PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022
TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK
VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

(Tin Tổng Hợp)
VIỆT NAM THAM DỰ LỄ KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022

Vnthamdulekyniemngayquoctephatdat_Tvbk (2)Ngày 13/5, tại New York, Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phật đản VESAK đã được tổ chức trực tuyến dưới sự chủ trì của các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thái Lan và Sri Lanka tại Liên Hợp Quốc (LHQ).

Phát biểu tại buổi lễ có Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Tổng Thư ký LHQ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka và nhiều Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước thành viên LHQ cùng một số tăng ni, phật tử quốc tế.

Tại Lễ kỷ niệm, các phát biểu đều cho rằng lời dạy, triết lý của Đức Phật về yêu thương, hòa hợp, đồng cảm, chia sẻ, dung thứ, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau là điểm tựa và nguồn sức mạnh tinh thần để cộng đồng quốc tế vượt qua những thách thức của hận thù, chiến tranh, xung đột, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… Đó cũng là những giá trị bao trùm để các quốc gia cùng tôn vinh, lan tỏa nhằm thúc đẩy các cam kết và nỗ lực thực hiện các mục tiêu, tôn chỉ của Hiến chương Liên Hợp Quốc, hướng tới xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho nhân loại.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang cho rằng Đại lễ Vesak không chỉ là dịp để kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập cõi niết bàn của Đức Phật mà còn là dịp để tất cả cùng suy ngẫm, hồi hướng về tư tưởng và lời dạy của Ngài – những tư tưởng và lời dạy vượt thời gian, tiếp tục sống và lay động khối óc, con tim của người dân trên toàn thế giới.

Đại sứ nhấn mạnh trong một thế giới đối mặt với nhiều thách thức và khủng hoảng chưa từng có như hiện nay, triết lý của Đức Phật về hòa bình, từ bi, hòa hợp càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết và đã trở thành “kim chỉ nam” giúp con người chấm dứt khổ đau và đem lại hòa bình cho nhân loại.

Để kiến tạo môi trường thuận lợi cho hòa bình và phát triển, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác, phối hợp chung về chính sách và hành động, thúc đẩy các giá trị về hòa bình, bao trùm và từ bi, hỉ sả, góp phần biến cõi niết bàn thành hiện thực.

* Đây là sự kiện thường niên của LHQ kể từ năm 1999 khi Đại Hội đồng LHQ thông qua nghị quyết 54/115 về việc kỷ niệm Ngày Quốc tế VESAK hằng năm nhằm ghi nhận đóng góp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đối với đời sống tâm linh của con người, cũng như đối với nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, hợp tác, hòa hợp và phát triển.
(Theo tin Bộ Ngoại Giao)

NHÀ TRẮNG TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM NGÀY VESAK LẦN THỨ 2

Lễ Vesak - Kỷ Niệm Ngày Đức Phật Đản Sinh, Thành Đạo Và Nhập Diệt Tại Nhà Trắng Năm 2022 - Ảnh White HouseCác vị đứng đầu của ba truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa đã cùng nhau cầu nguyện và thắp nến tại Nhà Trắng nhân ngày Vesak – Kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập diệt.

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm sự kiện đản sinh, thành đạo và nhập diệt của Đức Phật. Năm ngoái là dấu mốc đầu tiên Đại lễ Vesak được đưa vào để tổ chức tại Nhà Trắng khi các đại diện từ ba truyền thống Phật giáo lớn tề tựu cùng nhau để thắp nến và cầu nguyện nhân ngày lễ đặc biệt này.

Đây là lần thứ hai sự kiện này được tổ chức ở Nhà Trắng, trong Đại lễ Vesak thiêng liêng đối với Phật tử ở khắp nơi trên toàn thế giới.

Vesak 2022 White HouseTừ trái sang: Đệ nhị phu quân Douglass Emhoff, Wangmo Dixey, Hòa thượng Ajahn Thanat Inthisan, Hòa thượng Jinwol Lee, Ni sư Wol, and Thượng tọa Khenpo Tsultrim Tenzin tại buổi lễ ở Nhà Trắng hôm 16-5-2022 – Ảnh: White House

Vừa qua, một lần nữa, bà Wangmo Dixey, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Hoa Kỳ, đã tổ chức sự kiện này cùng với sự chủ trì của Đệ nhị phu quân Hoa Kỳ Douglas Emhoff.

Buổi lễ còn có sự tham dự của các vị lãnh đạo của cả ba truyền thống Phật giáo lớn: Hòa thượng Ajahn Thanat Inthisan tại chùa Thai ở Washington D.C., đại diện cho truyền thống Theravada; Hòa thượng Tiến sĩ Jinwol Lee của tu viện Gosung ở Livermore, California và Hòa thượng Wol ở chùa Bub Hwa tại Annandale, Virginia đại diện cho truyền thống Đại thừa; Lama Khenpo Tsultrim Tenzin của Trung tâm Thiền Tây Tạng ở Frederick, Maryland đại diện cho truyền thống Kim cương thừa; và Ni sư Wol là Tỳ-kheo-ni đầu tiên tham gia buổi lễ này.

Vesak 2022 White House 2Trao đổi bên lề buổi lễ – Ảnh: White House

Nhân dịp này, Tổng thống Joe Biden cũng có lời chia sẻ đối với các Phật tử Hoa Kỳ nói riêng cũng như Phật tử trên toàn thế giới nói chung.

Joe Biden“Jill và tôi xin gửi những lời chúc mừng nồng nhiệt tới các Phật tử ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới nhân kỷ niệm Đại lễ Vesak. Khoảnh khắc thiêng liêng này là thời điểm để suy ngẫm về những lời dạy của Đức Phật, bao gồm cả sự cần thiết đối với các hoạt động vì hòa bình và công lý, công nhận tính đồng nhất của mọi người, trân trọng và bảo tồn thiên nhiên xung quanh chúng ta, cũng như nuôi dưỡng đức tính khiêm tốn và lòng từ bi trong mỗi cá nhân. Đức Phật dạy rằng chúng ta chỉ là những vị khách ghé thăm thế giới này, và trong hơn 2.500 năm, những người thực hành theo những lời dạy này đã khiến cho thế giới của chúng ta này trở nên phong phú và vững chãi hơn. Vì vậy, nhân dịp kỷ niệm Vesak, chúng tôi xin tôn vinh những người Phật tử Hoa Kỳ, những người đã đóng góp rất nhiều cho đất nước và góp phần nâng cao các giá trị chung của chúng ta”, Tổng thống Biden nói.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, có hơn 3,5 triệu Phật tử đang sinh sống tại Hoa Kỳ, điều đó khiến cho Phật giáo trở thành tôn giáo lớn thứ ba ở đất nước rộng lớn này. Trong một thông cáo báo chí, khi nói về ý nghĩa của buổi lễ này, bà Wangmo Dixey cho biết: “Thật sự rất đáng quý khi có thể tề tựu trong dịp này, không chỉ thay mặt cho các Phật tử ở Mỹ, mà còn thay mặt cho các Phật tử trên toàn thế giới và cho tất cả mọi chúng sinh”. Phổ Tịnh/Báo Giác Ngộ

 

 

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Yếu Nghĩa Kinh Vô Lượng Nghĩa Và Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tạng Kinh Nikaya Tiếng Việt

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-Nhã Ba-La-Mật Phạn – Tạng

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Tôn Kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn Bản Tân Dịch

Tôn kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch

Tóm Tắt Kinh Trung Bộ

Tóm tắt kinh Trung Bộ

Load More

Discussion about this post

Rộng Mở Từ Ái (Sách)

Rộng Mở Từ Ái (sách)

Những người mang kính thường bị chọc quê là nhìn đời qua hai mảnh ve chai, bây  giờ có lẽ phải nói...

Từ Không Gian Mạng Đến Sách In Trên Giấy

Từ không gian mạng đến sách in trên giấy

TỪ KHÔNG GIAN MẠNG ĐẾN SÁCH IN TRÊN GIẤY Nguyễn Minh Tiến Có thể độc giả sẽ nghĩ ngay rằng...

Hãy Từ Bỏ Những Gì Không Phải Của Mình

Hãy từ bỏ những gì không phải của mình

HÃY TỪ BỎ NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH Diệu Hòa “Cái gì không phải của các Ông, này các...

Bát Nhã Ca Thơ Từ Hoa (Cảm Tác Từ Bát Nhã Tâm Kinh) Diễn Ngâm Tháng 9 – 2003

Bát Nhã Ca Thơ Từ Hoa (Cảm Tác Từ Bát Nhã Tâm Kinh) Diễn Ngâm Tháng 9 – 2003

BÁT NHÃ CAthơ Từ Hoa (cảm tác từ Bát Nhã tâm kinh)diễn ngâm tháng 9 - 2003 tác giả nhuận sắc...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 22)

Mấy ngày nay, chúng ta nói về hai chữ “Trung - Hiếu”. Nói thật ra, người nhận thức được hai...

Ai Nói Phật Pháp? (Song Ngữ Vietnamese-English) Pdf

Ai Nói Phật Pháp? (Song ngữ Vietnamese-English) PDF

AI NÓI PHẬT PHÁP?  THIỆN PHÚC  AI NÓI PHẬT PHÁP Thuyết pháp là giảng nói chân lý cho người khác...

Khái Lược Ý Nghĩa Biến Hành, Đồng Loại Nhân Và Đẳng Lưu Quả

Khái Lược Ý Nghĩa Biến Hành, Đồng Loại Nhân và Đẳng Lưu Quả

KHÁI LƯỢC Ý NGHĨA BIẾN HÀNH, ĐỒNG LOẠI NHÂN VÀ ĐẲNG LƯU QUẢPhước Nguyên**************** Theo Ngài Thế-Thân, trong A-tỳ-đạt-ma Câu-xá,...

Phân Tích Thêm Về Thời Điểm Đức Phật Đản Sinh

Phân Tích Thêm Về Thời Điểm Đức Phật Đản Sinh

PHÂN TÍCH THÊM VỀ THỜI ĐIỂM ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH Văn Công Hưng Nơi đản sinh của Đức Phật Theo...

Phật Giáo Khái Luận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nghiệp Và Số Mệnh Đồng Hay Khác?

Nghiệp và số mệnh đồng hay khác?

NGHIỆP VÀ SỐ MỆNH ĐỒNG HAY KHÁC? Thích Đạt Ma Phổ Giác Đạo Phật không phải là ngẫu nhiên luận...

Thơ Mùa Vu Lan Dâng Thầy Dâng Mẹ

Thơ Mùa Vu Lan dâng Thầy dâng Mẹ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lotus Hoa Sen – Thơ Rabindranath Tagore (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

Lotus Hoa Sen – Thơ Rabindranath Tagore (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

LotusHOA SENThơ Rabindranath Tagore (Hoang Phong chuyển ngữ) On the day when the lotus bloomed, alas, my mind was straying,...

Phật Thuyết Kinh Bố Thí Thức Ăn

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Kinh Bố Thí thức ăn là bản kinh ngắn đức Phật thuyết giảng về công đức và phước báo của...

Bốn Tư Tưởng Chuyển Hướng Tâm Và Lòng Bi

Bốn tư tưởng chuyển hướng tâm và lòng bi

BỐN TƯ TƯỞNG CHUYỂN HƯỚNG TÂM VÀ LÒNG BI Nguyễn Thế Đăng I. Bốn Tư Tưởng Chuyển Hoá TâmBốn tư...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Cổ nhân có một câu nói hay vô cùng, càng nghĩ càng thấy có đạo lý: “Lai thuyết thị phi...

Rộng Mở Từ Ái (sách)

Từ không gian mạng đến sách in trên giấy

Hãy từ bỏ những gì không phải của mình

Bát Nhã Ca Thơ Từ Hoa (Cảm Tác Từ Bát Nhã Tâm Kinh) Diễn Ngâm Tháng 9 – 2003

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 22)

Ai Nói Phật Pháp? (Song ngữ Vietnamese-English) PDF

Khái Lược Ý Nghĩa Biến Hành, Đồng Loại Nhân và Đẳng Lưu Quả

Phân Tích Thêm Về Thời Điểm Đức Phật Đản Sinh

Phật Giáo Khái Luận

Nghiệp và số mệnh đồng hay khác?

Thơ Mùa Vu Lan dâng Thầy dâng Mẹ

Lotus Hoa Sen – Thơ Rabindranath Tagore (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Bốn tư tưởng chuyển hướng tâm và lòng bi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Tin mới nhận

Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về trí tuệ

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Lòng ngưỡng mộ Phật của vua A Dục

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Lời Phật dạy về ngày tốt

Khéo tích công bồi đức

Hãy đẹp ngay từ tâm mình

Đức Thế tôn ra đời – Sự kiện hi hữu của thế gian

Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Lời Phật dạy về ruộng phước

Tinh Thần Ngọn Lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Chùa Phước Long xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành Đồng Tháp

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Tin mới nhận

Thống Kê Tôn Giáo Nam Bắc Triều Tiên

Hạnh Phúc Trong Tầm Tay

Giá trị của khổ đau

Trái Tim Của Đạo Phật

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Thở để sống

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya)

Lấp lánh những góc nhìn huyền diệu

Cộng nghiệp cùng hội cùng thuyền

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Chánh niệm là liều thuốc tốt nhất

Đã Bao Lâu Rồi, Hôm Nay Phật Đản

Quán chiếu về tương quan sẽ dẫn tới cái thấy vô ngã

Nhân quả là quy luật khách quan

Tâm Phật hay tâm ma

Nhật Ký Hành Hương – Trần Kiêm Đoàn

Phật Pháp Có Phải Là Một Loại Bản Thể Luận?

Tìm Tĩnh Lặng Trong Mâu Thuẩn Của Cuộc Đời

Lưới Trời Ai Diệt?

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 01)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Bị bệnh thì nương bệnh mà tu

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 57)

Kinh Bách Dụ: Lượm tiền vàng

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Tam Pháp Ấn

Tin mới nhận

Oai Đức Câu Niệm Phật

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 65)

Tự Tri 48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Mấy Điệu Sen Thanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 116)

CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH, ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Thầy Tôi Dạy Tôi Niệm Phật

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Cửa Vào Tịnh Tông

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.