PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phương Thức Niệm Phật Của Phật Giáo Nam Tông Và Bắc Tông

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. 1. Khái niệm về niệm Phật
  2. 2. Quan điểm niệm Phật của Phật giáo Nam tông
  3. 3. Quan điểm niệm Phật của Phật giáo Bắc tông
  4. 4. Giá trị thiết thực của niệm Phật trong đời sống tu học hiện nay

PHƯƠNG THỨC NIỆM PHẬT
CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG 
Thích Thiện Mãn

Phuong-Thuc-Niem-Phat-Cua-Phat-Giao-Nam-Tong-Va-Bac-Tong1. Khái niệm về niệm Phật

Khái niệm về niệm Phật được ghi trong Từ điển Phật học Huệ Quang như sau: “Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”[1].

Bên cạnh đó, trong Kinh Lăng Nghiêm, Bồ tát Đại Thế Chí đã dùng hình ảnh tình thương mẹ con mà giải thích về cách thức niệm Phật: “Ví như có người một lòng nhớ nghĩ, một người thì hay quên, hai hạng người như thế nếu gặp hay không gặp, hoặc thấy hay chẳng thấy, cả hai người nhớ nhau, hai người nghĩ đến nhau thân thiết, như thế cho đến từ đời này sang đời khác, giống như hình với bóng không bao giờ cách xa nhau. Chư Như Lai ở mười phương thương xót nghĩ nhớ đến chúng sinh, ví như mẹ nhớ con, mà con bỏ trốn mẹ, thì tuy mẹ nhớ cũng đâu giúp được gì. Khi con nhớ đến mẹ, như lúc mẹ nhớ đến con, thì mẹ con suốt đời không cách xa nhau”[2].

Vì sao phải niệm Phật? Bởi vì tâm chúng ta mãi lăng xăng như con khỉ chuyền cành, như voi say rong ruỗi trong năm dục (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống và ngủ nghỉ) để rồi ba nghiệp gây tạo bao điều bất thiện như giết người, trộm cắp, tà dâm, nói dối,… khiến cho nghiệp duyên ngày một chất chồng. Chính vì thế, chúng ta phải làm thầy của tâm, chớ để tâm làm thầy. Nhờ nhiếp tâm niệm Phật, ba nghiệp (thân, khẩu, ý) không gây tạo ác nghiệp thì thân giới và tâm tuệ vững như núi[3].

2. Quan điểm niệm Phật của Phật giáo Nam tông

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Một pháp, đức Phật dạy rằng: “Có một pháp, này các Tỳ kheo, được được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”[4].

Pháp niệm Phật được cụ thể hóa là niệm “bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chính Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”[5]. Tức là thực hành nhớ nghĩ về mười hiệu của đức Phật trong lộ trình tu tập giác ngộ giải thoát. Nhờ thực hành niệm Phật như vậy, hành giả sẽ đạt được kết quả “tâm được tịnh tín, hân hoan sinh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận”[6].

Trong khi thực hành pháp niệm Phật cũng như các pháp niệm khác như niệm pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên, niệm thân, niệm hơi thở, niệm an tịnh, niệm chết,…vị đó cần phải hướng đến sự an trú tâm xả tương ưng với thiện. Đây là điều mà đức Thế Tôn ân cần nhắc nhở hàng xuất gia và tại gia trong khi thực hành các pháp niệm qua bài kinh Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi thuộc Kinh Trung Bộ[7].

3. Quan điểm niệm Phật của Phật giáo Bắc tông

Để chứng đắc thần thông, dứt trừ các loạn tưởng và thành tựu Niết Bàn giải thoát, hành giả đó cần phải:

“Niệm Phật, pháp, thánh chúng,
Niệm giới, thí và thiên,
Dừng nghĩ và hơi thở,
Sau cùng niệm thân chết”[8].

Phật giáo Nam Tông thì chỉ tôn thờ và niệm danh hiệu đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngược lại, Phật giáo Bắc tông niệm rất nhiều danh hiệu Phật và Bồ tát: A Di Đà Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, Quán Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát,…

Đối với tông Tịnh độ, hành giả cần thực hành một số bản kinh như Kinh Bát Chu Tam Muội, Kinh A Di Đà, Kinh Đại A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác,… Với ba oai lực (Phật lực, tam muội lực và công đức hành giả lực) trong Kinh Bát Chu Tam Muội giúp người niệm Phật thấy đức Phật Di Đà ở Tây phương nói riêng và mười phương chư Phật nói chung. Bản Kinh A Di Đà được ngài Cưu Ma La Thập dịch vào năm 401 trước Tây lịch, khuyến tấn việc trì danh niệm Phật hướng đến tâm chuyên nhất, không điên đảo,… cần phải gieo trồng thiện căn, phước đức và nhân duyên tu tập.

Đức Phật cũng trải qua nhiều kiếp tu tập, phát ra 48 đại nguyện hóa độ chúng sinh siêu sinh về cảnh giới Tây phương. Điều này được ghi lại trong bản Kinh Đại A Di Đà. Bản này được Chi Khiêm phiên dịch thành hai quyển vào thế kỷ III Hậu Hán. Lúc bấy giờ, Chi Lâu Ca Sấm dịch bản Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. Ngoài ra còn có bản kinh như Kinh Quán Lượng Thọ dạy về 16 phép quản tưởng về y báo (quán tưởng mặt trời, quán tưởng nước, quán tưởng đất, quán tưởng cây, quán tưởng hồ báu, quán tưởng cảnh Tây phương, quán tưởng tòa sen) và chính báo (quán tưởng hình tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen, quán tưởng thân tướng Phật A Di Đà, quán tưởng Quán Thế Âm Bồ tát, quán tưởng Đại Thế Chí Bồ tát, quán tưởng thấy mình vãng sinh, quán tưởng Phật và Bồ tát, thượng phẩm sinh quán, trung phẩm sinh quán, hạ phẩm sinh quán)[9].

Nếu trong Kinh Vô Lượng Thọ giới thiệu về 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà trước khi thành Phật thì Kinh Bi Hoa trình bày đến 52 đại nguyện tiền thân của Phật A Di Đà. Bản Kinh Bi Hoa được ngài Đàm Vô Sấm dịch vào năm 401 Tây lịch, dịch thành 10 quyển. Ngoài ra, có một số ngụy kinh đề cập đến Phật A Di Đà như Kinh Vãng Sinh, Knh A Di Đà Phật Giác Chư Đại Chúng Quán Thân,… [10].

Pháp môn Tịnh độ được truyền bá bởi hai đại luận sư là Long Thọ và Thế Thân. Ngược lại, Tịnh độ tông phát triển mạnh qua các triều đại:

1. Thời Nam Bắc triều (thế kỷ V – VI): Huệ Viễn, Đàm Loan,…
2. Thời Tùy Đường (618 – 907): Đạo Xước, Thiện Đạo, Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang,…
3. Thời Tống (960 – 1127): Võ Tôn, Vĩnh Minh, Tĩnh Thường, Nguyên Chiếu,…
4. Thời Minh (1368 – 1644):
Vân Thê, Hám Sơn, Trí Húc,…
5. Thời Thanh (1644 – 1911): Hành Sách, Thật Hiền, Mộng Đông,…
6. Thời cận đại: Ấn Quang,…

Đối với Phật giáo Việt Nam, tiêu biểu như Trần Thái Tông có viết bài “Niệm Phật luận” khuyên mọi người tu tập hướng thiện. Với bậc thượng căn, Ngài dạy rằng: “tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tự tu hành; ý nghĩ bụi trấn không vướng một mảy”[11]. Bậc căn trí bậc trung thì phải tập trung ý chí, tạo tác thiện nghiệp,…: “chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên tì tâm tự mình ắt tự thuần thiện”[12]. Còn lại là những con người thuộc bậc hạ trí thì cần phải tinh cần niệm Phật để loại bỏ niệm bất thiện [13].

Hoặc như hình ảnh thiền sư Thạch Liêm khuyên bà Tống Thị (mẫu thân của chúa Nguyễn Phúc Chu) niệm Phật trước khi về lại Trung Hoa như sau: “Sự hội họp, chia lìa của con người không phải ở nơi hình hài. Nếu quốc mẫu thường xuyên làm việc lành là nhất tâm niệm Phật không chút gián đoạn thì đó là thầy trò gần gũi nhau mãi mãi. Còn nếu tâm niệm thường theo đuổi việc trần thì dù lão tăng có ở đây hàng ngày đối diện cũng là xa cách ngàn dặm, rốt cuộc không có ích gì”[14].

4. Giá trị thiết thực của niệm Phật trong đời sống tu học hiện nay

Phật là bậc giác ngộ, bậc đạo sư của tất cả chúng sinh. Nhớ nghĩ Phật là nhớ đến con đường giác ngộ, hướng tâm sống tỉnh thức và chính niệm trong các thiện pháp. Đức Phật dạy rằng:

“Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy”[15].

Niệm Phật là pháp môn độ sinh lẫn độ tử. Nhờ hạnh nguyện của đức Phật A Di Đà cùng chư đại Bồ tát như Quan Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát,… đã hóa độ chư vị vong linh siêu sinh Tịnh độ. Tu tập niệm Phật là pháp môn thích hợp với mọi căn cơ, đang được thịnh hành phổ biến tại Việt Nam.

Tóm lại, nhờ sự nhiếp niệm, trú tâm trong việc niệm Phật, ba nghiệp không còn gây tạo các điều bất thiện, phiền não vơi dần, cùng sự gia hộ tha lực của đức Phật và Bồ tát, hành giả tạo sự an lạc cho tự thân, hoàn thiện dần đạo đức bản thân, khuyến tấn người khác thực hành các thiện pháp và niệm Phật, đem lại nhiều lợi ích cho đạo pháp và nhân sinh, góp phần xây dựng cõi Tịnh độ giữa nhân gian.

Thích Thiện Mãn
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2022

***

CHÚ THÍCH:
[1] Thích Minh Cảnh (chủ biên, 2016), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập III, Nxb. Tổng hợp Tp. HCM, tr. 2824. [2] Tham khảo Thích Thiện Phước (dịch, 2016), Thích thị yếu lãm, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.284-85.
[3] Thích Nguyên Chơn (chủ biên, 2018), Hương hoa vườn giáo pháp, tập 2, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.853.
[4] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Một pháp, Kinh Niệm Phật, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.67.
[5] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Ba pháp, Đại phẩm, Kinh Các Lễ Uposatha, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.238.
[6] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Ba pháp, Đại phẩm, Kinh Các Lễ Uposatha, Sđd, tr.238.
[7] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Trung Bộ, tập 1, Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi, Sđd, tr.242.
[8] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (1997), Kinh Tăng Nhất A-hàm, tập 1, Thích Thanh Từ (dịch), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, tr.42.
[9] Thích Đồng Thành (2021), “Tịnh độ tông: lịch sử và tư tưởng”, Bài 3: Kinh điển Tịnh độ và quá trình phiên dịch tại Trung Quốc, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM, khoa Hoằng pháp.
[10] Thích Đồng Thành (2021), “Tịnh độ tông: lịch sử và tư tưởng”, Bài 3: Kinh điển Tịnh độ và quá trình phiên dịch tại Trung Quốc, Tư liệu đã dẫn.
[11] Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 84-85. [12] Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, Sđd, tr. 84-85.
[13] Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, Sđd, tr. 84-85.
[14] Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.623.
[15] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Pháp Cú, kệ số 183, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 68.

Bài đọc thêm”
Buddho

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Tuyển Tập Biên Khảo Nguyễn Vĩnh Thượng 2016

Tuyển Tập Biên Khảo NGUYỄN VĨNH THƯỢNG 2016   Tuyển tập Biên Khảo này gồm có mười bài viết được...

Việc Cần Làm Trước Thường Để Sau Nên Tu Lâu Mà Không Tiến

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Nếu vận dụng phương tiện trong quá trình tu học mà không đem đến “lợi mình, lợi người, lợi cả...

Với Tôi Làng Mai Là Một Công Án

Với Tôi Làng Mai Là Một Công Án

VỚI TÔI LÀNG MAI LÀ MỘT CÔNG ÁNHoàng Hưng Bài này viết ngay sau hai khóa tu Mùa Hè 2012...

Vũ Trụ Và Hoa Sen

Vũ Trụ Và Hoa Sen

TRỊNH XUÂN THUẬNVŨ TRỤ VÀ HOA SENTâm sự của một nhà vật lý thiên vănPhạm Văn Thiều và Phạm Nguyễn Việt...

Động Tức Có Khổ

Động tức có khổ

. Người nhiễm bệnh . Người chết cũng không ít. Ở nhà vài ngày đối với một ai đó đang khỏe...

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật?

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật?

A DI ĐÀ PHẬT hay A MI ĐÀ PHẬT?Nguyễn Cung Thôngnguyencungthong@yahoo.com Vài năm qua trên báo chí và sách vở...

Chỉ Không Biết

Chỉ Không Biết

Thiền Sư Sùng Sơn CHỈ KHÔNG BIẾT Người dịch: Thích Giác Nguyên2011 Bìa sách ấn bản tiếng Anh và chân...

Thấy Gì Qua Việc Truyền Giới Ni Phi Pháp Tại Đại Giới Đàn Tỉnh Trà Vinh?

Thấy gì qua việc truyền giới Ni phi pháp tại Đại giới đàn tỉnh Trà Vinh?

Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối năm...

Đức Phật Dùng Sen Độ Người

Đức Phật dùng sen độ người

Niềm tin đúng đắn nơi Đức Phật. Tức là phải hiểu rõ các cái đức lành tiêu biểu của Phật...

Luật Nhân Quả Có Bất Công Hay Không?

Luật nhân quả có bất công hay không?

LUẬT NHÂN QUẢ CÓ BẤT CÔNG HAY KHÔNG? ĐÁP: “Ác đạo tuần hoàn cảm ứng tự nhiên, tuy không báo...

Tiểu Sử Vắn Tắt Dartang Choktrul Chokyi Dawa Rinpoche (1894–1959)

Tiểu Sử Vắn Tắt Dartang Choktrul Chokyi Dawa Rinpoche (1894–1959)

TIỂU SỬ VẮN TẮT DARTANG CHOKTRUL CHOKYI DAWA RINPOCHE (1894–1959) Nyoshul Khen Rinpoche soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ...

Về Bài Kinh Kalama

Về Bài Kinh Kalama

VỀ BÀI KINH KALAMA Tỳ khưu Bodhi - Bình Anson lược dịch Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương...

Đức Phật Nhà Đại Cách Mạng

Đức Phật Nhà Đại Cách Mạng

ĐỨC PHẬT NHÀ ĐẠI CÁCH MẠNG Thích Thắng Hoan (Bài này đăng trong Đặc San Hoằng Pháp năm Quí Sửu 1975...

Ai biết con đà điểu đó thấy gì trong cát (giữa lòng cuộc đời)

AI BIẾT CON ĐÀ ĐIỂU ĐÓ THẤY GÌ TRONG CÁT (GIỮA LÒNG CUỘC ĐỜI) Đặng hữu Phúc   Hãy là kẻ biết...

Chuyển Hóa Bệnh Tật Theo Quan Điểm Phật Pháp

Chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật Pháp

Có bạn lại nói, khi mắc bệnh khó chữa thì nên nguyện cầu các tế bào ông bà, cha mẹ...

Tuyển Tập Biên Khảo Nguyễn Vĩnh Thượng 2016

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Với Tôi Làng Mai Là Một Công Án

Vũ Trụ Và Hoa Sen

Động tức có khổ

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật?

Chỉ Không Biết

Thấy gì qua việc truyền giới Ni phi pháp tại Đại giới đàn tỉnh Trà Vinh?

Đức Phật dùng sen độ người

Luật nhân quả có bất công hay không?

Tiểu Sử Vắn Tắt Dartang Choktrul Chokyi Dawa Rinpoche (1894–1959)

Về Bài Kinh Kalama

Đức Phật Nhà Đại Cách Mạng

Ai biết con đà điểu đó thấy gì trong cát (giữa lòng cuộc đời)

Chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật Pháp

Tin mới nhận

Lời Phật dạy: Cách để có được hành vi tốt

Gặp Phật ở đâu?

Đức Phật độ người gánh phân

Hiểu đúng về Đức Phật

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với với hủy hoại môi trường sống

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Lời Phật dạy dành cho những người hay phiền muộn

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn – Minh Thạnh

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Tình yêu của Phật

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Niềm tin trong cuộc sống

Tư duy về Niết Bàn (II)

Có cực lạc, địa ngục hay không?

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Làm người ai nhớ 3 lời dạy này của Đức Phật ắt sẽ có phúc cả đời

Tin mới nhận

Nói hai lưỡi và gây tổn thương nhau trong công sở

Sáu Tùy Niệm

Đạo Phật Là Toán Học (Sách PDF)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 31)

Thông Điệp Vesak 2019 Của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc (song ngữ)

Giác Niệm Về Hơi Thở

Bồ Đề Đạt Ma: Từ Huyền Thoại Tới Tâm Kinh

Thiền Năng Lượng Chuyển Hóa Thân Tâm

Hóa Giải Khổ Đau

Ngày Tết đọc Kinh Phật

Chào Mừng Năm 2014

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về từ bi

Đạo Phật Ở Đâu Trên Bản Đồ Văn Hóa Dân Tộc – Thích Thanh Thắng

Kết giao với người hiền trí (song ngữ Việt Anh)

Nhật ký buổi sáng Rằm Tháng Bảy – Lễ Vu Lan

Cuộc Đời Của Tổ Sư Long Thọ

Tuệ Trí Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Những Vị Tỳ Kheo Hay Cãi Cọ Ở Xứ Câu Thâm (Kosambi)

Nên Làm Gì Ngày Phật Đản Sanh – Thích Trúc Thái Minh

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Rebirth Views In The Surangama Sutra

Đại Niệm Xứ

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Kinh Bách Dụ: Cất giấu bông tai của con

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Kinh Quán Niệm Hơi Thở

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

Kinh Tiểu Bộ Tập Ii (Khuddhaka Nikàya)

Lược Giải Tâm Kinh

Kinh Bách Dụ: Bị gấu cắn

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Kinh Bách Dụ: Năm trăm cái bánh hoan hỷ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Bài Phát Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Giải Đáp Thắc Mắc

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 9)

Bốn Mươi Tám Cách Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 75)

Tịnh Độ Vựng Ngữ

Lời Vàng

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 74)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

Quán Thế Âm Hiện Thân Của Lòng Từ

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese