PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

MỘT CÁCH “Ý TRÌ” DỄ ĐẾN KẾT QUẢ
“nhất niệm bất loạn” để đi đến “nhất tâm bất loạn”

Người viết: Trần đức Hân

I) Niệm và niệm Phật:

Niệm:

Là nhớ nghĩ đến

Là chú tâm, là tỉnh giác,là quán chiếu…

Phật:

Là
tự tâm trong sáng, thanh tịnh, thường tịch quang, Như Lai tạng tánh, Phật
tánh…v..v….

Niệm Phật:

Niệm Phật không phải chỉ là đọc, tụng ê a danh hiệu
ông Phât nào đó; Mà niệm Phật là hành giả có tâm ý nhớ nghĩ đến, chú tâm, tỉnh
giác
mà quán chiếu tự tánh, Phật tánh của mình.

Pháp
môn
nào cũng quán chiếu tự tâm, trở về tự tánh là then chốt. Hành trì bất cứ
pháp môn nào, hành giả cũng không thể rời niệm Phật, nghĩa là không rời công
việc làm thế nào để trở về giác hải. Nói đơn giản, nói gọn thì:

đạo Phật là đường lối trở về Giác Tánh.

Niệm Phật là ý niệm, ý muốn…trở về Giác Tánh

Đọc
tụng
ê a một danh hiệu Phật (trì danh) chỉ là một cách hành trì, cũng giống như
cách biết rõ hơi thở ngắn dài, thở bằng màng cách mô, cũng giống cách trì một câu
chú.

Thiền,
Tịnh độ, Mật …Hành giả tu theo pháp môn nào cũng đang từng giậy, từng phút niệm
Phật
, đang tiến thẳng trên con đường trở về nhà (Giác tánh).

Tu
pháp
môn nào thì quán chiếu tự tâm cũng là then chốt. Tám mươi bốn ngàn cánh
cửa vào nhà Phật Tâm, Phật Trí, cửa nào cũng có then chốt “Quán Tự Tại”. Phải là Quán Tự Tại Bồ Tát, phải thành
Phật
Giác Hoa Định Tự Tại. Định cái
tâm ý trong ta bây giờ và tại đây đó chính là niệm Phật.

Nhưng theo thói quen hễ nói đến hai chữ “niệm
Phật” là óc cứ liên tưởng đến việc phát âm “Nam mô A Di Đà Phật” họặc “ A Di Đà
Phật” hoặc đọc hay trì tụng một danh hiệu Phât.

Óc cũng có thói quen liên tưởng đến “nhất tâm
bất lọan” mà pháp môn tịnh độ thường đề cập đến.

II) Liên quan của tâm
và não bộ:

Pháp
môn
nào cũng có chung một trọng tâm là tu tâm. Nói đến tâm lại liên quan đến
nhiều chức năng của não bộ. Vậy cũng nên hiểu sơ qua não bộ.

Nói là tu tâm mà kỳ thực trong
sáu loại tâm(1) được định nghĩa, đa số có liên hệ đến sự vận hành của não bộ.
Tôi xin phép trích ra đây một đoạn của tập san Thiền Tánh Không.

Bộ não có
nhiều chức năng, xin tạm kể:

  • Ý
    thức
    phân biệt, ý căn suy nghĩ, trí năng suy luận, ký ức ghi nhớ.
  • Vùng
    giác tri tâm linh, tánh giác gồm có tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và
    tánh nhận thức biết (không lời).
  • Đường mòn ngôn ngữ gồm
    có
    : Vùng kiến giải tổng quát (Wernicke), vùng giải mã (Broca) vùng nói
    (trên thùy đỉnh) vùng cơ chế phát ngôn. (miệng lưỡi, cổ họng, dây âm
    thanh
    , âm quản hay thanh quản).
  • Hệ
    thống
    viền não (để nhớ).
  • Như
    vậy Tâm không ở nơi tim mà gá nương ở nơi não. Não đảo điên Tâm điên đảo. Não an tịnh Tâm thảnh thơi.

Tóm tắt là phải khởi sự bằng cách làm sao cho não bộ được an tịnh.

Bằng Điện não đồ, các nhà não học ghi nhận
được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong tế bào não (neurons)
phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là
sóng não.
Có tất cả 4 loại dạng sóng não: Beta,
Alpha, Theta, và Delta.

Sóng yên, óc tịnh, tâm thảnh thơi trong sáng.

Quan sát từ diện não đồ, hành giả nhận ra rằng tu theo
pháp môn nào, hành giả cũng muốn làm cho sóng yên, óc tịnh, tâm thảnh thơi
trong sáng. Có nghĩa là các làn sóng trong não bộ phải giảm dần từ dạng beta
xuống alpha, xuống theta, xuống delta.

III) Phương pháp “niệm ý trì”

Niệm Phật ý trì là một cách
trì danh niệm Phật. Hành giả tịnh tông niệm danh hiệu Phật A Di Đà, đã rõ biết
thế nào là trì danh. Nơi đây tôi chỉ lặp lại những điều mà quý vị đã biết để
cùng nhau ôn tập. Các loại trì danh:

Cao thanh trì danh, đê thanh
trì danh, kim cang trì danh, mặc trì, ý trì.

Nguyên tắc niệm ý trì: (niệm trong óc)

Niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Hành
giả
chọn theo ý muốn của mình, niệm sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”, hay niệm bốn
chữ “A Di Đà Phật”. Niệm Phật trong óc.
Đại đức Thích Minh Tuệ viết rõ ràng trong quyển sách “bất niệm tự niệm…”, có đăng
trong TVHS.

Ưu điểm của niệm ý trì:

Hành giả không bị hao hơi,
tránh tình trạng bị bịnh lao. Ý trì cắt giảm rất nhiều những làn sóng vận hành
trong óc. Những làn sóng từ trung khu vận động ra lệnh cho các bắp thịt của
môi, lưỡi, răng, lợi, phổi, cách mô, thanh quản, khiến các băp thịt co thắt thế
nào để âm thanh phát ra to, nhỏ, tr òn đầy…Số
lượng sóng não giảm đi, đương nhiên óc sẽ yên tịnh hơn. Đạo hữu nào muôn đào
sâu
về khoa học não bộ thì có thể tìm học với thiền tánh không. Trên thực tế,
nhiều đạo hữu đã về chùa Tịnh Luật ở Waller, TX, tu tập với Đ Đ Thích Minh Tuệ
đã có những thành công thấy rõ trên nếp sống hiền hòa hơn, tươi vui hơn của họ.
Đó là thành quả hiện thấy mà chúng ta có thể dựa vào để đánh giá (hiện lượng).

Khuyết điểm của ý trì: hành giả dễ buồn ngủ.

Phương pháp luyện tập:

1) Niệm bằng ý.

Thoat đầu
niệm ra tiếng, tiếp đó hạ dần âm thanh, niệm nhỏ dần, từ cao thanh xuống đê
thanh, xuống kim cang trì danh, xuống mặc trì rồi xuống ý trì (niệm bằng óc).
Nếu không quen thì viết mấy chữ “A Di Đà Phật” và đọc nó bằng ý. Trong đạo tràng,
dùng tiếng mõ để diều khiển. Tiếng mõ lớn, niệm to, tiếng mõ nhỏ dần, niệm nhỏ
dần, tiếng mõ tắt (không tiếng mõ), ý trì. Thời gian ý trì cho hành giả mới tập
kéo dài độ năm phút. Thời gian ý trì này cứ tăng dần lên, thời gian niệm ra tiếng
ít dần đi.

2) Dùng CD làm trợ huấn cụ.

CD này là dĩa
chỉ phát âm thanh. Âm thanh niệm “A Di Đà Phật” không liên tục từ đầu đến cuối
mà có tiếng rồi im lặng, có tiếng rồi im lặng. Cứ lặp lại như thế. Quý vị tự
mình làm một cái CD, để có giọng đọc của chính mình. Nghe giọng của mình và trì
tụng theo nhịp điệu của mình thì lợi lạc hơn. Nếu không tự thu âm không tự làm
CD được thì chọn dùng CD nào đó mà mình thích.

Cách làm CD:

Thu âm:

 “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,
“A Di Đà Phật”, ………………………………………………

“A Di Đà
Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,

……………………………………………“A
Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,

…………………………………………….4
danh hiệu phát âm, tiếp theo là khoảng yên lặng kéo dài độ 30 giây hoặc 60
giây. Cái gạch ……….. dài ở trên là khoảng trống, im lặng.

Cách dùng CD:

Bỏ CD vào
máy, niệm ý trì theo nhịp diệu mà máy phát âm. Khi máy chạy qua phần im lặng,
hành giả vẫn tiếp tục ý trì. Nói cách khác là mở máy nghe CD, dù cho maý phát
âm
hay không phát âm, hành giả cứ tiếp tục ý trì liên tục, không gián đoạn,
không xen tạp (trong óc không có một niệm nào khác xen tạp).

IV) Nhất niệm bất loạn và nhất tâm bất loạn.

Hành giả tu tập pháp môn tịnh
độ
đều muốn đạt đến “nhất tâm bất loạn”. Đạt đến trình độ này không biết có mấy
ai. Phương pháp niệm ý trì bằng cách dùng CD này có thể giúp hành giả “nhất
niệm không xen tạp” trong 60 giây đồng hồ. Máy lại phát ra độ bốn câu để đưa
hành giả về với tỉnh giác về với ý tưởng niệm Phât. Hành giả qua được cái cầu
môt phút không xen tạp. Máy không ngừng, nó nhắc hành giả qua phút kế tiếp….Cứ
như thế mà tập niệm “A Di Đà Phật” hoặc “Nam mô A Di Đà Phật”.

Trong lợi lạc cũng có cái bất
lợi
, đó là sự quấy nhiễu. Nếu mở âm thanh máy quá lớn, sẽ làm giật mình trong
lúc tâm đang yên định. Để tránh chuyện này xảy ra, để máy xa chỗ ngồi hành trì
và mở âm thanh vừa đủ nghe. Khi ý trì nên niệm đúng nhip điệu của máy để âm
thanh
phát ra từ máy không chống chõi, không trật nhịp với tốc độ mình đang ý
trì. Người mới tập ý trì, khi máy phát âm, có thể dùng ngón tay gõ nhịp, tựa hồ
đánh mõ, và tiếp tục nhip ngón tay khi máy im lặng, để ý trì đúng theo nhịp
điệu. Khi thuần thục, hành giả nên bỏ nhịp ngón tay. Còn nhịp ngón tay là còn
phan duyên (ngoại duyên).

Sáu mươi giây óc không xen
tạp, óc chỉ thuần nhất một niệm “A Di Đà Phật”. Đạt được 60 giây, tiếp theo 60
giây, tiếp theo 60 giây.

“Óc không xen tạp” tiếp đến óc
được “nhất niệm bất loạn” là những nấc thang để tiến đến “nhất tâm bất loạn”.

Đến một lúc, hành giả sẽ buông
bỏ
CD.

Trong khóa tu Phật thất vừa
qua, Đ Đ Thích Minh Tuệ áp dụng cách ý trì với sự trợ giúp của CD này, kết quả thật khả quan cho học viên. Tôi
viết ra đây chỉ là hoan hỷ, tán thán thành công của thầy đã tìm ra phương pháp
mới để huấn luyện. Riêng phần cá nhân tôi, nếu cái CD im lặng độ năm phút thì tạp
niệm vào óc như thác. Nhưng cứ từng phút; Tôi vượt qua từng phút không thấy khó
khăn. Cứ chăn trâu từng phút rồi từng phút….Và… thành tâm chúc các bạn thành công.

Phụ ghi:

(1) Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và
hiện tượng của tâm tri.

Có sáu loại tâm:

1) Trái tim

2) Cái tinh hoa, cốt lõi, trung tâm điểm

3) Cái tuyệt đối, chân như Hrdaya (S)

4) Duyên lự tâm, ý thức (manovijnanana (S). Thức
thứ 6

5) Tư lượng tâm Mạt
na thức
, (manas) (S). Thức thứ 7 (chấp ngã)

6) Tập khởi tâm, alayavijnana (S) chứa các chủng
tử, tập tành, huân tập. Thức thứ 8

Tin bài có liên quan

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Những Dự Bị Cần Thiết Cho Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Khuyên giải trừ oan gia trái chủ

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

Load More

Discussion about this post

Pháp Quán Đại Bi, Asanga (375-430) Ngài Vô Trước

Pháp Quán Đại Bi, Asanga (375-430) Ngài Vô Trước

ASANGA (375-430)NGÀI VÔ TRƯỚCPHÁP QUÁN ĐẠI BIBản dịch Anh ngữ: “Asanga’s Teaching of Great Compassion.”Trích từ : Essential Tibetan Buddhism....

Làm thế nào để cuộc đời bạn tràn đầy ý nghĩa

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CUỘC ĐỜI BẠN TRÀN ĐẦY Ý NGHĨAThanh Liên dịch sang Việt ngữ Từ các ghi chú...

Vậy Mà Chẳng Phải Vậy

Vậy mà chẳng phải vậy

Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào...

Tâm Từ – Tỳ Khưu Hộ Pháp Sách Ebook Pdf

Tâm Từ – Tỳ Khưu Hộ Pháp Sách Ebook PDF

Lời nói đầu Tâm-từ, nói một cách nôm na là tình thương yêu, là một tình cảm thiêng liêng đối...

Đức Phật Và Chúng Đệ Tử

Đức Phật và Chúng Đệ Tử

Shravasti DhammikaĐỨC PHẬT VÀ CHÚNG ĐỆ TỬNguyên Tác: The Buddha And His Disciples 2020Thích Trung Thành Việt dịch Hồi Hướng LỜI...

Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963

DIỄN TIẾN CUỘC TỰ THIÊUCỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC NGÀY 11-6-1963 Tác giả: Malcolm Browne (AP): 1931 – 2012Chuyển ngữ:...

Đại Đường Tây Vức Ký

Đại Đường Tây Vức Ký

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Khí Hậu Trong Cơn Khủng Hoảng – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

KHÍ HẬU TRONG CƠN KHỦNG HOẢNG A Climate in Crisis - Tuệ Uyển chuyển ngữ     Một sự phối...

Những ghi nhớ cụ thể mỗi khi nghe pháp

NHỮNG GHI NHỚ CỤ THỂ MỖI KHI NGHE PHÁPPháp Hĩ (dh.phaphi@gmail.com)   Từ xưa tới nay rất nhiều Phật tử...

Thất Bại Có Đáng Lo Sợ ?

Thất Bại Có Đáng Lo Sợ ?

THẤT BẠI CÓ ĐÁNG LO SỢ ?Tâm Anh Trong cuộc sống hàng ngày, có ai chưa từng một lần thất...

Ăn Chay Để Nuôi Dưỡng Sự Bình An Và Hạnh Phúc

Ăn chay để nuôi dưỡng sự bình an và hạnh phúc

ĂN CHAY ĐỂ NUÔI DƯỠNG SỰ BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC Đại đức Thích Hoằng Trúc Tăng sinh Khóa 9...

Nhà Sư Thái Lan Nổi Tiếng Luang Poh Koon Vừa Viên Tịch

Nhà sư Thái Lan nổi tiếng Luang Poh Koon vừa viên tịch

NHÀ SƯ THÁI LAN NỔI TIẾNG LUANG POH KOON VỪA VIÊN TỊCH Virinyano Hoang Phong chuyển ngữ   Tập san...

Tìm Hiểu Về Khái Niệm Công Bình Của Amartya Sen Qua Tác Phẩm The Idea Of Justice Đỗ Kim Thêm

TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM CÔNG BÌNHCỦA AMARTYA SEN QUA TÁC PHẨM THE IDEA OF JUSTICEĐỗ Kim Thêm 1. Đại...

Tôn Giáo Của Duy Lý

Tôn Giáo Của Duy Lý

TÔN GIÁO CỦA DUY LÝThích Châu Viên trích dịch từ cuốn sách “Đạo đức học phật giáo” của giáo sư tiến sỹ...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Kinh văn: “Tinh cần cầu tác, cung thận bảo trì, tu tập công đức, mãn túc ngũ kiếp”.Đoạn đề mục...

Pháp Quán Đại Bi, Asanga (375-430) Ngài Vô Trước

Làm thế nào để cuộc đời bạn tràn đầy ý nghĩa

Vậy mà chẳng phải vậy

Tâm Từ – Tỳ Khưu Hộ Pháp Sách Ebook PDF

Đức Phật và Chúng Đệ Tử

Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963

Đại Đường Tây Vức Ký

Khí Hậu Trong Cơn Khủng Hoảng – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Những ghi nhớ cụ thể mỗi khi nghe pháp

Thất Bại Có Đáng Lo Sợ ?

Ăn chay để nuôi dưỡng sự bình an và hạnh phúc

Nhà sư Thái Lan nổi tiếng Luang Poh Koon vừa viên tịch

Tìm Hiểu Về Khái Niệm Công Bình Của Amartya Sen Qua Tác Phẩm The Idea Of Justice Đỗ Kim Thêm

Tôn Giáo Của Duy Lý

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Tin mới nhận

Đừng buồn lo gì cả

Hành trình theo bước chân Phật

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Bàn về luân hồi và số mệnh

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Cây cổ thụ Phật giáo

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Ý nghĩa biểu tượng ngày đức Phật Đản Sinh

Tài sản của người con Phật

Những lợi ích của việc biết đến Phật pháp sớm

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Tin mới nhận

Giới Thiệu Sách Liễu Phàm Tứ Huấn

Cúng Dường Cha Mẹ

Thiền Phật Giáo – Nguyên Lý Và Một Số Phạm Trù Cơ Bản

Cùng Tìm Hiểu Cái Gì Đằng Sau Hiện Tượng Này: Công Kích Phật Giáo Để Làm Gì? – Minh Thạnh

Truyện ngắn: BÓNG

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 35)

Mưa Sa Ướt Chiếc Khăn Hồng

Phật pháp tại thế gian

Địa Chỉ Nhà Hàng Chay Tại Hà Nội

Thiền Mặc Chiếu

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh tiểu đường kỳ diệu

Học và hành trong nếp sống tôn giáo

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

Làm thế nào để con có thể thực sự mở lòng ra?

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Bánh Xe Pháp

Phật Giáo Và Vấn Đề Phá Thai Những Tranh Luận Đạo Đức – Michael G. Barnhart – Nguyên Hiệp Dịch

Từ ái: ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời

Bế mạc Đại lễ Vesak LHQ: Tuyên bố Hà Nam 2019

Tin mới nhận

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

NGÔI CHÙA VIỆT

Kinh Thập Thiện Lược Giải

Kinh Phật cho người tại gia: Sách cần có cho gia đình Phật tử

Đôi Điều Về Kinh Kalama

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Bồ Tát Hạnh Trong Kinh Viên Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Công phu niệm Phật chân thật

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 61)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 12)

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 2

Lễ Nhập Bảp Tháp Cố Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Ý Nghĩa Niệm Phật

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Hộ Niệm: Hướng Dẫn, Khai Thị

Hết Đường Đi Là Đến Điểm Tới

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 48)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.