PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vài Suy Nghĩ Về Nguyên Nhân Thịnh Suy Của Phật Giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VÀI SUY NGHĨ VỀ NGUYÊN NHÂN
THỊNH SUY CỦA PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Chơn

Theo
Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó, truy tìm nguyên nhân đưa đến sự thịnh suy và tìm kiếm giải pháp để duy trì sự cường thịnh và tránh sự suy vong của Phật giáo là một việc
đáng làm, nhất là trong giai đoạn Phật giáo đang đối mặt với nhiều thách thức mới.

 Là người học Phật, ai cũng biết vô thường là một trong ba
pháp thuộc giáo lý Tam Pháp ấn (Vô thường, Khổ, Vô ngã theo Phật giáo Nam truyền hay
Vô thường, Vô ngã, Niết-bàn). Nói đến vô thường là nói đến sự thay đổi hoặc là
tốt hơn hay xấu hơn, phát triển hay suy vong, tiến bộ hay lạc hậu… Khi mọi sự
vật hiện tượng tồn tại khách quan đều không thể thoát ra khỏi quy luật vô
thường
thì sự thịnh suy của một tổ chức như Phật giáo cũng là tất yếu. Theo
Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó,
truy tìm nguyên nhân đưa đến sự thịnh suy và tìm kiếm giải pháp để duy trì sự
cường thịnh và tránh sự suy vong của Phật giáo là một việc đáng làm, nhất là
trong giai đoạn Phật giáo đang đối mặt với nhiều thách thức mới. Trên tinh thần
đó, người viết sẽ dựa vào phần trích dẫn của bài kinh Đại bát Niết-bàn
trong kinh Trường bộ để phân tích lời Phật dạy về vấn đề liên quan. Bài
viết cũng sẽ trích dẫn nguyên nhân đưa đến sự tiêu vong của Phật giáo ở Ấn Độ,
sự suy yếu của Phật giáo Việt Nam sau thời Lý-Trần. Qua đó, một số đề xuất sẽ
được đưa ra để tham khảo và thảo luận cùng với chư thiện hữu tri thức có ưu tư
về vấn đề này trên tinh thần chia sẻ, học hỏi.

Sự thịnh suy theo kinh Đại bát Niết-bàn

Bài kinh mở đầu bằng việc đại thần
của vua Ajatasattu (A-xà-thế) nước Magadha (Ma-kiệt-đà) tuân lệnh quốc chủ đến
đảnh lễ Đức Thế Tôn và trình bày ý vua muốn chinh phục và tiêu diệt dân chúng
Vajji, nhằm lắng nghe tôn ý của Đức Thế Tôn như thế nào. Đức Phật không trả lời
trực tiếp cho vị đại thần mà khéo léo hỏi thị giả A-nan đang hầu một bên về
sinh hoạt của dân chúng Vajii. Bảy điều được Đức Phật nêu ra và khẳng định nếu
chúng được tuân thủ thì sự cường thịnh sẽ có mặt. Nhân đó, Đức Phật dạy cho các
thầy Tỳ-kheo bảy pháp làm cho chúng Tỳ-kheo cường thịnh, không bị suy giảm. Bảy
pháp ấy gồm: “(1) thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo; (2) tụ họp, giải tán và
làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết; (3) không ban hành những luật lệ trái
giới luật, không hủy bỏ những luật lệ phù hợp giới luật, và sống đúng với những
học giới đã được ban hành; (4) tôn kính, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỳ-kheo
trưởng thượng và nghe theo lời dạy của họ; (5) không bị chi phối bởi tham ái
đưa đến tái sanh; (6) thích sống những nơi nhàn tịnh; (7) tự thân an trú chánh
niệm
khiến các bạn đồng tu chưa đến muốn đến và đã đến được sống an lạc”. Bảy
điều kiện trên có thể rút ngắn là thực hiện đời sống đoàn kết trong chúng, tôn
trọng
và sống đúng giới luật, tôn kính cúng dường bậc trưởng lão và thường tham
vấn
họ, xa lìa tham ái đưa đến tái sanh và luôn sống chánh niệm để làm cho bạn
đồng tu
được sống an lạc. Nói một cách khác, chúng Tỳ-kheo sẽ cường thịnh khi
tập thể ấy sống theo giới luật, biết học hỏi bậc minh sư và có an lạc do hành
trì
lời Phật dạy. Ngược lại, sự suy giảm sẽ xuất hiện.

Sự thịnh suy của Phật giáo hầu như
phụ thuộc vào hàng Tăng bảo. Trong giai đoạn kinh điển được lưu truyền bằng con
đường
truyền khẩu thì sự sống còn của Phật pháp hoàn toàn do Tăng bảo quyết
định
. Muốn tìm hiểu, học hỏi Chánh pháp tức nội dung tam tạng kinh điển, người
ta phải tìm đến các Tăng Ni. Bởi vì, chính họ là những người thông thuộc kinh
điển
, người có hành trì và do đó là nguồn độc quyền và đáng tin cậy nhất. Cùng
quan điểm này, Giáo sư Gombrich, một nhà nghiên cứu Phật giáo nổi tiếng nhận
định
: “Người ta chỉ có thể tiếp cận lời Phật dạy thông qua Tăng-già, những
người duy trì và giảng giải lời dạy ấy”(1). Khi kinh điển được biên
tập
và lưu truyền bằng văn bản, người ta có thể tiếp cận giáo pháp bằng cách tự
đọc kinh sách hay tìm học nơi các Tăng Ni. Tuy nhiên, hàng Tăng bảo, những
người có học và có hành trì lời Phật dạy vẫn là nơi đáng tin cậy nhất. Sự hiện
diện
của những người xuất gia có hành trì đóng vai trò quan trọng và quyết định
sự sinh tồn của Phật giáo bởi vì dù kinh điển vẫn còn nhưng không còn hàng Tăng
bảo
thì Phật giáo vẫn bị tiêu vong, ít nhất là đúng trong trường hợp ở Ấn Độ.
Ta có thể nói rằng kinh điển không hoàn toàn bị tiêu hủy ở Ấn Độ ít nhất cho
đến
khi không còn bóng người xuất gia. Kinh điển tại Đại học Nalanda bị đốt
cháy hoàn toàn không có nghĩa là không còn kinh điển bởi không có chứng cứ nào
nói rằng chỉ có Nalanda lưu giữ kinh điển. Còn bao nhiêu trường đại học khác và
nhiều tự viện cũng như hàng triệu gia đình Phật tử. Không lẽ tất cả họ không
giữ một số kinh sách. Chắc chắn là kinh điển vẫn còn sau biến cố đau thương ấy
nhưng không còn người kế thừa lưu giữ, tu tập và giảng dạy nên dần dần chúng bị
hủy hoại theo thời gian. Như vậy theo nội dung trên, Phật giáo thịnh khi chúng
Tỳ-kheo thịnh, Phật giáo suy giảm và tiêu vong khi chúng Tỳ-kheo suy và biến
mất. Một câu hỏi đặt ra là tại sao Phật giáo có hai chúng gồm xuất gia và tại
gia
nhưng khi chúng xuất gia mất thì Phật pháp không được duy trì? Phật giáo là
chỉ dành riêng cho hàng xuất gia chăng? Trước khi trả lời câu hỏi, chúng ta hãy
tìm hiểu nguyên nhân Phật giáo suy vong ở Ấn Độ.

Nguyên nhân Phật giáo suy vong ở Ấn Độ

Trong bài “Vì sao Phật giáo suy
tàn
tại Ấn Độ”(2) do D.C Ahir một học giả người Ấn Độ viết và Trần
Đức Phi Bằng dịch, tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân bên ngoài gồm: Một là
sự xung đột giữa Bà-la-môn giáo và Phật giáo. Hai là sự thù giận và ghét bỏ của
các Bà-la-môn hành nghề tế lễ. Ba là Phật giáo không những bị mất sự ủng hộ của
nhà cầm quyền mà còn bị đàn áp, phá hủy. Bốn là âm mưu tiêu diệt Phật giáo của
người Hồi giáo. Năm là Phật giáo bị đồng hóa.

Nguyên nhân bên trong: Thứ nhất
Tăng sĩ xao lãng việc tu tập, thờ ơ với sứ mệnh truyền bá Chánh pháp phụng sự
xã hội, đánh mất sự giao hảo gần gũi với quần chúng. Thứ hai, Phật giáo không
có tổ chức cư sĩ để giảng dạy, truyền bá và bảo vệ tôn giáo của mình. Do đó, họ
chỉ đứng nhìn mà không giúp được gì khi các tu viện bị cướp phá, xúc
phạm
và các Tăng sĩ bị trục xuất hay giết hại. Thứ ba, thiếu vắng những
nghi thức cho các sinh hoạt liên quan đến đời sống văn hóa, tập tục xã hội như
hôn nhân, tang tế. Và cuối cùng là tín đồ mê tín dị đoan.

Theo tác giả, những nguyên nhân làm
Phật
giáo bị suy vong tại Ấn Độ không phải bên trong mà là bên ngoài. Chính sự
đàn áp, giết hại, và phá hoại của Ấn Độ giáo và sau đó là Hồi giáo khiến cho
Tăng sĩ bị giết, chùa chiền bị san bằng, kinh điển bị tiêu hủy đưa đến Phật
giáo
bị xóa sổ. Ông cũng bác quan điểm cho rằng Phật giáo suy tàn là do
Tăng-già suy đồi vì điều đó chỉ ảnh hưởng đến việc truyền bá và duy trì Phật
pháp
hơn là suy vong. Người viết cũng đồng ý với quan điểm này. Tổ chức Phật
giáo
cho dù có suy đồi vẫn có những bậc chân tu, đạo đức cho quần chúng nương
tựa. Nếu không có sự phá hoại của bên ngoài thì Phật giáo chỉ có thể thịnh hoặc
suy giảm mà không thể suy tàn được.

Cũng theo Từ điển bách khoa toàn
thư Phật giáo
(Encyclopaedic Dictionary of Buddhism) xuất bản năm 1998,
Samir Nath đưa ra 12 nguyên nhân làm cho Phật giáo suy vong. Trong đó, ông cũng
chỉ liệt kê 3 nguyên nhân bên trong là sự suy thoái trong Tăng-già, sự chia rẽ
trong Phật giáo, và thần tượng thờ phụng Đức Phật. Ba nguyên nhân này cũng chỉ
làm cho Phật giáo thịnh hoặc suy giảm chứ không thể suy vong. Như vậy, quan
điểm
của Ahir được củng cố thêm. Để làm rõ hơn quan điểm này, ta tiếp tục xem
trường hợp Phật giáo suy yếu ở Việt Nam.

Nguyên nhân Phật giáo Việt Nam suy yếu sau thời Lý, Trần

Phật giáo Việt Nam cũng trải qua thăng trầm, thịnh
suy
theo quy luật. Theo sử liệu, Phật giáo dưới hai triều đại Lý và Trần được
thừa nhận là cực thịnh và được gọi là thời vàng son của Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, điều không may mắn là Phật giáo đã không thể duy trì vị thế ấy. Từ
cuối đời Trần trở đi, Phật giáo suy đồi và có lúc phục hưng nhưng chưa thể so
bằng
với Phật giáo dưới hai triều đại ấy. “Sự suy đồi ở đây không phải là Phật
giáo
đánh mất ảnh hưởng trong quần chúng mà là đánh mất vai trò lãnh đạo trí
thức
, văn hóa và chính trị”. Nguyên nhân ở đây cũng bao gồm bên ngoài và bên
trong nhưng chủ yếu là từ bên trong. Nguyên nhân bên ngoài là vua chúa hết lòng
ủng hộ Phật giáo như trước và các nhà Nho trí thức công kích Phật giáo. Tuy
nhiên
, nguyên nhân chính là do chùa chiền nhiều nên không thể quản lý tốt; Tăng
chúng
đông nhưng thiếu học; thành phần bất hảo trà trộn vào Tăng đoàn làm mất
thanh danh; Tăng sĩ kiêu hãnh khi được cúng dường hậu hĩnh; chùa tượng quá
nhiều gây lãng phí và gây ác cảm đối với các Nho gia; và do Phật giáo ỷ lại quá
nhiều vào sự ủng hộ của thế quyền(3). Như vậy, tình trạng nội bộ của
Phật giáo ở Việt Nam cũng có phần giống như tình trạng ở Ấn Độ nhưng Phật giáo
Việt Nam
không bị suy vong vì Phật tử Việt Nam đã thành công trong việc bảo vệ
và chống lại sự đàn áp và âm mưu tiêu diệt của ngoại đạo cuồng tín và quá
khích
. Đó là điều may mắn và cũng là bổn phận của Phật tử Việt Nam. Có thể
Phật tử Ấn Độ cũng đấu tranh bảo vệ Phật giáo nhưng họ đã không thành công.

Nhận xét và đề xuất

Từ những dẫn chứng trên, ta có thể
suy ra rằng Phật giáo thịnh hay suy yếu và cuối cùng suy vong là do những
nguyên nhân từ bên ngoài lẫn bên trong. Trong khi nguyên nhân bên trong chỉ có
thể làm cho Phật giáo suy yếu thì nguyên nhân bên ngoài có thể làm Phật giáo
suy vong. Khi đã xác định được nguyên nhân rõ ràng cụ thể rồi, người Phật tử
cần phải tìm kiếm giải pháp thích hợp. Một câu hỏi lớn là tại sao tín đồ Phật
giáo
không thể bảo vệ tôn giáo cao quý của mình trước kẻ ngoại đạo tấn công và
phá hoại?

Phật giáo được hiểu tổng quát bao
gồm
Phật, Pháp và Tăng, gọi chung là Tam bảo. Tăng-già nếu hiểu rộng ra phải
bao gồm cả quần chúng cư sĩ vì ý nghĩa của chữ “Tăng” là hòa hợp chúng. Khi
hàng Tăng bảo suy đồi tức đánh mất vai trò của họ về lãnh đạo văn hóa, chính
trị xã hội và đánh mất sự ảnh hưởng đối với quần chúng thì ít ra Phật và Pháp
bảo
vẫn còn nguyên vẹn, nhất là thời kỳ văn bản đã được lưu truyền. Tuy nhiên
với Phật giáo, hàng Tăng bảo không còn đồng nghĩa với Pháp bảo không còn và dẫn
đến Phật bảo cũng mất. Phật giáo là tài sản chung của mọi người nhưng rõ ràng
chính hàng Tăng bảo giữ quyền quyết định sự tồn vong của Phật giáo. Do đó,
trước nhất và trên hết để bảo vệ Phật giáo và làm cho nó cường thịnh thì phải
xây dựng hàng Tăng bảo cường thịnh theo tinh thần kinh đã nêu ở trên.

Tăng bảo cường thịnh là điều kiện
cần, Phật tử cư sĩ phát tâm hộ trì Phật giáo mới là điều kiện đủ. Hàng Tăng bảo
có thể làm cho Phật giáo thịnh hay suy nhưng họ không bao giờ làm cho Phật giáo
biến mất. Nói cụ thể, họ không bao giờ tự đánh mất quyền lợi của họ. Vậy thì
chỉ có kẻ bên ngoài làm Phật giáo suy vong trong đó có chính người Phật giáo.
Thói thường, khi Tăng bảo suy đồi thì hàng cư sĩ quay lưng với Phật giáo và có
thể theo đạo khác. Quần chúng Phật tử cư sĩ là lực lượng hộ trì quan trọng mà
quay lưng thì Phật giáo suy yếu. Lúc ấy, ngoại đạo tấn công phá hoại, nhất là bằng
vũ trang, thì Phật giáo không đủ nội lực chống trả để bảo vệ tôn giáo của mình.
Ngày nay, các tôn giáo cạnh tranh khốc liệt để thu nhận tín đồ. Họ không từ thủ
đoạn
, thậm chí sát hại tín đồ đạo khác. Do vậy, hướng dẫn hàng cư sĩ tu học và
có trách nhiệm với tôn giáo của mình là nhiệm vụ cần phải thực hiện ngay.

Như học giả Ahir đã nêu, “Phật giáo
không có tổ chức cư sĩ để giảng dạy, truyền bá và bảo vệ tôn giáo của mình.
Phật giáo cũng thiếu vắng những nghi thức cho các sinh hoạt liên quan đến đời
sống
văn hóa, tập tục xã hội như hôn nhân, tang tế…”. Do không có kế hoạch bài
bản, cụ thể để đào tạo hàng cư sĩ cũng như không thiết lập nghi thức mang đậm
nét Phật giáo để giáo hóa quần chúng, Phật giáo tự đánh mất vai trò của mình
trong xã hội. Vì vậy, tạo dựng nét văn hóa Phật giáo trong tất cả các tập tục,
lễ hội… cũng là điều cấp bách.

Kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Từ
Phụ
Thích Ca Mâu Ni không gì hơn là duy trì và truyền bá lời dạy của Ngài đến
với mọi người. Bên cạnh tổ chức các hình thức kỷ niệm mang nét văn hóa Phật
giáo
, Phật tử cũng cần có chiến lược lâu dài. Xây dựng hàng Tăng bảo vững mạnh,
đào tạo hàng cư sĩ có thể hoằng pháp và có trách nhiệm bảo vệ Phật giáo, và
thiết lập nền văn hóa Phật giáo trong tất cả các tập tục sinh hoạt cộng đồng là
những hành động thiết thực cúng dường Đức Phật. Chiến lược này thành công, chắc
chắn
ngày Phật đản nơi nơi rợp cờ Phật giáo.

 Chú thích

(1) Richard, F. Gombrich, Theravada
Buddhism: a Social History from Ancient Benares to Modern Colombo
, (New York: Routledge,
2006), p.72.

(2)
http://quangduc.com/lichsu/90visaopgsuytan.html.

(3) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử Lược, (Hà Nội:
NXB. Văn Học, 2000), tr.479 – 482.

Thích Hạnh Chơn (Nguyệt San Giác Ngộ)

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Sự Tự Do Trong Lịch Sử Nhân Loại Và Theo Quan Điểm Phật Giáo

Ý niệm về sự Tự Do trong lịch sử nhân loại và theo quan điểm Phật giáo

Ý Chí Về Độc Lập Của Dân Tộc Việt Nam

Xã Hội Chủ Nghĩa Điều Hành Bởi Đạo Pháp

Xã Hội Chủ Nghĩa Điều Hành Bởi Đạo Pháp

Vun bồi phật chất trong đời sống doanh nhân (tham luận hội thảo)

Vua Và Vương Quyền

Vipassana Và Kinh Doanh

Vipassana Và Kinh Doanh

Vị Tha Tầm Nhìn Của Phật Giáo Về Công Bằng Xã Hội

Vị Hòa Thượng “Nhập Thế” Với Nữ Hoàng Địa Lan – Hoàng Lan

Vị Hòa Thượng “Nhập Thế” Với Nữ Hoàng Địa Lan – Hoàng Lan

Về Miền Tây

Về Miền Tây

Vận Mệnh Đất Nước Và Con Người

Vận mệnh đất nước và con người

Load More

Discussion about this post

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Tôi theo đạo Phật, chính xác là "theo đạo Phật" vì tôi từng theo hội Phật giáo một thời gian...

Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích

Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích

NHỮNG VIÊN KIM CƯƠNG TRÊN LƯỚI ĐẾ THÍCH Đức Đạt Lai Lạt Ma & Victor Chan| Tuệ Uyển chuyển ngữ Đức...

Phá Kiến

Phá kiến

PHÁ KIẾN Hồ Dụy   Những gì Đức Phật thuyết trong suốt cuộc đời là chân tướng vũ trụ; với...

Kịch Ngắn: Không Ai Hiểu Và Thương Con Bằng Mẹ

Kịch Ngắn: Không Ai Hiểu Và Thương Con Bằng Mẹ

KỊCH NGẮN (MỘT MÀN- MỘT CẢNH)     KHÔNG AI HIỂU & THƯƠNG CON BẰNG MẸ       NHÂN...

Ngài Gyalwang Drukpa Thứ 12 Có Được Gọi Là Pháp Vương?

Ngài Gyalwang Drukpa Thứ 12 Có Được Gọi Là Pháp Vương?

NGÀI GYALWANG THỨ 12có được gọi là Pháp vương? Thích Thanh Hòa Gần đây ở nước ta có những sự...

Không Có Gì Là Ngẫu Nhiên !

Không có gì là ngẫu nhiên !

Thưa quý vị, Con virus corona đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật dạy: “Không có...

Món Quà Vu Lan

Món Quà Vu Lan

GIỚI THIỆU SÁCH MỚIMÓN QUÀ VU LANThích Phước HạnhChủ biên: HT. Thích Giác ĐồngBiên tập nội dung: Bs. Tammy TônSửa...

Đọc sách ngàn lần – Tập 11

(Một người đọc sách thay đổi tâm mình có thể trở thành phong phạm cho mọi người)Giáo viên, học sinh:...

Nghiệp Báo Của Ai?

Nghiệp báo của Ai?

Cái chết của những người thân yêu là nghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta...

Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng

Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Một Thóang “Như Áng Mây Bay” Của Tâm Đức (Bài Viết Giới Thiệu Của Hùynh Kim Quang)

MỘT THÓANG "NHƯ ÁNG MÂY BAY" của Tâm Đức(Bài viết giới thiệu của Hùynh Kim Quang) Thừa tiếp sinh khí...

Giải Trừ Khổ Đau, Ngược Đãi

Giải trừ khổ đau, ngược đãi

GIẢI TRỪ KHỔ ĐAU, NGƯỢC ĐÃIVĩnh Hảo   Khát vọng tự do là khát vọng muôn thuở của con người...

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經唐天竺沙門般剌蜜帝譯第 三 卷KINHĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠNTU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNHTHỦ LĂNG NGHIÊM(QUYỂN BA)TUYÊN...

Lòng Từ Bi & Vấn Đề Công Lý

Lòng từ bi & vấn đề công lý

Thực sự đạo Phật thường đề cập đến từ bi và trí tuệ. Tức từ bi phải đi kèm với...

Kinh Từ Bi Thủy Sám – Thầy Chơn Thức Tụng

Kinh Từ bi thủy sám – thầy Chơn Thức tụng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nam mô A Di Đà Phật

Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích

Phá kiến

Kịch Ngắn: Không Ai Hiểu Và Thương Con Bằng Mẹ

Ngài Gyalwang Drukpa Thứ 12 Có Được Gọi Là Pháp Vương?

Không có gì là ngẫu nhiên !

Món Quà Vu Lan

Đọc sách ngàn lần – Tập 11

Nghiệp báo của Ai?

Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng

Một Thóang “Như Áng Mây Bay” Của Tâm Đức (Bài Viết Giới Thiệu Của Hùynh Kim Quang)

Giải trừ khổ đau, ngược đãi

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Lòng từ bi & vấn đề công lý

Kinh Từ bi thủy sám – thầy Chơn Thức tụng

Tin mới nhận

Đức Phật đã từ bỏ tất cả để có được tất cả

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

9 ân Đức Phật

Đạo Phật là đạo yêu đời

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Ước nguyện quá khứ

Bởi đọc kinh mà không hiểu kinh

Chùa Quang Thọ Huyện Hóc Môn

Làm thế nào để gặp được Phật?

Tâm Phật ví như hoa sen

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Đạo Phật đã cho tôi những gì?

Tuệ giác của Thế tôn

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Người được Phật dự báo trước cái chết

Tin mới nhận

Của Để Dành

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Xóm Chài Bình Hưng

Khi nào chim sắt bay (Vietnamese-English)

Mười con nhạn trắng về tha

Câu chuyện về tắm Phật

Tạo Ra Hạnh Phúc

Huơng Vị Giải Thoát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Trực Thuyết

Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo

Trốn nhà đi xuất gia được không?

Có nên ăn chay không?

Thần Thông Trong Nhà Phật

Lấy nghiệp thiện bù lại nghiệp ác đã tạo được không?

Công đức trì giới

Thẩm định lại một bài kệ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 8)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Kinh Tiểu Bộ Tập Vii (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Hà Nội: BTS GHPGVN quận Ba Đình kính mừng Phật đản PL.2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Audio Book Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Kinh Bách Dụ: Ngậm cớm bị rạch miệng

Tin mới nhận

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 127)

Tịnh Học Thù Thắng – Thích Hân Hiền

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 80)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Chư Tổ Tịnh Độ Tông

Lợi Lạc Hữu Tình

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 107)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Đường Về Quê Hương Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 95)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Tịnh độ ngũ kinh

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 2)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 3)

Đọc sách ngàn lần – Tập 13 (Tập cuối)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.