MỘT CÁCH “Ý TRÌ” DỄ ĐẾN KẾT QUẢ
“nhất niệm bất loạn” để đi đến “nhất tâm bất loạn”
Người viết: Trần đức Hân
I) Niệm và niệm Phật:
Niệm:
Là nhớ nghĩ đến
Là chú tâm, là tỉnh giác,là quán chiếu…
Phật:
Là
tự tâm trong sáng, thanh tịnh, thường tịch quang, Như Lai tạng tánh, Phật
tánh…v..v….
Niệm Phật:
Niệm Phật không phải chỉ là đọc, tụng ê a danh hiệu
ông Phât nào đó; Mà niệm Phật là hành giả có tâm ý nhớ nghĩ đến, chú tâm, tỉnh
giác mà quán chiếu tự tánh, Phật tánh của mình.
Pháp
môn nào cũng quán chiếu tự tâm, trở về tự tánh là then chốt. Hành trì bất cứ
pháp môn nào, hành giả cũng không thể rời niệm Phật, nghĩa là không rời công
việc làm thế nào để trở về giác hải. Nói đơn giản, nói gọn thì:
đạo Phật là đường lối trở về Giác Tánh.
Niệm Phật là ý niệm, ý muốn…trở về Giác Tánh
Đọc
tụng ê a một danh hiệu Phật (trì danh) chỉ là một cách hành trì, cũng giống như
cách biết rõ hơi thở ngắn dài, thở bằng màng cách mô, cũng giống cách trì một câu
chú.
Thiền,
Tịnh độ, Mật …Hành giả tu theo pháp môn nào cũng đang từng giậy, từng phút niệm
Phật, đang tiến thẳng trên con đường trở về nhà (Giác tánh).
Tu
pháp môn nào thì quán chiếu tự tâm cũng là then chốt. Tám mươi bốn ngàn cánh
cửa vào nhà Phật Tâm, Phật Trí, cửa nào cũng có then chốt “Quán Tự Tại”. Phải là Quán Tự Tại Bồ Tát, phải thành
Phật Giác Hoa Định Tự Tại. Định cái
tâm ý trong ta bây giờ và tại đây đó chính là niệm Phật.
Nhưng theo thói quen hễ nói đến hai chữ “niệm
Phật” là óc cứ liên tưởng đến việc phát âm “Nam mô A Di Đà Phật” họặc “ A Di Đà
Phật” hoặc đọc hay trì tụng một danh hiệu Phât.
Óc cũng có thói quen liên tưởng đến “nhất tâm
bất lọan” mà pháp môn tịnh độ thường đề cập đến.
II) Liên quan của tâm
và não bộ:
Pháp
môn nào cũng có chung một trọng tâm là tu tâm. Nói đến tâm lại liên quan đến
nhiều chức năng của não bộ. Vậy cũng nên hiểu sơ qua não bộ.
Nói là tu tâm mà kỳ thực trong
sáu loại tâm(1) được định nghĩa, đa số có liên hệ đến sự vận hành của não bộ.
Tôi xin phép trích ra đây một đoạn của tập san Thiền Tánh Không.
Bộ não có
nhiều chức năng, xin tạm kể:
- Ý
thức phân biệt, ý căn suy nghĩ, trí năng suy luận, ký ức ghi nhớ. - Vùng
giác tri tâm linh, tánh giác gồm có tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và
tánh nhận thức biết (không lời). - Đường mòn ngôn ngữ gồm
có: Vùng kiến giải tổng quát (Wernicke), vùng giải mã (Broca) vùng nói
(trên thùy đỉnh) vùng cơ chế phát ngôn. (miệng lưỡi, cổ họng, dây âm
thanh, âm quản hay thanh quản). - Hệ
thống viền não (để nhớ). - Như
vậy Tâm không ở nơi tim mà gá nương ở nơi não. Não đảo điên Tâm điên đảo. Não an tịnh Tâm thảnh thơi.
Tóm tắt là phải khởi sự bằng cách làm sao cho não bộ được an tịnh.
Bằng Điện não đồ, các nhà não học ghi nhận
được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong tế bào não (neurons)
phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là
sóng não.
Có tất cả 4 loại dạng sóng não: Beta,
Alpha, Theta, và Delta.
Sóng yên, óc tịnh, tâm thảnh thơi trong sáng.
Quan sát từ diện não đồ, hành giả nhận ra rằng tu theo
pháp môn nào, hành giả cũng muốn làm cho sóng yên, óc tịnh, tâm thảnh thơi
trong sáng. Có nghĩa là các làn sóng trong não bộ phải giảm dần từ dạng beta
xuống alpha, xuống theta, xuống delta.
III) Phương pháp “niệm ý trì”
Niệm Phật ý trì là một cách
trì danh niệm Phật. Hành giả tịnh tông niệm danh hiệu Phật A Di Đà, đã rõ biết
thế nào là trì danh. Nơi đây tôi chỉ lặp lại những điều mà quý vị đã biết để
cùng nhau ôn tập. Các loại trì danh:
Cao thanh trì danh, đê thanh
trì danh, kim cang trì danh, mặc trì, ý trì.
Nguyên tắc niệm ý trì: (niệm trong óc)
Niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Hành
giả chọn theo ý muốn của mình, niệm sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”, hay niệm bốn
chữ “A Di Đà Phật”. Niệm Phật trong óc.
Đại đức Thích Minh Tuệ viết rõ ràng trong quyển sách “bất niệm tự niệm…”, có đăng
trong TVHS.
Ưu điểm của niệm ý trì:
Hành giả không bị hao hơi,
tránh tình trạng bị bịnh lao. Ý trì cắt giảm rất nhiều những làn sóng vận hành
trong óc. Những làn sóng từ trung khu vận động ra lệnh cho các bắp thịt của
môi, lưỡi, răng, lợi, phổi, cách mô, thanh quản, khiến các băp thịt co thắt thế
nào để âm thanh phát ra to, nhỏ, tr òn đầy…Số
lượng sóng não giảm đi, đương nhiên óc sẽ yên tịnh hơn. Đạo hữu nào muôn đào
sâu về khoa học não bộ thì có thể tìm học với thiền tánh không. Trên thực tế,
nhiều đạo hữu đã về chùa Tịnh Luật ở Waller, TX, tu tập với Đ Đ Thích Minh Tuệ
đã có những thành công thấy rõ trên nếp sống hiền hòa hơn, tươi vui hơn của họ.
Đó là thành quả hiện thấy mà chúng ta có thể dựa vào để đánh giá (hiện lượng).
Khuyết điểm của ý trì: hành giả dễ buồn ngủ.
Phương pháp luyện tập:
1) Niệm bằng ý.
Thoat đầu
niệm ra tiếng, tiếp đó hạ dần âm thanh, niệm nhỏ dần, từ cao thanh xuống đê
thanh, xuống kim cang trì danh, xuống mặc trì rồi xuống ý trì (niệm bằng óc).
Nếu không quen thì viết mấy chữ “A Di Đà Phật” và đọc nó bằng ý. Trong đạo tràng,
dùng tiếng mõ để diều khiển. Tiếng mõ lớn, niệm to, tiếng mõ nhỏ dần, niệm nhỏ
dần, tiếng mõ tắt (không tiếng mõ), ý trì. Thời gian ý trì cho hành giả mới tập
kéo dài độ năm phút. Thời gian ý trì này cứ tăng dần lên, thời gian niệm ra tiếng
ít dần đi.
2) Dùng CD làm trợ huấn cụ.
CD này là dĩa
chỉ phát âm thanh. Âm thanh niệm “A Di Đà Phật” không liên tục từ đầu đến cuối
mà có tiếng rồi im lặng, có tiếng rồi im lặng. Cứ lặp lại như thế. Quý vị tự
mình làm một cái CD, để có giọng đọc của chính mình. Nghe giọng của mình và trì
tụng theo nhịp điệu của mình thì lợi lạc hơn. Nếu không tự thu âm không tự làm
CD được thì chọn dùng CD nào đó mà mình thích.
Cách làm CD:
Thu âm:
“A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,
“A Di Đà Phật”, ………………………………………………
“A Di Đà
Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,
……………………………………………“A
Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”,
…………………………………………….4
danh hiệu phát âm, tiếp theo là khoảng yên lặng kéo dài độ 30 giây hoặc 60
giây. Cái gạch ……….. dài ở trên là khoảng trống, im lặng.
Cách dùng CD:
Bỏ CD vào
máy, niệm ý trì theo nhịp diệu mà máy phát âm. Khi máy chạy qua phần im lặng,
hành giả vẫn tiếp tục ý trì. Nói cách khác là mở máy nghe CD, dù cho maý phát
âm hay không phát âm, hành giả cứ tiếp tục ý trì liên tục, không gián đoạn,
không xen tạp (trong óc không có một niệm nào khác xen tạp).
IV) Nhất niệm bất loạn và nhất tâm bất loạn.
Hành giả tu tập pháp môn tịnh
độ đều muốn đạt đến “nhất tâm bất loạn”. Đạt đến trình độ này không biết có mấy
ai. Phương pháp niệm ý trì bằng cách dùng CD này có thể giúp hành giả “nhất
niệm không xen tạp” trong 60 giây đồng hồ. Máy lại phát ra độ bốn câu để đưa
hành giả về với tỉnh giác về với ý tưởng niệm Phât. Hành giả qua được cái cầu
môt phút không xen tạp. Máy không ngừng, nó nhắc hành giả qua phút kế tiếp….Cứ
như thế mà tập niệm “A Di Đà Phật” hoặc “Nam mô A Di Đà Phật”.
Trong lợi lạc cũng có cái bất
lợi, đó là sự quấy nhiễu. Nếu mở âm thanh máy quá lớn, sẽ làm giật mình trong
lúc tâm đang yên định. Để tránh chuyện này xảy ra, để máy xa chỗ ngồi hành trì
và mở âm thanh vừa đủ nghe. Khi ý trì nên niệm đúng nhip điệu của máy để âm
thanh phát ra từ máy không chống chõi, không trật nhịp với tốc độ mình đang ý
trì. Người mới tập ý trì, khi máy phát âm, có thể dùng ngón tay gõ nhịp, tựa hồ
đánh mõ, và tiếp tục nhip ngón tay khi máy im lặng, để ý trì đúng theo nhịp
điệu. Khi thuần thục, hành giả nên bỏ nhịp ngón tay. Còn nhịp ngón tay là còn
phan duyên (ngoại duyên).
Sáu mươi giây óc không xen
tạp, óc chỉ thuần nhất một niệm “A Di Đà Phật”. Đạt được 60 giây, tiếp theo 60
giây, tiếp theo 60 giây.
“Óc không xen tạp” tiếp đến óc
được “nhất niệm bất loạn” là những nấc thang để tiến đến “nhất tâm bất loạn”.
Đến một lúc, hành giả sẽ buông
bỏ CD.
Trong khóa tu Phật thất vừa
qua, Đ Đ Thích Minh Tuệ áp dụng cách ý trì với sự trợ giúp của CD này, kết quả thật khả quan cho học viên. Tôi
viết ra đây chỉ là hoan hỷ, tán thán thành công của thầy đã tìm ra phương pháp
mới để huấn luyện. Riêng phần cá nhân tôi, nếu cái CD im lặng độ năm phút thì tạp
niệm vào óc như thác. Nhưng cứ từng phút; Tôi vượt qua từng phút không thấy khó
khăn. Cứ chăn trâu từng phút rồi từng phút….Và… thành tâm chúc các bạn thành công.
Phụ ghi:
(1) Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và
hiện tượng của tâm tri.
Có sáu loại tâm:
1) Trái tim
2) Cái tinh hoa, cốt lõi, trung tâm điểm
3) Cái tuyệt đối, chân như Hrdaya (S)
4) Duyên lự tâm, ý thức (manovijnanana (S). Thức
thứ 6
5) Tư lượng tâm Mạt
na thức, (manas) (S). Thức thứ 7 (chấp ngã)
6) Tập khởi tâm, alayavijnana (S) chứa các chủng
tử, tập tành, huân tập. Thức thứ 8
Discussion about this post