NHẬN ĐỊNH
Về
Các Bài Thuyết Giảng của HT Thông Lạc
Tỳ
Kheo Thích Pháp Hiền
Sau
đây là mấy lời phát biểu của tôi về những tuyên bố
của HT. Thông Lạc.
I.-
Theo tin tức được biết : HT Thông Lạc quả là một trong
những đệ tử đầu tiên của HT. Thanh Từ. Nhưng, theo xác
nhận của 3 vị Tỳ kheo biết việc này mà tôi đã tiếp xúc,
HT. Thanh Từ đã tuyên bố khai trừ ra khỏi Tăng đoàn
của Hòa thượng, sau những tuyên bố của HT. Thông Lạc mà
chúng ta đã biết.
II.-
Về việc HT. Thông Lạc tuyên bố là đã “đắc Tứ Thiền”,
thì : Theo chỗ tôi biết, mà trong Tạng Kinh Pali cũng có ghi
rõ (không nhớ chính xác ở Kinh nào, trang nào), đại khái
rằng: khi một vị Tỳ kheo đắc “Tứ Thiền” thì vị Tỳ
kheo ấy không biết được điều đó. Vì, nếu người ấy
biết thì câu hỏi được đặt ra là : “Ai biết ?” Tức
là còn “chủ thể” đang biết và còn “đối tượng”
được biết. Cũng tức là cái “bản ngã” vẫn còn chình
ình đó. Cho nên lời tuyên bố của HT. Thông Lạc, nêu trên,
nên để trong dấu ngoặc.
III.-
Về tuyên bố của HT. Thông Lạc đối với Kinh điển Đại
thừa, thì chúng ta nên xem đây là đề tài rất đáng để
chúng ta suy gẫm.
Trước
nhất hãy xem việc HT. Thông Lạc đã sử dụng những lời
lẽ khá nặng nề, đối với Kinh điển Đại thừa cũng như
đối với chư Tổ, như là chủ ý của HT. muốn gây chú ý,
để chúng ta động tâm mà cùng nhau suy gẫm những điều HT.
muốn nói. Thật vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên thành
lập một Ủy ban có thẩm quyền để xét định lại toàn
bộ Kinh điển và lễ nghi cùng cách hành trì Phật giáo. (Đã
có quá nhiều thứ “tầm gởi” bám vào “thân cây” Phật
giáo, hay bám vào ảnh tượng Đức Phật, để làm những việc
có hại cho giáo pháp nhà Phật)
Nhưng,
cho rằng : “Phật Giáo Đại Thừa
không phải là Phật Giáo chánh thống, mà là Phật giáo theo
kiểu kiến giải giáo pháp của Bà La Môn. Hay nói cách khác,
Phật Giáo Đại Thừa là đạo Bà La Môn lấy tên là Phật
Giáo Đại Thừa để lừa đảo tín đồ Phật Giáo. Cho nên
nghĩa lý toàn bộ kinh sách Đại Thừa là Giáo pháp của Bà
La Môn chính gốc. …(ĐVXP-Tập 8),
thì quả đây là một kết luận khá vội.
Tôi
không nghĩ rằng HT. đã thông suốt giáo thuyết Bà La Môn để
có thể viết một câu như “đinh đóng cột” như vậy.
Mà, trái lại, chính câu khẳng định trên cho thấy thực sự
HT. Thông Lạc chưa nắm vững giáo thuyết Bà La Môn.
Cho
rằng “Phật giáo Đại thừa không
phải là Phật giáo Nguyên thủy”
thì đúng hơn. Thật vậy, chúng ta có thể đồng ý với Kimura
Taiken, một nhà Phật học Nhật bản của thế kỷ 20, về
cách chia lịch sử phát triển của Phật giáo thành 3 giai đoạn,
như sau :
1/
Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy : gồm thời kỳ Đức Phật
còn tại thế và thời kỳ khoảng 100 năm sau Phật Niết bàn.
2/
Thời kỳ Phật giáo Bộ phái (còn gọi là thời kỳ Phật
giáo Tiểu thừa) : từ khoảng 100 năm sau Phật Niết bàn đến
khoảng trước và sau kỷ nguyên Tây lịch. (Ghi chú : Hệ phái
Theravada, tuy cũng tự nhận là “Phật giáo Nguyên thủy”
nhưng cũng là một hệ phái được phát sinh trong thời kỳ
này. Do đó, không phải là tất cả những gì còn lưu lại
trong Kinh tạng Pali đều được xem là có tính “nguyên thủy”
được – xem thêm “Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa”,
nghiên cứu của André Bareau, Pháp Hiền dịch, nxb. Tôn Giáo
– Hà Nội, 4/2003).
3/
Thời kỳ Phật giáo Phát triển (còn gọi là thời kỳ Phật
giáo Đại thừa) : từ trước hay sau kỷ nguyên Tây lịch.
Như
vậy, mọi người đều đồng ý rằng : Phật giáo Đại thừa
không phải là Phật giáo Nguyên thủy, mặc dù tư tưởng Đại
thừa thực ra đã nẩy mầm từ thời Phật giáo Nguyên thủy
(sau Phật Niết bàn), nhưng mãi đến trước hay sau kỷ nguyên
Tây lịch mới thành hình phong trào rõ rệt.
Và
một khi nói rằng : “Phật Giáo Đại
Thừa không phải là Phật Giáo chánh thống”,
thì còn phải chứng minh “Thế nào là Phật giáo chính thống
?” Chúng ta cần ghi nhớ rằng : Đức Phật đã để lại
cho chúng ta 2 loại bài học : “khẩu giáo” và “thân giáo”.
Khẩu
giáo là những gì còn được ghi lại “ít nhiều” trong các
Kinh tạng. Những người chú trọng tu theo những lời khẩu
giáo này được gọi là “Thanh Văn thừa”.
Còn
thân giáo, là những bài học được rút ra từ chính “cuộc
sống, cách cư xử và ứng xử, cách tu hành v.v…” của Đức
Phật (nhất là ở những thời kỳ Đức Phật chưa thành Phật,
đang trên đường tiến đến chỗ Đại giác Đại ngộ, tức
là khi Đức Phật còn là “Bồ-tát”). Những người chú
trọng tu theo những bài học thân giáo này được gọi là
“Bồ-tát thừa”.
Bài
học nào là “chính thống”? Thân giáo là “chính thống”?
Hay, khẩu giáo là “chính thống”? Và chúng ta nghĩ sao về
câu nói của Phật : “…những điều Như Lai nói ra chỉ tựa
như số lá trong nắm tay; còn những điều Như Lai biết thì
như số lá trong rừng” ?
Đức
Phật đã sống trọn vẹn những gì Ngài dạy, nhưng những
gì Đức Phật dạy không bao hàm toàn bộ cuộc sống của
Ngài được. Và Đức Phật đã trải qua bao nhiêu kiếp sống
và tu tập trước khi đắc thành Chánh quả ? “Chuyện tiền
thân Đức Phật” (Jataka, thuộc Tạng Pali) cũng chỉ cho thấy
một phần, một phần nhỏ. Và qua gần 500 mẫu “chuyện tiền
thân Đức Phật” được ghi chép trong ấy chúng ta học được
bài học gì ? Thưa, bài học lớn nhất cho chúng ta ấy là
“Bài học về lòng Từ bi – Từ bi Vô ngã”. Bài học này
có phải là Phật giáo chính thống không ? Và, nếu đó là
chính thống, thì việc biểu tượng hóa “Đức Từ bi Vô
ngã” này qua hình tượng “Quán Thế Âm Bồ-tát” có gì
là sai ?
Còn
nhiều điều khác nữa rất đáng bàn, nhưng cần rất nhiều
thời gian, ở đây chỉ trình bày vài nét chính. Đành rằng
hiện nay đã có khá nhiều bản văn được viết rất trể
sau này, cũng đề là Kinh Phật, nhưng đọc kỷ thì thấy,
quả như HT. Minh Châu thường nói : “nhét
vào miệng Phật những điều Ngài không nói”,
rất nên phải bỏ đi. Nhưng để làm việc này, chúng ta hãy
dùng phương pháp “loại trừ” từng trường hợp một chứ
không thể cào bằng được.
IV.
Động
cơ nào mà HT. Thông Lạc hành động như vậy ?
Thật
khó mà quyết đoán được. Ở đây chúng ta chỉ có thể nêu
ra vài ước đoán :
1/
Trước hết phải nói đến yếu tố thuộc về tính khí cá
nhân. Nhưng chúng ta không nên đi vào.
2/
Yếu tố có tính khung cảnh : Chiều hướng “mất thiêng liêng”
(désacralisation) chung của thời đại, và riêng của đất nước
Việt Nam (với “định hướng xã hội hay duy vật chủ nghĩa”)
hiện nay.
Dù
gì chăng nữa thì việc làm của HT. Thông Lạc cũng không có
gì là mới mẽ. Cuộc tranh chấp bộ phái vẫn có từ rất
lâu rồi trong lịch sử phát triển của Phật giáo. Tuy nhiên,
chúng ta nên xem việc làm này như là một cơ hội, một dịp
tốt, để những bậc cao tăng thạc đức xét duyệt lại các
Kinh điển, lễ nghi và cách hành trì của Phật giáo.
Hy
vọng phát biểu này đóng góp ít nhiều vào việc tháo gở
những hoang mang nếu có.
Tỳ
kheo Thích Pháp Hiền – Garden Grove, California tháng 6/2003
Discussion about this post