PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Trần Nhân Tông Vị Hoàng Đế, Thiền Sư, Thi Sĩ – Nguyễn Hữu Sơn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter


TRẦN NHÂN TÔNG
VỊ HOÀNG ĐẾ, THIỀN SƯ, THI SĨ
Nguyễn Hữu Sơn

Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm. 

Với tầm vóc danh nhân văn hóa, hình ảnh Trần Nhân Tông đã tỏa sáng trên tư cách một vị hoàng đế sáng suốt, vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và để lại những áng thi ca thấm đậm lẽ đạo tình đời. 

Sinh ra giữa thời hào khí Đông A đạt tới đỉnh cao, ông cùng với vua cha Trần Thánh Tông và toàn dân Đại Việt đã lãnh đạo nhân dân nước Đại Việt đập tan hai cuộc xâm lược của những đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh (vào các năm 1285, 1287-1288). 

Với việc tổ chức hội nghị Diên Hồng và Bình Than, ông trở thành hiện thân của tinh thần đại đoàn kết toàn dân, ý chí quyết tâm đánh thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc quyền độc lập dân tộc. 

Trong thời điểm vận nước vào lúc nguy nan, ông đã cho khắc câu thơ: Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ – Hoan, Diễn còn kia chục vạn quân (Cối Kê cựu sự quân tu ký – Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh) vào thuyền Ngự để động viên quân sĩ và khẳng định niềm tin vào ngày chiến thắng. 

Trở về Chiêu Lăng làm lễ dâng thắng trận, ông viết hai câu thơ nổi tiếng, thể hiện niềm tự hào và khẳng định sức mạnh dân tộc: Xã tắc hai phen chồn ngựa đá – Non sông ngàn thuở vững âu vàng (Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã – Sơn hà thiên cổ điện kim âu)… 

Và phải nói rằng, ông cũng là người trực tiếp điều binh khiển tướng để củng cố vững chắc vùng biên giới phía tây và phía nam đất nước. 

Trong thời bình, ông thực hiện chủ trương “khoan sức dân”, mở rộng sản xuất, đưa ra chính sách thi cử, tuyển dụng nhân tài tiến bộ, thúc đẩy nền kinh tế – văn hóa dân tộc phát triển ổn định. 

Với tầm nhìn xa rộng, ngay cả sau khi đã nhường ngôi cho con và bản thân làm Thượng hoàng (1293), Trần Nhân Tông vẫn đích thân đi đánh dẹp nơi biên ải, trực tiếp giám sát, khuyên bảo vua Anh Tông, cắt đặt công việc chính sự, đến bảy năm sau (1299) mới đi khắp nơi thuyết pháp, sang tận Chiêm Thành rồi mới lên hẳn Yên Tử tu Phật, sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm. 

Đặt trong tương quan giữa đời và đạo, mối quan hệ giữa vương quyền và thần quyền, sách Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá khái quát về Trần Nhân Tông: “Vua nhân từ, hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần. Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát nhưng đó không phải là đạo trung dung của thánh nhân”… 

Tất nhiên đây là ý kiến dựa trên quan điểm Nho giáo và đến nay chúng ta cần nhận diện khách quan, đúng mức hơn những đóng góp của Trần Nhân Tông đối với lịch sử Phật giáo nói riêng và di sản tư tưởng tinh thần dân tộc nói chung. 

Trước hết cần khẳng định thái độ rành mạch của ông trong quan niệm về đời và đạo, khi nào cần “hòa quang đồng trần” một lòng gắn bó với sự nghiệp giữ nước và phát triển đất nước của cả dân tộc, khi nào có thể chuyên tâm với kinh sách và con đường hoằng dương Phật pháp. 

Trên quan điểm lịch sử cụ thể, chúng ta có thể khẳng định vị thế Trần Nhân Tông trên tư cách vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, người có khả năng thâu thái những giá trị tinh thần Phật giáo từ bên ngoài để sáng tạo nên một Thiền phái bản địa, nội sinh trên cơ sở thực tiễn xã hội và mạch nguồn tư tưởng văn hóa dân tộc. 

Trải qua trường kỳ lịch sử, tinh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vẫn được phát huy và đến nay tiếp tục phát triển, có được ảnh hưởng mạnh mẽ trong nước và mở rộng ở nhiều Thiền viện trên thế giới. 

Về sự nghiệp sáng tác, Trần Nhân Tông còn để lại trên ba mươi tác phẩm, trong đó có các bài tán, minh, thơ chữ Hán và hai bài phú chữ Nôm. 

Các sáng tác của Trần Nhân Tông trải rộng diện đề tài từ dòng thơ chiến trận đến tâm sự buồn vui đời thường, từ vận mệnh quốc gia đến nỗi niềm người khuê phụ, từ lối thơ xướng họa đến tức sự, từ thơ bang giao đến vịnh cảnh non sông tươi đẹp, từ tiếng nói bậc đế vương đến sâu thẳm chất Thiền… 

Chỉ đọc nhan đề các bài thơ cũng thấy bước chân ông đã đi qua nhiều miền xứ sở, từ miền quê Thiên Trường (Nam Định) đến động Vũ Lâm (Ninh Bình), hương Cổ Châu, chùa Thần Quang (Bắc Ninh), Châu Lạng (Bắc Giang), từ một cuộc Tây chinh đến hồ Động Thiên – Yên Tử (Quảng Ninh)… 

Ông vui với một nhành mai, bâng khuâng trong một sớm mùa xuân, một chiều trước cánh đồng làng, một ngày thu nơi non cao chùa vắng, một sự hòa nhập nội tâm trong cõi thiền trầm tư sâu lắng. 

Đặc biệt với hai tác phẩm Phú ở cõi trần vui đạo (Cư trần lạc đạo phú) và Bài ca được thú lâm tuyền thành đạo (Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca), Trần Nhân Tông đã trở thành một trong những thi nhân Việt Nam đầu tiên sử dụng chữ Nôm để sáng tác thơ ca, khơi mở cho dòng thơ Quốc âm của dân tộc phát triển mạnh mẽ trong suốt các giai đoạn sau này. 

Tròn 700 năm kể từ ngày Trần Nhân Tông về cõi Tây phương cực lạc, nơi chùa Lân – Hoa Yên – Yên Tử vẫn thăm thẳm một mầu xanh. Giữa ngày chớm đông, dòng người từ bốn phương tìm về non thiêng Yên Tử, tìm về chốn tâm linh, thắp nén nhang thành kính tưởng nhớ danh nhân văn hóa Trần Nhân Tông – mẫu hình tác gia Hoàng đế – Thiền sư – Thi sĩ tiêu biểu cho cả một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc.

Nguyễn Hữu Sơn
(phattuvietnam.net)
 
 
 
 

11-30-2008 09:23:13

Tin bài có liên quan

Kế Lâu Dài – Minh Triết Trần Nhân Tông – Thích Thanh Thắng

Đất Nước Nhìn Từ Đỉnh Cao Yên Tử – Dương Trung Quốc

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Vua Trần Nhân Tông Và Tinh Thần “Bụt Ở Trong Nhà” – Ht. Thích Hải Ấn

Vị Sư Tổ Của Thiền Phái Trúc Lâm – Yên Khương

Vì Sao Vua Trần Nhân Tông Về Yên Tử Tu Hành – Nguyễn Trần Trương

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Truyền Thuyết Về Trần Nhân Tông – Tạp Chí Thăng Long

Trao Đổi Với Tác Giả Bài Viết “Suy Nghĩ Về Một Đoạn Dịch Ngắn Trong Dịch Phẩm “Hữu Cú Vô Cú” Của Dịch Giả Viên Như” – Viên Như

Trần Nhân Tông Vị Anh Hùng Dân Tộc Khai Sáng Tư Tưởng Phật Giáo Việt Nam – Trần Lưu

Load More

Discussion about this post

Dông Dài Chuyện Quét Lá Sân Chùa

Dông dài chuyện quét lá sân chùa

Dông dài chuyện quét lá sân chùa Thông Định                       ...

Tu Hành Như Khúc Gỗ Trôi Sông

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Lộ trình tu tập được Thế Tôn ví như khúc gỗ trôi sông về biển Niết bàn. Lênh đênh chìm...

Bài Thuyết Pháp Của Thiền Sư Ajahn Suchart

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thơ Mùa Vu Lan Dâng Thầy Dâng Mẹ

Thơ Mùa Vu Lan dâng Thầy dâng Mẹ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Từ Nụ Đến Hoa

Từ Nụ Đến Hoa

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bhagavadgītā: Vài Đặc Điểm Đạo Đức Trong Sự So Sánh Với Phật Giáo

Bhagavadgītā: Vài Đặc Điểm Đạo Đức Trong Sự So Sánh Với Phật Giáo

Bhagavadgītā là một trong những thánh điển quan trọng của Ấn giáo. Tuy xuất hiện sau các Veda và một...

Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới – World Buddhist Forum (Wbf)

Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới – World Buddhist Forum (Wbf)

DIỄN ĐÀN PHẬT GIÁO THẾ GIỚI WORLD BUDDHIST FORUM (WBF)Nguyên Giác April 16, 2006 - Trong tuần này, nhà nứơc...

Câu Chuyện Đi Đứng

CÂU CHUYỆN ĐI ĐỨNGChân Hiền Tâm Chuyển động biểu kiến của mặt trời Mặt trời lên ở phương Đông, giữa trưa...

11. Đạo Nào Cũng Là Đạo

11. Đạo Nào Cũng Là Đạo

ĐẠO NÀO CŨNG LÀ ĐẠO Tâm Diệu biên soạn Có người cho rằng “đạo nào cũng là đạo”. Câu nói...

Quán Huyễn Trong Phật Giáo Việt Nam

Quán Huyễn Trong Phật Giáo Việt Nam

QUÁN HUYỄN TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Nguyễn Thế Đăng Nền tảng của Phật giáo là tánh Không. Trí huệ...

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật

THÔNG ĐIỆP THÀNH ĐẠO CỦA ĐỨC PHẬTTâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật   Vậy là hai mươi sáu thế kỷ đã trôi...

Ý Nghĩa 12 Lời Nguyện Niệm Phật

Ý NGHĨA 12 LỜI NGUYỆN NIỆM PHẬT Thích Chân Tính   Nam mô Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật Kính thưa...

Tạng Luật Tiểu Phẩm

  TẠNG LUẬT VINAYA PITAKA  TIỂU PHẨM CULLAVAGGA TỲ KHƯU INDACANDA NGUYỆT THIÊN DỊCH PHẦN GIỚI THIỆU ***** Cullavagga (Tiểu Phẩm)...

Vài Khía Cạnh Trong Thế Giới Quan Khoa Học Và Phật Học, Làng Đậu Võ Quang Nhân

VÀI KHÍA CẠNH  TRONG THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC VÀ PHẬT HỌC Làng Đậu Võ Quang Nhân   Trong khi...

Kinh Phước Đức Với Phật Tử Sơ Cơ

Kinh Phước Đức Với Phật Tử Sơ Cơ

KINH PHƯỚC ĐỨC VỚI PHẬT TỬ SƠ CƠ Đồng Thiện    Đây là một bản kinh ngắn thuộc hệ nam...

Dông dài chuyện quét lá sân chùa

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Bài Thuyết Pháp Của Thiền Sư Ajahn Suchart

Thơ Mùa Vu Lan dâng Thầy dâng Mẹ

Từ Nụ Đến Hoa

Bhagavadgītā: Vài Đặc Điểm Đạo Đức Trong Sự So Sánh Với Phật Giáo

Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới – World Buddhist Forum (Wbf)

Câu Chuyện Đi Đứng

11. Đạo Nào Cũng Là Đạo

Quán Huyễn Trong Phật Giáo Việt Nam

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật

Ý Nghĩa 12 Lời Nguyện Niệm Phật

Tạng Luật Tiểu Phẩm

Vài Khía Cạnh Trong Thế Giới Quan Khoa Học Và Phật Học, Làng Đậu Võ Quang Nhân

Kinh Phước Đức Với Phật Tử Sơ Cơ

Tin mới nhận

Phật dạy về ngày tốt

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

5 nguy hại dành cho người nói đặt điều, 5 lợi ích dành cho người nói đúng!

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Phật pháp nhiệm mầu

Kinh Vô Thường

Thông điệp của Đức Thế tôn (II)

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Tán thán Đức Phật như thế nào?

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Người yêu rốt cuộc là ai?

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Lắng nghe lời Phật thoát mọi phiền hà

Tin mới nhận

Tại Sao Tôi Lạc Quan Về Tương Lai Thế Giới?

Tiểu truyện về ngài Tịch Thiên

Khai Thị Thiền Trực Chỉ (sách PDF)

Triết Học Về Tánh Không

Chánh Niệm Là Gì? Author: Lilly Greenblatt – Song ngữ

Báo Mỹ: 1 Thần Y Vn Chữa Nhiều Nan Y

Khoảnh khắc chiêm bao

Thảm họa đất Phật

Hoa Từ Bi

Ấn Độ, đi lạc vào xứ sở huyền bí

Tam Bảo lực chuyển hóa nghiệp thức của thú vật

Hành trình tâm linh để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn

Lời Cảm Tạ Của Ban Tổ Chức Tang Lễ

Sự Kỳ Lạ Của Kinh Kim Cang

Giải Thoát Ngay Trong Giờ Phút Hiện Tại

Hãy sống với lòng biết ơn

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Phá Thai

Hoa trái trên đường đi

Đời sống viễn ly của tỳ kheo trong Kinh Di Giáo

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 126)

Tin mới nhận

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (3)

Tìm Hiểu Kinh Mettâ-sutta – Bài Kinh Về Lòng Nhân Ái

Vua Từ Lực bố thí máu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Kinh Kim Cang Lược Giải : cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề

Sách “Nhận Thức Quán – Mười liệu pháp chánh niệm” của tác giả Henepola Gunaratana

Chú Giải Kinh Phạm Võng

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Kinh Veranjaka-sutta Và Kinh Nakulapita-sutta

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 04)

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Chú Giải Kinh Pháp Cú Trọn Bộ 4 Quyển

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 43)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

Tịnh Độ Tông

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 37)

Vì Sao Phải Siêu Độ Vong Nhân

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Sám Hối Nghiệp Chướng

Thiện Căn, Phước Đức Và Nhân Duyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Kinh A Di Đà Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 13)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 35)

Lấy Khổ Làm Thầy

Luận Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.