PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG Ở CHÙA HÀN QUỐC

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG Ở CHÙA HÀN QUỐC
Giác Lệ Hiếu
Hanquoc (4)

Ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến chương
trình trải nghiệm cuộc sống ở chùa tại Hàn Quốc

Sự phát triển hiện đại như toàn cầu hóa, công nghệ tiên tiến, tốc độ tăng tốc của các phương tiện vận tải và thông tin liên lạc mang đến lối sống tiện nghi vật chất đủ đầy hơn, đồng thời mang theo những bất ổn và khủng hoảng trong xã hội. Khi đối mặt với những thách thức này, người ta có cảm giác bị mất thăng bằng, hụt hẫng, căng thẳng hoặc trầm cảm.

Do đó, nhu cầu cân bằng cảm xúc, sống chậm và có ý nghĩa trở nên cấp thiết. Và sự cần thiết hơn hết đó là lắng nghe giáo pháp của Đức Phật, thực tập lối sống an vui mà Ngài đã chỉ ra với sự phát nguyện và quyết tâm. Đây là cơ sở cho các chương trình “Trải nghiệm cuộc sống ở chùa” (Templestay) trở nên ngày một phổ biến và thành công.

Với bề dày lịch sử Phật giáo mấy nghìn năm, cộng thêm nét văn hóa phương Đông đậm đà cùng các tín ngưỡng dân gian đặc trưng, Hàn Quốc đã và đang xây dựng chương trình Templestay độc đáo cho đông đảo quần chúng, đặc biệt là người nước ngoài. Một chương trình tiêu biểu thường kéo dài một ngày một đêm, bao gồm nhiều hoạt động đa dạng, nhưng thống nhất ở mục đích chính là tìm về sự an tĩnh nội tâm, bằng cách thực tập sống trong môi trường của người xuất gia.

Ngày đầu tiên của chương trình này thường bắt đầu ở phần giới thiệu khái quát văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Phật giáo Hàn Quốc nói chung và ở tại ngôi chùa đang diễn ra Templestay nói riêng. Hành giả được hướng dẫn oai nghi căn bản như chắp tay chào nhau, quỳ lễ Phật, tọa thiền và dùng cơm chay. Đoạn video chừng 10 phút có các tạo hình nhân vật nhà sư, chú tiểu và hành giả như phim hoạt hình rất dễ thương, trình bày bốn oai nghi căn bản của Phật tử khi đến chùa một cách sinh động dễ hiểu, không cần thuyết minh, khiến những người lần đầu đến chùa và không là Phật tử cũng có cảm tình và tự nguyện thực hành theo.

Nhà chùa chuẩn bị quần áo đồng phục theo mùa (mùa đông và mùa hè), thẻ đeo có ghi tên và thời khóa tu tập cho hành giả, đồng thời phân chia liêu (từ 2 – 4 người) để ở. Trong phòng tuyệt không có internet, tivi hay bất kỳ sản phẩm của công nghệ nào. Im lặng chánh niệm và không sử dụng điện thoại là yêu cầu chung cho tất cả các chương trình. Sau khi ăn nhẹ, hành giả vân tập chánh điện, dưới sự hướng dẫn của quý sư, thực hiện nghi thức công phu chiều. Bát-nhã Tâm kinh, Tam tự quy y… được dịch ra nhiều thứ tiếng giúp hành giả chưa tiếp xúc với kinh Phật hay không biết tiếng Hàn cũng có thể hiểu nghĩa.

Hanquoc (6)

Một giờ học về cách rèn luyện sức khỏe trong thiền môn

Do yếu tố lịch sử và chính trị, ngày nay đền chùa tại Hàn Quốc đa phần không tập trung ở phố thị. Đặc biệt, các ngôi chùa có chương trình Templestay thường ở trên núi cao hoặc đảo xa, nơi có không gian rộng mở và phong cảnh đẹp, tĩnh lặng, tách biệt với sự náo nhiệt đời thường. Đây là điểm cộng trong hành trình giải phóng khỏi những căng thẳng, rũ bỏ những xôn xao náo nhiệt thường ngày để tìm về sự an tĩnh nội tâm.

Chịu ảnh hưởng phong thủy Trung Hoa, kết hợp với nghệ thuật kiến trúc đền chùa phương Đông độc đáo, những ngôi già-lam ở xứ sở kim chi thường có phong cảnh hữu tình, thanh thoát, đậm chất thiền môn và cực kỳ tao nhã. Từ cổng ngoài vào đến chánh điện phải qua ba lớp cửa với những ý nghĩa riêng: đầu tiên là Nhất trụ môn – biểu trưng cho chân lý tuyệt đối, chân thật của giáo lý Phật giáo, Tứ đại Thiên vương môn – lớp cổng lớn có hình tượng của bốn vị Trời canh giữ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc nhằm cảnh giới chúng sanh bỏ ác tâm, phát triển thiện tâm, và lớp cửa cuối Bất nhị môn – tượng trưng cho sự vô phân biệt, không còn đối đãi, bỉ thử, không đẹp xấu, phải trái, hơn thua… Bước qua lớp cửa này là hành giả đã đến rất gần với “đất Phật” rồi. 

Cuối cùng, hành giả còn đi qua một chiếc cầu đá bắc ngang dòng suối nhỏ (có nơi làm cách điệu nếu không đủ không gian). Chiếc cầu đóng vai trò như cột mốc ngăn cách giữa thế giới trần tục và thế giới linh thiêng, thường được chạm khắc hoa văn lồi lõm, khiến cho hành giả bước đi phải cúi xuống, vừa như một lời nhắc khéo hãy khiêm hạ nhìn lại mình, vừa là một lời cảnh tỉnh: cần thận trọng, tỉnh giác trong mọi hành động đi, đứng, nói, cười khi vào chốn thiền môn. 

Hanquoc (3)

Tĩnh tâm, thư thái bên hồ nước lặng…

Chiều hoặc tối là chương trình Thỉnh trống và đại hồng chung. Các sư Hàn sẽ giải thích ý nghĩa số tiếng chuông được thỉnh vào mỗi sáng và tối, các hoa văn trên đại hồng chung và trên chiếc trống lớn. Với vóc dáng oai nghi đường bệ, nội lực sung mãn và sự điêu luyện của đôi tay, các sư Hàn mang đến một buổi “trình diễn nghệ thuật chuông trống” thật đặc sắc. 

Trong không khí u tịch chốn núi cao, trong bầu không gian thanh tịnh bao la, tiếng đại hồng chung như trầm hùng, lan tỏa và lắng đọng hơn rất nhiều. Bao nhiêu lần tham dự khóa tu, là bấy nhiêu lần tôi lặng người nghe tiếng chuông vang vọng qua từng dãy núi, mang đến cảm giác yên bình trong trái tim, nghe nhịp trống dồn từng hồi như sách tấn công phu tu tập, một niềm hỷ lạc vi diệu khó diễn tả thành lời. Khi những tràng pháo tay dài dứt hẳn, đáp lại ánh mắt ngưỡng mộ và háo hức của những hành giả sơ cơ, quý sư thường hướng dẫn và cho phép từng hành giả thỉnh chuông thử. Khỏi phải diễn tả sự mãn nguyện của chúng tôi như thế nào!

Tùy theo đối tượng hành giả là doanh nhân nước ngoài, giới trẻ, sinh viên, học sinh hay người lao động nhập cư, phụ nữ kết hôn di trú… mà có những điểm khác biệt ở hoạt động ngoại khóa. Có thể là chương trình làm lồng đèn truyền thống, thiền hành lên núi, làm quạt giấy, thiền trà hay lạy 108 lạy và xâu tràng hạt… Thông thường chương trình cho người nước ngoài luôn có buổi Healing Yoga điều phục hơi thở và bước đi. Hành giả được hướng dẫn hít thở thật chậm và sâu, thư giãn toàn thân bằng những động tác nhẹ nhàng uyển chuyển, học cách điều phục tâm ý và đi vào giấc ngủ không trằn trọc mộng mị. Thật đơn giản mà hiệu quả, bài tập của quý sư luôn có công hiệu với hầu hết những người tham gia.

Dành cho doanh nhân và giới trẻ, còn có chương trình Thiền bong bóng (Balloon Meditation) rất sáng tạo. Sư sẽ hướng dẫn hành giả bài tập khởi động buông bỏ cái Ta, tập cười sảng khoái, rồi sau đó là thổi bong bóng. Thổi tất cả những cảm xúc tiêu cực, những hình ảnh bực bội, buồn, tức, nóng giận… trong thời gian qua đã xảy đến với mình vào chiếc bong bóng. Có cảm giác như chúng ta tống ra ngoài những khí độc tích tụ bởi những va chạm hàng ngày. Sau đó, sư yêu cầu hành giả viết hoặc vẽ lên chiếc bong bóng đủ màu những điều muốn được giãi bày, thậm chí vẽ khuôn mặt người nào đã gây khổ đau cho ta, rồi tung bong bóng lên cao, như xua đi tất cả ký ức không đẹp đó. 

Cuối cùng là cùng nhau…đạp bể hết những chiếc bong bóng có mang thông điệp phiền não kia. Đầu tiên, tôi có cảm giác nghi ngờ phương pháp có vẻ như trò chơi của các em nhỏ, nhưng sau khi nghiêm túc làm theo sự hướng dẫn của sư, hiệu quả bất ngờ là tôi đã cảm thấy thật sự sảng khoái, tưởng như đã thanh lọc được bao nhiêu khí độc trong phổi, trong tim.

Đối với học sinh sinh viên, chương trình Templestay luôn có phần viết ra giấy những ước nguyện của mình, rồi đem treo lên những chiếc đèn lồng trong chánh điện, hay xếp gọn vào bên dưới những ly đèn cầy luôn được thắp sáng trước bàn Phật suốt 49 ngày. Các sư Hàn giải thích rằng, nói và viết ra được nguyện ước của mình là một hành động hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện ước nguyện thiện lành đó. Cùng với sự thành tâm khi trình bày trước Đức Phật lời nguyện cầu của mình, chư Phật và chư Bồ-tát sẽ gia hộ cho mong ước kia. Điều này rất khác biệt với việc chỉ ôm ấp những dự định cho riêng mình, không phát nguyện thành lời và không chia sẻ với ai.

Công tác tuyên truyền thích hợp cùng sự tận tụy của quý sư và những tình nguyện viên đã đủ sức gọi tất thảy hành giả thức dậy vào lúc 3g30 sáng hôm sau. Mặc cho cái rét buốt và bóng tối mùa đông đang bao trùm mọi thứ, mặc cho hơi ấm dễ chịu từ sàn nhà có lò sưởi níu kéo, hành giả vân tập thiền đường, nơi sẽ diễn ra nghi thức 108 lạy. 

Việc lễ Phật với Phật tử thuần thành là điều hết sức tự nhiên và dễ dàng. Nhưng đối với người chưa một lần đến chùa, thì câu hỏi đầu tiên sẽ là: “Tại sao phải lễ Phật?”. Chưa kể những người phương Tây có vóc dáng cao to gần hai mét, thân hình đồ sộ, khó đứng lên ngồi xuống thì 108 lạy là bài thể dục bất khả thi vào lúc 3g30 sáng. Để việc này trở nên “hiển nhiên” và “lợi lạc”, màn hình lớn tuần tự chiếu những hình ảnh đẹp về cuộc sống chốn thiền môn, về thiên nhiên quanh ta, kèm phụ đề tiếng Anh bên dưới giải thích ý nghĩa và hạnh nguyện của từng vị Phật thay vì xướng 108 danh hiệu Phật một cách máy móc. 

Ví dụ như khi niệm “Nam-mô Thanh Lương Địa Bồ-tát” thì màn hình sẽ phụ đề: “Con xin phát nguyện trân quý Mẹ thiên nhiên, không làm tổn hại đến các loài sinh vật cùng chia sẻ với con hành tinh xanh này”, rồi thì “Con xin nguyện không làm ô nhiễm nguồn nước, không làm tan hoại môi trường sống của các loài động vật, sinh vật trên cạn hay dưới nước”, “Con xin nguyện yêu thương tất cả những người xung quanh con”, “Con xin nguyện phát triển tâm từ bi, trau dồi trí tuệ để giúp mình và người sống an lành”… 

Lần lượt như thế, những câu phát nguyện kèm hình ảnh minh họa tương ứng với từng danh hiệu Phật hiện ra trên nền nhạc thiền êm dịu, khiến những lần cúi xuống đứng lên tràn đầy ý nghĩa, khiến những cái lạy năm vóc sát đất nhẹ bẫng như không. Ai cũng hoàn thành được 108 lạy một cách trang nghiêm và trọn vẹn. Sư khép lại chiếc gậy trúc gõ nhịp, mỉm cười hài lòng, ánh mắt ngời sáng niềm tin và bao dung. Chúng tôi trao tặng cho sư cái nhìn tri ân và cảm kích. Buổi sáng bắt đầu bằng một nguồn năng lượng thật trong lành và đầy tình thương.

Chương trình được chờ đợi nhất trong thời gian ở chùa chính là nghi thức Quá đường theo kiểu Hàn và Thiền trà vấn đáp cùng quý sư. Tất cả hành giả được vào trai đường, dùng cơm chay và tụng kinh chú nguyện y như các sư thường làm hàng ngày. Thật không dễ để làm trọn vẹn yêu cầu của sư: Trước hết là chánh niệm không nói chuyện, tụng bài kinh quán tưởng trước khi ăn, không được để thừa lại bất kỳ một hạt cơm hay một giọt nước nào trong chén. Nhưng khó khăn nhất là việc tự rửa bát tại chỗ sau khi ăn chỉ bằng một miếng củ cải muối và buộc dải khăn vào bộ chén bát cho ngay ngắn. Sau đó phải ăn cả miếng củ cải muối đã được dùng để cọ bát kia, rồi đặt bát ăn vào vị trí cũ. Công việc đơn giản quý sư chỉ làm trong vòng ba phút này, chúng tôi đã vật vã gần nửa tiếng, mà bát nhỏ bát to vẫn còn chưa sạch, dải khăn buộc vẫn méo mó; mới hay, từng việc tưởng chừng rất nhỏ cũng là công phu tu tập hành trì trong chánh niệm suốt thời gian dài mà nên.

Để truyền tải phương châm “một ngày không làm là một ngày không ăn”, nhà chùa dành thời khóa chấp tác cho các hành giả như xúc tuyết làm sạch vườn chùa, lau dọn thiền đường, trai đường, liêu thất, muối kim chi hoặc tham gia làm lồng đèn cúng Phật. Với nhân viên văn phòng hay sinh viên học sinh vốn quen với việc chỉ cử động mấy ngón tay gõ phím, hoặc ngồi suốt nhiều giờ liền, thì cơ hội để vận động tay chân vào những việc có ý nghĩa thật hết sức nhiệm mầu và quý báu. Quét sân, lau nhà, rửa chén… tất thảy đều là những trải nghiệm về lối sống tỉnh thức và cân bằng.

Ở những ngôi chùa có không gian rộng, sau giờ lễ Phật là thời khóa thiền hành lên núi. 70% địa hình Hàn Quốc là đồi núi, trải dài từ Bắc chí Nam. Đồi núi bốn mùa mang dáng vẻ khác nhau. Mùa xuân, tất cả các dãy núi được nhuộm màu hồng thắm của hoa Chintale, màu vàng tươi của hoa Kenari, hay màu trắng hồng của hoa anh đào. Sang mùa hè, núi đồi xanh mướt một màu cỏ cây tươi tốt. Mùa thu, núi khoác lên mình sắc đỏ đặc trưng của lá phong, lãng mạn và hoài cổ. Mùa đông, tuyết phủ trắng xóa, cây cối trơ trụi. Dưới đất, tuyết ngập kín chân, trên đầu, tuyết trùm cây lá. Chúng tôi có cơ duyên được leo núi vào một ngày mùa đông -14 độ. 

Đường lên núi là lối mòn không tam cấp, bị ngập tuyết khoảng 20cm, một bên là vách cao, một bên là vực thẳm. Sư chống gậy vững chãi đi trước, đoàn chúng tôi lần lượt… bò theo sau. Bởi thực tế có những đoạn không thể nào đứng lên bước nổi, vì quá trơn và quá dốc. Không cằn nhằn, không hối thúc, không lo sợ bỏ cuộc, sư kiên nhẫn đợi chúng tôi, dù biết khó khăn. Chúng tôi mất gấp đôi thời gian dự kiến để lên đến đỉnh. Nhưng ai cũng mãn nguyện vì đã vượt lên chính mình. Những giọt mồ hôi nóng hổi chảy thành dòng giữa mùa đông tuyết phủ trắng trời. Đứng ở đỉnh núi, gió lồng lộng thổi, sư giảng đôi điều về giá trị của việc làm chủ thân tâm, khắc phục hoàn cảnh khó khăn và vững chãi trước vô thường. Sư đưa tay chỉ về phía xa, nơi chúng tôi đứng có thể nhìn về hướng biên giới của Hàn Quốc với Bắc Hàn. Có gì ngập ngừng nhưng tin tưởng trong mắt sư. Chúng tôi nhận thêm một thông điệp không lời từ đôi mắt ấy.

Khi người phương Tây không còn tìm thấy sự an ủi hiệu quả từ nền triết học và tôn giáo của mình, khi giới khoa học và trí thức cần tìm lại sự cân bằng, sức khỏe, và an lạc, họ bắt đầu quan tâm đến Phật giáo với hệ thống giáo lý chân thật, logic, đề cao nỗ lực tự thân, có giá trị ứng dụng và trị liệu cùng lợi lạc ngay bây giờ và tại đây. Đó là lý do giải thích cho việc ngày càng nhiều giới trẻ, giới trí thức và doanh nhân phương Tây tham dự các khóa tu thiền, các chương trình “Trải nghiệm cuộc sống ở chùa” tại các quốc gia phương Đông. 

Hanquoc (5)

Một bạn trẻ người nước ngoài được
hướng dẫn làm tràng hạt

Templestay hiện nay đã trở thành tài sản văn hóa quý báu của Hàn Quốc. Hàng trăm ngôi chùa ở Hàn đăng ký tổ chức chương trình, với đầy đủ thông tin bằng nhiều ngoại ngữ trên website, tờ rơi, trang mạng xã hội, trang chính của tổng cục du lịch… Để tổ chức tốt cho người nước ngoài chưa thông thạo tiếng Hàn, một đội ngũ giảng viên đại học và sinh viên tình nguyện hỗ trợ phần thông dịch và thuyết minh. 

Templestay còn trở thành một trong những chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt của các tập đoàn lớn dành cho khách hàng hay đối tác ưu tú của mình. Trong dòng xoáy của những lo toan bận rộn đời thường, quý vị có thể dành cho mình một khoảng thời gian để thư giãn và trải nghiệm quý báu bằng sự lắng trong tâm thức như Templestay. 

Dĩ nhiên, không chỉ Hàn Quốc, chúng tôi tin ở tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể tổ chức được những chương trình phong phú, kết hợp truyền thống bản sắc dân tộc và các hoạt động văn hóa tâm linh hiệu quả như vậy.

Tin bài có liên quan

Xứ Phật Srilanka – Đã Một Lần Như Thế – Thích Như Điển

Vườn Thánh Địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – Nê Pan

Vườn Thánh Địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – Nê Pan

Vì Sao Người Dân Bhutan Không Sợ Chết?

Vì sao người dân Bhutan không sợ chết?

Về Thăm Quê Phật

Về thăm quê Phật

Về Đất Phật – Nguyễn Thị Đấu

Về Đất Phật – Nguyễn Thị Đấu

Uzbekistan, Con Đường Tơ Lụa Đầy Huyền Thoại

Uzbekistan, con đường tơ lụa đầy huyền thoại

Trong Bóng Đổ Nghìn Năm Của Đại Phật – Đỗ Doãn Hoàng

Trong Bóng Đổ Nghìn Năm Của Đại Phật – Đỗ Doãn Hoàng

Tour Hành Hương Mùa Thu 2019 Do Chùa Hương Sen Tổ Chức

Tour Hành Hương Mùa Thu 2019 do chùa Hương Sen tổ chức

Tổng Quan Về Định Học

Tổng Quan Về Định Học

Tới Nepal Để Gió Cuốn Đi

Tới Nepal để gió cuốn đi

Load More

Discussion about this post

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Tôi đến Úc Châu mua được một ngôi giáo đường của đạo Tin Lành. Ngôi giáo đường này đã mục...

Tám Pháp Quyết Định Bậc Tối Thượng Ở Đời

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Có tám bộ chúng, các thầy nên biết. Thế nào là tám? Đó là chúng Sát-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng...

Niềm Tin Vào Chánh Pháp: Chiếc Chìa Khoá Vàng Khai Mở Tự Tâm

Niềm tin vào chánh pháp: chiếc chìa khoá vàng khai mở tự tâm

NIỀM TIN VÀO CHÁNH PHÁP: CHIẾC CHÌA KHOÁ VÀNG KHAI MỞ TỰ TÂM Thích Thiền Minh   Sống trên cuộc...

Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

THUYỀN TRÔI TRÊN SA MẠC Nhụy Nguyên Bạn ơi… Người nào lại viết một bức thư tay thời @ này nhỉ?...

Bài kệ “trước có nay không”

VỀ BÀI KỆ "TRƯỚC CÓ NAY KHÔNG"trong kinh Đại Bát Niết Bàn CHÁNH VĂN:(1) Hỏi: Bài kệ “trước có nay...

Vô Minh Trong Cõi Ta Bà

VÔ MINH TRONG CÕI TA BÀ...Nhụy Nguyên Không nhiều người tin, nhưng trước nền văn minh chưa đạt tới “viên...

Cực Lạc Hiện Tiền

Cực Lạc Hiện Tiền

CỰC LẠC HIỆN TIỀN Thích nữ Huệ Trân   Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ đều biết có bốn...

Di Dời Tượng Đài Quách Thị Trang Cất Vào Lịch Sử Hay Khép Lại Lịch Sử ?

Di Dời Tượng Đài Quách Thị Trang Cất Vào Lịch Sử Hay Khép Lại Lịch Sử ?

Di Dời Tượng Đài Quách Thị Trang Cất Vào Lịch Sử Hay Khép Lại Lịch Sử ?Bài: Dương Kinh Thành...

Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào

Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào

ĐẬP VỠ VỎ HỒ ĐÀO Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán Luận)Nhà xuất bản...

Sự Gia Hộ Của Đức Phật

Sự gia hộ của Đức Phật

Đức Phật là bậc đạo sư, là người dẫn đường chứ không phải là vị thần linh có quyền ban...

Đạo Phật Và Môi Trường – Tác Giả: Nick Wallis – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Đạo Phật Và Môi Trường – Tác Giả: Nick Wallis – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

ĐẠO PHẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Sống hòa hiệp với thiên nhiên là một sự thực hành thiết yếu của Đạo...

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

TIẾN THẲNG VÀO THIỀN TÔNGHòa Thượng Thích Thanh TừNhà xuất bản Tổng Hộp TP. HCM 2008 LỜI ĐẦU SÁCH Người...

Đi Về Đâu Là Do Mình

Đi Về Đâu Là Do Mình

ĐI VỀ ĐÂU LÀ DO MÌNH Quảng Tánh Những ai học Phật chân chính đều biết rõ rằng, tương lai...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Hiện tượng này không biết các vị có nhìn thấy không? Cảm nghĩ của các bạn thế nào? Nếu như...

Thiền Và Bệnh Viện

Thiền Và Bệnh Viện

THIỀN VÀ BỆNH VIỆN (Meditation & Hospital) Hồng Quang Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống, mà...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Niềm tin vào chánh pháp: chiếc chìa khoá vàng khai mở tự tâm

Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

Bài kệ “trước có nay không”

Vô Minh Trong Cõi Ta Bà

Cực Lạc Hiện Tiền

Di Dời Tượng Đài Quách Thị Trang Cất Vào Lịch Sử Hay Khép Lại Lịch Sử ?

Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào

Sự gia hộ của Đức Phật

Đạo Phật Và Môi Trường – Tác Giả: Nick Wallis – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

Đi Về Đâu Là Do Mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Thiền Và Bệnh Viện

Tin mới nhận

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Đức Phật là thầy của trời người

Bốn pháp giải thoát

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Đức Phật của chúng ta

“Trường thọ và đoản thọ” theo lời Phật dạy

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Đức Phật đã làm gì để đền đáp công ơn sinh thành của từ mẫu?

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Tu bồi cội phúc

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Thế giới cõi âm nhìn từ giáo lý đạo Phật

Giản dị trong nếp sống

Tin mới nhận

Con đường con đi đó, có ba là “hộ pháp”

Mỹ Nữ Tự Hủy Sắc Đẹp Để Xuất Gia – Thích Minh Trí Biên Dịch

Có Nguyện Mà Không Cầu Xin

Đạị Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 tại Việt Nam

Những bài học từ việc chiêm nghiệm, bài phát biểu nhận giải Nobel hòa bình của ngài Đạt Lai Lạt Ma 1989

Chánh Niệm Thực Sự Nghĩa Là Gì? Theo Góc Nhìn Hợp Với Kinh Điển

Viên Ngọc Tâm: Hà Sa Cảnh Là Bồ Đề Cảnh – Thiền Sư Kiều Trí Huyền (thế Kỷ 12)

Những Câu Chuyện Về Thiền (Tập 2)

Kinh Bách Dụ: Đạp miệng ông trưởng giả

Ngắm nhìn tĩnh tại

Cảm Nhận Sự Thấu Cảm

Học Lắng Nghe (song ngữ)

Sống trọn vẹn như thế nào? (sách)

Ba Tính Chất Của Đời Sống Hay Ba Tự Tánh Của Duy Thức

Tương tợ Tỳ-kheo

Xuân Di Lặc

Tịnh Độ Chân Tông Thực Hành

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Lục Ba La Mật Là Gì?

Hạnh Phúc Là Gì

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Kinh Từ Bi (Metta Sutta) – Song Ngữ Việt Và Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Sách “Nhận Thức Quán – Mười liệu pháp chánh niệm” của tác giả Henepola Gunaratana

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Kinh Bách Dụ: Người bệnh ăn thịt chim trĩ

Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

Tin mới nhận

CHÍNH MÌNH PHẢI LÀM GƯƠNG

Chùm Thơ Của Đại Đức Thích Pháp Trí Ca Ngợi Công Đức “Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thích Trí Hạ Tịnh”

Học Phật cần phải chuyên nhất

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 24)

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 56)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 118)

Tịnh Độ Tông Với Xã Hội Ngày Nay

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 73)

Tâm tình của người niệm Phật

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 30)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần 2)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.