PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Khái Lược Ý Nghĩa Biến Hành, Đồng Loại Nhân và Đẳng Lưu Quả

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KHÁI LƯỢC Ý NGHĨA

BIẾN HÀNH, ĐỒNG LOẠI NHÂN VÀ ĐẲNG LƯU QUẢ
Phước Nguyên
****************

BlankTheo Ngài Thế-Thân, trong A-tỳ-đạt-ma Câu-xá, Tám giới thuộc loại không ngăn ngại (vô ngại pháp) tức bảy tâm giới và pháp giới, vừa là đẳng lưu vừa là dị thục. Là đẳng lưu khi sinh từ đồng loại nhân (sabhāgahetu) và biến hành nhân (sarvatragahetu); là dị thục khi sinh từ dị thục nhân (sarvatragahetu), các pháp vô ngại không phải là trưởng dưỡng bởi vì các giới không thuộc sắc không có sự tích tập (saṃcaya). Các pháp còn lại (dư) là bốn cảnh sắc, hương, vị và xúc đều có cả ba loại dị thục, trưởng dưỡng và đẳng lưu.

Hữu bộ nói rằng: Các pháp được gọi là cùng hiện khởi, ngoài câu hữu nhân ra, còn có các nhân khác như đồng loại nhân (sabhāgahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu). Các nhân này có vai trò tương tợ như sợi dây, cái móc, v.v., do đó câu hữu nhân mới được lập thành.

Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu). Đây là các loại nhân mà các luận sư Đối pháp[1] đã thừa nhận:

能作及俱有

同類與相

應 遍行并異

熟 許因唯六種.

Năng tác nhân, câu hữu nhân,

Đồng loại nhân, tương ưng nhân,

Biến hành nhân, và dị thục nhân.

Nhân chỉ có sáu loại này.

Biến hành nhân là do khai triển các loại phiền não từ  Đồng loại nhân mà thiết lập. Đồng loại nhân bao gồm cả sắc và tâm, nhưng Biến hành nhân chỉ giới hạn ở mười một phiền não biến hành của tâm sở.

遍行謂前遍 為同地染因.

Biến hành là các pháp biến hành trước đó

Làm nhân cho nhiễm pháp ở cùng địa.

Đồng loại nhân  tức là các pháp đồng loại, thì lấy pháp đồng loại làm nhân. Thiện pháp làm nhân cho thiện pháp. Ác pháp làm nhân cho ác pháp. Phi thiện phi ác pháp, làm nhân cho phi thiện phi ác pháp.

Đồng loại và liên tục là hai tính chất của đồng loại nhân. Đồng loại là vì quả khởi phát và hình thành có gốc rễ từ một dòng chuyển biến liên tục của nhân.

Thí dụ: Con gà là kết quả khởi phát và hình thành có gốc rễ từ một dòng chuyển biến liên tục của trứng gà; Và trứng gà là kết quả khởi phát và hình thành có gốc rễ từ những noãn tử trong con gà, phối hợp với các duyên có gốc rễ từ một dòng chuyển biến liên tục của nhân duyên con gà.

Cho nên, mục đích của Biến hành nhân là giúp cho ta thấy sự liên hệ giữa tiền nhân và hậu quả.

Mười một phiền não biến hành gồm:

Do mê lầm đối với lý Khổ thánh đế (sự thực của khổ), mà sinh khởi bảy thứ phiền não gồm:

Thân kiến: Tri kiến sai lầm đối với sự thật của thân thể.

Biên kiến: Tri kiến một chiều đối với thực tại toàn diện.

Tà kiến: Tri kiến sai lầm đối với thực tại.

Kiến thủ kiến: Bám chặt vào những hiểu biết sai lầm.

Giới cấm thủ: Tuân thủ những tín điều không thích ứng với chân lý.

Nghi: Nghi ngờ đối với sự giác ngộ chân lý và con đường dẫn thánh đến sự giác ngộ ấy.

Vô minh: Không hiểu rõ sự thực về Khổ, Tập, Diệt và Đạo. Không hiểu rõ sự thực đối với ngã và pháp.

Và do mê lầm đối với lý Tập thánh đế (sự thực của những tập khởi khổ đau), mà sinh khởi bốn thứ phiền não gồm: Tà kiến, kiến thủ, nghi và vô minh.

Do những mê lầm này tác động làm nhân sinh khởi hết thảy phiền não, nên gọi là Biến hành nhân. Biến hành nhân dẫn sinh Đẳng lưu quả.

Đẳng lưu quả còn gọi là Y quả hay Tập quả. Y quả là quả y vào Tùy thuận y xứ mà thành lập. Tập quả là quả sinh khởi từ chủng tử huân tập đồng loại mà sinh khởi.

Đẳng lưu quả, tiếng Phạn là Nisyandaphala. Nisyanda, cùng một dòng chảy, cùng một chủng loại. Ở trong Luận Thuận Chánh Lý có câu kệ giải thích Đẳng lưu quả như sau: “Đẳng lưu tợ tự nhân”. Nghĩa là quả sinh khởi tương tợ và đồng loại với nhân. Nên, Đẳng lưu quả là quả sinh ra tương tợ với Đồng loại nhân và Biến hành nhân. Đồng loại nhân và Biến hành nhân là tác nhân sinh khởi Đẳng lưu quả.

Quả và nhân có hai loại tương tợ gồm: Thể loại và tính loại.

Thể loại của quả là tương tợ với thọ, tưởng, hành, thức…

Tính loại của quả là tương tợ với tính loại của nhân, như tính thiện, ác hay vô ký.

Nghĩa là tâm thiện của sát-na trước, sinh khởi tâm thiện của sát-na sau. Tâm ác của sát-na trước, sinh khởi tâm ác của sát-na sau. Tâm vô ký hay tâm không thiện ác của sát-na trước, sinh khởi tâm vô ký hay tâm không thiện ác của sátna sau. Quả sinh khởi cùng thể loại và cùng tính chất như vậy gọi là Đẳng lưu quả.

Đồng loại nhân sinh khởi Đẳng lưu quả là do các pháp liên hệ tương tác không đồng biến hành, khiến mỗi tính loại hay thể loại đều hướng thánh đến tợ loại của chính nó. Biến hành nhân sinh khởi Đẳng lưu quả là do quả liên hệ tương tợ thánh đến tính chất nhiễm hay tịnh của nhân đồng biến hành.

Lại nữa, Đẳng lưu quả, tuy sinh khởi từ Đồng loại nhân là thiện, ác hay vô ký, nhưng quả của nó lại hướng thánh đến lạc thọ, khổ thọ và xả thọ, nên gọi Đẳng lưu quả sinh khởi từ Biến hành nhân.

Lạc thọ, khổ thọ, xả thọ của Đẳng lưu quả không sinh khởi từ Đồng loại nhân mà sinh khởi từ Biến hành nhân, Tại sao? Vì do các pháp đồng biến hành hướng thánh đến bộ loại khác nó mà tương tợ với nó. Như nhân thiện sinh khởi quả báo vui. Nhân ác sinh khởi quả báo khổ. Nhân không thiện không ác hay vô ký, thì sinh khởi quả báo không vui không khổ. Nhưng, khi nhân ác đã sinh khởi quả khổ, thì quả khổ ấy là vô ký, chứ không phải khổ là ác. Quả khổ không phải là ác, nhưng quả khổ là do nhân ác dẫn sinh. Khi nhân thiện đã sinh quả vui, thì quả vui ấy là vô ký, chứ không phải là thiện, nhưng quả vui ấy là do nhân thiện dẫn sinh. Nhân sinh khởi quả như vậy, gọi là nhân biến hành sinh khởi quả đẳng lưu. Vì quả như vậy, nó thuộc nhân biến hành, nên gọi là nhân biến hành sinh quả đẳng lưu.

Theo Thành Duy Thức Luận 8, Đẳng lưu quả không phải chỉ dẫn sinh từ hai nhân Đẳng lưu và Biến hành mà còn dẫn sinh từ bảy nhân gồm:

1- Khiên dẫn nhân.

2- Sanh khởi nhân.

3- Nhiếp thọ nhân.

4- Dẫn phát nhân.

5- Định dị nhân.

6- Đồng sự nhân.

7- Bất tương vi nhân cùng với các duyên như Nhân duyên và Tăng thượng duyên mà Quả đẳng lưu thành tựu.[2]

Theo Thành Duy Thức Luận Quán Tâm Pháp Yếu:  Đẳng lưu quả có hai loại gồm: Chân đẳng lưu quả và Tợ đẳng lưu quả.

Chân đẳng lưu quả: Do tập khí huân thành chủng tử thiện ác đời trước, nên đời này sinh ra, lại ưa thích điều thiện, ác đã được huân tập ấy. Đó gọi là Chân đẳng lưu quả.

Tợ đẳng lưu quả: Đời trước có tâm không não hại chúng sanh, đời này được quả báo sống lâu; đời trước sống với tâm không tham lam, bần tiện, đời này được quả báo giàu có. Đời này bị nghèo đói, do đời trước sống với tâm tham lam, bần tiện; đời nay vợ con hay chồng con bất chánh, do đời trước sống với tâm hành tà dâm… Đó gọi là Tợ đẳng lưu quả[3].

 

Phước Nguyên.


[1] Jñānaprasthāna, 1,11.

[2] Thành Duy Thức Luận 8, Đại 31, Tr.42b.

[3] Thành Duy Thức Luận Quán Tâm Pháp Yếu, Tục 82.

Tin bài có liên quan

Trên Đỉnh Núi Linh Thứu Nhớ Descartes

Trên Đỉnh Núi Linh Thứu Nhớ Descartes

Xuất Xứ Và Ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Xuất Xứ Và ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Trầm Tư Về Vũ Trụ Chung Quanh Chúng Ta

Đức Phật Là Bậc Nhất Thiết Trí

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện

Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Cầu Trời Có Được Gì Đâu

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Người Phật Tử Tu Điều Gì?

Load More

Discussion about this post

Sự Ra Đời Của Một Vị Phật – Những Phẩm Chất Làm Nên Một Bậc Giác Ngộ

Sự Ra Đời Của Một Vị Phật – Những Phẩm Chất Làm Nên Một Bậc Giác Ngộ

SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT VỊ PHẬT – NHỮNG PHẨM CHẤT LÀM NÊN MỘT BẬC GIÁC NGỘ NS. Phap Hy...

Vài Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Cầu Siêu

Vài Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Cầu Siêu

Một khi chưa tin hiểu giáo lý Phật giáo sẽ sản sinh ra nhiều tín ngưỡng sai lạc đối với...

Chân Ngôn Của Đất Nước

Chân ngôn của đất nước

CHÂN NGÔN CỦA ĐẤT NƯỚC Nguyên Cẩn Chân ngôn khắc vào đại cáo Khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành...

Tánh Thiện Tuyển Tập Thơ

Tánh Thiện Tuyển Tập Thơ

ĐỌC THƠ TÁNH THIỆNNguyên Giác   Thơ là một thể loại ngôn ngữ gắn liền từ xa xưa với Phật...

An cư, nỗ lực thực tập pháp Phật

Cốt lõi này nói tóm gọn là đạo Phật bất biến, muôn đời không thay đổi, nhưng tùy duyên là...

Khi Ta Sống Với Bụi Trần

Khi ta sống với bụi trần

 KHI TA SỐNG VỚI BỤI TRẦN Đào Văn Bình  Khi ta sống với bụi trần,Thì  mọi chuyện trên đời chúng ta...

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 2)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không Thời gian: ngày 23 tháng 06 năm 2003...

Mục Đích Của Cuộc Sống

Mục Đích Của Cuộc Sống

Mục đích của cuộc sống Minh Nguyên dịch Để biết được mục đích của cuộc sống , trước hết ta...

Hoàn Thiện Cuộc Sống Nhờ Phật Pháp

HOÀN THIỆN CUỘC SỐNG NHỜ PHẬT PHÁP SUNIL J. WIMALAWANSA (TRẦN KHIẾT BÁCH dịch) Phật giáo không hoàn toàn là...

Khủng Hoảng Phật Giáo Việt Nam Và Sự Suy Tàn Đế Chế Chính Trị (Nguyễn Hữu Liêm)

Khủng Hoảng Phật Giáo Việt Nam Và Sự Suy Tàn Đế Chế Chính Trị (Nguyễn Hữu Liêm)

Hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam, dù không chính thức, nhưng đảng Cộng Sản...

Đạo Phật Có Thể Giúp Gì Cho Sức Khỏe Của Chúng Ta?

Đạo phật có thể giúp gì cho sức khỏe của chúng ta?

ĐẠO PHẬT CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO SỨC KHỎE CỦA CHÚNG TA?Stephen S. Hall | Hằng Như dịch Giáo sư...

Mong Cầu Giác Ngộ – Thăm Chùa Khánh Anh Paris

Mong Cầu Giác Ngộ – Thăm Chùa Khánh Anh Paris

MONG CẦU GIÁC NGỘ -THĂM CHÙA KHÁNH ANH PARISMargit Hillmann Ký giả Đài Phát thành Đức Deutschlandfunk tường thuậtĐỗ Kim Thêm dịch...

