PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

CẢM NGHĨ VỀ
“NGỌN LỬA THÍCH QUẢNG ĐỨC”
CÁCH ĐÂY 50 NĂM
Đào Văn Bình
(Nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm HT. Thích Quảng Đức Tự Thiêu – 15/6/2013 tại Chùa Quảng Đức San Jose, California)

Khi cuộc đấu tranh của Phật Giáo nổ ra vào năm 1963 tôi mới chỉ là cậu sinh viên Đại Học Luật Khoa chuẩn bị thi lên năm thứ hai. Vì ở
ngay Sài Gòn (Quận Ba) cho nên có dịp theo dõi báo chí, đài phát thanh,
tuyền đơn, tài liệu và chứng kiến nhiều diễn biến quan trọng của cuộc đấu tranh.

Cuộc
đấu tranh của Phật Giáo bắt nguồn từ công văn số 9195 gửi đi từ Phủ Tổng Thống do Ngô Đình Diệm ký ngày 6/5/1963 ra lệnh triệt hạ cờ Phật Giáo nhân Lễ Phật Đản tại Huế. Trước đó lễ ngân khánh của Giám Mục Ngô Đình Thục cờ Thiên Chúa Giáo (cờ Vatican) treo đầy đường thì được. Còn cờ Phật Giáo treo nhân Ngày Phật Đản thì bị cảnh sát gỡ xuống.

Hành động này khiến Phật Giáo đồ Huế hoang mang, bất mãn vì nó bày tỏ chính sách kỳ thị tôn giáo rõ ràng.

Rồi
cuộc thảm sát tám thanh thiếu niên Phật tử tại Đài Phát Thanh ngày 8/5/1963 đã khiến Phật tử – từ hoang mang, bất mãn trở nên kinh hoàng và
phẫn uất và cuộc đấu tranh của Huế bắt đầu.

Cuộc thảm sát này được bác sĩ Đức Erich Wulff lúc đó đang dạy tại trường Đại Học Y Khoa Huế mô tả rất kỹ trong cuốn hồi ký mang tên “Vietnamesische Lehrjahre” (Những năm dạy học tại Việt Nam 1961-1967)

Khi
những tin tức về cuộc triệt hạ cờ Phật Giáo và thảm sát tại Huế được đưa vào Sài Gòn thì cuộc đấu tranh lan tỏa ra cả nước với khí thế không ai tưởng tượng nổi. Do nhu cầu kết hợp đấu tranh, Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ra đời ngày 25/5/1963 tại Chùa Ấn Quang với Tuyên Ngôn 5 điểm trong đó yêu cầu chính quyền Ngô Đình Diệm:

1. “Thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ của Phật Giáo”

2. “Phật Giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên Chúa đã được ghi trong Đạo Dụ số 10”

3. “Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật Giáo.”

4. “Yêu cầu cho tăng, tín đồ Phật Giáo được tự do truyền đạo và hành đạo”

5. “Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ bị giết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền bồi đúng mức.”

Thay
vì thực tâm giải quyết vấn đề, chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục dùng thủ đoạn đàn áp, chụp mũ, gây chia rẽ, “cho mật vụ tới các chùa canh chừng, dò xét, hăm dọa, theo dõi và khủng bố” (Sách Phật Giáo Tranh Đấu của Thanh Thương Hoàng Xb năm 1963).

Còn
nhà báo Vũ Bằng trong cuốn hồi ký “ Bốn Mươi Năm Nói Láo” viết, “ Nhà họ Ngô khát máu tiếp tục thi hành chính sách cường hào ác bá, giết kỳ hết những người phản đối họ.”

Tới
mức này thì sinh viên Huế nhập cuộc trong đó có Trường Đại Học Y Khoa, Trường Đại Học Sư Phạm, Trường Đại Học Văn Khoa, Trường Đại Học Luật Khoa, Trường Đại Học Khoa Học, Viện Hán Học, Trường Cán Sự Y Tế và Điều Dưỡng, Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật và Trường Quốc Gia Âm Nhạc.

Và trong số cả chục ngàn tăng/ni, sinh viên, Gia Đình Phật Tử tranh đấu
trên toàn quốc, có một người mà trước đó chưa ai biết tên đã phát nguyện thiêu đốt thân mình – một chuyện hi hữu chưa từng có để “cúng dường chư Phật và để tránh cho Phật Giáo khỏi tiêu vong” (Tài liệu Phật Giáo) tự tay viết Lời Tâm Huyết để lại trong đó có đoạn thống thiết như sau, “Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái, từ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.” (Tài liệu Phật Giáo)

Vào
lúc 10 giờ trưa ngày 11/ 6/1963 khi chiếc xe Austin chết máy ngừng lại giữa ngã tư Phan Đình Phùng & Lê Văn Duyệt, một vị sư đĩnh đạc bước xuống. Ngài ung dung ngồi xuống tấm nệm giữa lòng đường. Áo ngài đã được tẩm săng. Một vị sư trẻ bước tới đổ thêm săng trên đầu ngài và ngài
bình tĩnh bật lửa.

Lúc
này 500 tăng ni đứng vây quanh vẫn chưa hiểu chuyện gì. Nhưng khi ngọn lửa bùng lên mà ngài vẫn ngồi tĩnh tọa như một pho tượng thì tất cả đều
kinh ngạc không tin vào mắt mình.

Rồi
từ kinh ngạc tới bàng hoàng, rồi từ bàng hoàng tới xúc động và òa lên khóc. Người ta quỳ xuống vái lậy ngài như vái lậy một thiên thần, một vị
a-la-hán, một bồ tát và một vị Phật, một siêu nhân.

Trong
phút giây quá bất ngờ và xúc động mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương gọi là “Thế
giới ba nghìn, phút giây ngơ ngác” hoàn toàn ngưng đọng và bi thống đó,
có một người đang âm thầm làm nhiệm vụ của mình.

Đó là nhà báo kiêm nhiếp ảnh gia Malcolm Browne – trong một phút giây tuyệt vời đã ghi lại một biến cố lịch sử có tầm vóc thế kỷ. Khi tấm ảnh
xuất hiện trên trang nhất các báo lớn ở Mỹ ngày hôm sau, đã gây chấn động trong chính quyền và nhân dân Mỹ.

Cầm
tờ báo trên tay, tài liệu Tòa Bạch Ốc ghi lại rằng Tổng Thống Kennedy rùng mình và nói với các cố vấn thân cận, “ We have to do something to this regime.” (Chúng ta phải làm một cái gì đó đối với chế độ này) tức Ngô Đình Diệm.

Sau đó tin tức và hình ảnh đã lan ra khắp thế giới làm chấn động lương tâm nhân loại. Nhờ tấm hình này mà Malcolm Browne đã đoạt giải thưởng Pulit zer còn nhà báo David Halberstam, cũng được trao giải thưởng này nhờ bản tường thuật về cuộc tự thiêu.

Malcolm
Browne nay không còn nữa. Ông qua đời ngày 27/8/2012 tại New Hampshire thọ 81 tuổi. Xin dành một phút im lặng để tưởng nhớ người ký giả này. Nếu không có ông thì bất quá hình ảnh tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức chỉ phổ biến trong nước chứ không thể lan rộng toàn thế giới như thế.

Theo
AP thì “Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết “Ngay mai, tại nơi đó sẽ
có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.” Thế nhưng chỉ mình ông có mặt.
Thật may mắn thay cho Phật Giáo Việt Nam.

Cuộc
tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức kéo theo cuộc tự thiêu của sáu chư tăng ni khác, đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh. Hầu như toàn thể dân chúng Sài Gòn và Huế để tang ngài như để tang cha mẹ mình.

Giờ đây cuộc tranh đấu không còn là của quý thầy nữa là trở thành cuộc đấu tranh của quần chúng.

Sau
gần một thế kỷ dưới ách thực dân, rồi qua bảy năm dưới chế độ “quốc gia” của Bảo Đại và chín năm dưới chế độ gia đình trị – Phật Giáo như một thân cây khô héo bị vùi dập – tưởng đã chết – nay gặp tiết xuân bỗng
đâm chồi nảy lộc và hồi sinh – chuyện không thể tưởng tượng nổi.

Có
thể nói mọi tầng lớp đều tham gia cuộc đấu tranh. Hăng say nhất là tầng
lớp học sinh, thanh niên, sinh viên. Hầu hết các trường học, đại học đều tự động bãi khóa và xuống đường biểu tình liên tục. Rồi thành phần lao động đình công, bãi thị. Dễ thương nhất là quý bà, các mẹ, các chị –
nhất là chị em ở Chợ Bến Thành. Cứ nhìn vào hình ảnh đấu tranh còn lưu
lại ngày hôm nay thì mới thấy công lao của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn này.

Trong
một cuộc phỏng vấn Malcolm Browne đã nói như sau “Ngay lập tức, những cuộc biểu tình khổng lồ xuất hiện, không phải chỉ giới hạn trong hàng ngũ tăng ni mà còn lôi kéo số lượng lớn lao người dân bình thường ở Sài Gòn.” (AP) Bạo quyền dù giở biết bao thủ đoạn tàn độc cũng không sao đàn
áp
nổi. Mà càng đàn áp thì thế giới lại càng lên án khiến chính phủ Mỹ vô cùng lúng túng. Chính vì thế mà Ngô Đình Diệm đã phải ra lệnh họp với
Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo để ký kết Thông Cáo Chung vào ngày 16/6/1963, tạm thời thỏa mãn những đòi hỏi của Phật Giáo mà đại diện chính quyền gồm có Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Phủ Tướng Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương. Và chính tay Ngô Đình
Diệm đã phó thự tức “endorse” vào bản văn này.

Thế
nhưng đây chỉ là kế hoãn binh. Sau Bản Thông Cáo Chung, bạo quyền tiếp tục phong tỏa chùa chiền, khủng bố, bắt bớ tăng ni, Phật tử, đồng thời tổ chức những cuộc biểu tình của thương phế binh để bôi lọ các thầy, ép dân chúng ở các thôn xã viết kiến nghị yêu cầu tổng thống xét lại Bản Thông Cáo Chung, lên án Phật Giáo, cho thành lập Giáo Hội Cổ Sơn Môn để chia rẽ Phật Giáo.

Cao
Xuân Vỹ – Tổng Giám Đốc Thanh Niên dự định tổ chức một cuộc biểu tình đại quy mô của Thanh Niên, Thanh Nữ Cộng Hòa để yêu cầu tổng thống xét lại và chờ lệnh phản công.

Cao
điểm của chiến dịch đàn áp là cuộc tấn công vào Chùa Xá Lợi – trung tâm, đầu não của cuộc đấu tranh của Phật Giáo nửa đêm ngày 20/8/1963 bắt
đi tất cả tăng ni, kể cả Hòa Thượng Hội Chủ Thích Tịnh Khiết.

Thế
nhưng số phận của bạo quyền đã an bài. Chỉ hơn hai tháng sau, vào ngày 1/11/1963 giữa không khí căng thẳng, u ám, nghẹt thở và trông chờ của Sài Gòn, quân đội đã đứng lên làm cuộc đảo chính, lật đổ chế độ độc tài gia đình trị đã gây tang tóc cho người dân suốt chín năm trời.

Cuộc
tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức cho chúng ta thấy Đại Hùng, Đại
Lực
, Đại Trí, Đại Từ và Đại Bi của Phật Giáo là có thật. Nó không phải là phép mầu của thần linh mà là sự tu chứng bản thân.

– Đại hùng là không sợ chết, ung dung, tự tại hy sinh mạng sống của mình.

– Đại lực là vượt qua sự đau đớn của thế xác mà chỉ bậc đại định mới có thể làm được.

–
Đại trí là – nếu mình không chịu hy sinh thì đại cuộc không thành. Lúc đó tăng ni chỉ còn cách trốn qua Cao Miên để sống và Phật Giáo chắc chắn
sẽ diệt vong.

–
Đại từ, đại bi là không hề oán hận mà còn chúc lành cho kẻ đang bách hại mình và tôn giáo của mình. Chỉ có bậc đại giác nói trắng ra chỉ có Phật Giáo mới có thể làm được chuyện đó.

Nửa
thế kỷ đã qua đi. Theo luật vô thường, những biến cố chính trị lớn lao của Miền Nam rồi cũng dần dần đi vào quên lãng theo ngôn ngữ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài thơ Lửa Từ Bi:

“Ngọc đá cũng thành tro,

Lụa tre dần mục nát “.

Thế
nhưng cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức vẫn còn nằm mãi trong ký ức của dân tộc. Nó ghi dấu một giai đoạn bi thương của Phật Giáo Việt Nam nhưng cũng thật hào hùng. Qua đó chúng ta rút ra được hai bài học cho thế hệ mai sau.

Thứ
nhất
: Phật Giáo là máu thịt, là linh hồn của dân tộc. Qua mấy ngàn năm,
lịch sử chứng tỏ Phật Giáo không có tham vọng gì ngoài việc tu chứng bản thân, nguyện cầu cho ‘quốc thái dân an”, mọi người sống trong tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau “chín bỏ làm mười” và gìn gữ di sản của
cha ông để lại. Cái linh hồn đó, cái mạch sống đó đã thấm sâu vào gốc cây đa đầu làng, giếng nước đầu đình, bờ kinh thửa ruộng, làng quê, phảng phất trong làn khói lam chiều mờ tỏa, quyện vào câu hò Miền Trung,
tiếng hát quan họ Bắc Ninh, tiếng Vọng Cổ u buồn của Miền Nam, thể hiện
qua cách ăn cách ở lễ Tết của người dân, ghi đậm vào văn học sử và vào lịch sử oai hùng của dân tộc qua các triều đại Đinh-Lê- Lý-Trần. Nói khác đi, Phật Giáo là bản sắc Việt Nam. Nếu bản sắc ấy mất đi thì 4000 ngàn năm văn hiến và 4000 năm lịch sử cũng lần hồi biến dạng rồi bị chôn
vùi theo.

Thứ
hai
: Tôn chỉ của Phật Giáo là Từ Bi, Hỉ Xả. Vậy trong tương lai, nếu phải đấu tranh cho sự tồn vong của Phật Giáo thì phải đấu tranh trong tinh thần bất bạo động như các vị tiền bối năm 1963 đã làm. Điều đó có nghĩa là chúng ta chấp nhận hi sinh nhưng không được xử dụng bạo lực, kỳ
thị, kích động hận thù, đốt phá, giết chóc, lật đổ, đánh bom hay bom tự
sát
và không được làm tổn hại tới sinh mệnh, tài sản của đối tượng mà chúng ta đang tranh đấu.

Trong
tinh thần đó, giống như lời nguyện cầu của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, dù “vần điệu của thi nhân chỉ là rơm rác” nhưng chúng ta cùng:

Tụng cho nhân loại hòa bình.
Trước sau bền vững tình huynh đệ này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đào Văn Bình

Tin bài có liên quan

Vị Pháp Thiêu Thân

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm 56 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Load More

Discussion about this post

Ý Nghĩa Lễ Tự Tứ

Ý Nghĩa Lễ Tự Tứ

Ý NGHĨA LỄ TỰ TỨThích Trung Định Lễ an cư tự tứ tại chùa Long Sơn, Khánh Hòa Theo truyền thống Phật...

Khi Chúng Ta Tuyệt Vọng

Khi chúng ta tuyệt vọng

Một người bạn của tôi kể rằng anh ấy hụt hẩng kinh khủng khi trãi qua đại lễ Vesak 2019...

Sống Tích Cực Giữa Mùa Dịch Bệnh

Sống Tích Cực Giữa Mùa Dịch Bệnh

SỐNG TÍCH CỰC GIỮA MÙA  DỊCH BỆNH Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật   Dịch bệnh Coronavirus bùng phát khắp toàn cầu...

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2565 – Dl.2021: Đức Thế Tôn Ra Đời – Sự Kiện Hy Hữu Của Thế Gian

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2565 – Dl.2021: Đức Thế Tôn Ra Đời – Sự Kiện Hy Hữu Của Thế Gian

Cách đây 2.645 năm, Bồ-tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất thị hiện giáng trần qua hiện tướng của...

Con Đường Dẫn Đến Phật Quả (Sách Pdf)

Con Đường Dẫn Đến Phật Quả (sách PDF)

CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN PHẬT QUẢ Những Giáo lý về Pháp Bảo của sự Giải thoát của Gampopa Ringu Tulku...

Nghiệp Báo Là Quả Của Chuỗi Quá Trình Tạo Tác

Nghiệp báo là quả của chuỗi quá trình tạo tác

NGHIỆP BÁO LÀ QUẢ CỦA CHUỖI QUÁ TRÌNH TẠO TÁC Nghiệp là những gì do tạo tác của thân, khẩu,...

Ba Bài Khai Thị Cho Oan Gia Trái Chủ

I CHÚNG ĐẲNG OAN GIA TRÁI CHỦ: Phật nói: Đời người ở thế gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc,...

Quan Điểm Về Nghiệp Của Phật Giáo Có Sự Khác Biệt Như Thế Nào So Với Quan Điểm Số Mạng Của Nho Giáo?

Đáp : Mỗi cá nhân có một cấu trúc tâm sinh lý, hoàn cảnh và điều kiện sống hoàn toàn...

Độ Ta Độ Nàng Độ Khắp Thế Gian

Độ ta độ nàng độ khắp thế gian

ĐỘ TA ĐỘ NÀNG ĐỘ KHẮP THẾ GIANNhạc Hoa lời Việt: Lâm Ánh Ngọc - Võ Hạ TrâmBối cảnh bài hát: Nguyên Hải Thiền Nhân Lời bài...

Lòng Tham Con Người Vô Bờ Bến

Lòng tham con người vô bờ bến

LÒNG THAM CON NGƯỜI VÔ BỜ BẾN Thích Đạt Ma Phổ Giác Một nhà tỷ phú nọ vì muốn con...

