PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Trở lại Nha Trang

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TRỞ LẠI NHA TRANG
Cao Huy Hóa

Nha TrangNha Trang, thành  phố  hiền hòa đó tôi đã quen  thuộc  khá lâu. Thời sinh viên, lần đầu đến  Nha Trang, tôi ngỡ ngàng  thấy biển  gần  gũi  trong  gang  tấc, tầm  mắt bừng  sáng với biển, với bãi cát dài chạy ven thành  phố, với nắng  gió duyên  hải; khác xa cái nhìn về biển Thuận An quê hương tôi hồi đó: một năm chỉ một, hai lần đi biển, mỗi lần đi như là một lần dã ngoại qua đêm, đạp xe đạp trên mười cây số, qua đò vượt con phá rồi đi bộ một quãng xa, mới đến được bãi biển Thuận An. Đến thời đi dạy, cùng với những thầy cô giáo ở Huế, vào mỗi hè, chúng tôi được đi coi thi, chấm thi nhiều lần tại Nha Trang, sống chung ở trường thi, ăn chung, ngủ trong phòng học, kê bàn làm giường, căng mùng, cùng  tâm tình, chiều đi dạo mát, tắm biển… Nha Trang cho chúng tôi hương vị của một thời đi dạy, của tình đồng nghiệp gần xa, khó mà quên được, như nắng gió và sóng biển Nha Trang.

Sau này, tôi ít có dịp về Nha Trang, và nơi này chỉ là chặng  dừng  chân trên đường  vào ra TP.HCM. May thay, gần đây, tôi được duyên  may ở Nha Trang hơn một tuần. Và như thế, một Nha Trang để tôi hoài niệm không thể che lấp một Nha Trang đầy sức sống, hiển hiện trước mắt.

Quãng thời gian từ năm 1975 đến nay là khá lâu dài để cho mọi nơi trên đất nước này phát triển rõ rệt, trong hoàn cảnh hòa bình, sức sản xuất được giải phóng  và hội nhập quốc tế đã xác lập; tuy thế, ta không khỏi ngỡ ngàng  trước một Đà Nẵng xây dựng hoành  tráng, và cũng như thế, trước một Nha Trang vươn dậy hình hài. Suốt từ sân bay Cam Ranh về trung  tâm thành  phố, chạy dọc bờ biển, không biết bao là resort, khách sạn, nhà  nghỉ, khu vui chơi,… Ở đây đúng  là biển  vàng, vàng từ tài nguyên  của biển, vàng từ bãi biển, nằm trong vịnh thuộc loại tốt nhất thế giới, và vàng từ khí hậu hiền hòa, nắng ấm gần như quanh năm. Tất nhiên, du khách khắp nơi tìm về bãi biển này, và sự hấp dẫn dễ kéo theo nguy cơ xây dựng và khai thác resort, khu vui chơi và các công trình du lịch lấn bãi biển, che lấp những hàng thùy dương, hàng dừa xanh, phá vỡ cảnh quan tuyệt đẹp của tổng thể con đường với một bên là hàng biệt thự một thời rất thanh lịch, và một bên là biển xanh với bờ uốn lượn trải dài. Một nguy cơ như thế khiến người dân e ngại không gian xanh của mình bị ngột ngạt và bê-tông  hóa, hạn chế bãi tắm tự nhiên như một ân huệ của biển trời dành cho mọi người.

Như quy luật, Nha Trang phát triển nhiều nhất dọc theo bờ biển. Hơn năm năm về trước, tôi có dịp thấy cảnh xây dựng ngổn  ngang  của con đường  ven biển chạy lên phía Bắc, thì nay, con đường đó rộng rãi phong quang, dân cư đã đông, thị tứ phát triển, và khắp nơi, nhất  là trên đường  Phạm Văn Đồng, khách sạn, nhà nghỉ mọc lên như nấm. Song song với con đường này, những nơi dân cư vắng vẻ hồi trước giờ đã khó tìm vết tích, với Xóm Bóng, nơi có cây cầu hiện đại, với những công trình dọc ngang  khắp thành  phố, làm cho Nha Trang hoàn  toàn  khoác lên áo mới rộng rãi hơn, rực rỡ hơn. Không những  trên đất liền, du lịch Nha Trang vươn mạnh ra phía biển với những đảo, những hòn, và nổi bật nhất là đảo du lịch Vinpearl với hệ thống  cáp treo nối với đất liền, với kiến trúc nhà nghỉ sang trọng, thanh  lịch, khu vui chơi giải trí phong  phú, hấp dẫn, bãi tắm trong xanh, hiền hòa, và cũng rất đặc biệt, một ngôi chùa trang nghiêm trên đỉnh núi lấy tên Trúc Lâm Tịnh Viện.

Tôi không  quên  thăm  lại Hòn Chồng. Ngày trước, con người chưa xây dựng  gì, thiên nhiên  vẫn hoang sơ, Hòn Chồng lồng lộng giữa trời, với những tảng đá to chồng lên nhau, giữa một quần thể đá trải rộng ra biển, thật tạo hóa khéo ra tay xếp đặt. Ngày nay, cảnh lồng lộng và hoang  sơ giảm đi, Hòn Chồng trở nên gần gũi hơn, “thân mật” hơn; cà-phê đã với tới nơi anh chàng hiền lành kia, và thiên hạ cũng cặp đôi cho anh một Hòn Vợ phốp  pháp khá gần đó (chứ trước đây ai cũng nghĩ đến Hòn Chồng như là hiện tượng đá chồng một cách ấn tượng, không mấy ai nói đến Hòn Vợ). Rất gần với Hòn Chồng, về phía trung tâm thành phố, xuất hiện một thắng cảnh, một ngôi chùa, nhỏ thôi, nhưng độc đáo, đúng hơn là một hòn: Hòn Đỏ, vốn trước đây là đảo trọc, đảo đá, cách bờ chỉ khoảng ba trăm mét, không ai ngó ngàng… chỉ trừ một nhà sư!

Đó là Hòa thượng Thích Viên Mãn1, người Phú Yên, năm nay đã 80 tuổi mà vẫn còn nét quắc thước. Những năm còn trẻ, tu ở chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên đỉnh Sinh Trung (Nha Trang), trong  một  đêm  khuya, thầy chợt thấy sáng lên một đám hồng về phía biển, cách bờ không xa. Hôm sau, bình minh vừa chớm, thầy đi đến nơi, nhận ra đảo hoang, đá to như có màu hồng nổi bật trên biển xanh, thầy nguyện sẽ ra đó lập chùa tu tập. Đảo chỉ có đá, rất nhiều đá to, lối đi lên núi hiểm trở, không  một  bóng  cây, chỉ có một  ít cây gai, khô khốc, nung nóng. Khó khăn càng lớn thì hạnh nguyện càng cao. Suốt mấy chục năm trường với sức mình là chính, với sự giúp đỡ của mẹ già và một gia đình tốt bụng  (anh Sáu Sài Gòn) và một số dân chài, thầy đã chuyên chở nước từ bờ bên này qua bờ bên đảo, rồi gánh lên núi để duy trì sự sống cho người và cây, cũng như chuyên chở đất lên đảo đá trọc để trồng cây – cây lớn cũng như rau xanh, và nhất là dựng được nơi thờ Phật cho thầy tĩnh tâm tu hành. Giờ đây, ngôi chùa Từ Tôn trên đảo tuy không to lớn, chỉ được kết cấu bằng vật liệu nhẹ, nhưng  có nét đẹp riêng, hài hòa với thế núi, thế đá, rợp bóng  cây cao, nhiều nhất  là cây xoài đến mùa chi chít trái và trái xoài của đảo rất thơm ngọt. (Hôm tôi đến, xoài chín rớt lộp bộp, ngay trên bước đi). Nơi đây còn là tác phẩm sắp đặt thiên nhiên kỳ thú với đá, trinh nguyên, gan lỳ, nhẫn nại, chất phác, đơn giản cùng cực, giữa trời biển mênh mông.

Hòn Chồng không chỉ là tên của thắng cảnh xưa nay, Hòn Chồng còn là tên của một con đường mới vuông góc  với con  đường  Phạm  Văn Đồng  ven  biển,  con đường đối với tôi lạ mà chóng  quen, vì khách sạn tôi ở nằm trên đường đó. Khách sạn với kiến trúc nhà trệt, chỉ có nhà hai tầng  ẩn phía sau, toàn thể bao quanh khu vườn mát mẻ, với hồ bơi có dáng  cách điệu, với thảm cỏ xanh tươi, hoa sứ, liễu rủ bên hồ. Nếp sống gia đình của chủ nhân  là phóng  khoáng  và thấm  nhuần đạo Phật, anh là hội viên Hội Nhiếp ảnh của tỉnh Khánh Hòa, vác máy ảnh say sưa đi tìm cảm xúc mới lạ, chị quán xuyến việc nhà, việc khách sạn mà vẫn dành thời gian đi lễ chùa, đặc biệt nhân viên tín cẩn của anh chị là một nữ sinh viên vừa tốt nghiệp cao đẳng ngành du lịch, đang  chờ xin việc làm, dễ thương, lanh lợi. Chủ nhân đã khéo đặt tên khách sạn là La Paloma – một sự “ăn theo” bài hát nổi tiếng cùng tên – và khéo đắp nổi dòng chữ Villa La Paloma trên cao, chữ xanh đậm trên nền trắng, rất ấn tượng. Ôi, bài hát La Paloma thiết tha, rộn ràng, đã đi vào tâm hồn bao người trẻ, như tiếng gọi của nắng gió trùng khơi, của hải âu tung cánh, của cánh buồm lướt sóng, của mộng phiêu lưu hải hồ!

Khách sạn La Paloma là khách sạn cuối trong chuỗi khách sạn và nhà nghỉ trên con đường dài chỉ chưa đầy nửa cây số, tính từ phía biển đi lên, tất cả đều nhỏ, gọn, chỉ trừ một nhà nghỉ dưỡng  dành  cho các linh mục, nhiều tầng, kiến trúc khá đẹp, thanh  lịch, mọi phòng, mọi tầng đều thoáng, hoa lá từ sân cho đến lan can cửa sổ. Sáng sớm và chiều tà, thường  chúng tôi đi qua lại con đường đó, dạo mát và tắm biển. Vui nhất là sáng sớm, dân đi tắm biển đông, áo quần tự do thoải mái, và tắm xong thì cũng tự nhiên mặc ướt đi về. Mặt trời chưa rạng thì chợ trời đã họp và đông chút buổi sáng, bán đủ các sản phẩm tươi: tôm cá mực… từ biển, rau và hoa quả từ vườn, nhiều nhất là xoài và chuối, kể cả bó chè xanh quen  thuộc  của Huế, rồi thì không biết bao nhiêu là quà, là thức ăn sáng, giá bình dân. Người bán và người mua đều nhẹ nhàng, hầu như không mặc cả, người bán thì phần đông nói tiếng địa phương, lẫn trong đó có anh chàng nói tiếng Huế đon đả chào mời: chả ngon lắm, không thua chi chả ngoài Huế mô!; còn người mua thì có rất nhiều người nói giọng Bắc miền Trung. A! Thì ra đất lành chim đậu!

Còn gì của Nha Trang mà mình cần đi thăm  ngày cuối? Thôi thì xin để mấy bà dẫn dắt  vào Chợ Đầm, khu chợ nổi tiếng của Nha Trang và thuộc loại lớn nhất nước. Vào chợ thì tôi chỉ mong  ra, vì tôi không hứng thú với cảnh tấp nập chợ búa, và thế là tôi lang thang trên những con đường nhỏ bên ngoài. Chợt thấy bảng tên đường  Sinh Trung. Đúng rồi, chùa Kỳ Viên ở trên con đường này, trên đỉnh núi. Nguyên nơi đây, vào đầu thế kỷ 19, triều đình nhà Nguyễn cho lập miếu thờ các công thần có công lớn dựng vương triều, sau này Đức bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) nhân dịp về Nha Trang, đến nơi này, thấy cảnh đẹp, muốn biến nơi này thành một ngôi chùa, đã vận động các chức sắc địa phương và được hoan hỷ chấp nhận. Từ đó ngôi chùa ra đời, lấy tên là Kỳ Viên Trung Nghĩa.

Ky Vien Trung NghiaĐi khá lâu chúng tôi mới thấy mái chùa cao, và đến nơi cứ tần ngần tìm lối vào, vì cảnh vật đổi thay, nhà dân đã choán hết đất chùa dưới chân núi, chỉ chừa con đường nhỏ. Chùa cao sừng sững, nhìn lối đi hẹp, toàn là bậc cấp bằng đá như dựng đứng. Chân đã mỏi, gối đã chồn, chúng tôi ngần ngại chưa bước lên, may thay, một anh bảo vệ kéo chúng tôi qua một bên, cửa mở, ôi, thang  máy! – một đặc ân mà thông  báo có ghi: dành cho quý tôn túc, hòa thượng, và các vị già yếu. Có lẽ đây là ngôi chùa đầu tiên mà tôi đến thăm, có thang máy ngay từ cổng.

Chúng tôi muốn vào chùa lễ Phật, nhưng cửa đóng, phía trong chánh điện không sáng đèn, cho nên chúng tôi lững thững  đi sâu vào sân sau, khung  cảnh vắng lặng, phòng ốc rộng rãi, một vài thầy trẻ đi qua, chúng tôi chỉ biết vái chào. Vào cuối sân, may thay, có ghế đá, chúng tôi ngồi duỗi chân, hưởng gió mát trên đỉnh núi trong khi chiều xuống nhẹ. Phía dưới đồi, nhà nhà san sát, còn phía sau, bao la màu xanh của biển tiếp nối màu mây pha ráng chiều. Tôi chợt quay qua một bên: một ngôi tháp với những  hộc màu trắng có nắp, bao quanh  tháp với nhiều tầng. Cũng những  hộc như thế đầy trên bức thành sát đó, xây tựa vào thế đá núi. Nào ai có hay, tro cốt được đưa lên cao, cùng với mây trời, gió núi, văng vẳng sóng biển rì rào! Vô thường  thân mật với mình như thế sao?

Giã từ buổi chiều thinh lặng, chúng  tôi xuống núi, hòa nhập với dòng người và trở về La Paloma. (TC. Văn Hóa Phật Giáo)

Chú thích:

  1. Bạn đọc có thể tìm đọc tác phẩm: Người gánh nắng, của Quách Giao, NXB. Hội Nhà Văn, 2010, (sách online tại Thư Viện Hoa Sen) để biết hạnh nguyện và công đức của nhà sư Viên Mãn, biến một đảo đá hoang vu thành một thắng cảnh với ngôi chùa Từ Tôn.

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật

Ý nghĩa của những biểu tượng trong đạo Phật

Yến

Yến

Xuân, Chiến Tranh Và Hòa Bình

Xuân, chiến tranh và hòa bình

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Xóm Chài Bình Hưng

Xóm Chài Bình Hưng

Xin Đừng Quên Tôi (Tâm Sự Của Một Thùng Đựng Rác)

Xin Đừng Quên Tôi (Tâm Sự Của Một Thùng Đựng Rác)

Xem World Cup 2014

Xem World Cup 2014

Xâu chuỗi bất ngờ

Wake Up Asia 2014

Wake Up Asia 2014

Vui Thay Phật Ra Đời! Ngô Khắc Tài

Vui Thay Phật Ra Đời! Ngô Khắc Tài

Load More

Discussion about this post

Xin Sống Nửa Đời Về Sau…

Xin sống nửa đời về sau…

Con người đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái...

Phật Giáo Tôn Quý

Phật giáo tôn quý

PHẬT GIÁO TÔN QÚYChân Hiền Tâm Một ai đó đã viết : “Tôn giáo chỉ là một sự mê tín,...

Chào Mừng Năm Mậu Tuất Kể Về Cuộc Đời Chú Chó Hachico

Chào Mừng Năm Mậu Tuất Kể Về Cuộc Đời Chú Chó Hachico

CHÀO MỪNG NĂM MẬU TUẤT KỂ VỀ CUỘC ĐỜI CHÚ CHÓ HACHICO  Chú chó Hachiko nổi tiếng thế giới về...

Dùng Đến Sức Mạnh Là Dấu Hiệu Sự Yếu Đuối

Dùng Đến Sức Mạnh Là Dấu Hiệu Sự Yếu Đuối

DÙNG ĐẾN SỨC MẠNHLÀ DẤU HIỆU SỰ YẾU ĐUỐIĐức Đạt Lai Lạt Ma - Hoang Phong dịch(Tờ nguyệt san GEO...

Hãy Mở Rộng Cõi Lòng

Hãy Mở Rộng Cõi Lòng

HÃY MỞ RỘNG CÕI LÒNGNguyễn Thượng ChánhChuyển ngữ từ bài phỏng vấn Nhà sư Matthieu Ricard: “S’ouvrir aux autres est...

‘Nguyệt San Hải Triều Âm (Năm 1973 – 1975)

‘Nguyệt San Hải Triều Âm (Năm 1973 – 1975)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thiên Nhai Chiết Bút Snapping My Pen In A Far Corner Of The World (Song Ngữ)

Thiên Nhai Chiết Bút Snapping my pen in a far corner of the world (song ngữ)

THIÊN NHAI CHIẾT BÚTTỳ khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) (Bài thơ Đường Luật “thất ngôn bát thập...

Điều Khẩn Yếu Sau Khi Mãn Phần – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Khi Tắt Hơi Cho Đến Lúc Truy Tiến Người mới tắt hơi, điều thiết yếu là không nên vội di...

Nhà Sư Thái Sáng Tạo Mô Hình Tài Chính (Video Tiếng Thái, Phụ Đề Tiếng Việt)

Nhà sư Thái sáng tạo mô hình tài chính (Video tiếng Thái, phụ đề tiếng Việt)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Bây giờ chúng ta hãy đi sang phẩm thứ 25, Phẩm Phổ Môn.  Phổ môn là cánh cửa phổ biến, cánh cửa...

Tám Pháp Quyết Định Bậc Tối Thượng Ở Đời

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Có tám bộ chúng, các thầy nên biết. Thế nào là tám? Đó là chúng Sát-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 303)

 Kinh văn: “Kỳ Phật quốc độ, mỗi ư thực thời, tự nhiên đức phong từ khởi. Xuy giả la võng,...

Nhân Duyên Của Việc Sống Lâu Và Chết Yểu

Nhân Duyên Của Việc Sống Lâu Và Chết Yểu

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Jetavana, tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế...

Exodus: Bản Nhạc Hay- Biểu Tượng Của Đi Tìm Tự Do Thoát Khỏi Độc Tài Trị

Từ thuở bé khi xem bộ phim “This land is mine”(Miền đất hứa) tôi đã bị hút hồn bởi giai điệu...

Đảnh Lễ Chúng Tăng

Đảnh Lễ Chúng Tăng

Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi...

Xin sống nửa đời về sau…

Phật giáo tôn quý

Chào Mừng Năm Mậu Tuất Kể Về Cuộc Đời Chú Chó Hachico

Dùng Đến Sức Mạnh Là Dấu Hiệu Sự Yếu Đuối

Hãy Mở Rộng Cõi Lòng

‘Nguyệt San Hải Triều Âm (Năm 1973 – 1975)

Thiên Nhai Chiết Bút Snapping my pen in a far corner of the world (song ngữ)

Điều Khẩn Yếu Sau Khi Mãn Phần – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Nhà sư Thái sáng tạo mô hình tài chính (Video tiếng Thái, phụ đề tiếng Việt)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 303)

Nhân Duyên Của Việc Sống Lâu Và Chết Yểu

Exodus: Bản Nhạc Hay- Biểu Tượng Của Đi Tìm Tự Do Thoát Khỏi Độc Tài Trị

Đảnh Lễ Chúng Tăng

Tin mới nhận

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Lãng phí một hạt gạo, một ly nước là giảm một phần phúc phận

Nhân quả tu hành theo lời Phật dạy

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Phật dạy: Nhìn nước để thấy người

Bốn pháp giải thoát

Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Nhờ thờ Phật mà thoát khổ

Hiểu thế nào về câu “Duy ngã độc tôn”?

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về trí tuệ

Đức Phật là ai? (phần 2)

Lý do tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở trong rừng đến cuối đời

Phật dạy: Tham đắm danh lợi là căn bệnh khó chữa

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Tình yêu nam nữ theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Người ta vui không phải vì sở hữu nhiều, mà nhờ tính toán ít

Ứng phó khủng hoảng truyền thông: xây dựng chánh ngữ

Tháng Tư Nhìn Lại

Bình thản với tử sinh

Chương Trình Ca Nhạc Phật Giáo: Trái Tim Bất Diệt

Giáo Dục Và Giáo Dục Phật Giáo: Bản Chất Và Giá Trị – Mai Thanh Thế

Bản Đồ Tu Phật

Hoằng pháp là phải hướng dẫn Pháp hành

Một cuộc vấn đời

Sự Kiện Thành Đạo Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Thạch trụ

Vì sao chúng ta niệm Phật mà không thể vãng sanh ?

Ni Giới Và Những Lời Phật Dạy – Tỳ Kheo Thích Chơn Thiện

24. Công Đức Do Tu Hành Và Phước Đức Do Bố Thí

Ở đâu có ta là ở đó có đau khổ

Tìm pháp thích nghi để tu

Chương Trình Hội Thảo Phật Giáo Trong Thời Đại Mới Cơ Hội Và Thách Thức

Góp Nhặt Phương Minh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Lắng nghe Tâm

Tin mới nhận

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Hạt muối

Giới Thiệu Kinh Đại Niệm Xứ

Bài kinh Di Giáo – Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Kinh Bách Dụ: Ca nhi đánh nhạc

Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Nguồn gốc và ý nghĩa tính biểu tượng trong kinh A Di Đà

‘Đại Tạng Kinh Tiếng Việt – Nam Truyền và Bắc Truyền

Kinh Bách Dụ: Bọn cướp chia của

Kim Cương Bát Nhã Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Chiếc Bè

Gươm Báu Trao Tay

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Kinh Vô Lượng Thọ Diễn Nghĩa

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 66)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 20)

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 3)

Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Các Cách Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese