Ngàn
năm sử Việt vẫn Phật gia
Thân
tôi dù cháy linh thiêng máu
Thần
thức tôi luôn giúp Đạo nhà
Đã
mang danh thế con dòng Thích
Bi
Trí Hùng sao chẳng đem ra ”
Hành
Như Lai Sự – chính con đường truyền thừa sứ mệnh hoằng
dương Chánh pháp bằng hành động thiết thực ” lấy thân
làm đèn” để chuyển hoá tâm thức con người và những thế
lực vô minh trở về nẻo Thiện.
” Đệ
tử hôm nay nguyện đốt mình
Làm
đèn soi sáng nẻo vô minh”
Ngọn
đèn soi sáng đó chính là ngọn đèn Chánh pháp tràn đầy
tính chất nhân bản của bậc Đạo sư với lời di huấn tối
hậu cho cả hai phái: Xuất gia và tại gia.
” Thầy
đã đến lúc biệt các con
Năm
mươi năm hạnh nguyện đã tròn
Những
gì đáng độ Thầy đã độ
Thầy
tranh Chánh pháp lúc mất còn
Gia
Định, Sài Gòn hỡi các con!
Hà
Tiên, Cai Lậy Thầy vẫn còn
Nam
Vang, Núi Lớn Thầy ghi dấu
Khánh
Hòa, đệ tử giữ ấn son”.
Người
nằm xuống ngàn năm và mãi ngàn năm sau vẫn còn vang bóng.
Trái tim Bồ Tát đã thánh hóa thành một thế giới của tinh
khiết mầu nhiệm về mặt công phu tu luyện đạt đến chân
lý tột cùng của Thiền quán.
“Chín
cung Trời toàn vẹn trái tim tươi
Tỏa
hương thơm dâng muôn nét tuyệt vời
Ngời
ánh đạo đóa chân như hiển hiện”
(Thanh
Trúc – Bóng Người Đi)
Nói
cho cùng, hành động tự thiêu của Bồ Tát Quảng Đức hẳn
nhiên không phải là hành động xa lạ đối với người con
Phật.
Trong
kinh Phật, dùng ngọn lửa để tự đốt thân xác mình nhằm
mục đích cao cả, tinh khiết là cách thế cúng dường lớn
lao nhất.
Bồ
Tát Hỷ Kiến trong kinh Pháp Hoa khi đắc Đại Định đã dùng
hỏa Định đốt cháy thân dể cúng dường Phật.
Hình
ảnh đốt cháy các hương thơm và thân xác cùng cánh tay Bồ
Tát Hỷ Kiến là cách đoạn trừ Ái, Thủ bằng ngọn lửa
Trí Tuệ Thiền Định dụng vô sở đắc để Trang nghiêm Phật
trí.
Xem
vậy, đủ thấy rõ giá trị biểu tượng vô song của ngọn
lửa hỏa thiêu cúng dường Tam Bảo là ngọn lửa của Trí
Tuệ Vô Ngã.
Ngoài
ra còn biết bao nhiêu hình ảnh của các nhà Sư đã tiếp nối
con đường hỏa thiêu để giải kết cho thệ nguyện đem thân
cúng dường mong Phật pháp được trường tồn miên viễn
giữa thế gian để làm ngọn hải đăng định hướng cho dòng
đời vẩn đục, khổ lụy.
Cho
hay, cái bản chất Bi, Trí , Dũng, của đạo Phật có lúc sâu
lắng chan hòa gieo rắc tình thương cho đồng loại, cho chúng
sanh; nhưng cũng có lúc lại trổi dậy cao vút như ngọn sóng
triều dâng khi ý thức dân tộc bị chà đạp, khi giá trị
tâm linh bị phủ nhận.
Ý
thức đó đã ăn sâu trong tiềm thức của dân tộc Việt,
hình htành một cơ sở tinh thần cố hữu vững chắc tạo
nên một nếp sống văn minh đầy tính nhân ái.
Có
thể nói: Bồ Tát Quảng Đức mang tinh thần nhập thế vào
đời bằng một căn bản đạo đức xuất thế. Trang bị cho
mình bằng tinh thần Vô Trước, Bồ Tát Quảng Đức đã chiến
thắng mọi ma chướng, mọi thế lực vô minh, dục vọng để
viết nên trang sử vẻ vang cho dân tộc nói chung và Phật giáo
nói riêng bằng ngọn lửa Bi Trí Dũng vô tiền khoáng hậu
trong dòng sống Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 20 vậy.
Thanh
Trúc
Trích
từ Nội san đại lễ Tưởng niệm năm thứ 38 BỒ TÁT QUẢNG
ĐỨc TỰ THIÊU, Hiệp Kỵ chư Thánh Linh- Anh Linh – Hương Linh,
do Tổ đình Quán Thế Âm xuất bản, lưu hành nội bộ.
Discussion about this post