PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giá trị đồng tiền theo quan điểm Phật giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN
THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
Thích Đạt Ma Phổ Giác

UsdollarsĐể được sống yêu thương và hiểu biết, ngoài việc vun bồi hạnh phúc lứa đôi còn có tình yêu thương nhân loại. Tiền bạc, tài sản cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Vì vậy, theo tuệ giác của Thế tôn, người tại gia có quyền làm giàu để nâng cao sự sống và có cơ hội đóng góp, phục vụ cho gia đình và xã hội. Phật chỉ dạy cách thức cho mọi người và phương pháp làm ra tiền bạc, của cải mà không làm tổn hại cho ai.

Một đời sống có ý nghĩa và giá trị là một đời sống không quá lệ thuộc vào phương tiện vật chất nhưng không thể không có tiền bạc và tài sản, vì nó là phương tiện để nuôi sống bản thân. Để đảm bảo một đời sống tốt đẹp, hài hòa, Phật dạy người cư sĩ có quyền tạo ra tiền bạc, tài sản một cách chính đáng, nghĩa là từ sự tinh cần, siêng năng bằng đôi tay và khối óc của mình để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, sự giàu có về vật chất chỉ đáp ứng nhu cầu đầy đủ, sung túc cho con người.

Hạnh phúc thật sự trong cuộc sống không phải có nhiều tài sản, tiền bạc, quyền uy thế lực, nhà cao cửa rộng mà chính là sự tự do, không bị ràng buộc bởi tham lam, sân hận, si mê, thù ghét. Đó là một thứ hạnh phúc chân thật, lâu dài mà tiền bạc không thể mua bán, đổi chát được. Do đó, ngoài việc sung mãn vật chất để ta có cơ hội đóng góp cho đời, chúng ta cần phải thăng hoa đời sống tinh thần, phát huy con người tâm linh nên thường sống trong chánh niệm tỉnh giác, mở rộng tấm lòng từ bi, thương xót muôn loài. Nhờ vậy, chúng ta biết vun bồi, xây dựng tài sản tâm linh nên các tâm tư mê muội không có cơ hội xen vào như toan tính hơn thua, tranh chấp, hận thù, tàn sát, giết hại lẫn nhau mà làm tổn thương nhân loại.

Xã hội ngày nay trên đà tiến bộ văn minh của con người, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ nên tiền bạc và tài sản là núm ruột của con người, nó không thể thiếu trong đời sống hiện tại. Tiền bạc, của cải có thể giúp ta giải quyết nhiều thứ trong cuộc đời, nên điều đầu tiên ai muốn bảo tồn sự sống là cần phải có tiền; nhưng khi có tiền bạc, của cải ta phải biết sử dụng thế nào cho hợp lý. Một người công dân muốn sống an vui, hạnh phúc thì phải biết sử dụng 4 yếu tố căn bản sau đây:

_ Có công ăn việc làm ổn định để nuôi sống bản thân và luôn thường xuyên trau dồi công việc được tốt đẹp.

_ Tiền bạc làm ra bằng nghề nghiệp chân chánh phải biết cách giữ gìn không để thất thoát.

_ Phải biết chi tiêu cân đối, hài hòa, không nên hoang phí quá mức để tiền làm ra ít mà muốn xài nhiều, hoặc tiền làm ra nhiều mà không dám xài vào việc có ích thành ra bỏn sẻn.

_ Tiền bạc và tài sản là phương tiện để con người sinh sống, phục vụ cho cá nhân có nhu cầu ăn, mặc, ở hằng ngày. Muốn vậy, trước hết ta phải có một việc làm ổn định về lâu về dài, nhưng nghề nghiệp mình chọn không được làm tổn hại cho nhân loại. Các nghề nên tránh như mua bán vũ khí, nô lệ, phụ nữ, các chất gây say, gây nghiện như rượu, xì ke, ma túy, chế tạo thuốc độc hoặc trực tiếp sát sanh… Kinh doanh mua bán là một trong những nghề nghiệp đem lại kinh tế cao, nhưng chúng ta phải biết tránh những nghề trên, vì nó làm tổn hại cho người và vật, gây khổ đau trong hiện tại và mai sau.

Mua bán có thể làm giàu nhanh chóng và cũng dễ dàng nhận lấy hậu quả thất bại vì sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thị trường, chỉ cần chậm trễ một chút là có thể tán gia bại sản. Nếu chúng ta biết nắm bắt kịp thời thì có thể giàu lên trong chốc lát. Trên đời này không có gì mau giàu bằng mua bán và cũng dễ dàng trắng tay nếu không phù hợp với thị hiếu của con người.

Có hai nhà kinh doanh đối diện nhau cùng bán một sản phẩm nên hai bên muốn cạnh tranh phát triển và mở mang để thu hút khách hàng. Nhà ông A có lợi thế hơn là có mặt bằng một trệt, hai lầu. Nhà ông B chỉ có một trệt, một lầu nên lượng khách ít hơn. Chính vì muốn lượng khách của mình nhiều hơn nên ông B đã xây mới lại với ba lầu, một trệt và thi công có tính toán đàng hoàng. Gia đình ông A tức quá mới kêu thợ xây thêm hai tầng nữa nhưng không đổ móng thêm. Kết quả thật thảm thương! Căn nhà mới bốn tầng, một trệt bị sập đè lên nhà ông B. Cuối cùng, hai bên đều bị thiệt hại nặng nề. Vì lòng tham mà con người ta có thể nhẫn tâm làm tổn hại cho nhau; nên để có tiền nhanh chóng, một số người đã tán tận lương tâm làm ăn phi pháp như mua bán vũ khí, mua bán phụ nữ, mua bán xì ke, ma túy vì lợi nhuận quá cao, tạo ra nhiều băng nhóm tội phạm gây hiểm họa cho loài người, dẫn đến sự thiệt hại lớn lao cho nhân loại.

Người Phật tử chân chánh vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên không được kinh doanh, mua bán các loại chết người đó. Tiền bạc tài sản nếu sử dụng không đúng mục đích thì trở thành rắn độc, nhưng thiếu nó lấy gì để ta sống mà dấn thân phục vụ, hoằng pháp lợi sinh.

Mục đích của cuộc sống không phải là giàu có, nhiều tiền của mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết hài lòng với hiện tại, không nên đứng núi này trong núi nọ, hoặc đua đòi bắt chước làm bằng người trong khi ta không có điều kiện và khả năng. Có nhiều người vì sĩ diện bản ngã muốn chứng tỏ đẳng cấp bằng người hoặc hơn người, nên vay nợ xây dựng nhà cửa khang trang dù nhu cầu không cần thiết, do đó lún sâu vào nợ nần, dẫn đến tán gia bại sản bởi họ không biết bằng lòng với hiện tại.

Đa số chúng ta ai cũng nghĩ có thật nhiều tiền bạc và của cải là hạnh phúc, đó là điều lầm lẫn quá lớn của nhân loại, nên khi có quyền lực trong tay thì tìm cách vơ vét, gom góp về cho riêng mình, nhưng tiền bạc làm ra từ sự phi pháp rất khó mà tồn tại. Khi có nhiều tiền thì phải hưởng thụ, vui chơi trác táng, dễ dẫn đến sa đọa làm mình và người khổ đau, làm mất hạnh phúc gia đình và tác hại xấu đến xã hội.

Tiền làm ra không bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình thường bị năm nhà cuốn trôi. Nhà lũ lụt, nhà hỏa hoạn, nhà trộm cướp, nhà vua quan tịch thâu, nhà con cái bất hiếu, phá sản và các tai nạn bất ngờ khác. Thường con người hay nói “đồng tiền đi liền khúc ruột”, nếu chúng ta chi ra một số tiền nhỏ vào một việc có ích nhưng vẫn xót xa, đau lòng vì ta chưa biết mở rộng tấm lòng nhân ái. Nếu dè sẻn, không dám chi tiền vào việc có ích, ta sẽ trở thành con ma ích kỷ, tham lam, lâu ngày ta bị đồng tiền sai sử không dám chi tiêu vào việc cần thiết.

Tiền bạc chính là người đầy tớ tốt khi ta biết làm chủ đồng tiền, sử dụng vào việc chi tiêu hằng ngày tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân và gia đình, biết san sẻ, mở rộng tấm lòng nhân ái để giúp ích cho mọi người khi cần thiết; nhưng có nhiều người bị sức mạnh của đồng tiền chi phối, nên nhẫn tâm làm các điều tội lỗi để mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình.

Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, nó có thể làm cho con người say mê, điên đảo, nên tục ngữ có câu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, và người ta quan niệm rằng “có tiền mua tiên cũng được”;  nhưng có phải vậy không? Người có tiền nếu biết sử dụng đúng cách vẫn đỡ hơn người không có tiền, như khi có bệnh hoặc giải quyết một số vấn đề cấp thiết. Nếu nói theo kiểu “có tiền mua tiên cũng được” thì e rằng không hợp lý chút nào. Người có tiền có bệnh không, có già không, có chết không? Nếu có thì phải có khổ. Tuy nhiên, người có tiền, có phước vẫn đỡ hơn người nghèo khó, bất hạnh ở chỗ sung túc, đầy đủ về vật chất; nhưng nếu thiếu con người tâm linh thì họ thật sự không có hạnh phúc lâu dài; chính vì thế mà ta vẫn thấy người giàu họ tự tử quá nhiều; vì đâu nên nông nổi như vậy? Do đó, giàu hay nghèo đều phải biết tu tâm dưỡng tánh thì bất hạnh, khổ đau được biến thành an vui, hạnh phúc; và biết chia vui, sớt khổ, chan hòa cùng mọi người.

Tiền bạc nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng nơi, hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhân và cộng đồng xã hội thì tiền bạc đó trở thành vô nghĩa. Tiền bạc làm ra mục đích để cải thiện đời sống cho chính mình, đem đến an vui cho cha mẹ và vợ con sung túc, đủ đầy về vật chất, tạo dựng hạnh phúc gia đình cơm no áo ấm và còn chia vui, sớt khổ đến với nhân loại. Chính vì thế, đồng tiền làm ra phải chân chánh, nếu không thì vô cửa trước lòn cửa sau; hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho mọi người nên dù có cũng như không.

THÍCH ĐẠT MA PHỔ GIÁC

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Nghi Thức Cầu An – Kinh Dược Sư

Nghi Thức Cầu An – Kinh Dược Sư

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Dấu Chân Trên Cát (Sách Pdf)

Dấu Chân Trên Cát (sách PDF)

NGUYÊN PHONGDẤU CHÂN TRÊN CÁTNguyên Phong phóng tác theo the Egyptian của Mika WaltariNhà xuất bản Phương Đông   “Dấu...

Tấm Bản Đồ Cho Sự Thành Công

Tấm bản đồ cho sự thành công

TẤM BẢN ĐỒ CHO SỰ THÀNH CÔNG Thích Đạt Ma Phổ Giác   Cuộc sống của chúng ta là một...

Kẻ Thù Số Một Của Nhân Loại

Kẻ thù số một của nhân loại

KẺ THÙ SỐ MỘT CỦA NHÂN LOẠIU Hla Maung | Nguyên Hạnh dịch   Đạo Phật ra đời cách nay...

Con Đường Giải Thoát: Một Yếu Nghĩa Của Quyển I, Kinh Tạp A Hàm

Con Đường Giải Thoát: Một Yếu Nghĩa Của Quyển I, Kinh Tạp A Hàm

CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁTMột yếu nghĩa của quyển I, kinh Tạp A HàmĐức Quang   Tóm tắt: Tạp A Hàm là...

An Cư Kiết Hạ Suối Nguồn Từ Bi Và Trí Tuệ

An Cư Kiết Hạ Suối Nguồn Từ Bi Và Trí Tuệ

Sáng ngày 12-5-2022 (12-4-Nhâm Dần), tại Việt nam Quốc Tự, chư tôn giáo phẩm đã vân tập tác pháp an...

Người thiện thì không khổ

NGƯỜI THIỆN THÌ KHÔNG KHỔ Nguyễn Thế Đăng   Chúng ta không thể kể hết những thứ gì là nguyên...

Cư Sĩ Robert Thurman: Người Mang Văn Hóa Phật Giáo Tới Phương Tây

Cư Sĩ Robert Thurman: Người Mang Văn Hóa Phật Giáo Tới Phương Tây

CƯ SĨ ROBERT THURMAN: NGƯỜI MANG VĂN HÓA PHẬT GIÁO TỚI PHƯƠNG TÂY Vân Tuyền Cư sĩ Robert Thurman và...

Nạn Dịch Và Tập Khí Ăn Uống- Cơ Hội Quán Chiếu Lại Chính Mình

Nạn dịch và tập khí ăn uống- cơ hội quán chiếu lại chính mình

Theo nhà Phật, trong kinh Tạp A Hàm số 373, có 4 loại thức ăn mà Phật đã dạy cho...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

****************Kinh văn: “Phật ngữ A Nan: “Bỉ Cực Lạc giới, vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm, vĩnh vô...

Lời Khấn Nguyện

Lời khấn nguyện

Kính lạy mười phương Pháp Kính lạy mười phương Tăng Xin chứng giám lòng con Với tất cả tâm thành Dâng lên lời khấn...

Giới Không Trộm Cắp – Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo

Giới không trộm cắp Nhìn từ quan điểm đạo đức Phật giáo Thích Phước Đạt Năm giới và mười điều...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

Kinh văn: “Pháp Tạng bạch ngôn:“Kỳ nghĩa hoằng thâm, phi ngã cảnh giới. Duy nguyện Như Lai, ứng Chánh Biến...

Tâm Ý Quyết Định Kết Quả

Tâm Ý Quyết Định Kết Quả

Đức Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Tâm dẫn đầu các pháp”, tâm ý quyết định kết quả...

Cảm Niệm Sư Bà Thích Nữ Trí Hải: Hạt Bụi Theo Về

Cảm niệm Sư Bà Thích Nữ Trí Hải: Hạt bụi theo về

Nhân 15 năm kể từ ngày xã báo thân của Sư bà Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải (7.12.2003, nhằm...

Nghi Thức Cầu An – Kinh Dược Sư

Dấu Chân Trên Cát (sách PDF)

Tấm bản đồ cho sự thành công

Kẻ thù số một của nhân loại

Con Đường Giải Thoát: Một Yếu Nghĩa Của Quyển I, Kinh Tạp A Hàm

An Cư Kiết Hạ Suối Nguồn Từ Bi Và Trí Tuệ

Người thiện thì không khổ

Cư Sĩ Robert Thurman: Người Mang Văn Hóa Phật Giáo Tới Phương Tây

Nạn dịch và tập khí ăn uống- cơ hội quán chiếu lại chính mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Lời khấn nguyện

Giới Không Trộm Cắp – Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

Tâm Ý Quyết Định Kết Quả

Cảm niệm Sư Bà Thích Nữ Trí Hải: Hạt bụi theo về

Tin mới nhận

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Sống chung với mẹ chồng theo lời Phật dạy

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Học làm Phật

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Quan niệm về Đức Phật

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Tin mới nhận

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Bốn Sự Thật Cao Quý

Lý tưởng của người Bồ Tát

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Hạnh phúc và khổ đau

Chữ “Không” Trong Bát Nhã

Ký Sự Hành Hương Triều Tiên Và Đài Loan Hải Hạnh

Cái Gì Là Lõi Cây

Cùng Tìm Hiểu Cái Gì Đằng Sau Hiện Tượng Này: Công Kích Phật Giáo Để Làm Gì? – Minh Thạnh

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Tạp Chí Newsweek

Kinh Phân Biệt Bố Thí

Tết nhìn từ phương diện tu tập

Thế Xuân Thu Chiến Quốc Ngày Nay Và Tư Tưởng Thiền

Cách chuẩn bị chết

Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Tái sinh và đầu thai

Quy Mạng Đấng Đại Sĩ Quán Tự Tại

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Tin mới nhận

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

A-HÀM TUYỂN CHÚ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Sách Mới – Ấn Tống: Giới Thiệu Nguồn Gốc A-di-đà

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Tin mới nhận

Đọc sách ngàn lần – Tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Nhận Thức Về Tái Sinh – Chứng Ngộ – Vãng Sanh

Hộ Niệm: Hướng Dẫn, Khai Thị

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 46)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Muốn Vãng Sanh Về Xứ Cực Lạc Của Phật A Di Đà Có Mấy Điều Kiện?

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 80)

Du Tâm An Lạc Đạo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 35)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 96)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese