PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sức khỏe của bạn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

“Đời ơi, em đẹp quá!”

Hồi còn bé, tôi cứ tự hỏi: Tại sao có người giàu kẻ nghèo, người khôn kẻ dại, người khỏe kẻ yếu, người rủi ro kẻ may mắn, người thành đạt người thất bại. Nhà tôi nghèo, tôi học không giỏi, đói ăn, khó khăn chồng chất, nhất là mẹ thì bệnh tật triền miên. Lớn lên, đọc nhiều, nghiên cứu nhiều, thực hành nghiêm túc và có những trải nghiệm xác thực tôi mới có câu trả lời.

Hóa ra tất cả không ngẫu nhiên mà thế. Cách sống đúng, thói quen tốt giúp cho cuộc sống của chúng ta tuyệt vời (và ngược lại).

Nếu chúng ta sống thuận theo tự nhiên, biết cách chăm sóc cơ thể, biết quan sát các quy luật của vũ trụ và biết điều chỉnh cách sống với tư duy thiện lành, tích cực thì không lý gì suộc sống không tuyệt vời. Thế nên câu nói cửa miệng của tôi bây giờ là “Đời ơi, em đẹp quá”.

Ta cùng bàn và cùng nhau quyết tâm lập thói quen ngủ đúng cách nhé.

Nếu bạn thật sự QUYẾT TÂM tự thay đổi, đời bạn sẽ bước sang 1 trang mới. Nhưng cũng xin thưa luôn, theo các chuyên gia, để thay đổi 1 thói quen xấu cũ thành thói quen mới tốt, bạn cần nghiêm túc thực hiện 90 ngày. Nhớ nhé.

Nếu tối hôm nay bạn bắt đầu và liên tục thực hành thì đến đầu tháng 7, bạn đã thành 1 con người mới tuyệt vời, với cuộc sông tuyệt vời. Tôi xin cam kết luôn.

Tâm ngủ trước mắt ngủ sau

Nhiều người mất ngủ triền miên. Tôi thì đặt lưng xuống giường, thư giãn ít phút là ngủ ngay. Rất ít khi mất 5 phút mới ngủ (trừ khi quyết định nằm thiền buông thư dài dài). Cách làm đơn giản là thả lỏng toàn thân, buông thư toàn thân để thân được nghỉ ngơi. Hoàn toàn thả lỏng. Hoàn toàn buông thư. Thiền chết. Tức cứ cho rằng mình chết rồi. Thế thôi.

Xin nhắc lại, đây là thiền buông thư hoặc là thiền chết. Tôi cũng đang dự kiến sẽ thu âm 1 bài thư giãn kèm nhạc êm dịu để tặng các bạn mở nhỏ nghe khi thư giãn để đi vào giấc ngủ êm ái, an lạc.

Cả ngày làm việc vất vả. Ta chuẩn bị có 6 đến 8 tiếng nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe. Vậy cần để thân hoàn toàn nghỉ ngơi. Thả lỏng toàn thân, buông thư toàn thân sẽ giúp cho tất cả các cơ, bắp, mọi bộ phận trên cơ thể được nghỉ ngơi.

Bạn muốn nghỉ ngơi, tại sao không để các cơ, bắp, từng bộ phận trong cơ thể bạn được nghỉ ngơi. Mà bạn không để ý đấy, bạn là cấu thành của các bộ phận này mà.

Muốn ngủ ngon, bạn nên nở những nụ cười thật đẹp, thật tươi khi lên giường. Rất sai lầm khi mang các lo lắng, mâu thuẫn, kế hoạch, dự án,… vào phòng ngủ. Nên cất ở bên ngoài hay cho chúng vào tủ “khóa lại” hoặc thả chúng vào không gian bao la, hoặc xuống đất mẹ yêu thương.

Quan trọng nữa là thư giãn bộ não. Hãy để tâm được an. Não an, tâm an là rất quan trọng. Nhất là với những ai hay suy nghĩ nhiều, hay căng thẳng, hay bất an. Bạn nên nhớ, căng thẳng làm biến đổi các tế bào, cấu trúc và chức năng não bộ. Não bị tổn thương nhưng não không cảm nhận được đau đớn vì nó không có cơ quan tiếp nhận đau.

Đấy, nếu ngay cả ban đêm, khi ngủ mà bạn còn để não bị tổn thương bởi các suy nghĩ, lo âu, dự án của bạn thì bạn thật là đáng trách.

Hãy để tâm được thư giãn và ngủ. Hoàn toàn thư giãn khi lên giường. Não của chúng ta có đến hơn 100 tỉ nơ-ron thần kinh. Một phần mô não kích thước bằng một hạt cát chứa đến 100.000 tế bào thần kinh và 1 tỉ khớp thần kinh. Tất cả chúng đều kết nối với nhau. Ban đêm nhất định để “các bạn ấy” nghỉ ngơi. Để hôm sau “các bạn ấy” còn phục vụ bạn và phụng sự bạn cả đời cơ mà.

Bạn cũng nên nhớ thêm rằng mỗi nơ-ron thần kinh lại liên kết với một nơ-ron thần kinh khác thông qua 40.000 khớp thần kinh giữa các tế bào. Và rằng nếu nhân 100 tỉ tế bào thần kinh với 40.000 khớp thần kinh ta sẽ có được một con số lớn hơn nhiều so với số ngôi sao trong vũ trụ của chúng ta.

Đấy, nhất định bạn phải để các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi ban đêm. “Các bạn ấy” có khỏe và bình an mới phục vụ bạn được chứ, mới giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn, sáng tạo, nhanh nhẹn, hoạt bát, có nhiều ý tưởng để lao động, để kiếm tiền,… để mang niềm vui đến cho muôn người chứ.

Tâm ngủ trước là rất quan trọng. Não ngủ trước là vô cùng quan trọng. Bởi não của chúng ta chỉ chiếm 2% tổng trọng lượng cơ thể tức khoảng 1,4 kg nhưng não lại sử dụng 20% -30% tổng lượng ca-lo mà ta tiêu thụ mỗi ngày.

Vậy nên, nhất định để tâm, để trí, để não, để hệ thống thần kinh của ta nghỉ ngơi ban đêm. Chỉ cần thực sự nghỉ ngơi, hoàn toàn nghỉ ngơi, nghỉ ngơi 100% trong 4 tiếng thì lấy lại năng lượng đã mất trong 1 ngày và khỏe mạnh lại ngay. Tâm nghỉ ngơi là bạn đã sạc lại pin của cơ thể y hệt như bạn sạc pin điện thoại di động vậy.

Nên nằm nghiêng bên phải

Duc Phat Niet BanPhần lớn chúng ta nằm ngửa khi ngủ. Tức ngửa bụng lên trời. Phần lớn các loại động vật nằm sấp khi ngủ. Tức úp bụng xuống đất. Tuy nhiên tôi quan sát lại thấy Đức Phật nằm nghiêng bên phải khi ngủ và nghỉ ngơi. Vậy cách nằm nghỉ ngơi và ngủ thế nào là đúng nhất.

Khi nghiên cứu tôi phát hiện ra nếu nằm ngửa, thận của chúng ta bị “đè” lên trên khá nặng. Không tốt. Trong khi đó thận là mô-tơ của cơ thể. Bộ máy cơ thể, giống như bất cứ chiếc máy nào, nếu không có mô-tơ thì không chạy được. Thận mà kém thì cơ thể khó tốt được và bạn khó mà có thể khỏe mạnh. Thật đấy!

Nếu bạn quen nằm ngửa từ nhỏ, nên tập dần cả 3 tư thế: nghiêng trái, nghiêng phải và ngửa. Thậm chí có thể nghiên cứu nằm sấp nữa nhé. Tập dần và thay đổi dần.

Để dễ ngủ tôi thường nằm nghiêng về bên phải, tay phải úp lên (hoặc nắm) tai phải. Cái món này hay tuyệt. Thế này nhé, lòng bàn tay phải là hỏa, tai là thủy, cả 2 dung hòa thành thủy hỏa tức tế, trong cơ thể người thì sẽ hình thành tâm thận tương giao. Nếu nằm đúng tư thế này và cách này thì dần dần có thể dưỡng tâm dưỡng thận.Tuyệt vời. Bạn ngủ đúng cách, sâu và rất khỏe.

Bí quyết ngủ đúng

Tôi đọc rất nhiều sách y học, cả Tây y lẫn Đông y, cả Trung y lẫn Nam y. Rất nhiều sách viết về giấc ngủ. Tôi xin nhắc lại, 4 tiếng ngủ sâu từ 23h đến 03 giờ sáng là tuyệt vời và quan trọng nhất. 4 giờ đầu tiên của giấc ngủ quan trọng và cần thiết nhất.

Thời gian ngủ sau 4 tiếng này ít có tác dụng, thậm chí còn có thể lãng phí thời gian. Sau 4 tiếng ngủ ban đầu, chúng ta có nhiều thời gian cho nằm mơ, cho mộng. Hầu hết con người đều mơ và mộng khi ngủ nhưng khi tỉnh dậy là quên. Vậy nên lưu ý ngủ thật sâu 4 tiếng đầu tiên.

Ngủ trưa cũng rất quan trọng. Tuy nhiên bạn không cần phải ngủ trưa đến 1- 2 tiếng. Theo Hoa Đà, buổi trưa chỉ cần ngủ 3 phút là đã tương đương với 2 giờ. Nhưng phải ngủ vào đúng giữa trưa tức là 12 giờ.

Kinh nghiệm của tôi, nên ăn trưa trước ngọ, tức trước 12 giờ trưa. Tốt nhất là ăn lúc 11 giờ, nếu muộn thì 11h30. Ăn xong nên ngồi thư giãn ít phút và ngủ trưa. Tôi khuyên các bạn ngủ trưa thật sâu từ 15 đến 30 phút.

Bạn sẽ hỏi, nếu ở cơ quan không có giường và không nhiều thời gian thì sao. Lời khuyên của tôi là ngồi trên ghế, duỗi thẳng chân, tay, nhắm mắt lại thư giãn, thả lỏng toàn thân, buông thư toàn thân. Không cần ngủ mà nằm thư giãn trong chánh niệm, theo dõi hơi thở nhẹ và êm, mỉm cười thư giãn vài phút là rất tốt nhé.

Cũng theo Hoa Đà thì buổi tối nếu ngủ đúng giờ tý, tức từ 23h đến 1h sáng thì chỉ cần 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ. Lần đầu tiên cách đây gần 20 năm, khi đọc thông tin này tôi giật mình và phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Rồi đi tìm rất nhiều nguồn tài liệu khác.

Tôi thì khuyên đơn giản và đời hơn: Nhất định cần đi ngủ trước 23h và ngủ thật sâu 4 tiếng. Chỉ cần 4 tiếng từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là quá đủ. Ngủ thêm cũng được nhưng không cần.

Thêm nữa, bạn có thể chưa biết rằng dưới trái tim có một luồng năng lượng nối liền xuống dưới dung hợp với năng lượng của đan điền được gọi là thủy hỏa ký tế. Rằng lúc này thủy hỏa giao nhau, giúp nhau để tạo nên nhiều năng lượng.

Nước ở trên, lửa ở dưới, thì lửa sẽ đun sôi được nước. Thế là chuyển hóa thành năng lượng. Điều này có nghĩa rằng nếu ngủ đúng và đủ giấc thì sức khỏe và tinh thần sẽ tốt lên nhiều lần. Ngủ đúng là ngủ trong bình an, thư giãn, không lo âu, không mộng mị, ngủ sâu và trong hỷ lạc.

Có nhiều người thắc mắc, nếu phải làm đêm, phải tăng ca, phải trực như công an, quân đội, rồi học thi,…. thì sao?

Theo các sách đã viết và trải nghiệm của tôi: Đến giờ tý tức từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, tìm mọi cách, kiếm mọi cơ hội để ngủ 15 đến 30 phút. Chỉ cần chợp mắt ít phút, dù là 3 phút, vào giờ tý quý giá này cũng rất tốt rồi. Nếu ngủ ít phút vào giờ này, cả ngày hôm sau sẽ rất tỉnh táo, minh mẫn, sảng khoái.

Và một bí quyết nữa để dễ ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu là đọc 1 hoặc vài câu tích cực, yêu thương, thư giãn, bình an. Trong 2 cuốn sách rất mỏng, khổ nhỏ, chỉ quãng 100 trang, được bán khá chạy “Happy Book – Hạnh phúc mỗi ngày”, “Happy Book – Hạnh phúc mỗi phút giây” có những câu nói tuyệt vời này.

Trong mỗi cuốn có 93 câu nói hay, dành cho mỗi ngày của cả tháng. Bạn chỉ cần đọc mỗi ngày 3 câu, 3 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, buổi trưa trước khi nghỉ trưa (hoặc đầu giờ chiều, khi chuẩn bị làm việc) và buổi sáng khi mới thức dậy thì tuyệt vời luôn, cuộc sống trở nên tuyệt vời.

Giấc ngủ bổ nhất trong dưỡng sinh

Tất cả mọi người và mọi loài động vật đều ngủ. Ngủ nuôi dưỡng cơ thể. Ngày mới học tiếng Pháp từ cấp 3 chuyên ngữ tôi học được câu “Qui dors dines” tức là khi ngủ chính là ta đang ăn. Ngủ giúp cơ thể phát triển, cho ta lớn lên. Giấc ngủ giúp tỳ vị tiêu hóa thức ăn.

Vậy nên giấc ngủ là bổ nhất trong dưỡng sinh. Cổ xưa có dạy, nếu không ngủ 1 buổi tối thì mất 100 ngày cũng không thể hồi phục sức khỏe bị tổn hại. Bạn nhớ kỹ điều này nhé. Và nhớ rồi thì đừng cố tình thức đêm nữa. Cần ngủ đúng và đủ.

Ngủ giúp cho nhiều tế bào khỏe mạnh thay thế tế bào yếu kém, hư hại. Nếu không ngủ đêm thì tế bào mới không được tạo ra, không được đổi tế bào. Giả sử ban ngày có 1 triệu tế bào chết đi, ban đêm chỉ được tạo mới nửa triệu tế bào thì cơ thể ta bị thiếu mất nửa triệu.

Nếu thức nhiều đêm, triền miên, tế bào thiếu hụt dần. Cuối cùng bạn rỗng như miếng xốp rửa bát. Đấy. Vậy nên không thể đi ngủ sau 23 giờ. Tốt nhất nghỉ ngơi từ 21 giờ đêm nhé bạn. Tôi biết là với bạn, nhất là những ai đang trẻ và coi thường sức khỏe thì khó lắm đấy. Rất khó. Khó nhưng cần học cách ngủ đúng. Dần dần. Từng chút. Từng bước.

Xin nhắc lại, nếu bạn chỉ cần thay đổi thói quen và quyết tâm ngủ đúng và ngủ đủ 4 tiếng ban đêm thì các bệnh hay triệu chứng mà bạn thỉnh thoảng hoặc thường xuyên gặp phải như nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt, nóng đỏ mặt, miệng khô đắng, môi, miệng, lưỡi, chân răng loét nát, sưng đỏ và đau, choáng váng, mắt khô, họng khô, tai ù, mặt nóng đỏ, tâm phiền não, mệt mỏi, chán ăn,… dần dần biến mất. Thật màu nhiệm và khó tin, đúng không ạ.

Khi lên giường đi ngủ phải làm gì?

Xin nhắc lại thêm lần cuối, rằng bạn cần đi ngủ muộn nhất vào 23 giờ. Tốt nhất là 21 giờ. Nếu không thì là 22 giờ.

Khi đã lên giường cần nằm im, thư giãn. Tuyệt đối không được nằm trên giường xem ti vi, hay phim. Bởi những câu chuyện và hình ảnh xem được sẽ ám ảnh ta, tự ám thị ta, nhất là những nội dung tiêu cực.

Tuyệt đối không mang điện thoại di động vào phòng ngủ vì tâm và hệ thần kinh của ta trong lúc ngủ rất kị sóng điện thoại. Nếu phải mang vào phòng ngủ (vì lý do nào đó bắt buộc), tuyệt đối không được để lên giường. Mà nếu điện thoại di động đã để trên giường mà lại để ngay sát đầu, gần não nữa thì coi như đã xong: Bạn quyết định phá hoại giấc ngủ và hủy hoại bộ não!

Đã lên giường là không nói chuyện. Có những gia đình lên giường còn tranh luận chuyện nọ, phân tích chuyện kia, gây ra mâu thuẫn, khó chịu. Không thể có giấc ngủ sâu được. Lên giường rồi là gác hết mọi chuyện lại, kể cả chuyện tày đình, chuyện trời sắp sập. Ngủ là ngủ.

Cứ nằm thư giãn, thả lòng toàn thân, buông thư toàn thân rồi thiền chết thì lát sau sẽ tự chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể theo dõi hơi thở hoặc niệm Phật, niệm Chúa, niệm Bồ tát, hoặc nghe nhạc rất nhẹ và nhỏ kiểu thính phòng hay nhạc tạo ra sóng gamma.

Nếu bạn ngủ trong bình an và thư giãn thì bạn đã giúp gan và mật rất nhiều đấy. 2 bộ phận này vào đúng giờ tý và sửu chuyển máu về lọc độc tố và sản xuất ra máu mới. Sách đã dạy và tôi cũng đã chiêm nghiệm rằng chiêu này có thể giúp bạn có cuộc sống rất bình an và hạnh phúc. Cả ngày hôm sau là an lạc, sáng tạo và minh mẫn.

Cứ duy trì như vậy thì đến trăm tuổi ta cũng không bị sỏi mật, sỏi thận, không bị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên thức đêm, thì gan thường xuyên không thể chuyển máu về, không thể lọc hết độc tố trong máu, máu mới cũng không được sinh ra, túi mật cũng không thể lưu trữ dịch mật mới.

Và kết quả là rất nhiều bệnh không chỉ liên quan đến gan và mật tự động sinh ra mà các bộ phận khác trong lục phủ ngũ tạng cũng bị ảnh hưởng và sinh bệnh.

Nếu bạn đang có các triệu chứng hoặc bệnh như đau vị quản, nôn ra nước trong, miệng nhạt, ruột sôi, ỉa chảy, người lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhợt, ăn nhiều vẫn thấy đói, khát nước, ưa uống lạnh, hôi miệng, táo bón, chân răng sưng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, miệng lưỡi đều khô, luôn có cảm giác khát nước,… thì chỉ cần ngủ đúng và ngủ đủ thôi, những căn bệnh và triệu chứng này tự biến mất, chẳng tốn đồng thuốc nào mà lại không bị hóa chất từ thuốc vào người.

Thật là vi diệu và dễ làm. Vấn đề là bạn có thực hiện hay không thôi. Tôi cứ hay nói rằng tôi có rất nhiều bài thuốc chỉ thiếu người thực hiện. Nói đúng hơn là thiếu người QUYẾT TÂM THỰC HIỆN.

Cởi trần khi ngủ ư? Bạn đã rước bệnh vào người

Khi ngủ tôi thường xuyên giữ tay chân ấm. Tôi hay đắp chăn mỏng. Tôi không bao giờ cởi trần đi ngủ, kể cả nóng đến trên 40 độ. Cởi trần đi ngủ là rước bệnh vào người. Nóng mấy cũng nên mặc quần áo kín đi ngủ.

Bạn cũng nên quan sát những người tu. Kể cả quý thầy, quý sư cô của đạo Phật, rồi của đạo Hồi, rồi Ấn Độ giáo, … tất cả đều mặc quần áo dài cả ngày lẫn đêm. Tại sao? Để bảo vệ cơ thể. Ăn mặc hở hang không chỉ thiếu thẩm mỹ và còn là hủy hoại sức khỏe.

Tay và chân cần giữ ấm nhất trong tất cả các bộ phận vì tay chân là dương. Nếu để tay chân lạnh là thận dương bất túc. Thận dương bất túc thì chức năng khí hóa không còn tác dụng sưởi ấm. Như vậy hậu quả là làm cho thủy thấp thịnh ở trong và cơ năng suy nhược. Rất nguy hiểm đấy.

Khi đi ngủ nếu mặc quần áo dài hoặc đắp chăn mỏng thì cả bụng và lưng đã được giữ ấm. Điều này rất lợi cho lục phủ ngũ tạng. Và nhớ nên ngâm chân nước nóng với gừng và muối biển (tuyệt đối không được dùng muối I-ốt, muối tinh khiết vì đã bị lọc đi tất cả các chất quý mất rồi. Chỉ duy nhất dùng muối biển hạt) trước khi đi ngủ. Sẽ ngủ đúng, nhanh và sâu.

Để ngủ đúng và sâu nên ăn trái cây, mùa nào thức đó. Ăn trái cây và rau củ quả tại địa phương nơi ta đang sống.

Để ngủ đúng và sâu nên ăn thức ăn tươi

Để ngủ đúng và sâu nên giảm xem ti vi và hạn chế tối đa máy tính. Tôi nhiều năm nay không xem ti vi. Nếu có chỉ xem 1 vài chương trình chọn lọc hoặc mở ti vi xem đĩa hoặc clip mà mình cần xem hoặc học ngoại ngữ.

Để ngủ đúng và sâu, nên bắt đầu ngày mới bằng tình yêu thương và tư duy tích cực. Hãy nghĩ đến những gì hay nhất, tốt đẹp nhất khi mới ngủ dậy. Có thể gửi những thông điệp yêu thương đến mọi người. Điều này đem lại cho ta sức mạnh, năng lượng và an lạc.

Yêu thương là nền tảng của hạnh phúc. Yêu thương liên kết vũ trụ. Yêu thương tạo nên con người.

Nên dành thời gian buổi tối, trước khi đi ngủ, quay về với bản thể yêu thương sẵn có thẳm sâu trong tâm mình. Tình yêu thương có thể chữa lành mọi vết thương cho cả thể chất lẫn tinh thần. Tình yêu thương làm cho bản thân ta từng phút từng giây được tái sinh vào cuộc đời mới. Thật mà.

Tình yêu thương rất tốt cho lục phủ ngũ tạng, nhất là gan. Khi ta nằm, gan chuyển máu về gan. Khi ta ngồi hoặc đứng, gan sẽ cung cấp máu ra ngoài. Khi yêu thương gan chuyển máu tốt nhất. Nhớ đấy nhé.

Và để ngủ đúng, thức dậy đúng, để có cuộc sống tuyệt vời, buổi sớm mai, khi ngủ dậy, thậm chí khi còn ở trên giường, bạn có thể thầm hát (hoặc hát to) bài hát sau đây (nếu ai chưa biết hát liên lạc ngay để tôi hướng dẫn):

“Mỗi lần mình thức dậy, là mình thấy vui

Nhận diện đôi mắt này, là mình thấy vui

Nhận diện cơ thể này, là mình thấy vui

Bởi vì ta đã học, nhìn đời bằng mắt thương”.

Chúng ta đang ở trong mùa xuân, mùa của hoa bưởi. Tôi vừa may mắn vào Diễn thăm vườn cây vườn quả rộng bao la ở đó. Mùi hương bưởi thơm ngát. Hương xuân đang tràn trề. Đọc xong bài này, bạn thật may mắn vì đã có hương SỐNG TUYỆT VỜI bất biến với thời gian lan tỏa trong bạn rồi.

Hãy mang hương sống tuyệt vời này tỏa đi, lan đi và để gió cuốn đi càng xa càng tốt, đến được càng nhiều người càng tốt.
Cam Nang Ngu Dung Cach
TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Xem thêm:
Duc Phat Niet BanDuc Phat Niet Ban 2Tư thế nằm nghiêng của Đức Phật khi Niết bàn
Ngu NghiêngThe Right Position To Sleep

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Chùm thơ tim ruột

CHÙM THƠ TIM RUỘT Minh Đức Triều Tâm Ảnh 1- bày tỏ Imột kiếp làm người đã mệt nói làm...

Độ Ta Không Độ Nàng’ Bị Cho Là Tiêu Cực Vì Hình Ảnh Tu Sĩ Trả Thù Tình

Độ ta không độ nàng’ bị cho là tiêu cực vì hình ảnh tu sĩ trả thù tình

Trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã nêu quan điểm riêng về hiện tượng “Độ ta không...

Cầu An Theo Tinh Thần Kinh Phước Đức

Cầu An Theo Tinh Thần Kinh Phước Đức

Mahamangala Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ kinh I, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch là Kinh Phước Đức, Hòa thượng Thích Minh...

Trao Đổi Với Tác Gỉa Trần Kiêm Đoàn Về Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Đại Tạng Kinh Việt Nam

Trao Đổi Với Tác Gỉa Trần Kiêm Đoàn Về Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Đại Tạng Kinh Việt Nam

TRAO ĐỔI VỚI TÁC GỈA TRẦN KIÊM ĐOÀN về một số vấn đề liên quan đến Đại tạng kinh Việt...

Hành Hương Về Miền Đất Phật Tác Giả: Djkn (Dzongsar Khyentse Rinpoche) Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển / 12/12/2011

Hành Hương Về Miền Đất Phật Tác Giả: Djkn (Dzongsar Khyentse Rinpoche) Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển / 12/12/2011

HÀNH HƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT PHẬTTác giả: DJKN (Dzongsar Khyentse Rinpoche)Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 12/12/2011 Trong khi nhiều tôn giáo...

Rebirth Views In The Surangama Sutra

Rebirth Views In The Surangama Sutra

REBIRTH VIEWS IN THESURANGAMA SUTRA(Fifth Edition)Dr. Bhikkhunī Giới HươngAnanda Viet Foundation ACKNOWLEDGMENTS   This revised and enlarged edition of Rebirth Views...

Tâm Xả

Tâm xả

TÂM XẢ Lê Tâm Minh Trong Phật giáo, từ  ngữ “ xả bỏ hay buông bỏ” được thường xuyên nhắc...

Đỏ Đen Một Kiếp Người

Đỏ đen một kiếp người

ĐỎ ĐEN MỘT KIẾP NGƯỜIThích Đạt Ma Phổ Giác Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không...

Tịnh Độ Trong Lòng Đạo Phật Việt

Tịnh Độ Trong Lòng Đạo Phật Việt

TỊNH ĐỘ TRONG LÒNG ĐẠO PHẬT VIỆTNhư Hùng Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam...

Chính Cảnh Đời Khai Mở Tâm Ta

Chính Cảnh Đời Khai Mở Tâm Ta

CHÍNH CẢNH ĐỜI KHAI MỞ TÂM TAĐào Văn Bình   Một chiếc nệm trắng tinh,Nếu chân bạn lấm lem.Mà bạn...

Tổng Luận Quan Điểm Niết-Bàn Theo Luận Thành Duy Thức

Tổng Luận Quan Điểm Niết-Bàn Theo Luận Thành Duy Thức

TỔNG LUẬN QUAN ĐIỂM NIẾT-BÀN THEO LUẬN THÀNH DUY THỨC Phước Nguyên ****** I/TIỂU DẪN Thành Duy Thức Luận trình...

Chân Thực Và Giả Dối

Chân thực và giả dối

CHÂN THỰC VÀ GIẢ DỐI  Vĩnh Hảo   Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi...

Chánh Niệm Và Tỉnh Giác

Chánh Niệm và Tỉnh Giác

KTC 6. 3. 77. Thượng Nhân PhápAN 6. 3. 77. UttarimanussadhammasuttaṃCha, bhikkhave, dhamme appahāya abhabbo uttarimanussadhammaṃalamariyañāṇadassanavisesaṃ sacchikātuṃ. Katame cha? Muṭṭhassaccaṃ,...

Làm Chủ Căn Tai Để Tâm Thanh Tịnh Sáng Suốt

Làm chủ căn tai để tâm thanh tịnh sáng suốt

LÀM CHỦ CĂN TAI ĐỂ TÂM THANH TỊNH SÁNG SUỐT Thích Đạt Ma Phổ Giác   Trong truyền thống Phật...

Một Quan Điểm Khác Về Chữ Hiếu

Một quan điểm khác về chữ hiếu

MỘT QUAN ĐIỂM KHÁC VỀ CHỮ HIẾU Tạ Lê Cẩm Tú   Ngày nay, trong thế giới phẳng con người...

Chùm thơ tim ruột

Độ ta không độ nàng’ bị cho là tiêu cực vì hình ảnh tu sĩ trả thù tình

Cầu An Theo Tinh Thần Kinh Phước Đức

Trao Đổi Với Tác Gỉa Trần Kiêm Đoàn Về Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Đại Tạng Kinh Việt Nam

Hành Hương Về Miền Đất Phật Tác Giả: Djkn (Dzongsar Khyentse Rinpoche) Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển / 12/12/2011

Rebirth Views In The Surangama Sutra

Tâm xả

Đỏ đen một kiếp người

Tịnh Độ Trong Lòng Đạo Phật Việt

Chính Cảnh Đời Khai Mở Tâm Ta

Tổng Luận Quan Điểm Niết-Bàn Theo Luận Thành Duy Thức

Chân thực và giả dối

Chánh Niệm và Tỉnh Giác

Làm chủ căn tai để tâm thanh tịnh sáng suốt

Một quan điểm khác về chữ hiếu

Tin mới nhận

Mừng Phật đến với chúng sinh

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Trọn lòng theo Phật

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Quét sân chùa

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Đau không có nghĩa là khổ

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Hùn Phước Đúc Tượng Phật Dược Sư Bằng Đá Tam Diện (3 Mặt) Cao 4 Mét

Lời Phật dạy về việc sử dụng tiền bạc đúng pháp

Đùa chơi với khổ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Tin mới nhận

Xứ Phật Tình Quê – Thích Hạnh Nguyện; Thích Hạnh Tuấn

Người nữ tu sĩ Phật Giáo trong thế giới ngày nay

Đức Phật Ở Đâu (song ngữ)

Phật Giáo Và Cuộc Sống

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Lời Nguyện Cầu Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

Kinh Trung Bộ Thi Hóa

Cách Niệm Hơi Thở (Anapanasati)

Bàn Về Thiền Nguyên Thủy Và Thiền Phát Triển

Ý Tình Thân

Thông điệp về sự hợp nhất của đức Phật vô ngã vị tha vì nhân loại phải chịu covid-19

Đạo Phật Và Chính Trị

Bồ-tát Quán Thế Âm Tên Gọi, Hình Tượng & Tín Ngưỡng – Thích Nguyên Hùng

Lại thêm một trí thức ngày nay trong xã hội Việt Nam

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo

Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo | Thirty-seven Limbs Of Enlightenment (sách song ngữ PDF)

Đọc Truyện Phật Giáo

HT Thích Trí Quảng bất Ngờ “TIẾT LỘ BÍ QUYẾT” Ăn Uống Khỏe Mạnh Sống Thọ 83 Tuổi Mà Ít Ai Biết…

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 48)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Những bản kinh Phật cổ nhất

Kinh Bách Dụ: Khỉ cầm nắm đậu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 50)

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Bồ Tát Có Bệnh – Biên Soạn Về Kinh Duy Ma Cật

Kim Cang Quyết Nghi

GIỚI THIỆU KINH KIM CANG

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 7)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 17)

Lợi Lạc Hữu Tình

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Mấy Điệu Sen Thanh

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 35)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

Chú Sa Di Niệm Phật Vãng Sanh

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Sáu Chữ Hồng Danh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.