PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thượng Tọa Thích Thanh Long

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

MỘT ĐOÁ SEN
THƯỢNG TỌA THÍCH THANH LONG
Quyền G.Đ Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH
Phạm Gia Đại

Hoa SenMùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng.

Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một lò ngục tối trên trần gian, ban ngày thì lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm thì cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cả nh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi thì giấc ngủ chập chờn mới đến.

Cái nóng kinh người đã kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đã nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.

Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nhìn thẳng lên trời. Những khi hạn hán thì thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai còn sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đã tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi gì ngày trở về nữa.

Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau thì những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.

Vô tình Trung nhìn xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như còn đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đã có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Thanh Long, một người tù xuất chúng đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.

Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo võ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đã từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành thì hãy lấy thầy Long mà làm gương; đừng vì một vài vị Tuyên Úy đã không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.

Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài Gòn sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay thì một sự việc đã xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai tòa đại sứ bạn đã đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đã khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.

Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản.

Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.

Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói:
“Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.
Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày.

Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.

Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay còn gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đã từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau thì thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dãy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội hình sự cướp của giết người mà đã được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.

Chỉ hơn một năm sau thì các tù nhân này dần dần kiệt sức vì lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và vì khí độc từ dãy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương còn biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu.

Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đình trong Nam gửi ra, một số khác thì vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đình trong Nam.

Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một hình thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đã chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài Gòn cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đã nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong thì hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo:
“Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”.
Vẫn thái độ bình tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm rãi trả lời:
“Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”.
Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã. Đến đây thì hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng:
“Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.

Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng.

Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi vì họ chẳng có tội lỗi gì hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn gì thì cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau thì thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội.
Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.

Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành.
Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ trì cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.

Phạm Gia Đại
(http://son-trung.blogspot.com)

MỤC LỤC

Nhà Sư Của Tôi (Hoàng Ngọc Liên)
Nhân Năm Rồng Kể Thêm Về Cố Thượng Tọa Thanh Long – Hoàng Ngọc Liên
Hình Ảnh Một Vị Sư Già Thượng Tọa Thích Quảng Long (Vũ Ánh)
Một Đóa Sen: Thượng Tọa Thích Thanh Long (Phạm Gia Đại)
Ông sư Nhà Quê – Bài Ca Kinh Hòa Bình (Vũ Văn Quý)
Những Vị Sư Nha Tuyên Úy (Phạm Gia Đại)
Ngày Giỗ (Phan Lạc Phúc)

Tin bài có liên quan

Yếu Tố Tôn Giáo Trong Cuộc Đảo Chính Lật Đổ Chế Độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Yếu tố tôn giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Tự thuật của người đổ xăng

Ttt-Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-Tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-Thống Nhất Phật Giáo Đỗ-Trung-Hiếu

Ttt-thống Nhất Phật Giáo Đỗ-trung-hiếu

Load More

Discussion about this post

Kinh Tạng Pali (.Pdf)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đồng Tính Luyến Ái Có Được Phật Giáo Chấp Nhận Không

Đồng Tính Luyến Ái Có Được Phật Giáo Chấp Nhận Không

ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI CÓ ĐƯỢC PHẬT GIÁO CHẤP NHẬN KHÔNG Con là một đệ tử của Phật, đồng thời...

Đức Phật: Hiện Thể Bình Thường Và Phi Thường

Đức Phật: Hiện Thể Bình Thường Và Phi Thường

ĐỨC PHẬT: HIỆN THỂ BÌNH THƯỜNG VÀ PHI THƯỜNG NGUYÊN CẨN   Có hay không huyền thoại về đức Phật?...

Phật Học Thường Thức

Phật Học Thường Thức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam Bảo Vệ Biên Giới Việt-Trung

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam Bảo Vệ Biên Giới Việt-trung

CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM BẢO VỆ BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG Cao Văn Thức   Sau khi Ngô Quyền...

Chữ Quốc Ngữ Chữ Nuớc Ta Từ Alexandre De Rhodes Đến Trương Vĩnh Ký

Chữ Quốc Ngữ Chữ Nuớc Ta Từ Alexandre De Rhodes Đến Trương Vĩnh Ký

CHỮ QUỐC NGỮ CHỮ NUỚC TATừ Alexandre de Rhodes đến Trương Vĩnh KýLương Nguyên Hiền   Năm 1625, Alexandre de...

Kinh Hoa Nghiêm: Lý Tưởng Bồ Tát Và Phật

Kinh Hoa Nghiêm: Lý Tưởng Bồ Tát Và Phật

KINH HOA NGHIÊM: LÝ TƯỞNG BỒ TÁT VÀ PHẬT  Daisetz Teitaro Suzuki | Tuệ Sỹ (dịch và bình chú)  ...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Kinh văn: “Hựu hữu thù thắng hạnh nguyện, cập niệm huệ lực, tăng thượng kỳ tâm, kiên cố bất động,...

Giải Hạn Và Giải Nghiệp

Giải Hạn Và Giải Nghiệp

GIẢI HẠN VÀ GIẢI NGHIỆP Thích Phước Đạt Vào những ngày đầu năm, bên cạnh việc gặp nhau chúc tụng nhau những điều an lành, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người...

Kinh Bāhiya Sutta

Kinh Bāhiya Sutta

Kinh Tiểu Bộ Kinh Bāhiya Sutta Version 2 Lê Huy Trứ trule9@gmail.com April 2, 2016  Được nghe Đức Phật đích...

Cuộc Cách Mạng Thiền Chánh Niệm

Cuộc Cách Mạng Thiền Chánh Niệm

CUỘC CÁCH MẠNG THIỀN CHÁNH NIỆM Quán Như Phạm Văn Minh Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt...

Nhân Minh Tổng Luận

Nhân minh tổng luận

NHÂN MINH TỔNG LUẬN Tâm Minh Lê đình Thám     Bộ Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận chỉ rõ...

Mừng Ngày Đản Sinh Của Đức Phật Nghĩ Về Di Sản Vô Giá Của Ngài

Mừng Ngày Đản Sinh Của Đức Phật Nghĩ Về Di Sản Vô Giá Của Ngài

MỪNG NGÀY ĐẢN SINH CỦA ĐỨC PHẬT NGHĨ VỀ DI SẢN VÔ GIÁ CỦA NGÀI Huỳnh Kim Quang   Ngày...

Tết Bính Thân – Nói Chuyện Khỉ

Tết Bính Thân – Nói Chuyện Khỉ

TẾT BÍNH THÂN - NÓI CHUYỆN KHỈ Thiện Ý Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản...

Cẫm Nang Vào Đời Cho Người Cư Sĩ Tại Gia

Cẫm nang vào đời cho người cư sĩ tại gia

CẪM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA Thích Đạt Ma Phổ Giác LỜI GIỚI THIỆU Là người...

Kinh Tạng Pali (.Pdf)

Đồng Tính Luyến Ái Có Được Phật Giáo Chấp Nhận Không

Đức Phật: Hiện Thể Bình Thường Và Phi Thường

Phật Học Thường Thức

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam Bảo Vệ Biên Giới Việt-trung

Chữ Quốc Ngữ Chữ Nuớc Ta Từ Alexandre De Rhodes Đến Trương Vĩnh Ký

Kinh Hoa Nghiêm: Lý Tưởng Bồ Tát Và Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Giải Hạn Và Giải Nghiệp

Kinh Bāhiya Sutta

Cuộc Cách Mạng Thiền Chánh Niệm

Nhân minh tổng luận

Mừng Ngày Đản Sinh Của Đức Phật Nghĩ Về Di Sản Vô Giá Của Ngài

Tết Bính Thân – Nói Chuyện Khỉ

Cẫm nang vào đời cho người cư sĩ tại gia

Tin mới nhận

Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập niết bàn

Từ hiện sinh đến đản sinh

Những phép lạ và thần thông của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Tâm Phật ví như hoa sen

Hùn Phước Ấn Tống: Giới Thân Túc Luận

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Năm phận sự của Đức Phật

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Thế gian có cuồng quay thì lòng Phật vẫn bình yên

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

Người ngu và người trí theo quan điểm của Đức Phật

Khi nào là Phật?

Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Lời Phật dạy về ngày tốt

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

Tin mới nhận

Sống để bụng chết mang theo

Chuyển Đổi Chế Độ Ăn Uống Từ Thịt Cá Sang Rau Đậu – Tâm Diệu

Mối Liên Hệ Giữa Tâm Và Não

Pháp sanh diệt

Kinh Phật và những điều Phật tử cần lưu ý

Lễ Xuất Gia Tu Học Theo Truyền Thống Người Khmer Bình Phước

Về với Thầy

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565 – 2021

Tác Động Của Cải Đạo Bắt Buộc Trên Hòa Đồng Tôn Giáo: Bài Học Kinh Nghiệm Từ Sri Lanka

Nhân minh tổng luận

Đây là những loại sữa từ nguồn thực vật có lợi cho sức khỏe nhất, theo một chuyên gia dinh dưỡng

Những Pháp Ấn Cốt Lõi (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Câu Thi Na (Kusinagar) Hành Trình Cuối Cùng Của Phật – Thích Phước Tiến

Tìm Hiểu Về Giáo Dục Phật Giáo – Thích Nữ Hạnh Từ

Đỗ Hoa (Thơ: Hoang Phong | Diễn ngâm: Hồng Vân)

Vua Từ Lực bố thí máu

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Sống Trong Bình An

04. Câu Chuyện Một Con Đường

Chân Như trong Phật Giáo Phát Triển và Thiền Tông

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Đại Bi Chú Giảng Giải

Audio Book Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Kinh Bách Dụ: Uống nước trong thùng gỗ

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Sen Nở Trời Phương Ngoại, Thầy Nhất Hạnh Giảng Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 314)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Đôi Điều Cương Yếu Về Kinh Địa Tạng

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Video Thuyết Giảng Của HT. Thích Thông Phương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 323)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

100 Bài Kệ Niệm Phật

Cáo Phó

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 6)

Hướng Về Miến Tịnh Độ

Đức Cần Kiệm, Tri Túc, Bình Dị Của Ht. Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Sám Hối Nghiệp Chướng

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 29)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 7)

Nhận Thức Phật Giáo

Đọc sách ngàn lần – Tập 11

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông: Chỗ Gặp Gỡ Và Không Gặp Gỡ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese