NGÀI GYALWANG THỨ 12
có được gọi là Pháp vương?
Thích Thanh Hòa
Gần đây ở nước ta có những sự kiện đón rước các nhà sư Tây Tạng với những nghi thức trọng thể hơn cả bản thân các vị tôn túc ở nước ta, thậm chí còn để cho họ nắm giữ vài trò chính khi tổ chức một số nghi thức như an vị tượng tượng Phật, cầu an…
Tôi xin có một số ý kiến về vấn đề này như thế này để chia sẻ cùng mọi người, mong mọi người hiểu đúng hơn về bản chất của sự việc.
Vấn đề Pháp Vương Tây Tạng là một lệch lạc nghiêm trọng gần đây ở nước ta.
Thực ra mà nói, vấn đề sai lầm này bắt gốc rễ từ cách chuyển dịch từ ‘Gyalwang Drukpa’ sang tiếng Việt. Chúng ta bị choáng ngợp bởi từ “Pháp Vương”, mà thực chất là do dịch không đúng, hoặc do mê lầm nên cố ý tôn sùng, nên cứ tưởng rằng đó là “Pháp vương = Phật” thật.
‘Drukpa’ là từ khá phổ biến trong văn hóa Tây Tạng, nó có nghĩa là ‘rồng’. Về nguồn tích của việc dùng từ này cho dòng truyền thừa của họ thì trang web của dòng truyền thừa này cũng có nói rõ. Đó là do vị khai sáng dòng tu này (Tsangpa Gyare Yeshe Dorje) thấy chín con rồng bay lên trời nên nhân đó đặt tên với ý nghĩa là dòng truyền thừa của rồng. Rồng là một biểu tượng cao quý trong truyền thống Tây tạng, nó còn có ý nghĩa là ‘tiếng sấm sét’.
Từ ‘Gyalwang’ có nghĩa là ‘người chiến thắng’.
Nếu ghép hai từ này thành ‘Gyalwang Drukpa’, thì dù dịch thoáng, dịch xa, dịch gần, dịch sát, tìm hết tất cả các từ liên quan đến “dịch” cũng không thể cho ra nghĩa “Pháp Vương”.
Pháp Vương là từ chỉ cho các đức Phật, không ai, dù là hóa thân của Phật, có thể dùng từ đó để gọi.
Dòng tu Gyalwang Drukpa là một dòng tu mới nổi lên dựa trên 3 truyền thống cũ: Kagyu, Sakya, và Kadam/Geluk. Dòng tu này được sáng lập bởi Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (Drogon Tsangpa Gyare) vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 13. Kể từ đó, các vị lãnh đạo tối cao của truyền thống này được gọi là Gyalwang Drukpa, vị hiện tại là Gyalwang Drukpa thứ 12.
Nói đến sự nổi tiếng của dòng tu này thì chúng ta có thể thấy là không nhiều khi truy tìm trên các nguồn tài liệu như từ điển, bách khoa, hoặc sách Phật giáo Tây Tạng. Bản thân tôi chắc chắn một điều là tần số xuất hiện của nó trong mảng tiếng Anh so với hòa thượng Thích Nhất Hạnh thấp hơn rất nhiều.
Phật giáo là tôn giáo dễ thâm nhập vào văn hóa bản địa, có người đã từng ví Phật giáo như một tôn giáo “mở” chính vì đặc điểm này. Chính vì thế, mỗi lãnh địa có một nền văn hóa Phật giáo riêng. Chúng ta không thể lấy văn hóa người ta thay thế cho của mình, cũng như chúng ta không thể lấy nghi thức cúng ông bà quá cố của người Tây Tạng để cúng cho ông bà quá cố của chúng ta! Và hiển nhiên điều ngược lại cũng không thể chấp nhận.
Phật giáo của mỗi nước có cái hay và cái chưa hay của nó. Phật giáo Tây Tạng có cái hay đáng học hỏi, nhưng lãnh vực này quả thực không phải dành cho quần chúng phổ thông. Phật Giáo Tây Tạng có nền học thuật khá sâu sắc, đặc biệt tư tưởng Không và Bát nhã. Nhưng thử hỏi, trong số những người tìm đến với Phật giáo Tây tạng gần đây có ai biết điều đó chăng? Chúng ta chỉ chạy theo cái hào nhoáng bên ngoài của nghi lễ mang tính bản địa của Tây Tạng, mà thực chất đó là một biến tướng khác của đạo Bon, một tín ngưỡng dân gian như thuật phù thủy ở nước ta.
Chỉ riêng cử chỉ vị sư Tây Tạng Gyalwang Drukpa thứ 12 này (được một số người gọi là Pháp Vương) đến viếng tang lễ Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh với chiếc mũ đội trên đầu trong khi thắp hương trước giác linh đài cũng đã sai luật nhà Phật: không được đội mũ trong lúc lễ bái (không kể trường hợp lễ mão)
Đó là một cử chỉ hết sức thiếu lễ độ và thiếu tôn trọng văn hóa người khác, nhất là trong khi người đó đang là khách. Câu hỏi đặt ra, tại sao chúng ta phải khúm núm như thế?
Vài lời chia sẻ, mong bạn đọc tìm hiểu thêm.
Thích Thanh Hòa
(Phật Tử Việt Nam)
Giáo Hội Trung Ương lên tiếng:
Không Nên Quá Chuộng Ngoại Và Quên Những Lợi Ích Chung
Ý KIẾN PHẢN HỒI:
minh ngọc 09/05/2014 01:20:45
Xin cảm ơn tác giả Thích Thanh Hòa đã có cái nhìn rất đúng đắn về vấn đề.
