PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giải Thoát Khỏi Nhân Quả

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIẢI THOÁT KHỎI NHÂN QUẢ
Nguyễn Thế Đăng

Giai Thoat1 Con đường giải thoát

Nhân quả là định luật của đời sống. Nhân quả tạo ra đời sống. Với người có trí và hướng thượng, họ biết áp dụng nhân quả vào cuộc sống của mình, để tạo ra một cuộc sống hạnh phúc hơn, hướng thượng hơn bằng những hành động (nghiệp) tốt đẹp.

Nhưng nhân được tạo ra bằng một thân, khẩu, tâm ý hữu hạn của con người, dù tốt đẹp đến đâu, cũng chỉ tạo ra một quả hữu hạn, nghĩa là có sanh ra thì có hoại diệt, vẫn nằm trong vòng vô thường đưa đến khổ đau. Nhân quả tạo ra trong các cõi đều nằm trong vô thường khổ đau.

Với người đã mệt mỏi với vòng nhân quả tương đối, có nguyện vọng cao cả hơn, muốn thoát khỏi vòng nhân quả, tức là vòng sanh tử này, họ tìm đến đạo Phật, như là con đường vượt thoát khỏi nhân quả, vượt thoát khỏi ba cõi sanh tử. Đây là con đường giải thoát và giác ngộ của đạo Phật.

Con đường giải thoát khỏi vòng nhân quả của đạo Phật là thấy và chứng thực được vô ngã (không có một cái tôi) và vô pháp (không có những đối tượng cho cái tôi). Vô ngã là không có một cái tôi hành động, một cái tôi tạo nghiệp tốt xấu. Vô pháp là không có những đối tượng cho hành động, nghĩa là những đối tượng của nghiệp. Hai cái đó không có thì nghiệp nhân và nghiệp quả không thành.

Vô ngã và vô pháp là sự không có hiện hữu nội tại, không có tự tánh của một cái tôi và những đối tượng của cái tôi ấy. Vô ngã và vô pháp nghĩa là tánh Không, tức là sự không có tự tánh của tất cả mọi sự.

Thế nên người ta giải thoát được khỏi vòng sanh tử tạo bằng nhân quả khi người ta thấy và chứng được tánh Không, hay là sự vô tự tánh, của vòng sanh tử. Không phải người ta phải dùng một năng lượng khủng khiếp, như năng lượng nguyên tử chẳng hạn, để phá tan vòng sanh tử này, mà người ta phải phá sự chấp có tự tánh của vòng sanh tử. Khi thấy sanh tử không có tự tánh, người ta giải thoát mà chẳng hề đụng đến thế giới này.

Trong ba yếu tố cấu thành con người là thân, khẩu, tâm, thì tâm là cái quan trọng nhất (Tâm dẫn đầu các pháp, tâm là chủ, tâm tạo – Kinh Pháp cú, phẩm Song yếu). Thế nên người ta giải thoát khỏi một đối tượng không phải bằng cách phá hủy đối tượng đó, mà bằng cách phá hủy sự bám chấp của tâm vào đối tượng đó. Đạo Phật, tự căn bản, là bất bạo động như vậy.

2 Tánh Không là giải thoát

Như trên đã nói, người ta giải thoát khỏi ba cõi sanh tử tạo thành bởi nhân quả bằng cách đạt đến vô ngã và vô pháp, hay tánh Không, hay sự vô tự tánh của chủ thể và đối tượng.

Kinh Lăng Nghiêm nói về sự vô tự tánh như sau: Ở giữa không thật tánh Giống như lau gác nhau Buộc, mở đồng một nhân Thánh, phàm không hai lối. Hãy xem tánh giao nhau Có, không đều chẳng phải Mê lầm là vô minh Phát minh liền giải thoát.

Cái tôi và đối tượng của cái tôi đều vô tự tánh, không có hiện hữu thật sự. Chúng là duyên sanh, do rất nhiều nhân duyên tạm thời hợp lại mà thành. Mất chỉ một nhân duyên nhỏ, thì không thành cái đó. Như ba cây lau gác nhau thì thành một tam giác, thiếu một cây lau thì chẳng thành hình gì. Ba cây lau là căn, trần, thức. Thiếu một cái thì không thành con người. Một cái khác đi thì thành một người khác. Cái tôi và mọi cái của tôi, thế giới của tôi, đều do “tính giao nhau” của rất nhiều nhân duyên, rất nhiều nhân quả mà thành. Tôi mà mất đi một ít nguyên tố không khí, thì tôi không còn có mặt trên đời này, thế giới của tôi cũng tiêu tan mất.

Tất cả đều do nhân duyên sanh nên không có tự tánh, nên tất cả là tánh Không. Thấy được tánh Không bèn giải thoát khỏi vô minh mê lầm cho là có là không, là có sanh có diệt.

Thiền sư Quốc sư Huệ Trung, giống như Kinh Đại Bát-nhã đã chỉ rõ, nói, “Các pháp chẳng đến nhau, ngay đó là giải thoát”. Sắc thọ tưởng hành thức hội họp thành cái tôi.

Sắc thanh hương vị xúc pháp là đối tượng của một cái tôi. Vì do hội họp mà thành, do những nhân duyên mà có, nên chúng là vô tự tánh. Chúng chỉ tạm thời “giao nhau” trong vài giây phút chứ chúng chẳng thật sự đến được với nhau. Nếu chúng thật sự gặp gỡ nhau, đến được với nhau, chúng phải ở luôn với nhau. Chúng chẳng đến nhau vì chúng vô tự tánh.

Thấy các pháp chẳng đến nhau, đó là thấy tánh Không. Thấy các pháp tạo thành cái tôi và thế giới này chẳng đến nhau, chưa từng đến nhau, nghĩa là chưa từng có tôi và có sanh tử, thì “ngay đó là giải thoát”.

Ở đây chúng ta chỉ nói đến hai khai thị về tánh Không. Muốn thấy trực tiếp tánh Không phải thực hành thiền định và thiền quán lâu dài, vì thấy trực tiếp tánh Không thì không qua lý tính, lý luận, so sánh, thí dụ… của ý thức. Hơn nữa, không chỉ thấy trực tiếp tánh Không, mà còn phải sống tánh Không đó qua toàn bộ thân, ngữ, tâm, nghĩa là bằng mắt tai mũi lưỡi thân ý để được giải thoát hoàn toàn.

3 Sự khác biệt giữa con đường A-la-hán và con đường Bồ-tát

Muốn giải thoát khỏi thế giới sanh tử nhân quả chỉ có một cách là chứng ngộ tánh Không. Tánh Không là chân lý tuyệt đối, so với sanh tử là chân lý tương đối.

Trong sự tương quan giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, chúng ta có từng cặp như sau: sanh tử và Niết-bàn, sắc và không, tướng và tánh, sự và lý, hiện tượng và bản thể…

Con đường A-la-hán từ bỏ sanh tử và chứng đắc Niết-bàn, từ bỏ thế giới hiện tượng và đạt đến thế giới bản thể, từ bỏ thế giới sự và thể nhập lý. Niết-bàn hay tánh Không của con đường này tách biệt và đoạn tuyệt hẳn với thế giới hiện tượng, sanh tử.

Trong khi đó, Niết-bàn hay tánh Không của con đường Bồ-tát thì không tách lìa với sanh tử hay thế giới sắc tướng. Bởi thế Tâm kinh Bát-nhã nói, “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”. Niết-bàn của Bồ-tát là Trung đạo “tức là” này.

Vì lời nguyện cứu giúp chúng sanh, người tu đạo Bồ- tát phải ở trong sanh tử cùng với chúng sanh, cho nên Niết-bàn tánh Không của Bồ-tát cũng không lìa sanh tử. Tánh Không là Trung đạo. Trung đạo này chính là tánh bất nhị của Niết-bàn và sanh tử.

Trung luận của Bồ-tát Long Thọ nói: Niết-bàn và thế gian Không mảy may phân biệt Thế gian và Niết-bàn Cũng không chút phân biệt Thật tế của Niết-bàn Cùng thật tế thế gian Hai tế ấy như vậy Không mảy may sai biệt. (XXV, 19,20)

Sanh tử và Niết-bàn cùng một thật tế, cùng một bản tánh, cùng “một vị”.

Thế nên, trong Trung luận, thực tại rốt ráo là Không, Giả, Trung. Nếu bậc A-la-hán là Không thuần túy thì Bồ- tát còn Giả (như huyễn) và Trung (sự bất nhị của sắc và không, sự bất nhị của sanh tử và Niết-bàn).

Dùng thuật ngữ khác, nếu với bậc A-la-hán, thực tại rốt ráo là duy chỉ Lý vô ngại thì với Bồ-tát là Lý Sự vô ngại, sự vô ngại của sanh tử và Niết-bàn. (VHPG 197 2014)

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Tách Trà Ước Hẹn

Tách trà ước hẹn

TÁCH TRÀ ƯỚC HẸN Thanh Thị   1. Có một dạo cứ tầm khoảng 5 giờ sáng là tôi lại...

Karuna Va Tiếng Hat Của Một Ba Lão An Xin

Karuna va tiếng hat của một ba lão an xin

KARUNA VA TIẾNG HAT CỦA MỘT BA LÃO AN XINHoang Phong   Karuna là tiếng Pa-li và tiếng Phạn, kinh...

Xuất Xứ Của Tâm Kinh

Xuất Xứ Của Tâm Kinh

       XUẤT XỨ CỦA TÂM KINH_________________________Kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mậtQuyển 1Phẩm 3: Tu tập tương ưngHán dịch: Tam tạng...

Ăn Thịt-Không-Phải-Thịt

Ăn thịt-không-phải-thịt

Những chiếc bánh hamburger không có thịt Ngành công nghiệp sản xuất thịt nằm trong số những nguồn phát thải khí...

Tâm Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc

Tâm từ bi là cội nguồn của hạnh phúc

Lòng từ bi hướng tới tất cả chúng sinh mẹỞ bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào, tâm...

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINHThích Trí Thủ Chân thành tán thán ghi nhận công đức các vị:...

Lòng Vị Tha Của Bồ Tát

Con nít vô tư và rất hồn nhiên. Sống trong thế giới của chúng, tôi không phải suy nghĩ nhiều...

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Đốn ngộ tiệm tu

ĐỐN NGỘ TỆM TU Nguyễn Thế Đăng 1. Tổng quan về Thiền tông Đốn ngộ tiệm tu là một vấn...

Phép Màu Nào Giúp Tôi Thoát Khỏi Pháp Luân Công!

Phép Màu Nào Giúp Tôi Thoát Khỏi Pháp Luân Công!

Sớm nay thức dậy, những hình ảnh, ký ức về một giai đoạn tôi tu luyện Pháp Luân Công cứ...

Hữu Vi & Vô Vi Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Hữu Vi & Vô Vi Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

HỮU VI & VÔ VITHEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁOThiện Phúc  HỮU VI-VÔ VI THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO Tất cả...

Vào Trong Huyễn Mộng … Cư Sĩ Liên Hoa

Vào Trong Huyễn Mộng … Cư Sĩ Liên Hoa

VÀO TRONG HUYỄN MỘNG …Cư sĩ Liên Hoa Đêm qua, trăng đến muộn vạn vì sao lao xao đời người,...

Dù Bất Kỳ Đang Ở Đâu, Hãy An Trú Hoàn Toàn Ở Đó

Dù bất kỳ đang ở đâu, hãy an trú hoàn toàn ở đó

DÙ BẤT KỲ ĐANG Ở ĐÂU, HÃY AN TRÚ HOÀN TOÀN Ở ĐÓTrích từ sách: Sức Mạnh Của Hiện Tại...

Mục Đích Đời Người

Mục Đích Đời Người

MỤC ĐÍCH ĐỜI NGƯỜI Lama Zopa Rinpoche. - Thanh Liên dịch Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống,...

Vai Trò Của Giới Luật Trong Nếp Sống Thiền Môn

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

VAI TRÒ CỦA GIỚI LUẬT TRONG NẾP SỐNG THIỀN MÔNThích Trung Định Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có...

Tình Mẹ Trong Phật Giáo

Tình Mẹ Trong Phật Giáo

TÌNH MẸ TRONG PHẬT GIÁO Karen VillanuevaNguyên Hiệp dịch Phật giáo ngập đầy những hình tượng và ẩn dụ về...

Tách trà ước hẹn

Karuna va tiếng hat của một ba lão an xin

Xuất Xứ Của Tâm Kinh

Ăn thịt-không-phải-thịt

Tâm từ bi là cội nguồn của hạnh phúc

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Lòng Vị Tha Của Bồ Tát

Đốn ngộ tiệm tu

Phép Màu Nào Giúp Tôi Thoát Khỏi Pháp Luân Công!

Hữu Vi & Vô Vi Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Vào Trong Huyễn Mộng … Cư Sĩ Liên Hoa

Dù bất kỳ đang ở đâu, hãy an trú hoàn toàn ở đó

Mục Đích Đời Người

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Tình Mẹ Trong Phật Giáo

Tin mới nhận

Lời Phật dạy cách đối mặt với kẻ tiểu nhân

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

Lời Phật dạy về Y phục

Những lời Phật dạy bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Vì sao đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không?

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

Tại sao Đức Phật lại nói Thân người khó được, Phật pháp khó nghe?

Đau không có nghĩa là khổ

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Phật là cơm

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Phật đã cho con

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Tin mới nhận

Khái Lược Phật Học Viện Singapore

Ẩm Thực Và Những Giới Luật Liên Quan

Truyền Thuyết Đức Phật Di-lặc

Kinh Bách Dụ: Hai đứa trẻ tranh nhau phân biệt sợi lông

Vu Lan Mùa Mở Những Sợi Dây Treo Ngược – Thích Thái Hòa

Mừng Phật Đản Đến Với Chúng Sanh

Bốn pháp thu phục lòng người

Khai tâm cho mùa xuân mới

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Nỗi Lòng Tu Đi

Hành Hương Nhìn Từ Kinh Đại Bát Niết Bàn – Thích Nguyên Hiệp

Dẫn Vào Kinh Pháp Hoa

Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm

Hãy để cho người khác được tự tại

Đúng hẹn lại lên

Tôn Giả Mục Kiền Liên

Bảo Vệ Gia Đình Khỏi Đổ Vỡ

Bản Chất Của Hạnh Phúc

Trầm Tư Về Vũ Trụ Chung Quanh Chúng Ta

Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện Ác

Tin mới nhận

Sách “Nhận Thức Quán – Mười liệu pháp chánh niệm” của tác giả Henepola Gunaratana

Kinh Bách Dụ: Người xuất gia tham lợi dưỡng

Kinh Phước Đức

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Pháp luân công xuyên tạc Kinh Phật, Phật Di Lặc nhằm mục đích gì?

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 35)

Về Bài Kinh Kalama

Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Bài kinh về ngọn lửa

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Tin mới nhận

Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Bài Văn Khuyên Phát Tâm Bồ Đề

Tịnh Độ Chân Tông Của Nhật Bản

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

Ấn Quang Đại Sư Khai Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Tịnh độ ngũ kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Suy gẫm về sự bất thối chuyển trong kinh A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Tịnh Độ Quyết Nghi Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 289)

Tinh Tấn Ba La Mật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 5)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese