NHƯ DÒNG THÁC CHẢY RA BIỂN…
Hạnh Phúc Đối Diện Tử Sanh
Tác giả Matthieu Ricard
(Plaidoyer pour le Bonheur)
Nguyễn Thượng Chánh chuyển ngữ
Chết tuy xa mà gần. Xa, vì chúng ta nghĩ rằng nó chỉ đến
sau nầy mà thôi; gần vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chết là điều cầm chắc, nhưng lúc nào là điều không ai có
thể tiên liệu trước được.
Khi giờ ra đi đã đến rồi thì không một lời lẽ nào có thể thuyết
phục bắt nó phải chờ được, không một quyền lực nào đẩy lùi được nó, không có tiền của
nào mua chuộc được, cũng như không có một sắc đẹp nào có thể quến nó được hết.
torrent qui court vers la mer, Comme le
soleil et la lune qui glissent vers les monts du couchant, Comme les
jours et les nuits, les heures, les instants qui s’enfuient, La vie humaine
s’écoule inexorablement. (Padmasambhava, Đại sư Tây Tạng, người đã đem Phật giáo
vào Tây Tạng vảo thế kỷ thứ 8-9.
M.Ricard dịch).
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết
không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của
một đời sống trọn vẹn: một cái chết êm đềm là kết quả của một cuộc sống tốt đẹp.
Văn hào Victor Hugo đã từng nói: “Sống hạnh phúc thì
chết vinh quang” ( C’est le bonheur de
vivre qui fait la gloire de mourir).
Hãy nhớ đến cái chết để trân quý mỗi giây phút trong cuộc sống hiện tại
Làm sao đương đầu với cái chết mà không quay lưng lại
với cuộc sống?
Làm sao nghĩ tới cái chết mà không thất vọng, không sợ hãi
cũng nhưkhông cắt đứt hết tất cả mọi lạc thú và sung sướng trong đời?
Etty Hillesum có nói: “Loại bỏ cái chết ra khỏi cuộc đời,
chúng ta không thể sống trọn vẹn được, còn chấp nhận cái chết trong lòng cuộc sống,
sẽ mở rộng vàphong phú hóa cuộc đời của chúng ta hơn.”
Bởi vậy, cách chúng ta tư duy đến cái chết của bản thân
sẽ ảnh hưởng không ít đến phẩm chất của cuộc sống. Có người thì hốt hoảng,nhưng có
người thì không màngquan tâm đến nó, và người khác thì ngắm nhìn cái chết như một
thực thể không thể tránh khỏi. Thái dộ nầy giúp chúng ta trân quývàtận hưởng giá
trị mỗi giây phút đang trôi qua trong cuộc sống.
Cái chết nhắc nhỡ chúng ta phải quan tâm và tránh phung
phí thời gian trong nhũng cuộc vui chơi vôích.
Mọi người đều bình đẳng trước cái chết, nhưng chúng ta
khác nhau về thái độ và cách chuẩn bịgiây phút lâm chung của chính mình.
Esther “Etty” Hillesum (15 January 1914
in Middelburg, Netherlands – 30 November 1943
in Auschwitz, Poland) was a young
Jewish woman whose letters and diaries, kept between 1941 and 1943 describe
life in Amsterdam during the German
occupation. They were published posthumously in 1981, before being
translated into English in 1983
Tốt hơn hết là chúng ta nên biết cách lợi dụng nỗi lo
sợ trước cái chết hơn làcó thái độ thờ ơ với nó.
Chúng takhông sống trong nỗi thù hằn với cái chết, nhưng
vẫnphải ý thức về sự mong manh của kiếp nhân sinh. Chúng ta không nên thờ ơ nhưng
phải biết trân quý thời gian còn lại trong phù sinh.
Cái chết thường đến bất ngờ mà không cần báo trước: đang
có một sức khoẻ tốt, đang thưởng thức một bữa tiệc vui cùng bạn bè trong khung cảnh
tuyệt vời, biết đâu đócó thể đó là lúc chúng ta đang sống những giây phút cuối cùng
đờimình.
Chúng ta đành bỏ lại cho người thân, cuộc hàn huyêngián
đoạn, dĩa thức ăn lở vỡ và những dự án chưa hoàn tất.
Không có gì để tiếc nuối hết?
Nếu biết lợi dụng tối đa tiềm năng phi thường mà sự sống
đã mang đến cho mình, thì tại sao mình phải dày vò tiếc nuối làm chi trước cái
chết.
Dù cho thời tiết cóưu đãi hay không đi nữa thì người nông
dân nào đã cày, đã gieo mạ, đã chăm sóc và chu toàn vụ mùa rồi
thì họ không có lý do gì phải tiếc nuối cả.
Chúng ta chỉ có thể tiếc nuối khi chúng ta chểnh mảng và thiếu
sự quan tâm mà thôi.
Người nào biết lợi dụng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống
để tự rèn luyện thành một người hoàn thiện hầu đóng góp vào hạnh phúc của tha nhân
thì người đó có quyền được chết với tâmthanh tịnh.
Không còn gì cả
Cái chết cũng không khác hơn gì một ngọn lữa đã tắt liệm,
một giọt nước tan thấm vào lòng đất khô cằn.
Nếu cuộc phiêu lưu không dừng nơi đây thì chết chỉ là một
trạm trong hành trình mà thôi.
Như Phật giáo đã nói tâm thức của chúng ta đã từng sống
và sẽ còn sống mãi trong vô số kiếp nữa.
Vậy khi gần đến phút lâm chung, sẽ không thích hợp nếu
chúng ta âu lo là mình sẽ bị đau đớn hay không nhưng cần phải tự vấn là mình đã sẵn
sàng chưa trước ngã rẽ quyết định nầy.
Trong tất cả mọi trường hợp, vào những tháng cuối cùng
của cuộc đời chúng ta cần phải giữ cho tâm trạng được thanh tịnh hơn là rơi vào
trong một trạng thái lo âu.
Tại sao chúng ta phải dày vò với ý tưởng làphải bỏ lại
người thân, bỏ lại tài sản để rồi sống trong sự chán ghét thân xác mình?
Như Đại Sư Sogyal Rinpoché đã giải thích: “Chết tượng trưng
cho sự hủy hoại tối thượng và không tránh khỏi của những gì chúng ta gắn bó nhất:
đó là chính chúng ta.Bởi vậy những lời dạy về vô ngã (sans-égo) và bản chất của trí tuệ có thể giúp ích cho chúng ta.” (Đai
Sư là tác giả của Tác phẩm nổi tiếng Tạng Thư Sống Chết).
Khi đến
giờ phút sắp ra đi,chúng ta cần phải giữ cho tâm được thanh tịnh, vị tha và
buông xả. Như thế chúng ta tránh được sự dày vò tinh thần và thể xác./.
“La mort
représente l’ultime et inévitable destruction de ce à quoi nous sommes le plus attaché:nous
même.On voit donc à quel point les enseignements sur le sans égo et la nature
de l’esprit peuvent aider. Il convient donc, à l’approche de la mort, d’adopter
une attitude sereine, altruiste, sans attachement. On évite ainsi de faire de
la mort une torture mentale autant qu’une épreuve physique”.
Montreal, April 20, 2011
Discussion about this post