1/ Trong bản tin “TP.HCM: TV Chơn Đức cung nghinh Pháp Vương Gyalwang Drukpa”, bạn đọc Nguyễn Hồng Hải có nêu thắc mắc “…Mong quý vị học và tìm hiểu ba câu này rồi trước khi muốn nói gì thì nói nhé.(Phật là ai vậy? Pháp gì? Tăng là ai vậy?Ba đời này là ba đời nào vậy? mười phương là mười phương ở đâu và những đâu?)…” Tôi đã trả lời một phần câu hỏi của bạn ấy: “…Theo tôi biết, đức Pháp Vương là từ để chỉ đức Phật, bậc toàn trí, toàn giác, là vị Thái tử từ bỏ cung vàng điện ngọc để xuất gia, tìm đạo giải thoát. Đức Phật đã từ bỏ ngai vàng thì liệu danh xưng “Nhiếp Chính Vương” có thể hiện vị tu tập, giải thoát, có phù hợp với pháp của đức Phật, có cao thượng và đáng trân quý??? Trong đạo Phật, sự giác ngộ, chứng quả, chân tu là do công phu tu tập miên mật, không hề do truyền thừa hay tự xưng mà có như các tôn giáo khác. Đó là lý do “Tại sao đạo Phật đang có mặt ở trên khắp hành tinh này vậy?”. Bạn Nguyễn Hồng Hải có đồng ý với câu trả lời của tôi không?…”. Thêm bài viết này của tác giả Thích Thanh Hòa, hy vọng một số người có sở thích “nô lệ văn hóa” vào danh xưng “Đức Pháp Vương” sẽ nhận thức đúng đắn vấn đề mà có sự điều chỉnh cho đúng mực. 2/ “…Chỉ riêng cử chỉ vị sư Tây Tạng Gyalwang Drukpa thứ 12 này (được một số người gọi là Pháp Vương) đến viếng tang lễ Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh với chiếc mũ đội trên đầu trong khi thắp hương trước giác linh đài cũng đã sai luật nhà Phật: không được đội mũ trong lúc lễ bái (không kể trường hợp lễ mão)…” Không riêng gì vị sư Tây Tạng Gyalwang Drukpa này, trên các tin ảnh về các buổi lễ của Phật giáo Việt Nam, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh các Tăng Ni đội mũ len dâng hương lễ Phật, lễ Tổ. Có lẽ, ban văn hóa, ban tăng sự của Giáo hội nên có quy định về việc đội mũ, nón len khi lên chánh điện hay trong tang lễ, lễ tưởng niệm của các bậc tôn túc (trừ trường hợp các mão có tính nghi lễ). Điều này góp phần làm trang nghiêm Giáo hội, tôn trọng người đã khuất và cũng phù hợp với văn hóa dân tộc. PHÙ DU 09/05/2014 02:08:18 CÁC DÒNG GỌI LÀ TRUYỀN THỪA CỦA PHÁIDRUKPA NHƯ SAU: Lê Thị THu Hiền 09/05/2014 08:13:35 Trần Khánh Dung 09/05/2014 08:14:39 Điều tôi thắc mắc là tại sao chùa Vĩnh Nghiêm lại đứng ra mời vị sư Tây Tạng Gyalwang Drukpa thứ 12 này về VN với những cách đón tiếp rất trọng thị, cứ như đó là Sư phụ của tăng ni Việt Nam vậy. Nhìn hình ảnh các bậc tôn sư của chúng ta, y vàng rực rỡ quỳ mọp lạy vị sư Tây Tạng này, trong khi các đệ tử của vị này rạng rỡ, tự hào ngồi bên dưới quan sát sự tôn kính của các tăng ni VN, thấy rất chua xót. Lạy là 1 nghi thức rất quan trọng của Phật Giáo, người Phật Tử khi đã quy y đều biết rằng chỉ lạy Chư Phật, Chư Bồ Tát và các bậc tôn kính như Chân sư của mình, các vị cao tăng đã được thế giới công nhận sự uyên bác, mức đóng góp của các vị cho Phật Giáo VN – nói riêng – và Phật Giáo thế giới – nói chung – như Hòa Thượng Thích Minh Châu, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh,… Với các bậc Thánh của các tôn giáo khác, chúng ta không lạy mà chỉ chắp tay xá như một cách chào hỏi trang trọng. Vậy thì tại sao là tăng ni lại đi lạy 1 vị sư Tây Tạng mà tên tuổi không được Phật Giáo Thế giới biết đến nhiều như các vị Hòa Thượng tôn kính của nước ta? Vì vậy trước khi trách Phật Tử, có lẽ các bậc xuất gia cũng nên thấy rõ nguồn cơn của cơn lốc tôn sùng 1 vị sư Tây Tạng xa lơ xa lắc mà công phu tu tập thì không biết đạt đến mức nào, chỉ có các hoạt động bề nổi thì có (mà nổi cỡ nào thì cũng cần tìm hiểu kỹ càng vì truyền thông thời bây giờ cũng rối mà danh hiệu, bằng khen nước ngoài cũng tràn lan, nhiều khi chỉ cần bỏ tiền ra là được cấp ngay 1 giấy chứng nhận của 1 tổ chức, 1 trường Đại học nào đó ngay thôi, chả có gì là khó cả) hi huu 09/05/2014 08:24:45 Phật tử 09/05/2014 08:24:51 Việt Trung Nhân 09/05/2014 09:17:04 NGUYÊN NIỆM 09/05/2014 09:45:59 Minh Nguyên 13/05/2014 11:59:15 Lê thái 11/05/2014 23:04:46 |
Discussion about this post