SỐNG TRỌN VẸN NHƯ THẾ NÀO
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Mục Lục
Lời đầu sách của Tiến sĩ Jeffrey Hopkins
01- Nhu câù vì hòa bình và ân cần
02- Ba phương diện để thực tập
03- Nhận diện phạm vi của khổ đau
04- Khám phá rắc rối phát sinh và dừng lại như thế nào
05- Tránh làm tổn hại
06- Mở rộng giúp đở
07- Ngưỡng mộ giác ngộ
08- Tập trung tâm thức
09- Thẩm tra chúng sinh và sự vật tồn tại như thế nào
10- Trung đạo
11- Tâm thức và bản chất sâu thẩm của tâm thức
12- Bổn tôn du già mới
13- Tổng quan về con đường giác ngộ mới
LỜI ĐẦU SÁCH
của Tiến sĩ Jeffrey Hopkins
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
Tuy nhiên tôi đã kinh ngạc.
Ngài đã nói về một biên độ rộng của những đề tài liên quan đến con đường Giác Ngộ, chiếm được tâm hồn và trái tim tôi với những khái niệm, rộng và hẹp, phân loại những vấn đề từ lâu chưa được giải quyết, mở rộng đến những người khác và đưa tôi vào những lãnh vực thấu hiểu mới.
Bằng Tạng ngữ Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với một tốc độ tường tận và minh bạch khiến tôi không thể bị xao lãng. Một lần, ngài hào hứng đặc biệt trong khi đang diễn tả những quán chiếu về việc phát sinh lòng bi mẫn. Giọng của ngài vang lên đến một cấp độ mà ngài nói đùa như “giọng-dê”, trong ấy tôi đã nghe niềm say mê đầy cảm hứng của thi ca. Trong loạt thuyết giảng ấy ngài trình bày phạm vi lãnh hội của những thực tập đưa đến Giác Ngộ, với chiều sâu của triết lý, vốn dĩ là những đề tài thường thường kề cận nhau mà người khác để trong trạng thái cách li. Cùng giọng của cả thi ca và triết lý được trình bày trong quyển sách này, đôi khi chạm vào trái tim với những tường thuật xúc động về thân phận của sự sống và các phẩm chất tốt đẹp của lòng vị tha, và vào những lúc khác là các phân biệt cẩn thận về những thực tập thậm thâm như thiền quán về tánh không, vốn phục vụ như việc nuôi dưỡng qua năm tháng cho quán chiếu.
Lúc 5 tuổi, Đức Đạt Lai Lạt được đưa về Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, nơi ngài phải trải qua việc rèn luyện theo chương trình trọn vẹn của tu viện. Qua sự xâm chiếm miền Đông Tây Tạng của Trung Cộng năm 1950, ngài bất ngờ lãnh trách nhiệm chấp chánh thế quyền trung ương lúc 16 tuổi. Mặc dù cố gắng để hợp tác với những kẻ xâm lược, nhưng ngài phải đối diện với hiểm họa cá nhân đang đe dọa và đào thoát đến Ấn Độ năm 1959. Trong lưu vong, ngài đã thành công trong việc tái lập lại trên diện rộng những trung tâm văn hóa Tây Tạng. Ngài đã du hành một cách rộng rãi gần như khắp thế giới, mang theo thông điệp – không chỉ cho những người Phật tử và tín đồ của những tôn giáo khác, mà cho mọi người – về tầm quan trọng của ân cần tử tế với chính kết cấu của xã hội. Trong việc công nhận về những nổ lực không mệt mõi của ngài nhân danh đồng bào Tây Tạng và tất cả mọi dân tộc, ngài đã được trao giải Nobel hòa bình năm 1989.
Đức Thánh Thiện đã xuất bản nhiều quyển sách, một số cho những độc giả phổ thông và một số khác cho những người đặc biệt thích thú với Phật giáo. Trong quyển sách này, ngài đã trình bày một truyền thống thực tập tâm linh lâu đời ở Tây Tạng và về kinh nghiệm của chính ngài để cống hiến những ý kiến về vấn đề thực tập một con đường tâm linh như thế nào sẽ đưa đến sự trong sáng tinh thần và việc chuyển hóa cảm xúc. Trong cách này, ngài cho thấy đời sống có thể hiện thực một cách đầy đủ ý nghĩa như thế nào.
Qua ba mươi năm mà tôi đã biết ngài và trong mười năm phục vụ như thông dịch viên trưởng của ngài trong những chuyến thuyết giảng ở Hoa Kỳ, Canada, Indonesia, Singapore, Malaysia, Úc Đại Lợi, Anh quốc, và Thụy Sĩ, tôi đã chứng kiến hóa thân của ngài trong những thực tập này với chính thâm tâm thị hiện của ngài. Thật quan trọng để cho chúng ta nhận ra con người tuệ giác tròn đầy, từ bi, hài hước và kỳ diệu này phát xuất từ nền văn hóa Tây Tạng. Chúng ta cần đánh giá rằng văn hóa như một trong những kỳ quan vĩ đại của thế giới.
Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Giáo sư Tây Tạng học,
Đại học Virginia, Hoa Kỳ
Ẩn Tâm Lộ, Sunday, December 24, 2017
cffcf7
Discussion about this post