PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nhân Duyên Phát Khởi Niệm Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHÂN DUYÊN PHÁT KHỞI NIỆM PHẬT

Tác giả: Pháp Sư Viên Anh

Thích Nguyên Anh biên dịch

Đại sư Liên Trì nói rằng: “Một niệm
siêu ba cõi, một lời ngang với Thánh hiền, thật là diệu dụng bất khả tư nghị,
điều ấy chỉ có trong kinh A Di Đà mà thôi vậy!”. Kinh này là nhân duyên phát
khởi
pháp môn trì danh niệm Phật. Đức Thích Ca Mâu Ni quán thấy hết thảy chúng
sinh
vốn xưa nay là Phật, ai ai cũng có đầy đủ tri kiến Phật, chỉ vì vọng tưởng
vô minh che đậy nên không thể thấy được tự tánh Như Lai; tuy bị mê mờ, luân hồi
trong ba cõi sáu đường nhưng Phật tánh vốn có ấy vẫn không bị mất đi.

Như
kho bảo châu chôn ở trong nhà, viên minh châu buộc trong chéo áo chưa từng tán
mất. Cho nên Đức Phật chỉ bày pháp môn niệm Phật là muốn khiến cho hết thảy
chúng sinh phát tâm niệm Phật, mà ngộ nhập được tri kiến Phật vốn có ấy.

Các
Đức Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên là “khai thị cho chúng sinh ngộ
nhập
tri kiến Phật”. Trong Kinh Pháp Hoa, Phật bảo với ngài Xá Lợi Phất rằng:
“Này Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là chư Phật Thế Tôn, vì một nhân duyên lớn mà
hiện ra nơi đời? Chư Phật Thế Tôn muốn cho hết thảy chúng sinh khai tri kiến
Phật
, đắc thanh tịnh giải thoát mà hiện ra nơi đời; muốn chỉ cho chúng sinh
thấy tri kiến Phật mà xuất hiện nơi đời; muốn cho chúng sinh ngộ tri kiến Phật
mà xuất hiện nơi đời; muốn cho chúng sinh nhập tri kiến Phật mà xuất hiện nơi
đời”. Tri kiến Phật tức là Bồ đề tứ trí (Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí,
Bình đẳng tánh trí, Đại viên cảnh trí) của chư Phật, cũng tức là ba đức (Pháp thân,
Niết bàn, Giải thoát) đang ẩn tàng trong chúng sinh. Chư Phật ngộ Phật tri kiến
mà thành đẳng chánh giác; chúng sinh vì mê nên phải luân hồi trong sinh tử. Nên
biết mê và ngộ tuy có khác nhau nhưng Phật và chúng sinh xưa nay bình đẳng.
Kinh Kim Cang nói rằng: “Pháp bình đẳng ấy không có cao thấp”. Tức là: Chúng
sinh
vốn đầy đủ tri kiến Phật bằng chư Phật không khác.

Hai
chữ “tri kiến” là nói theo căn tánh. Căn tánh tức là Phật tánh. Tánh này thường
ở đầu cửa sáu căn; ở mắt thời gọi là thấy, ở tai thời gọi là nghe, ở mũi thời
ngửi, ở lưỡi thời nếm, ở thân thời xúc chạm (cảm giác), ở ý thời gọi là biết,
nay chỉ đưa ra ý căn và nhãn căn nên gọi là tri kiến (thấy biết), thật ra thì
sáu tánh này chỉ là một tánh. Như Kinh Lăng Nghiêm nói, vốn chỉ là một tinh
minh
nhưng phân thành sáu hòa hợp. “Cái biết” của Phật là thật biết, không có
cái gì mà chẳng biết; “cái thấy” của Phật là thật thấy, không có cái gì mà
chẳng thấy. Nay chúng sinh do mê lầm nơi vọng tưởng chấp trước nên cái thấy
biết trở thành vọng kiến vọng tri (không phải là cái thấy biết chân thật). Cổ
đức
có nói rằng: “Biết bao con chim đã mê lầm lót ổ trên một đám mây trắng
giăng ngang miệng vực”. Nên biết vọng niệm không có tự tánh, toàn thể tức chân,
Phật vì chúng sinh mà khai mở, mà chỉ thị khiến chúng sinh ngộ nhập tri kiến
Phật
, như chỉ cho biết trong nhà vốn đã có kho báu, viên minh châu vốn có sẵn
trong chéo áo, hà tất cầu tìm.

Đức
Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh
thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà
Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện,
thành tựu tự tánh Di Đà và hoàn thành giai đoạn nhân duyên xuất thế này.

Pháp
môn niệm Phật
còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại
được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài
quán xét căn cơ của chúng sinh ở cõi Ta bà mà ban cho pháp môn tối thắng này.
Thấy căn tánh của chúng sinh chỉ có tu trì theo pháp môn niệm Phật này, là pháp
môn
dễ nhất, lại dễ đắc độ, nên không ai đặt vấn đề mà tự thân thuyết (vô vấn
tự thuyết
), đó là cuốn Kinh A Di Đà mà chúng ta trì tụng hằng ngày. Ngài tự nói
cho Xá Lợi Phất biết rằng: “Từ đây hướng về phía Tây trải qua 100.000 ức cõi
Phật
, có một thế giới tên là Cực lạc, nước Cực lạc ấy có Phật hiệu là A Di Đà
hiện đang thuyết pháp”. Cực lạc là y báo, Di Đà là chánh báo. Vì để muôn đời
trì danh hiệu Phật nên Đức Thích Ca đã nói ra pháp môn vi diệu này. Pháp môn
này thượng, trung, hạ căn đều có thể hành trì, tứ sinh lục đạo đều được siêu
thoát
, lợi ích của nó thật là không thể nghĩ bàn vậy.

Trong
Kinh A Di Đà, Đức Phật giải thích hai chữ “Cực lạc” rằng: “Xá Lợi Phất! Nước ấy
vì sao có tên là Cực lạc? Vì những chúng sinh sinh về nước ấy không có các khổ
não
, chỉ có an vui, cầu gì được nấy nên gọi Cực lạc”. Trên đây là nói rõ các
thứ trang nghiêm y báo chánh báo của cõi Tây phương, hầu phát khởi tín ngưỡng
của chúng sinh; thứ đến là khuyến cáo chúng sinh mỗi người hãy nên phát nguyện,
nguyện cầu vãng sinh Tây phương Cực lạc. Kinh rằng: “Này Xá Lợi Phất! Khi chúng
sinh
nghe đến cõi nước Cực lạc hãy nên phát nguyện sinh về nước ấy. Vì sao? Vì
được ở cùng chư thiện tri thức”. Cuối cùng là chí thành khuyên bảo nên trì danh
hiệu Phật A Di Đà để được nhất tâm bất loạn. Kinh rằng: “Này Xá Lợi Phất! Nếu
có thiện nam tín nữ nghe nói đến Phật A Di Đà mà chấp trì danh hiệu hoặc một
ngày, hai ngày… cho đến bảy ngày được nhất tâm bất loạn thời người ấy lúc lâm
chung
được Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng tay nâng kim đài hiện ra trước
mặt
, người ấy lúc lâm chung tâm không điên đảo tức được vãng sinh về thế giới
Cực lạc”.

Như
những điều đã dẫn trên đây thì cốt yếu của Kinh A Di Đà là Đức Phật muốn khuyến
phát
tín nguyện hạnh. Người tu pháp môn niệm Phật nên lấy tín nguyện hạnh để
làm tư lương cho lộ trình vãng sinh nước Cực lạc. Nếu như đầy đủ được ba món tư
lương
này thì chắc chắn hành giả được lên ngôi cửu phẩm. Nên biết: Có vãng sinh
được hay không hoàn toàn đều do nơi hành giả có hay không có tín nguyện; phẩm vị
cao thấp là do ở chỗ hành trì cạn hay sâu. Tín nguyện hạnh này như đỉnh ba
chân, thiếu một thời không đứng được. Tôi thường khuyến khích mọi người nên tu
trì
pháp môn Tịnh độ, đối với ba món tư lương này, mỗi món thêm một chữ, gọi
là: Tín tất phải thâm tín (tin sâu); nguyện tất phải thiết nguyện (nguyện thiết
tha); hành tất phải thật hành.

Nếu
được như thế thì chắc chắn cầm chiếc vé vãng sinh Tây phương Cực lạc.

I.
Tin sâu, sơ lược có bốn:

1/
Tin Đức Thích Ca Như Lai đã viên mãn tam giác (tự giác, giác tha, giác hạnh
viên mãn), tứ trí.

2/
Tin cõi Tây phương Cực lạc là thực có, do Đức Phật A Di Đà đại từ đại bi làm
giáo chủ, lúc còn ở nhân địa tu hành đã phát đại 48 hoằng thệ nguyện, nguyện
sau khi tinh cần tu vạn hạnh thành tựu được công đức trang nghiêm chứ không
phải là hư ảo.

3/
Tin chư Phật ở sáu phương đều xuất ra tướng lưỡi dài rộng che khắp tam thiên
đại thiên thế giới
tán thán pháp môn Tịnh độ, là công đức không thể nghĩ bàn. Chư
lịch đại Thánh hiền hoằng dương pháp môn Tịnh độ là tu hành bằng con đường tắt
trong các con đường tắt, cho đến muôn kinh vạn luận nơi đâu cũng chỉ rõ ràng.
Thánh hiền xưa nay ai ai cũng đề xướng pháp môn Tịnh độ, quyết định là những
lời chân thật không phải dối lừa.

4/
Tin rằng cõi Ta bà ngũ trược là do chiêu cảm ác nghiệp của chúng sinh; cõi Cực
lạc
thanh tịnh sạch đẹp, thành tựu do những tịnh nghiệp của chúng sinh. Niệm
Phật
được thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý, khi tịnh nghiệp đã thành thì vãng
sinh
Tịnh độ là phù hợp với nhân quả chớ không phải là hư cuống. Quả thật lúc
đầy đủ bốn niềm tin này thì cho dù ai đó nói có pháp môn nào đó siêu việt hơn,
khuyên ta tín ngưỡng ta cũng không đổi ý. Bởi vì ta đã tin tưởng vào pháp môn
niệm Phật
là pháp môn tối thắng hơn hết, đây chính là tin sâu.

II.
Nguyện thiết tha, lược có bốn loại:

1.-
Nguyện không phụ tánh linh của mình. Tánh này là Phật tánh tự nhiên mà mỗi
chúng sinh đều có đủ. Chỉ vì do phiền não mê lầm, kết nghiệp trói buộc mà phải
luân hồi trong biển khổ sinh tử. Nay may mắn được sinh làm người, được nghe
Phật pháp, lại được nghe đến danh hiệu Phật A Di Đà, công đức bổn nguyện tín
ngưỡng
sâu xa nên tự phát nguyện, nguyện suốt đời thọ trì pháp môn niệm Phật để
cầu liễu sinh thoát tử, cầu vãng sinh Tịnh độ, cầu thành Phật đạo để không cô
phụ tánh linh.

2.-
Nguyện ly khổ đắc lạc. Chúng ta theo nghiệp mà sinh vào thế giới Ta bà năm
trược này, bị các khổ, tam khổ, bát khổ, vô lượng chúng khổ nói không cùng tận.
Nay thử đem Ta bà, Cực lạc so sánh. Ta bà có tam khổ: 1/ Khổ khổ; tức là chúng
sinh
trong năm đường (ngũ thú chúng sinh) chịu thân sinh tử này đã là khổ mà
lại còn phải chịu bao nhiêu cái khổ bức bách nên gọi là khổ khổ (cái khổ này
chồng lên cái khổ kia). 2/ Hoại khổ; từ trời Lục Dục cho đến trời Tam Thiền tuy
có lạc thọ, nhưng cái lạc ấy không trường cửu, rốt cuộc cũng bị tán hoại nên
gọi hoại khổ. 3/ Hành khổ; từ trời Tứ Thiền trở lên tuy không còn khổ lạc nhưng
vẫn phải bị hành ấm thiên lưu, chưa đắc tự tại giải thoát, lúc hết quả báo cõi
trời
thì vẫn phải bị đọa lạc nên gọi hành khổ. Và chúng sinh ở cõi Cực lạc chỉ
thọ những sự thư thái an vui của thân tâm mà không có khổ khổ; chỉ thọ những sự
an vui của chánh báo trang nghiêm mà không có hoại khổ; chỉ thọ những sự an vui
của tam muội tịch diệt mà không có hành khổ.

Lại
thế giới Ta bà có tám khổ: 1/ sinh là khổ, 2/ già là khổ, 3/ bệnh là khổ, 4/
chết là khổ, 5/ thương yêu mà phải xa lìa là khổ, 6/ ghét nhau mà phải ở cùng
là khổ, 7/ mong cầu không được là khổ, 8/ năm ấm không hòa hợp là khổ. Và chúng
sinh
ở cõi Cực lạc thì chỉ có cái vui hóa sinh hoa sen mà không có cái khổ của
thai sinh; chỉ có niềm vui của tướng đẹp sáng ngời mà không có cái khổ của sự
suy thoái vì thời gian; chỉ có niềm vui tự tại mà không có cái khổ của bệnh
tật; chỉ có niềm vui của sự thọ mạng mà không có cái khổ của tứ đại phân ly;
chỉ có niềm vui của sự đoàn tụ mà không có cái khổ của sự thương yêu mà phải xa
lìa
; chỉ có cái vui của sự thương yêu mà không có cái khổ của sự oán ghét mà
phải sống chung; chỉ có niềm vui của sự cầu gì được nấy mà không có cái khổ dục
bất như ý; chỉ có niềm vui của năm ấm được điều hòa mà không có sự khổ lúc
phiền não bừng lên. Hai cõi một uế một tịnh, khổ lạc khác nhau trời vực nên
thiết nguyện vãng sinh ly khổ đắc lạc.

3.-
Nguyện mau được lên ngôi cửu phẩm không còn thoái chuyển. Tu hành ở cõi Ta bà
này khó tiến mà lại rất dễ thoái thất, là vì hoàn cảnh xấu ác, duyên chướng đạo
nhiều, duyên trợ đạo ít. Hoặc ban đầu thì tinh tấn sau lại giải đãi, hoặc là
công hạnh chưa thành, khi duyên đời hết đổi báo thân khác không nhớ việc tu
hành
đời trước nên không thể tiếp tục, đời sau lại tạo nghiệp mới ắt phải thoái
đọa. Những khó khăn của sự tu hành ở cõi Ta bà, như Bồ Tát ở quả vị thập tín,
đã phát đại tâm mà còn tiến lên thoái xuống huống hồ phàm phu. Có tín tâm tu
hành
phải trải qua một vạn kiếp, khi tín tâm đầy đủ, thiện căn thành thục mới
chứng được sơ trụ (một trong thập trụ), được quả vị bất thoái. Và pháp môn niệm
Phật
vừa được vãng sinh là chứng liền tam bất thoái (vị bất thoái, hành bất
thoái
, niệm bất thoái). Kinh A Di Đà nói rằng: “Những chúng sinh được sinh lên
Cực lạc đều là A bệ bạt trí (bất thoái địa) nên quyết định cầu vãng sinh Tịnh
độ
, nguyện chứng bất thoái chuyển.

4.-
Nguyện chính mắt thấy Phật A Di Đà. Bởi vì khó mà tự thân thấy được chư Phật
xuất thế, thí như hoa Ưu đàm, 3000 năm mới nở một lần. Người xưa than thở: “Lúc
Phật xuất thế con còn trầm luân, nay được thân người Phật đã diệt độ; hận cho
thân này nhiều nghiệp chướng, không thấy được thân sắc vàng của Như Lai”. Chúng
ta
sinh nhằm vào thời mạt pháp, Phật Thích Ca đã diệt độ, Phật Di Lặc lại chưa
sinh nên muốn tự thân thấy Phật nghe pháp thật là việc khó vô cùng. Thí như đứa
trẻ mồ côi không nơi nương tựa đáng thương biết bao, đã không cha mẹ lại thêm
nghèo đói thì cuộc đời cô độc của nó nguy hiểm đến thế nào? Nay ở thế giới Cực
lạc
Đức A Di Đà từ tôn đang thuyết pháp, thương nhớ chúng sinh như mẹ thương
con. Chúng ta quyết tâm niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, nguyện thấy Phật A Di Đà,
cho dù trải qua kiếp số nhiều như cát bụi nguyện này không bao giờ thay đổi.
Cho dù lúc lâm chung hoặc trời Đế Thích tiếp dẫn ta lên cõi trời Đao Lợi, hoặc
vua trời Đại Phạm đón rước ta sinh lên cõi trời Sơ thiền ta cũng nhất định
không đi, huống gì là những đường ác thú khác.

Lại
nữa, không những chỉ nguyện sinh Tây phương mà thôi đâu, ta còn phải nguyện
sinh
lên thượng phẩm thượng sinh, mong được đài vàng để sớm thấy Phật, mau
chứng vô sinh pháp nhẫn. Như Đại sư Hoài Ngọc chỉ chuyên tu tịnh nghiệp. Một
ngày nọ, ngài thấy Phật A Di Đà hiện thân, trên không trung phát ra muôn tiếng
nhạc, Phật A Di Đà tay cầm đài bạc đến tiếp dẫn, Hoài Ngọc nghĩ: Ta một đời
tinh tấn tu hành cốt chí tâm ở đài vàng, nay chỉ được đài bạc ta quyết không
vãng sinh. Suy nghĩ thế xong thì thấy Đức A Di Đà từ từ bay về hương Tây biến
mất. Từ ấy trở đi Hoài Ngọc càng thêm tinh tấn, ngày 21, Phật cùng chư Bồ Tát
lại hiện khắp cả hư không, đức A Di Đà lần này tay cầm đài vàng đến tiếp dẫn.
Ngọc nghĩ: Nguyện ta đã trọn vậy. Bèn chắp tay hướng về phía Tây thị tịch, lúc
ấy
trong không trung phát ra muôn ngàn âm nhạc. Thái Thủ Tụng nói rằng: “Thầy
tôi một niệm lên sơ địa, trăm ngàn khí nhạc thảy đồng ca; cây hòe cổ thụ nơi
đầu ngõ, trên cành có quải một kim đài”. Chính như Quang Minh Thiện Đạo cũng có
nói rằng: “Nguyện ngươi thế nào, thì được thành tựu như thế ấy”.

Sức
nguyện lực thật không thể nghĩ bàn. Các thứ trang nghiêm của thế giới Tây
phương Cực lạc
đều do nguyện lực của Đức Phật A Di Đà mà thành tựu. Nếu niệm
Phật
có tín mà không nguyện thì tín ấy chỉ là hư tín. Cho nên, có niềm tin rồi
còn cần phải phát nguyện. Phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện lấy mười đại nguyện vương
làm tư lương cho lộ trình đi về Cực lạc. Lại nữa, Bồ Tát Phổ Hiền còn phát kệ
thệ nguyện rằng: “Nguyện cho tôi khi sắp lâm chung, trừ sạch hết thảy bao
chướng ngại; tận mắt thấy Phật A Di Đà, tức được vãng sinh nước Cực lạc”. Là
những người tu trì pháp môn Tịnh độ, nguyện ấy không thể không khẩn thiết.

III.
Thực hành, hành tức là trì danh hiệu Phật, chuyên tu Tịnh độ.

Hành
ấy quý ở chỗ chân thật, nếu có tín, nguyện mà không có thực hành thì vẫn không
được vãng sinh thế giới Cực lạc. Thí như tin (tín) vào hạt giống có thể cho hoa
kết trái, rồi cũng mong (nguyện) hạt giống ấy cho hoa thơm trái ngọt nhưng lại
không gieo xuống đất, không chăm sóc tưới tẩm (không thực hành) thì tất nhiên
là không thể có quả để thu hoạch. Cũng như thế, niệm Phật phải đầy đủ tín,
nguyện, hạnh, thiếu một thời không thể được. Hạnh có hai loại:

1.-
Sự hành: Là dùng cái tâm năng niệm, niệm Phật sở niệm, năng sở rõ ràng, tâm,
Phật tương ưng, tâm không rời Phật, Phật không rời tâm, niệm niệm tương tục
không gián đoạn, đi, đứng, nằm, ngồi không rời câu “Nam mô A Di Đà Phật”, không
khởi vọng tưởng. Tâm như hồ nước trong lắng không chút gợn sóng, Phật như trăng
mùa thu vằng vặc trên trời, trạm nhiên bất động, đó là niệm Phật bằng sự hành.

2.-
Lý hành: Tức là rõ lý trung đạo mà hành pháp tu niệm Phật. Nghe nói pháp môn
niệm Phật
rồi tin theo không chút mảy may nghi ngờ, nguyện vãng sinh Cực lạc,
chuyên tu tịnh nghiệp, không trụ ở có, không rơi vào không, niệm mà không thấy
có niệm, không thấy ta là người niệm, Phật là người được niệm. Niệm Phật đến
lúc không còn năng sở thì tâm, Phật nhất như, tâm tức là Phật, Phật tức là tâm,
không có hai tướng cũng không thể tìm ở có không. Nếu nói là có thì cái tâm
năng niệm bản thể vốn vắng lặng, Phật sở niệm tướng bất khả cầu. Nếu nói là
không thì cái tâm năng niệm linh thông chưa từng bị hôn tối, Phật sở niệm sáng
rỡ muôn đời. Không còn có tướng có không mà trở về với thật tướng. Cổ đức nói
kệ rằng: “Bỗng nhiên khởi niệm niệm Di Đà, đất bằng không gió dậy phong ba;
thân tâm yên lặng trong vô niệm, khởi lên (biết) không niệm cũng là tà”. Đây
không chuyên tu sự tướng mà là thuần tu lý quán, sức quán thành tựu thì sẽ biết
rõ tâm, Phật tuy có hai tên gọi nhưng bản thể chỉ là một, thấy được tự tánh Di
Đà
, tâm hồn trong lắng thì đó là niệm Phật lý hành.

Tín
nguyện
hạnh là ba món tư lương của hành giả trên con đường đi đến Cực lạc. Đã
chuẩn bị đầy đủ tư lương thì vấn đề vãng sinh nào còn có khó gì? Đã vãng sinh
Cực lạc thì không còn khổ não, siêu vượt tam giới. Vì thế nên Đức Thích Ca Mâu
Ni
đã vì chúng sinh mà tự nói ra Kinh A Di Đà để làm nhân duyên phát khởi niệm
Phật
.

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Mẹ Đã Ra Đi – Huệ Giáo

Mẹ Đã Ra Đi – Huệ Giáo

MẸ ĐÃ RA ĐI Huệ giáo Mẹ tôi đã thật sự ra đi!!! Tôi vẫn biết rồi ai cũng phải...

Lịch Sử Triết Học Ấn Độ Kinh Văn Của Các Trường Phái Triết Học Ấn Độ

Lịch Sử Triết Học Ấn Độ Kinh Văn Của Các Trường Phái Triết Học Ấn Độ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trị Liệu Bệnh Khổ

Trị liệu bệnh khổ

Trong nghi thức cầu an của một số truyền thống Phật giáo hiện nay, đọc tụng Bảy giác ý (Thất...

Cuộc Phiêu Lưu Của Bổn Mạng

Cuộc phiêu lưu của bổn mạng

BÚT KÝ...CUỘC PHIÊU LƯU CỦA BỔN MẠNGNguyễn Xuân Chiến                     Hồi nhỏ, mỗi lần sang nhà ông Cửu Dộp...

Còn Gặp Nhau

CÒN GẶP NHAUĐỗ Hồng Ngọc Giữa lúc nhiều nhà thơ đua nhau làm mới thơ, “lạ hóa” thơ, nào hậu...

Giới Tiếp Hiện

GIỚI TIẾP HIỆN (*)Thích Nhất Hạnh Đạo Tràng Mai Thôn, Pháp Quốc Đây là Giới Thứ Nhất:Ý thức được những khổ...

Mùa Sen

Mùa sen

MÙA SENVĩnh Hảo    Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân....

Sáu lý do chứng minh Pháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Pháp

Sáu lý do chứng minh Pháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Pháp Bài viết đưa ra các...

Ngôi Chùa Nơi Vua Minh Mạng Chào Đời

Ngôi Chùa Nơi Vua Minh Mạng Chào Đời

NGÔI CHÙA NƠI VUA MINH MẠNG CHÀO ĐỜINgọc Phan - Hoàng Phương Trong những ngày đầu thực dân Pháp đánh...

Qùa Tặng Của Yêu Thương – Ngọc Hằng

Qùa Tặng Của Yêu Thương – Ngọc Hằng

QÙA TẶNG CỦA YÊU THƯƠNG Ngọc Hằng  Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta ít nhiều cũng cảm nhận hoặc...

Chư Tăng Nam Tông Kinh Và Môi Trường Gìn Giữ Giới Luật Của Bậc Xuất Gia

Chư Tăng Nam Tông Kinh và môi trường gìn giữ giới luật của bậc xuất gia

Vì “Giới luật là nền tảng của Phật giáo" (Vinayo Buddhànasàsanamùlam nên chư Tăng Phật giáo Nam Tông dù ở...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Các vị đồng học, xin chào mọi người!Bài văn Cảm Ứng Thiên không dài, tổng cộng chỉ có hơn một...

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 9: Duy Thức Học Và Nhơn Minh Luận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đọc Bát-nhã Tâm Kinh

  Kinh ví như tấm gươngSoi gương thấy tâm mìnhNếu đọc nhưng chưa thấy:Thiếu công phu tham thiền Đọc-hiểu: chỉ...

Mẹ Đã Ra Đi – Huệ Giáo

Lịch Sử Triết Học Ấn Độ Kinh Văn Của Các Trường Phái Triết Học Ấn Độ

Trị liệu bệnh khổ

Cuộc phiêu lưu của bổn mạng

Còn Gặp Nhau

Giới Tiếp Hiện

Mùa sen

Sáu lý do chứng minh Pháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Pháp

Ngôi Chùa Nơi Vua Minh Mạng Chào Đời

Qùa Tặng Của Yêu Thương – Ngọc Hằng

Chư Tăng Nam Tông Kinh và môi trường gìn giữ giới luật của bậc xuất gia

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 9: Duy Thức Học Và Nhơn Minh Luận

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Đọc Bát-nhã Tâm Kinh

Tin mới nhận

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Đức Thế tôn ra đời – Sự kiện hi hữu của thế gian

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Từ hiện sinh đến đản sinh

Đức Phật là ai?

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Con đường hướng tới hạnh phúc nhân sinh qua việc thực hành lời Phật dạy

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Phật là cơm

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

Để tâm giải thoát được thuần thục

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Tin mới nhận

Đức Phật Đản Sanh

Sống với “bản năng”?

Người nhặt “rác”

Tuyển Tập Tưởng Niệm Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

Tản mạn khi Xuân sang

Nghiên Cứu Về Bài Tán “Chiên Đàn Hải Ngạn”

Little Saigon Đón Giao Thừa

Trưởng Dưỡng Thiện Tâm (video & text)

Mừng Xuân Tân Sửu

Phật Giáo (Chính Lời Phật Thuyết)

Biết sự hơn kém của người

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Dạy Bổn Phận Con Cái Với Cha Mẹ

Thiền Minh Sát – Căn Bản Thực Hành

Cầu Siêu Độ

Phật Giáo Nguyên Thủy Với Vấn Đề Xã Hội Hóa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Bàn Phiếm Trên Bàn Phím

Kinh buông bỏ nắm bắt

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Kinh Bách Dụ: Đứa bé được chiếc bánh hoan hỷ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Kinh Bách Dụ: Người bệnh ăn thịt chim trĩ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Phật thuyết A Di Đà Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Pháp Diệt Tận

Kim Cang Diệu Cảm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Giới Thiệu Kinh Đại Niệm Xứ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Tin mới nhận

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 11)

Luận Tịnh Độ

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 20)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 1

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Sáu Chữ Hồng Danh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 102)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 29)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 35)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.