Đức Đạt Lai Lạt Ma
TÂM VÔ THỦY
(Beginningless Mind)
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
(Trích từ: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trung Đạo. Chánh tín căn cứ trong Suy Lí.
The Dalai Lama. The Middle Way. Faith grounded on Reason Wisdom, 2009)
Tâm vô thủy (Beginningless Mind)
Các mật điển (tantras) nói về nhiều phương diện của thức. Chủ đề quan trọng này cần được quán chiếu nghiêm trang. Tỉ dụ, bởi vì phương diện thô nhất của thức liên quan rất nhiều với thân thể — gồm cả thân vi tế với kinh mạch (channels), các khí (winds), và các điểm tinh yếu (drops) – thân thể trở thành năng trợ (the support) và thức thô là sở trợ/cái được trợ giúp (the supported). Khi thân thể, năng trợ tan biến, sở trợ cũng tan biến. Tỉ dụ, khi cơ quan mắt hư hỏng sụp đổ, thức mắt cũng sụp đổ.
Cũng giống vậy, nhiều loại thức đều tùy thuộc vào thân thể. Tỉ dụ, chúng ta nói về “thức của con người”, “thức ở tuổi già” và “thức của người bệnh” và mỗi thức này rõ ràng tùy thuộc vào một thân thể. Bạn thường nghe những người Phật tử nói rằng tâm (= tương tục thức) là không có một khởi đầu / vô thủy, nhưng họ không phải đang nói về vô thủy của các thức ở phương diện thô. Rõ ràng là khi năng trợ (= thân thể) bắt đầu xuất hiện, các cơ quan cảm thức hình thành theo thứ tự, phát sinh các nhận thức cảm quan. Cũng tương tự, khi thân thể thoái hoá/ xuống cấp, vài quan năng nhận thức tùy thuộc vào thân cũng thoái hoá /xuống cấp, tỉ dụ xuyên qua kí ức hư hao mất mát. Cuối cùng, khi thân chấm dứt cuộc sống, thức tùy thuộc vào thân cũng đi đến một chấm dứt. Đây không thể là thức/ tâm thức vô thủy. Tuy nhiên những thức kia sinh khởi với thân khi năng trợ của chúng thành lập mặc dù trong bản chất quang minh và tính biết, chắc phải có một điều kiện độc đáo cho chúng cơ hội, phương tiện sinh khởi trong bản chất quang minh tính biết như thế.
“Quang minh” (Luminous) trong ngữ cảnh này nghĩa là nó phi thể chất, và “tính biết / tính giác” (knowing) nghĩa là nó có thể nhận biết sáng tỏ về sự-sự vật-vật. “Quang minh và tính biết” là định nghĩa tiêu chuẩn của thức trong Phật giáo. (“Luminous and knowing” is the standard definition of consciousness in Buddhism)
Nói tổng quát, chỉ bởi vì có cơ quan thân không có nghĩa là cũng sẽ có thức. Tỉ dụ, trước khi có tiến trình thụ thai một đứa trẻ, nền tảng thân hiện hữu, nhưng không có thức sở trợ (supported consciousness). Tiến trình thụ thai ở đây không đồng nhất với sự thụ tinh (Conception here is not identical to fertilization); đối với những Phật tử thụ thai là một tiến trình duyên hội xảy ra khi tương tục thức nhập vào thân. Đó là một tiến trình cần đến thời gian. Trứng được thụ tinh trong tử cung vẫn giống nhau trước và sau thụ thai, nhưng trước khi thụ thai, nó không hỗ trợ một thức. Bây giờ, nếu chỉ thuần sự hiện hữu của một trứng đã thụ tinh tất yếu đem đến kết quả là sự hiện diện của một thức trên phương diện thô, bất kể thời điểm thụ thai, lúc đó thì phải có cảm thọ, và các thứ tương tự, cũng thế, bất kể thụ thai hoặc không thụ thai xảy ra.
Câu hỏi khi nào chính xác thức đi vào tử cung cần phải được nghiên cứu điều tra sâu xa hơn nữa. Các văn bản kinh điển và mật điển gọi tên một giai trình khi “các dịch chất tái sinh/truyền sinh” của cha mẹ đến gặp nhau, và thức nhập vào, nhưng những phát biểu như thế có quan điểm bao quát, và tất nhiên không minh định dứt khoát (not necessarily definitive). Ngày nay, xuyên qua phương pháp kĩ thuật, một trứng có thể thụ tinh bên ngoài tử cung dẫn đến một thụ thai thành công, sau đó thì phôi sinh có thể được đặt vào trong tử cung. Vài truyện cổ xưa cũng thuật những sự kiện thụ thai xảy ra bên ngoài tử cung của người mẹ. Như vậy sự thụ thai con người không cần phải xảy ra bên trong tử cung.
Tôi thường nghĩ đến những vấn đề này bởi vì những sự vật như điều này không hoà hợp với những lời giải thích trong các văn bản kinh điển được thấy hiện nay. Tỉ dụ, kích thước, khoảng cách, và các thứ khác, về mặt trời, và mặt trăng được ghi trong Bộ “A tì đạt ma câu xá” của Thế Thân (Vasubandhu’s Abhidharmakosa/ Great Treasure of Higher Knowledge / Thắng Trí Đại Bảo Tạng/ Luận Đối Pháp Tạng) mâu thuẫn với các đo lường được xác định bằng các quan sát thực nghiệm và các phép tính toán học. Để duy trì các đo lường trong các bộ luận Phật giáo là từ chối các bằng chứng thực nghiệm. Hơn thế nữa, Đức Phật đã nói rằng chúng ta phải bác bỏ các luận thuyết triết học khi chúng xung đột với suy lí và nếu duy trì một luận thuyết phủ định kinh nghiệm trực tiếp thì hoàn toàn không hợp lí. Luận lí tương tự cũng áp dụng cho vấn đề khi nào thụ thai xảy ra. Những lời giải thích trong các bộ luận Phật giáo phải được xem như những chỉ dẫn tổng quát, và không xem như có tính minh định dứt khoát, những từ ngữ kết thúc đề tài.
Theo cách nào chúng ta có thể xác định tính xác thực của các giới thiệu quy chiếu kinh điển đối với các sự kiện “thâm mật” (khác hẳn với trí tuệ không tính, tuy ẩn mật, nhưng có thể suy luận xuyên qua tiến trình suy lí) (as opposed to, say, knowledge of emptiness which is hidden, though can be inferred through reasoning; opposed to = and/ but not) — sự vật mà chúng ta không thể nhận biết xuyên qua quan sát với một tâm bình thường?
(Ngài đang nói đến tiêu chuẩn phân loại đối tượng của trí tuệ thành 3 nhóm: các sự kiện hiển nhiên, các sự kiện bị ẩn kín (có thể được suy luận trên cơ sở các sự kiện được quan sát), và các sự kiện bị ẩn kín cực kì. Nhóm thứ ba này, gồm nhiều thứ, trong đó có những chi tiết chi li về các vận hành của nghiệp / the minute details of the workings of karma.|| Chú thích của Thupten Jinpa, dịch giả bản Anh)
Các bộ luận Phật giáo tuyên bố chúng ta có thể xem xét các kinh điển thuộc loại sự kiện cực kì ẩn kín để kiểm xem chúng có nhất quán đối nội hay không, thì sẽ tìm ra hiệu quả của chúng. Kinh điển đôi khi mâu thuẫn lẫn nhau — tỉ dụ, Núi Tu di (Mount Meru) và bốn châu lục là trung tâm đối với vũ trụ học Phật giáo, nhưng vài kinh điển nói núi Tu di thì vuông, và vài kinh điển nói nó thì tròn. Những phát biểu luận đề (assertions) như điều này thì phải được chứng minh là đúng bằng cách xem xét chính kinh điển để thấy không có những mâu thuẫn đối nội nào cả.
*
Để trở lại với điều đang nói trước đây, chắc hẳn phải có một điều kiện độc đáo để có thể làm cho thức sinh khởi trong trạng thái quang minh và tính biết (nhận biết sáng tỏ). Chúng ta nói về “ tính người” hoặc “ trở thành một con người”, và trở thành một con người duyên hội xảy ra khi thức sinh khởi trên căn bản những dịch tiết sinh sản của cha mẹ. Tuy nhiên, cái gì là điều kiện có thể làm cho thức có bản chất quang minh và khả năng nhận thức một đối tượng? Một nền tảng thể chất thì không đủ cung ứng. Thức cần được một tương tục trước đó chia xẻ chung các đặc hữu quang minh và tính biết / tính giác. Thân người phục vụ như một duyên hợp tác/ sở duyên duyên cho một “thức con người”, nhưng bởi vì thân là thể chất và phi quang minh, nên thân không thể là nguyên nhân chính thể/chính yếu của thức đó. Nguyên nhân chính của thức phải là một thức của thời điểm / sát na trước đó. Đây là lí do tại sao Phật giáo đề khởi xác định các đời sống quá khứ và vị lai. Vài cá nhân có thể hồi nhớ đến các đời sống quá khứ của họ. Bằng cách làm chủ thiền định, chúng ta có thể, trên căn bản phương diện thô hiện nay của thức, nâng cao khả năng kí ức chúng ta tới một mức độ có thể nhớ được các đời trước. Khi khả năng này tăng thêm, chúng ta có thể trực giác – theo nghĩa rộng – các biến cố trong vị lai.
Chính tôi trong nhiều trường hợp đã thấy rằng Kyapjé Ling Rinpoché, một trong các vị thầy chính của tôi, làm chủ trí tuệ siêu đẳng – ngài có thể đọc được tâm những người khác. Một hôm, tôi hỏi trực tiếp ngài về chuyện đó. Ngài đáp ngài đôi khi dường như có khả năng trực giác sự vật, và ngài không bác bỏ chuyện ngài làm chủ trí tuệ siêu đẳng đó. Vì là một vị tăng thọ đại giới, ngài đã nói đúng thật; vì nếu như ngài tuyên bố trí tuệ siêu đẳng mà không đúng thật ngài sẽ vi phạm giới luật ngăn chặn những tuyên bố giả dối về thực chứng tâm linh, và ngài sẽ phải bị cởi áo tu! Tôi có biết thêm nhiều người khác, xuyên qua năng lực tu tập thiền định của họ, đã nhớ lại những cuộc đời quá khứ của họ. Thế nên những sự kiện này duyên hội xảy ra mặc dầu tôi không chắc chắn chúng sinh khởi trên phương diện thức vi tế hoặc bởi các cơ chế vận hành khác.
*
Đây là điểm tinh yếu: phương diện quang minh và nhận biết của một trạng thái tâm thức đến từ một sát na đi trước của tâm thức đó. Nó đi tiếp theo sau, thế nên nó phải không có khởi đầu. Nếu như có một khởi đầu đối với tương tục của tâm thức quang minh và nhận biết được đề xướng làm luận điểm, lúc đó chúng ta phải nhượng bộ rằng tâm thức đó sinh khởi từ một nguyên nhân không cùng loại với nó, điều này thì không thể biện thuyết được. Chúng ta cũng có thể thấy điều này với những sự vật vật chất, nơi mà mỗi chất liệu vật lí, bất kể mức độ vi tế của nó, có hình dáng, màu sắc, và nguyên nhân tinh yếu của nó là một chất thể vật chất khác, mà tương tục của nó chúng ta có thể truy tìm ngược dòng thời gian. Đây không phải là hiệu quả của nghiệp; đây đơn giản chỉ là đường lối thế giới vật chất hoạt động.
*
Như vậy, sự hiện hữu của thức trong trạng thái quang minh và tính biết và sự hiện hữu của vật chất trong trạng thái phi tinh thần là những khuôn mặt của thật tướng (= đường lối sự vật là) một cách tự nhiên. Mỗi bên đều có tính nguyên nhân tương tục sai biệt của chính nó, trong khi đồng thời mỗi bên ảnh hưởng mạnh mẽ tới bên kia trong vai trò duyên hợp tác.
(Thus, the existence of consciousness as luminous and knowing and the existence of matter as nonmental are facets of the way things naturally are. Each has its own distinct causal continuity, while at the same time, each impacts the other as a cooperative condition).
Bài đọc thêm:
Chánh Tín Căn Cứ Trong Suy Lý
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: The Middle Way. Faith grounded in Reason. Wisdom, 2009
MỤC LỤC
PHẦN I: Nghiên cứu “Các tụng căn bản về Trung Đạo” của Long Thọ.
(An Exploration of Nagarjuna’s “Fundamental Stanzas on the Middle Way”)
1. Tiến tới Diệu Nghĩa Thâm Sâu (Approaching the Profound)
2. Mười hai chi của Duyên Khởi (Twelve Links of Dependent Origination)
3. Phân tích Ngã và Vô Ngã (The analysis of Self and No-Self)
4. An lập Chân lí quy ước thế tục (Establishing Conventional Truth)
PHẦN II: Nghiên cứu về Ba phương diện chính yếu của Con Đường Tu Tập của Tsongkhapa (An Exploration of Tsongkhapa’s “Three Principal Aspects of the Path”)
5. Tu tập Diệu Nghĩa Thâm Sâu (Practicing the Profound)
6. Mặt trời chiếu sáng ba phương diện chánh tín
Phiên bản pdf :
Trung đạo – đức đạt Lai Lạt Ma
Discussion about this post