Thăm Trường Đại Học Nalanda

Thăm Trường Đại Học Nalanda

THĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NALANDAMai Trọng giới Thật là may mắn khi đoàn chúng tôi về với Đức Phật ở...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Kinh văn: “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”.Câu Kinh văn này nói rõ, đại chúng dự...

Hiểu Đúng Thiền Vipassanā

Hiểu Đúng Thiền Vipassanā

HIỂU ĐÚNG THIỀN VIPASSANĀHÒA THƯỢNG VIÊN MINH Hỏi: Kính thưa Thầy, khi hành Thiền Vipassanā làm sao để biết mình đang...

Sự Ra Đời Của Một Vị Phật – Những Phẩm Chất Làm Nên Một Bậc Giác Ngộ

Vài Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Cầu Siêu

Chân ngôn của đất nước

Tánh Thiện Tuyển Tập Thơ

An cư, nỗ lực thực tập pháp Phật

Khi ta sống với bụi trần

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 2)

Mục Đích Của Cuộc Sống

Hoàn Thiện Cuộc Sống Nhờ Phật Pháp

Khủng Hoảng Phật Giáo Việt Nam Và Sự Suy Tàn Đế Chế Chính Trị (Nguyễn Hữu Liêm)

Đạo phật có thể giúp gì cho sức khỏe của chúng ta?

Mong Cầu Giác Ngộ – Thăm Chùa Khánh Anh Paris

Thăm Trường Đại Học Nalanda

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Hiểu Đúng Thiền Vipassanā

Tin mới nhận

Đức Phật – Nhà trị liệu tâm lý vượt thời gian

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

Tôi tin Phật

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

Cuộc Đời Huyền Bí Của Thiền Sư Có Trái Tim Bất Hoại – Phạm Ngọc Dương

Ân đức của Như Lai

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

Người con đức Phật

Con dao trong tâm

Tôi tìm đường giác ngộ

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Lời Phật dạy về cách quý trọng cuộc sống

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Tinh Thần Ngọn Lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức

Mười hai căn bệnh không được thấy Phật

Phật dạy: Có sáu sức mạnh ở đời

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Tập thói quen niệm tưởng ân Đức Phật

Tin mới nhận

Tuổi Trẻ Ăn Chay

Trạch Pháp

Dâng Hoa Mùa An Cư Kiết Hạ – Trần Kiêm Đoàn

Lý duyên khởi giải thoát

Aung San Suu Kyi The Lady: Người Đàn Bà Không Biết Sợ

Nương tựa pháp – Nương tựa chính mình

Tổ chức Pháp Luân Công xuyên tạc truyền thuyết về Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo như thế nào?

Thứ Ba 24 Tháng Giêng 2012 “Kỹ Nghệ” Từ Thiện Của Mỹ – Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà

Hạt muối

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

Bốn tư tưởng chuyển hướng tâm và lòng bi

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đôi lời về cơn dịch bệnh và tín tâm

Thi Kệ “bốn Núi” Của Trần Thái Tông

Cùng Tìm Hiểu Cái Gì Đằng Sau Hiện Tượng Này: Công Kích Phật Giáo Để Làm Gì? – Minh Thạnh

Dòng Sông Tâm Thức (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tán Bối Trong Lễ Nhạc Phật Giáo Bắc Truyền

Sống trong Pháp giới Hoa Nghiêm

Vu Lan Nhớ Mẹ Hoàng Yến Anh

Vương Quốc Phật Giáo Bhutan Quốc Gia Châu Á Nới Lỏng Các Hạn Chế Với Quyền Người Đồng Tính

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Kinh Kalama Anh – Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Kinh Bách Dụ: Ngậm cớm bị rạch miệng

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Hễ xem kinh sách thì buồn ngủ phải làm sao?

Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải

Chú Giải Kinh Pháp Cú Trọn Bộ 4 Quyển

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 16)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 63)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 7)

Kinh Chuyển Pháp Luân

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Kim Cang Và Phẩm Phổ Môn

Tin mới nhận

Khóa Tu Phật Thất

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 108)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 15)

Nền Tảng Đạo Phật Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 38)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 116)

Dạy Con Niệm Phật – Diệu Âm Lê Hiếu

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 81)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 1)

Tính Cách Tức Thời, Tại Đây Và Bây Giờ Của Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

Hết Đường Đi Là Đến Điểm Tới

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese