PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vì người mà tạo nghiệp ác chính mình phải chịu tội

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Phần đông con người có xu hướng thoái thác trách nhiệm, hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, hoặc viện dẫn nhiều lý do để giảm mức độ nghiêm trọng đối với những lỗi lầm đã gây tạo. Phạm chí Đà-nhiên (Dhananjani) đã từng là một người như thế (1).

Đà-nhiên vốn là bạn của Tôn giả Xá-lợi-phất, sống ở thành Vương Xá, nước Ma-kiệt-đà. Qua thông tin của một Tỳ-kheo, Tôn giả Xá-lợi-phất biết Đà-nhiên sống buông lung, không thường đi chùa lễ Phật và không ưa nghe Pháp, do đó, sau mùa an cư ở Xá-vệ, Tôn giả lên đường về thành Vương Xá, trú ở tinh xá Trúc Lâm. Sau đó, Tôn giả Xá-lợi-phất lần lượt đi khất thực trong thành Vương Xá và đến nhà Phạm chí Đà-nhiên để giáo hóa người bạn này.

Khi gặp Đà-nhiên, Tôn giả Xá-lợi-phất trách bạn vì sao sống buông lung, giả dối, lường gạt, dựa thế vào nhà vua để dối gạt Bà-la-môn, cư sĩ; dựa thế Bà-la-môn, cư sĩ để dối gạt nhà vua, thì Đà-nhiên biện hộ rằng, ông ta còn sống tại gia, lấy gia nghiệp làm bổn phận, còn phải lo cho mình được an ổn, cung cấp cho cha mẹ, chăm sóc vợ con, cung cấp cho nô tỳ, phải nộp thuế cho vua, thờ tự thiên thần, cúng tế tổ tiên, và còn phải bố thí cho các Sa-môn, Bà-la-môn để sau này còn được sinh  lên các cõi trời, mong được trường thọ, được quả báo an lạc, cho nên không thể sống tinh tấn và đúng Chánh pháp được.

Nói cách khác, người ta sống ở đời có biết bao nhiêu việc để làm, để lo toan nhằm đảm bảo nhu cầu thu nhập nuôi sống bản thân, chăm lo gia đình và trang trải các mối quan hệ xã hội… thì làm sao có thể sống trung thực, đúng Chánh pháp cho được? Cho nên, lừa dối, phạm pháp… đôi khi chỉ vì để làm tròn bổn phận, để cho người thân của mình, cho gia đình mình có cuộc sống sung túc, đủ đầy.

Khi  nghe Đà-nhiên lý luận như vậy, Tôn giả Xá-lợi-phất liền hỏi: Này Đà-nhiên, ông nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, các địa ngục quân kéo người ấy đến địa ngục. Người ấy làm được gì khi nói: ‘Tôi vì cha mẹ đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo tôi đến địa ngục?’. Hay cha mẹ của người ấy làm được gì khi nói: ‘Con chúng tôi vì cha mẹ đã làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ có để các địa ngục quân kéo nó đến địa ngục?’.

Phạm chí Đà-nhiên nghe Tôn giả hỏi mà sững hồn!

Thật vậy, mỗi khi bị đọa vào địa ngục, người ta không thể nói rằng: Tôi vì tổ tiên, cha mẹ, vợ con, trả lương cho công nhân, nộp thuế cho nhà nước, cúng dường xây chùa, đúc chuông, tạo tượng, bảo trợ cô nhi, xây nhà tình nghĩa… mà tạo các nghiệp ác, mà phạm pháp, mà tham nhũng… nên đừng hành hạ tôi. Những địa ngục quân vẫn quăng người ấy xuống địa ngục, dầu người ấy có khóc than!

Địa ngục quân đây không ai khác mà chính là năng lực của nghiệp. Nghiệp lực là một thứ sức mạnh không thể nghĩ bàn. Hữu bộ Tì-nại-da, quyển 46, ghi: “Nghiệp lực bất khả tư nghì, dẫu gây tạo từ lâu xa, đến khi quả báo thành thục thì cầu xin, trốn chạy vẫn không thể thoát”(2). Cho nên, đã gây tạo nghiệp ác là phải nhận chịu quả báo ác, không thể lấy bất kỳ lý do nào để biện hộ cho các nghiệp ác mình đã gây tạo để thoát khỏi tội báo.

Giáo lý Nhân quả – Nghiệp báo xác định rõ con người là chủ nhân của nghiệp và là kẻ thừa tự của nghiệp. Tùy thuộc vào nghiệp tốt hay xấu, thiện hay ác mà có hoàn cảnh và cuộc sống tốt đẹp hay khổ đau. Nghiệp là một năng lực, khi còn ở tiềm năng thì gọi là nghiệp nhân, khi đã thể hiện qua hành động thì gọi là nghiệp tướng, khi lãnh thọ quả báo thì gọi là nghiệp quả. Nghiệp là kết quả của các hành vi từ thân, khẩu, ý có dụng tâm (có tác ý). 

Theo đó, với tâm niệm tốt, thiện lành, thân khẩu ý sẽ tạo ra 10 nghiệp thiện; với tâm niệm không tốt, bất thiện, thân khẩu ý sẽ tạo ra 10 nghiệp ác. Nghiệp này sẽ dẫn dắt chúng sinh đến những hoàn cảnh và cuộc sống tương ưng. Khi đến đó, chủ nhân của nghiệp không thể biện hộ hay viện dẫn bất kỳ lý do nào để có thể thay đổi được nghiệp báo. Đối tượng hay những người thân đã từng chịu ảnh hưởng, chịu thừa hưởng kết quả của người tạo nghiệp cũng không van xin hay cầu nguyện mà có thể thay đổi được bản chất của nghiệp báo. 

Vì vậy, nếu tạo nghiệp ác để lo chu cấp, nuôi dưỡng cha mẹ, vợ con, làm các việc thiện… thì thà đừng lo chu cấp, nuôi dưỡng còn hơn! Bởi như thế là sẽ tạo ra một xã hội, một cộng đồng cộng nghiệp với nhau gánh chịu quả báo xấu ác, bất an, rối loạn, suy thoái cả kinh tế lẫn đạo đức.

Vả chăng, như lời Tôn giả Xá-lợi-phất chỉ dạy, mọi người ai cũng có thể như pháp, như nghiệp, như công đức mà làm ra tiền của, để tôn trọng, kính phụng, hiếu dưỡng cha mẹ, làm các việc phước đức chứ chẳng gây nghiệp ác: “Đà-nhiên, nếu một thiện gia nam tử như pháp, như nghiệp, như công đức mà làm ra tiền của, để tôn trọng kính phụng, hiếu dưỡng cha mẹ, làm các việc phước đức chớ chẳng gây nghiệp ác, người ấy được cha mẹ thương yêu rất mực, đức người đó ngày càng tăng thêm, không bao giờ suy giảm”. Hơn nữa, người nào sống như pháp, như nghiệp, như công đức thì được mọi người tôn trọng, cung kính, thương yêu, phước đức ngày càng tăng trưởng, không hề bị giảm sút.

Vì vậy, những ai đang có trách nhiệm đối với cha mẹ, vợ con, bạn bè, tôi tớ, nhân công, thân hữu, bà con huyết thống, khách bạn, tổ tiên, chư thiên, đất nước, và còn cái thân này cần được chu cấp, thì cũng phải có trách nhiệm với hành động, lời nói và suy nghĩ của mình, sao cho có thể tạo ra những nghiệp thiện, nghiệp trắng, khả dĩ đưa đến thiện xứ, đồng thời hãy tránh xa, hãy đoạn diệt những hành động, lời nói và suy nghĩ gây tạo nghiệp ác, nghiệp đen, đưa đến quả báo ác.

Nên nhớ, nếu một người suốt đời gây tạo 10 nghiệp bất thiện, đến khi chết, thỉnh mời Tăng Ni và mọi người tập trung cầu nguyện, van xin cho người đó được sinh về thiện xứ, thì cũng giống như lấy tảng đá lớn đem ném xuống vực nước sâu rồi đứng trên bờ cầu nguyện, hy vọng cục đá nổi lên, đó là điều không tưởng! Cho nên, 10 loại nghiệp đạo bất thiện vốn đen, có quả báo đen, tự nhiên đi thẳng xuống, chắc chắn đi đến ác xứ. 

Ngược lại, nếu một người suốt đời tu tập 10 nghiệp thiện, đến khi chết, dẫu vì lý do nào đó người ta lại kêu gọi mọi người tập trung cầu nguyện, van xin, nguyền rủa cho người đó đi đến ác xứ, sinh vào địa ngục, thì cũng giống như người đem hũ dầu ném vào nước, hũ dầu bị vỡ lặn chìm xuống nước, còn dầu nổi lên trên mặt nước, dù cho có cầu nguyện, van xin dầu cũng không thể chìm được. Do đó, 10 nghiệp đạo thiện là trắng, có quả báo trắng, tự nhiên thăng lên, chắc chắn đến thiện xứ (3).

Không một ai có thể thay đổi hay chịu thọ nghiệp thay thế cho ai. Mỗi người đều phải thừa tự nghiệp do chính mình gây tạo, cho dù khi gây tạo chúng ta có ý nghĩ làm việc này cho người này, cho người kia, cho gia đình, cho cha mẹ, cho bạn bè… Tất cả những tài sản có được từ nghề nghiệp bất chính, như giết hại chúng sinh, sản xuất và buôn bán ma túy, buôn bán nô lệ, buôn bán thuốc giả, tham nhũng, lường gạt… thì dù có cung phụng cho cha mẹ, xây chùa, tạo tượng, đúc chuông… cũng không thể thay đổi được quả báo xấu ác về sau. 

Thích Nguyên Hùng

——————

(1) Trung A-hàm, kinh Phạm chí Đà-nhiên. Pāli, M. 97. Dhānañjani sutta.

(2) ĐTK/ĐCTT, tập.23, tr.879.

(3) Trung A-hàm, kinh Già-ni-di. Pāli: S. iv. 311.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Trí Bát Nhã Ba La Mật

TRÍ BÁT NHÃ BA LA MẬT Mãn Tự   "Không an trụ mà an trụ" tuy có sáu chữ nhưng...

Cảm Kích Ân Đức Của Chư Phật Và Chư Bồ Tát

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Tất cả mọi thứ trên thế giới này đều là do chư Phật Bồ Tát trong vô lượng kiếp đã...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Định huệ có cạn sâu khác biệt không như nhau, sức định càng vào sâu thì trí tuệ càng rộng...

Phật Giáo & Nhân Sinh – Pháp Sư Huệ Luật | Minh Đức Soạn Dịch

Phật Giáo & Nhân Sinh – Pháp Sư Huệ Luật | Minh Đức Soạn Dịch

Giáo Hội Phật Giáo Việt NamPháp Sư Huệ LuậtMinh Đức Soạn DịchPHẬT GIÁO & NHÂN SINHNhà Xuất Bản Tôn GiáoPHAT...

Tùy Duyên Mà Lời Cầu Nguyện Ứng Nghiệm Khác Nhau

Tùy duyên mà lời cầu nguyện ứng nghiệm khác nhau

Thực tế là việc cầu nguyện thấy lúc được, lúc không. Có việc cũng thành tựu mà chậm. Có việc...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Raimundo

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Raimundo

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI RAIMUNDO Tác giả: Raimundo Bultrini, - Anh dịch: Alison DuguidChuyển ngữ: Tuệ Uyển Tại...

Sống an vui

Cuộc đời ni ngắn lắm Đừng bận lời thị phi Thấy điều chi có ích Lặng lẽ làm, rồi đi...

Những Điều Đơn Giản

Những điều đơn giản

Mồ côi Tâm chúng ta, khi không được chăm sóc, quan tâm, thì giống như đứa trẻ không có cha...

 Nhà Nghiên Cứu Phật Học Frank Everett Reynold Quá Vãng, Hưởng Thọ 88 Xuân

 Nhà nghiên cứu Phật học Frank Everett Reynold quá vãng, hưởng thọ 88 xuân

Nhà nghiên cứu Phật học Franl Everett Reynold, Giáo sư Đại học Chicago (University of Chicago) chuyên khoa Thần học, một chuyên...

Tản Mạn Về Ngộ Đạo (I)

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong...

Về Với Thầy

Về với Thầy

VỀ VỚI THẦY Nguyễn Thị Đấu   Ngày 26/10/2018, tin Thầy - Thiền sư  Thích Nhất Hạnh về Việt Nam làm...

Hoa Đào Năm Ấy

Hoa đào năm ấy

HOA ĐÀO NĂM ẤY Tiểu Lục Thần Phong   Muà xuân năm âý trong thành Hạc Hoa xuất hiện một...

Tứ Đế Và Quan Điểm Của Bồ Tát Long Thọ

TỨ ĐẾ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA BỒ TÁT LONG THỌ TT. Thích Đức Thắng Từ khi đức Phật xác lập:...

Khéo Tu Cái Miệng

Khéo tu cái miệng

Sở dĩ người ta phạm lỗi nhiều về lời nói vì nó không sâu kín riêng tây như ý nghĩ...

Aung San Suu Kyi The Lady: Người Đàn Bà Không Biết Sợ

Aung San Suu Kyi The Lady: Người Đàn Bà Không Biết Sợ

AUNG SAN SUU KYITHE LADY: NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG BIẾT SỢLương Nguyên Hiền    Thánh Gandhi: "Trong những giây phút...

Trí Bát Nhã Ba La Mật

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Phật Giáo & Nhân Sinh – Pháp Sư Huệ Luật | Minh Đức Soạn Dịch

Tùy duyên mà lời cầu nguyện ứng nghiệm khác nhau

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Raimundo

Sống an vui

Những điều đơn giản

 Nhà nghiên cứu Phật học Frank Everett Reynold quá vãng, hưởng thọ 88 xuân

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Về với Thầy

Hoa đào năm ấy

Tứ Đế Và Quan Điểm Của Bồ Tát Long Thọ

Khéo tu cái miệng

Aung San Suu Kyi The Lady: Người Đàn Bà Không Biết Sợ

Tin mới nhận

Làm khẩu trang bằng giấy vệ sinh, hãy bình tâm nghĩ lại lời Phật dạy

Đức Phật trị bệnh thoái tâm cho một vị tỳ kheo

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

An trú bây giờ

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Phật là gì?

Lời Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Phật dạy không làm các việc xấu ác

Phật dạy cách làm đẹp

Thế gian có cuồng quay thì lòng Phật vẫn bình yên

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Tin mới nhận

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Mở Trang Hiếu Hạnh Tập Hai – Tnt Mặc Giang

Vị Trời Thành Đại Sa Môn

Tản Mạn Về Đạo Lý: “lương Sư Hưng Quốc

Đường Phật Đi 4

“Cách Chữa Trị Tai Biến Mạch Máu Não! Chỉ Với Một Cây Kim, Cứu Được Một Mạng Người

Vua Lưu Ly Và Dòng Họ Thích

Củng Cố Và Phát Triển Ngành Giáo Dục Tăng Ni – Thích Chơn Thiện

Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình (bài 7, 8, 9)

Nhận Thức Về Khổ

Phát Triển Văn Hoá, Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Đại Ngày Nay – Thích Nguyên Siêu

THÍCH MINH CHÂU

Đến Để Thấy, Thấy Để Tin: Lâm Tỳ Ni Nơi Phật Đản Sanh

Tri túc thường lạc

Tiếng Nói Của Mặt Trời Cư Sĩ Liên Hoa

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Xu Hướng Ăn Chánh Niệm Trong Xã Hội Ngày Nay

Chim thuyết pháp

Bồ Đề Tư Lương Luận

Giai Vị Tu Tập Trong Thành Duy Thức Luận

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Pháp luân công xuyên tạc Kinh Phật, Phật Di Lặc nhằm mục đích gì?

Địa Tạng Mật Nghĩa

Không Phải Là Lời Của Phật *

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Đức Phật có mặt ở đời bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 24)

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

APUTTAKA-SUTTA

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Giảng Ký

Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 8)

Phật học vấn đáp liên quan đến pháp môn tịnh độ

Phật A Di Đà Có Thật Không?

Thành Thật Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Thiết Lập Tịnh Độ – Kinh A Di Đà Thiền Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Phản tỉnh – Hổ thẹn – Sám hối.

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Tính Cách Tức Thời, Tại Đây Và Bây Giờ Của Tịnh Độ Tông

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.