Thanh Âm Cuộc Lữ

Thanh Âm Cuộc Lữ

Con người tiếp cận, cảm thọ và nhận biết cuộc đời và thế giới chung quanh qua sáu phương cách...

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

NGHỊCH LÝ CORONANHÌN TỪ QUY LUẬT NHÂN QUẢBs.Phạm Đức Thành Dũng   Hiện nay, con người đang hoang mang đến...

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Điều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai...

Giới Thiệu Sách Phật Học

Giới Thiệu Sách Phật Học

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Triết Lý Phật Giáo Cho Doanh Nhân Trong Kinh Doanh

Triết Lý Phật Giáo Cho Doanh Nhân Trong Kinh Doanh

TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO CHO DOANH NHÂN TRONG KINH DOANHĐại đức: Thích Thông Chánh   Mở đầu Nhà Phật luôn...

Ý Nghĩa Lễ Tự Tứ

Khi chúng ta tuyệt vọng

Sống Tích Cực Giữa Mùa Dịch Bệnh

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2565 – Dl.2021: Đức Thế Tôn Ra Đời – Sự Kiện Hy Hữu Của Thế Gian

Con Đường Dẫn Đến Phật Quả (sách PDF)

Nghiệp báo là quả của chuỗi quá trình tạo tác

Ba Bài Khai Thị Cho Oan Gia Trái Chủ

Quan Điểm Về Nghiệp Của Phật Giáo Có Sự Khác Biệt Như Thế Nào So Với Quan Điểm Số Mạng Của Nho Giáo?

Độ ta độ nàng độ khắp thế gian

Lòng tham con người vô bờ bến

Thanh Âm Cuộc Lữ

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Giới Thiệu Sách Phật Học

Triết Lý Phật Giáo Cho Doanh Nhân Trong Kinh Doanh

Tin mới nhận

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Lời dạy của Đức Phật để có cuộc sống an lành?

Thư Ngỏ Của Chùa Bửu Minh, Đồng Tháp Xây Dựng Giảng Đường Tu Học

Làm sao để biết kinh nào do chính Đức Phật thuyết giảng?

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Phật dạy không làm các việc xấu ác

Sáu nghề ác không nên làm là gì?

5 nguy hại dành cho người nói đặt điều, 5 lợi ích dành cho người nói đúng!

Phật dạy về ngày tốt

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

Bài học nào cho chúng ta hôm nay?

Lời Phật dạy xưa và nay

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Tinh Thần Ngọn Lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức

Lời di huấn của Thế Tôn

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Lời Phật dạy về việc sử dụng tiền bạc đúng pháp

Tin mới nhận

Bế mạc Đại lễ Vesak LHQ: Tuyên bố Hà Nam 2019

Những Khoảng-trống, Mà Không-trống !

Số mệnh

Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

Phật dạy cách tập trung để thành công trong cuộc sống

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Hiểu Biết Là Con đường Dẫn Đến Giải Thoát

Lý Ngộ Không

Ngón tay chỉ mặt trăng: thông điệp kinh Lăng-Già

Tìm Hiểu Khái Quát Về A Lại Da Thức

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Cha Mẹ Và Con Cái Qua Cái Nhìn Nhân Duyên

Lời Phật dạy về sống tỉnh thức trong hiện tại

Tạo một nền tảng tốt cho Thiền Quán

Bát Thánh Đạo | The Eightfold Noble Path (Song ngữ) sách PDF

Pháp hành định và tuệ

Tiếng Nói Của Phật Pháp & Tương Lai Phật Giáo – Jack Petranker – Nguyên Hiệp Dịch

Diễn Văn Của Hòa Thượng Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Ghpgvn Thích Trí Tịnh

Bát NhãTâm Kinh – lược đồ của năm giai đoạn tu tập

Phạm Chí Nghèo Khó

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Giới Thiệu Kinh Phật Thuyết Như Vầy

Audio Book Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Đem Phật vào lòng, đem kinh vào lòng 

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Giảng Giải Kinh Xa Lìa Sắc Dục

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 06)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Kinh Chánh Kiến – Sammādiṭṭhisuttaṃ (song ngữ Vietamese-English)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Sách Mới – Ấn Tống: Giới Thiệu Nguồn Gốc A-di-đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 32)

Chư Tổ Tịnh Độ Tông

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 5)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 80)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Karmapa Đời Thứ 17

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Bố Thí

Chương 1 bài 2 Mục 1 Phương Pháp Tu Trì

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương

Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần Cuối)

Đường Về Cực Lạc

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese