PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Quan niệm về Tịnh Độ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

.

Thật vậy, bước đầu Phật dạy tâm thanh tịnh thì quốc độ sẽ thanh tịnh theo, vì quốc độ gắn liền với con người. Thực tế cho thấy người có tâm thanh tịnh luôn chiêu cảm được những người thanh tịnh tới với họ. Lý này được kinh Hoa nghiêm ghi rằng: “Những người cùng tôi đồng một hạnh, cầu được sanh chung một cõi nước”. Vì khi tâm mình thanh tịnh chắc chắn cũng muốn người thanh tịnh đến sống chung để dễ dàng chia sẻ tri thức và hỗ trợ nhau thành công trong mọi Phật sự.

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh (kinh Duy Ma). Cho nên, ở bước thứ hai, khi kinh Đại thừa ra đời, mới có kinh Vô lượng thọ, trong đó, một nhân vật tiêu biểu là Đức Phật A Di Đà. Ngài là một người sống thực và đã trải qua quá trình tu hành chuyển hóa nội tâm đạt đến tâm thanh tịnh hoàn toàn, nên trí giác của Ngài trở thành viên mãn, từ đó Ngài mới xây dựng An dưỡng quốc ở phương Tây.

Để được sống môi trường tu tập thuận tiện cho việc phát huy tuệ giác, chư vị Bồ-tát trong mười phương đã tìm đến trụ xứ thanh tịnh tuyệt đối của Đức Phật A Di Đà và cũng được làm việc dưới sự chỉ đạo hoàn toàn sáng suốt và thanh tịnh vô cùng của Ngài. Từ đó, với sự đóng góp khối óc và con tim của nhiều Bồ-tát, An dưỡng quốc của Đức Phật A Di Đà đã phát triển cực độ, trở thành một Tịnh độ nổi danh là thế giới  Cực lạc ở phương Tây.

Như vậy, kinh Vô lượng thọ hiện hữu từ cái gốc là tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh, tức hành giả xây dựng được nội tâm thanh tịnh sẽ tác động cho người xung quanh thanh tịnh theo và dẫn đến hình thành Tịnh độ ở phương Tây.

Tuy nhiên, về sau, kinh Vô lượng thọ được rút gọn thành kinh Tiểu bản Di Đà theo đó, người muốn về Tịnh độ phải niệm Phật A Di Đà đến nhứt tâm bất loạn sẽ được vãng sanh. Nhưng không phải về đó để hưởng thụ, mà để tu tập đến quả vị Phật.

Thể hiện lý này, phẩm Phổ Hiền Bồ-tát trong kinh Hoa nghiêm nói rằng người có nguyện vãng sanh Cực lạc để được Đức Phật A Di Đà thọ ký, chứng Pháp thân thanh tịnh, mới đi hành đạo Bồ-tát trong mười phương. Trong khi ở Ta-bà, họ không thể hành Bồ-tát đạo được, vì chưa có đủ trí tuệ và công đức, nên phải nương theo trí tuệ của Phật A Di Đà soi sáng, họ mới có thể mở rộng tầm nhìn sáng suốt đến khắp mười phương và có đủ đạo lực giáo hóa chúng sanh cho đến ngày thành tựu quả vị Toàn giác.

Và từ tư tưởng nương vào sự giáo dưỡng của Đức Phật A Di Đà theo kinh Hoa nghiêm, Phật giáo Đại thừa đã triển khai để xây dựng nhân gian Tịnh độ, tức trở lại cốt lõi rằng nơi nào có người thanh tịnh sẽ tập hợp được người thanh tịnh, mới trở thành Tịnh độ. Nói cách khác, với tâm thanh tịnh thì Tịnh độ đã hiện hữu ngay tại cõi Ta-bà này.

Như vậy, trên bước đường phát huy tuệ giác, chúng ta nhận thấy rõ tư tưởng Tịnh độ hoàn toàn trùng hợp với ý nghĩa Niết-bàn theo Phật giáo Nguyên thủy. Tên gọi tuy có khác, nhưng yếu nghĩa của Niết-bàn và Tịnh độ là một. Như trên đã lý giải, Đức Phật A Di Đà hoàn toàn thanh tịnh, nên Ngài an trụ ở phương Tây là nơi đó liền trở thành Cực lạc, Cực lạc là tên khác của Niết-bàn, hay vô trụ xứ Niết-bàn, hoặc tự tánh Niết-bàn, nói lên yếu lý rằng người có tâm thanh tịnh ở đâu thì ở đó là Niết-bàn, là Tịnh độ vậy.

Có thể khẳng định rằng Niết-bàn được phát triển và kiến giải dưới tên Tịnh độ. Niết-bàn và Tịnh độ là sợi chỉ đỏ nối kết một cách sâu sắc Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, tạo thành cảnh giới an lạc, giải thoát miên viễn cho hàng đệ tử Phật trên dòng sinh mạng tương tục Bồ-tát đạo cho đến cứu cánh Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
HT. Thích Trí Quảng
(Giác Ngộ)

 

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Chặng Đường Giác Ngộ Của Thiền Sư Khánh Hỷ

CHẶNG ĐƯỜNG GIÁC NGỘ CỦA THIỀN SƯ KHÁNH HỶ Như Hùng “Đầu lông trùm cả càn khôn thảy Hạt cải...

Quan Niệm Về Trợ Tử Của Đạo Phật Nguyễnphúc Bửu Tập

QUAN NIỆM VỀ TRỢ TỬ CỦA ĐẠO PHẬTNguyễnPhúc Bửu Tập Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ, dư...

Nét Xuân Khai

Nét Xuân Khai

NÉT XUÂN KHAINhư Nhiên Thầm lặng Xuân về lúc nửa đêm Lay giọt sương khuya đọng trước thềm Đánh thức...

Mẹ Hiền Quán Thế Âm

Mẹ Hiền Quán Thế Âm

MẸ HIỀN QUÁN THẾ ÂM                                                                    Tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Chùa Linh Ứng - Sơn Trà,thành...

Luôn Nghĩ Về Người Khác Nhiều Hơn Là Chính Mình

Luôn nghĩ về người khác nhiều hơn là chính mình

Chúng ta hay tủi thân vì nhìn thấy người khác có những thứ mà mình không có, như chị đó...

Vượt Trên Cả Chư Thiên

Vượt Trên Cả Chư Thiên

VƯỢT TRÊN CẢ CHƯ THIÊN Bhikkhu Bodhi Nguyễn Thường Tâm dịch   Lời Người Dịch: Phật giáo không công nhận...

Dự Án Chia Sẻ Bữa Ăn Chay Tại Hà Nội

Dự Án Chia Sẻ Bữa Ăn Chay Tại Hà Nội

Lời ngỏ! Theo đạo Phật, phương pháp ăn chay là một pháp môn tối quan trọng trong muôn ngàn pháp...

Bài Học Về Lòng Từ Bi Từ Đức Đạt Lai Lạt Ma

Bài học về Lòng từ bi từ Đức Đạt Lai Lạt Ma

BÀI HỌC VỀ LÒNG TỪ BI từ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Margaret Moodian: Educator, Nonprofit Leader, Court Appointed Special...

Giọt Sương Đầu Cỏ

Giọt sương đầu cỏ

GIỌT SƯƠNG ĐẦU CỎThích nữ Huệ Trân               Từng thiền hành một mình trong nhiều buổi sáng mờ...

Thực Hành Duy Thức

Thực Hành Duy Thức

THỰC HÀNH DUY THỨC Nguyễn Thế Đăng 1 Mục tiêu chiến lượcDuy thức, như tất cả các con đường khác...

Đại Thừa Khởi Tín Luận Bồ Tát Mã Minh – Cao Hữu Đính Việt Dịch

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thành Duy Thức Luận

Thành Duy Thức Luận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trả Lời Cùng Tâm Lễ-nguyễn Ngọc Luật (qua Bài Viết: Vài Suy Nghĩ Về Bài Viết “nghĩ Về Bài Viết Người Tu Sĩ Xin Nhìn Lại” Của Thầy Thích Trung Hữu)

TRẢ LỜI CÙNG TÂM LỄ-NGUYỄN NGỌC LUẬT(QUA BÀI VIẾT: Vài suy nghĩ về bài viết “nghĩ về bài viết người...

Phản Biện Hiện Tượng Thích Thông Lạc – Toàn Không

Phản Biện Hiện Tượng Thích Thông Lạc – Toàn Không

MỤC LỤC I). Đại Thừa là của Bà La Môn để lừa đảo tín đồ Phật Giáo II). Thiền Đông...

Ta Còn Để Lại Gì Không?

Ta còn để lại gì không?

TA CÒN ĐỂ LẠI GÌ KHÔNG?Vĩnh Hảo   Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã mở đầu bài thơ Nguyện Cầu...

Chặng Đường Giác Ngộ Của Thiền Sư Khánh Hỷ

Quan Niệm Về Trợ Tử Của Đạo Phật Nguyễnphúc Bửu Tập

Nét Xuân Khai

Mẹ Hiền Quán Thế Âm

Luôn nghĩ về người khác nhiều hơn là chính mình

Vượt Trên Cả Chư Thiên

Dự Án Chia Sẻ Bữa Ăn Chay Tại Hà Nội

Bài học về Lòng từ bi từ Đức Đạt Lai Lạt Ma

Giọt sương đầu cỏ

Thực Hành Duy Thức

Đại Thừa Khởi Tín Luận Bồ Tát Mã Minh – Cao Hữu Đính Việt Dịch

Thành Duy Thức Luận

Trả Lời Cùng Tâm Lễ-nguyễn Ngọc Luật (qua Bài Viết: Vài Suy Nghĩ Về Bài Viết “nghĩ Về Bài Viết Người Tu Sĩ Xin Nhìn Lại” Của Thầy Thích Trung Hữu)

Phản Biện Hiện Tượng Thích Thông Lạc – Toàn Không

Ta còn để lại gì không?

Tin mới nhận

Tư duy lời Phật dạy nhân mùa dịch

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày mới tuyệt vời

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Sự việc đáng suy ngẫm: Bà nội đầu độc cháu

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Truyện Phật giáo: Thái tử cầu Pháp

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Hạnh hiếu của Đức Phật

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

Làm gì có Phật trên đời!

Học làm Phật

Lời Phật dạy về ruộng phước

Nỗi buồn của người mẹ

Ước nguyện quá khứ

Tin mới nhận

Sống ở đời, bất cứ cái gì ”Quá” cũng không tốt.

Khảo về vương nạn Tỳ Lưu Ly và cuộc thiên di đến Gandhàra của dòng họ Thích

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Đức đạt lai lạt ma trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Telemundo

Vấn Đáp Về Phật Giáo

Chúc Thọ Thiện Hoa Giới Đàn

Lời Phật dạy cách đối mặt với kẻ tiểu nhân

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Sống trong Pháp giới Hoa Nghiêm

Cuộc trò chuyện về Khủng hoảng của Vòng lặp Phản hồi Khí hậu

Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật

Bóng Mây Bay Thoáng Qua Trên Đường Về Xứ Phật – Trần Kiêm Đoàn

Nghi Thức Tụng Giới Bổn Bồ Tát Địa Trì

Nụ Cười Buồn Mùa Hè

Đâu là những đột phá gần đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh? (song ngữ Vietnamese-English)

Lá Thư Thứ Ba: Chúc Mừng Sinh Nhật Thứ 80 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14

Tiểu Sử Vắn Tắt Tulku Dakpa Rinpoche

Tánh Không ( Súnyatà )

Bút ký của một người sanh ra vào năm cuối thập niên 1940s tại miền Nam Việt Nam

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Phật giáo nhập thế và vấn đề phát triển kinh tế bền vững

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Kinh Chuyển Pháp Luân

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Bách Dụ: Vợ chồng đánh cuộc để ăn bánh

Kinh Không Sợ Hãi

Kinh Bách Dụ: Nông phu mơ tưởng công chúa

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 26)

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Kinh Phước Đức

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Các Bản Dịch Của Tỳ Khưu Indacanda

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 12)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Chứng Ngộ Và Vãng Sanh Cực Lạc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 10)

Tu Mau Kẻo Trễ

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 21)

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Khuyên Tu Tịnh Độ Thiết Yếu

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần 2)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese