PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giáo dục – đề tài muôn thuở của nhân loại

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIÁO DỤC – ĐỀ TÀI MUÔN THUỞ CỦA NHÂN LOẠI
Nam Phương (Nghiêm Thuỷ)

     Trong mỗi đất nước, trong mỗi nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới từ rất xa xưa đã hình thành sẵn những nền nếp đạo đức mà con người khi bắt đầu hiện diện trên trái đất đều tuân thủ những luật lệ không thành văn ấy một cách tự nhiên, tự giác. Bởi trong cộng đồng xã hội sơ khai còn ít ỏi, con người chưa cần đến pháp luật hay nhà tù. Theo như quan điểm của Thầy Mạnh Tử : Nhân chi sơ tính bổn thiện, thì con người khi mới có mặt trên cuộc đời đều giống nhau ở bản chất hiền thiện.

      Trong kinh Khởi thế nhân bổn, Đức Phật nói đến tiến trình diễn biến sơ khai của con người qua rất nhiều giai đoạn, qua rất nhiều cảnh giới, rất nhiều nơi chốn mà con người thác sanh vào đó. Để rồi trong quá trình luân chuyển tất cả đều không thể đứng ngoài định luật vô thường thành trụ hoại không chi phối. Điều này đã dẫn đến những biến thiên, thay đổi không ngừng nghỉ từ vật chất đến tinh thần, đến tâm tư suy nghĩ và cả môi trường sống của con người, tạo nên nhiều thời kỳ thịnh vượng, suy vi, an hoà hay bất ổn khác nhau đều do nơi tâm thức của con người nên Đức Phật mới nói Vạn pháp duy tâm.

        Chính vì lẽ đó Đức Phật đã dùng đến Pháp là những điều lành việc thiện để định mức giá trị nơi mỗi cá nhân khi biết kiểm soát tâm thức, thực hành những pháp lành nghiêm túc sẽ có đời sống yên bình, với tư cách đạo đức cao thượng đáng tôn kính mà không phải lệ thuộc vào giai cấp hay dòng tộc. Do vậy có thể gọi Đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại nhất vì đã sử dụng pháp học để giáo huấn con người từ rất sớm, để giúp cho xã hội có môi trường sống tốt đẹp an lành bình đẳng bằng phương pháp thực hành loại trừ tham ái sân si.

      Quả thật vậy, giáo dục là điều vô cùng quan trọng và cần thiết khi thế giới phát triển, dân số phát triển và nhất là hiện nay đang ở vào thời kỳ khoa học cực kỳ phát triển càng rất cần đến một nền giáo dục đạo đức đi kèm để cân bằng tâm thức cũng như cuộc sống con người. Khoa học, vật chất phát triển là điều đáng vui mừng cho nhân loại nhưng lại tỷ lệ nghịch với phần tinh thần đạo đức đã khiến nhà khoa học lừng danh Albert Einstein của thế kỷ trước phải lo ngại : “Tôi sợ rằng một ngày kia khi khoa học tiến bộ vượt bực sẽ làm ảnh hưởng đến mối tương quan giữa những con người với nhau. Thế giới sẽ nhận lãnh một thế hệ ngốc nghếch” (I fear the day that technology will surpass our human interaction. The world will have a generation of idiots)

       Điều lo ngại của nhà khoa học rất đáng được quan tâm và không phải là vô căn cứ khi hiện nay con người đang sống rất vội vàng máy móc, ích kỷ và vô cảm. Nhà tù ở khắp nơi trên thế giới luôn đầy chật người cho dù luật pháp có chặt chẽ nghiêm khắc đến đâu vẫn không ngăn ngừa được lòng tham sân chấp ngã nơi con người. Vì vậy một môi trường sống tốt lành, một xã hội tử tế đạo đức là những gì cần thiết sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người, bất kể là đang sống ở quốc gia nào, có chỉ số GDP cao hay thấp. Có thể thấy đất nưóc Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới chỉ vì họ sống với thiên nhiên giản dị hài hòa, không tiếp xúc nhiều với những khoa học tân tiến và hơn thế nữa hạnh phúc là những gì họ cảm nhận được chính từ nơi tâm thức của họ mà không nhất thiết cần đến sự đáp ứng quá nhiều về vật chất.

     Nhật bản là đất nước tiến bộ về khoa học nhưng cũng có nền giáo dục đặc biệt khi thành ngữ phổ biến “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu”, là châm ngôn răn dạy con người sống có giá trị khi biết khiêm cung cúi đầu. Vì vậy nước Nhật hay người dân Nhật đều được cả thế giới khâm phục vì lối sống và cách xử thế của họ. Việt Nam của chúng ta ngày trước cũng có văn hóa “Đi nhẹ nói khẽ”, luôn thể hiện tư cách lịch sự nhẹ nhàng không ồn ào vì trong chương trình giáo dục hằng tuần đều có các môn học về đức dục, công dân giáo dục. Học sinh phải học thuộc lòng những bài thơ văn trong tập Quốc văn giáo khoa thư làm tiêu biểu về những đức hạnh tốt, những bài học làm người đạo đức, xây dựng nên những con người lịch lãm, hiền hòa.

    Sự khiêm tốn, biết lắng nghe, dễ dạy bảo phải được giáo dục từ những năm tháng đầu đời, vì vậy ngay trong gia đình phải có môi trường tốt, cha mẹ phải là tấm gương là vị thầy đầu tiên, sau đó mới đến học đường, xã hội. Cây cảnh muốn đẹp phải uốn nắn, thú nuôi muốn ngoan phải dạy dỗ thì con người cũng vậy, để có một thế hệ công dân tốt, một môi trường xã hội lành mạnh cần phải có nền giáo dục nghiêm túc, đạo đức.

    Ngày nay khoa học tiến bộ đến nỗi có thể tạo ra con người từ trong ống nghiệm,  khiến cả thế giới kinh hoàng khi nghĩ đến những hậu quả khủng khiếp của những chúng sinh không có cha mẹ, nguồn gốc chắc chắn sẽ trở thành những bộ máy vô cùng nguy hiểm. Nhưng chúng ta lại quên mất một điều hiện nay rất nhiều chúng sinh cũng đang được sinh ra trong những gia đình không có gia đình, những trẻ em mồ côi nhiều vô số và đau lòng hơn còn có những chúng sinh bé nhỏ vừa lọt lòng mẹ đã bị đem vất bỏ. Con người thật sự dửng dưng vô cảm với những việc làm không thể tưởng tượng được hằng ngày vẫn tiếp diễn xảy ra.

    Vì vậy giáo dục lối sống đạo đức là điều vô cùng cần thiết mà tự ngàn xưa các bậc thánh hiền như Lão Tử, Khổng Tử… đều muốn đem truyền dạy cho con người. Lão Tử đề cao lối sống an nhiên, không bon chen danh lợi, hoàn toàn đối ngược lại với cuộc sống vật chất vội vàng hối hả ở phương tây, cho nên đến hôm nay cách sống tự tại chậm rãi này đang là khuynh hướng được nhiều người mến chuộng.

    Với Khổng tử, quan niệm sống tích cực hơn, nên đã cùng với các môn đệ bỏ gần hết cuộc đời đi khắp nơi để rao giảng đạo lý. Khổng Tử khuyên dạy con người phải luôn có kiến thức, phải học để ra làm quan giúp đời, khi làm quan có thời giờ phải học hỏi thêm, đến lúc tuổi già cáo quan vẫn phải học, học mãi là tinh thần cầu tiến không ngưng nghỉ của đạo Nho. Bởi vì Nho giáo cũng xem việc giáo dục, việc học là trọng với những câu nói như:

Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi nọa.

        Nuôi con không dạy lỗi tại người cha. Giáo dục không nghiêm lỗi tại người thầy. Nhân lễ, nghĩa, trí, tín hay Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ…. đều là những cách giáo dục đem lại lợi ích cho nhân quần xã hội. Ngoài ra Khổng Tử cũng phân chia thiên hạ thành ba hạng người

           1/ Hạng người sinh ra đời đã tự hiểu biết không cần dạy dỗ, là những bậc đại trí, thông minh.

           2/ Hạng người cần phải dạy mới biết, là những con người bình thường.

          3/ Hạng người thứ ba cho dù có dạy dỗ cũng vẫn không biết, đó là những kẻ thiểu trí.

     Tuy nhiên theo Đức Phật, chỉ trừ những người mất trí, bị bệnh tật về tâm thần không tư duy được, phần còn lại tất cả mọi người bình thường đều có thể học hỏi, suy nghĩ để tự thay đổi nhận thức của mình bằng sự quán chiếu tu tập, để có một tâm thức hoàn toàn mới, hiểu biết và sáng suốt hơn trong mọi vấn đề. Đó là sự chuyển hóa tâm thức và tùy vào mức độ nhận thức của mỗi cá nhân mà có thể thay đổi cả cuộc đời, có thể hóa giải những phiền não để có đời sống an vui. Với câu nói nôm na “Bỏ đồ đao xuống lập địa thành Phật” cho mọi người những tia hy vọng mà ai cũng có thể làm được.

     Bởi vậy trong Đạo Phật có chữ tu là sửa để nhắc nhở con người ở bất cứ tuổi nào cũng phải học hỏi để chỉnh sửa thân khẩu ý, sống theo lẽ đạo trong sạch. Đức Phật tuy là bậc đại trí, Ngài vẫn thăm hỏi đến những người nông dân việc cày cấy thế nào để cho thu hoạch tốt, hỏi người giữ ngựa cách thuần hóa ngựa ra sao và hỏi cả những đứa bé chăn trâu về cách chăn giữ trâu thế nào. Việc học hỏi tu sửa thân tâm là việc làm cả đời vì học làm người có tư cách đạo đức phải được huân tập lâu dài. Mỗi lần có vị tỳ kheo đi hoằng hóa xa về thăm, Đức Phật thường hỏi câu : “Các thầy có khoẻ không? Có được an vui chăng? Chúng sanh có dễ độ chăng ?” Bởi Đức Phật hiểu rằng việc giáo dục tiếp độ chúng sanh không phải là điều dễ dàng.

    Chính vì vậy vấn đề giáo dục là vấn đề hệ trọng phải được đưa lên hàng quốc sách và hơn thế nữa giáo dục không thể tính bằng tiền do vậy hoàn toàn miễn phí là điều nên làm, như ở đất nước Bhutan người dân được miễn phí hoàn toàn cả về giáo dục và y tế. Ngoài ra giáo dục không phải chỉ chuyên chú về những kiến thức khoa học kỹ thuật để phát triển đất nước về mặt vật chất thôi thì chưa đủ, mà còn phải giáo dục con người để có môi trường sống hữu ích, lành mạnh từ gia đình đến xã hội cộng đồng trên căn bản đạo đức mới là điều quan trọng để có được những người công dân ưu tú tài năng và đức độ, vì đó là tương lai của cả một dân tộc. Sự thật một con người hiểu biết có nhân cách vẫn giá trị hơn một người giàu sang nhiều danh vọng mà thiếu đạo đức.

      Trong trận đại dịch Covid-19 khủng khiếp toàn cầu chưa từng có như hiện nay đã cho con người nhiều bài học vô giá bị lãng quên đó là sự vô thường, về cái chết cận kề không báo trước mà Đức Phật thường nhắc nhở, cùng những nỗi đau tinh thần về sinh ly tử biệt không ai muốn đối diện. Nhưng tất cả đều là sự thật hiển nhiên, để thấy đời người quả thật ngắn ngủi, mọi thứ vật chất giàu sang hoàn toàn vô nghĩa trước cái chết và sự mong manh vô thường. Nguyện cầu thế giới sớm được bình yên, mọi người sẽ vơi bớt khổ đau khi nhận rõ giá trị sâu xa từ lời dạy ngàn xưa của Đức Phật.

  

California. Tháng 9-2020

Nam Phương (Nghiêm Thuỷ)

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Mở Rộng Chu Vi Của Từ Ái

Mở Rộng Chu Vi Của Từ Ái

MỞ RỘNG CHU VI CỦA TỪ ÁITác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Jeffrey Hopkins Chuyển ngữ: Tuệ Uyển...

Nụ Cười Myanmar

Nụ Cười Myanmar

Đây không phải là lần đầu tiên tôi đến với đất nước vàng Golden Land Myanmar. Vùng đất và con...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Việc học Phật ngay trong hiện tiền thì phải làm, phải bắt đầu thực hành. Trong cuộc sống hàng ngày...

Thiên La Địa Võng

Thiên La Địa Võng

THIÊN LA ĐỊA VÕNGToại Khanh         Nhiều khi trong đời có những chuyện vớ vẩn mà cứ bắt mình phải...

Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Thrangu Tulku Thứ Chín – Karma Lodro Lungrik Maway Senge

Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Thrangu Tulku Thứ Chín – Karma Lodro Lungrik Maway Senge

TIỂU SỬ VẮN TẮT KHENCHEN THRANGU TULKU THỨ CHÍN – KARMA LODRO LUNGRIK MAWAY SENGE Pema Jyana chuyển dịch Việt...

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư (14)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (14)

     28- Ngày Thứ 28 (Bài thứ 14). – Tối ngày 14/7/Âl Hôm qua thầy nói chuyện về ngày lễ...

Cuộc Sống Trong Bệnh Viện Của Đức Phật

Cuộc sống trong bệnh viện của Đức Phật

CUỘC SỐNG TRONG BỆNH VIỆN CỦA ĐỨC PHẬT (Life in the Buddha's Hospital) Thanissaro Bhikkhu | Hoang Phong chuyển ngữ...

Xuân Như Ý

Xuân Như Ý

XUÂN NHƯ Ý Vĩnh Hảo   Hỏa hoạn qua đi, để lại vết tích hoang tàn của hàng trăm nghìn...

Cuộc Đời Thánh Tăng Sìvali

Cuộc Đời Thánh Tăng Sìvali

Thánh Tăng Sìvali Mục lục 1. Sơ lược tiểu sử Ngài Sīvali  2. Ngài Sīvali trong bụng mẹ 3. Ngài...

Tự Do Khỏi Tự Ngã

Tự do khỏi tự ngã

TỰ DO KHỎI TỰ NGÃVĩnh Hảo    Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn...

Bhutan Có Gì Lạ?

BHUTAN có gì lạ?

Bhutan được cả thế giới ca tụng là “Xứ Sở Hạnh Phúc”. Vương quốc này nằm bên dãy núi Hy...

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm:     Thánh Hà Tây Phần 7...

Thơ Và Xuân – Chúc Xuân

          THƠ VÀ XUÂN   Thơ dóng đưa hồn ngẫn nét xuân, THƠ đầy nhựa sống bởi cùng XUÂN. THƠ...

Nghĩa Kinh Ứa Lệ

Nghĩa kinh ứa lệ

NGHĨA KINH ỨA LỆ Hồ Dụy   Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn...

Đạo Đức Học Phật Giáo Và Vấn Đề Môi Trường Thích Nguyên Hiệp

Đạo Đức Học Phật Giáo Và Vấn Đề Môi Trường Thích Nguyên Hiệp

ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Thích Nguyên Hiệp     Thế giới loài người luôn...

Mở Rộng Chu Vi Của Từ Ái

Nụ Cười Myanmar

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Thiên La Địa Võng

Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Thrangu Tulku Thứ Chín – Karma Lodro Lungrik Maway Senge

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (14)

Cuộc sống trong bệnh viện của Đức Phật

Xuân Như Ý

Cuộc Đời Thánh Tăng Sìvali

Tự do khỏi tự ngã

BHUTAN có gì lạ?

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

Thơ Và Xuân – Chúc Xuân

Nghĩa kinh ứa lệ

Đạo Đức Học Phật Giáo Và Vấn Đề Môi Trường Thích Nguyên Hiệp

Tin mới nhận

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Phật tại Tâm: Chìa khóa mở vào cửa Phật

Để tâm giải thoát được thuần thục

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Điều thiết yếu nhất người Phật tử nên làm

Bảy loại phước xuất thế gian

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Ngũ ấm ma trong chúng ta (II)

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Đức Phật may y cho đệ tử

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Từ hiện sinh đến đản sinh

Xây chùa và xây đạo tràng

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Tin mới nhận

Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông: Chỗ Gặp Gỡ Và Không Gặp Gỡ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 114)

Nhớ Mùa Phật Đản

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (18)

Năm 2020 – Bài Học Lớn Về Sự Vô Thường

Tham Dục & Thiểu Dục Tri Túc (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Ngừa Ung Thư Bằng Rau Quả Dược Sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Bác Sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh

Hoa Sen Ngày Xuân

Cảm Nhận Sự Ra Đời Của Đức Phật Thích Ca

Phải làm thế nào để nuôi dưỡng niềm tin?

Từ chuyện cá chết, Phật Giáo cần làm gì trước thảm hoạ môi trường

Một số suy nghĩ về văn hóa-giáo dục-chính trị

Bản Thể Và Đạo Đức Luận Của Phật Giáo Qua Pháp Môn “Bất Nhị”

Lễ Phật Thành Đạo

Giới Thiệu Kinh Phật Thuyết Như Vầy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Phật Giáo Và Môi Trường Thích Thiện Hữu

Bức Thông Điệp Muôn Đời

Thắng Man Giảng Luận

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Một Câu Chuyện Sợ Ma Trong Kinh Điển Pali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Phật giáo nhập thế và vấn đề phát triển kinh tế bền vững

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 43)

Địa Tạng Mật Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Kinh Người Đất Phương Tây (hay Người Đã Chết)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Kinh Lời Vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Tam Pháp Ấn, Giáo Lý Đặc Trưng Trong Đạo Phật

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 8)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

Lá Thư Tinh Độ

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 19)

Phương Pháp Niệm Phật – Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Luận Về Vấn Đề Hộ Niệm Lúc Lâm Chung Theo Kinh Tạng Nikaya

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 39)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 44)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 56)

Một Câu A Di Đà Phật Niệm Đến Cùng

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Công phu niệm Phật chân thật

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Đức Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese