PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Trước hết hãy đừng gây hại

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Moi Truong Xanh SachĐôi khi người ta có cảm tưởng Phật giáo chẳng mấy liên quan đến những vấn đề về môi trường khiến người ta đặt câu hỏi, “Phải chăng triết lý đạo Phật có thể giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu? Phải chăng việc thiền định có thể giúp khôi phục những loài đã tuyệt chủng?”. Tôi đã dành nhiều thì giờ suy nghĩ về những điều này trong nỗ lực tìm kiếm của mình một con đường trong một thế giới mà sự lành mạnh của hệ sinh thái đang tuột dốc. Mỗi đầu học kỳ, thế nào thì các sinh viên của tôi cũng đặt câu hỏi, “Thế người ta có thể làm được gì bây giờ?”. Nếu ta không có một câu trả lời thích hợp, các sinh viên sẽ không có khả năng được thúc dẩy thực hiện bất kỳ một công việc nghiêm túc nào nhằm cứu lấy hành tinh này.

Cho nên, khi được hỏi tiếp, “Chúng ta nên bắt đầu từ đâu?”, tôi thường hỏi ngược lại, “Thế các bạn quan tâm đến điều gì nhất?”. Vì lẽ những điều được quan tâm là vô tận, có thể nói chẳng ai đủ khả năng đề cập đến tất cả mọi vấn đề. Điều quan trọng là phải có được một chỗ để thực sự thành tựu được một điều gì đó, để có được một cơ sở trong các thực tại vật lý, chính trị và kinh tế của một tình thế nhất định nào đó. Vì lẽ hầu hết những công trình về môi trường đều có tính cách tiệm tiến và tích lũy, chúng ta cần nhiều động lực để bám vào cái cơ sở đó suốt quá trình điều chỉnh lâu dài. Điều được đề nghị là hãy lắng nghe những gì được mời gọi; đó chính là đường lối thích hợp để nhận diện công việc có ý nghĩa với từng người. Và có thể đó chính là việc thực hành giáo lý nhà Phật. ở đây, tôi giới thiệu một vài đường lối dựa trên những nguyên tắc của Phật giáo có thể ứng dụng cho những công trình bảo vệ môi trường.

Có mặt với sự đau khổ

Nhìn thẳng vào tình trạng của thế giới ngày nay, ta thấy sự đau khổ-đối với cây cỏ và thú vật, đối với rừng rú và sông suối, đối với dân địa phương và các giống người bản địa – thật là to lớn. Nền nông nghiệp toàn cầu, sự trải rộng của các khu đô thị, và việc phát triển kỹ nghệ đã gây nên những thiệt hại ở quy mô lớn đối với môi sinh, sự diệt chủng ở những giống loài đặc biệt, tình trạng suy thoái nghiêm trọng đối với nguồn nước và đất đai, và một khí hậu không ổn định. Trong suốt thế kỷ vừa qua, tốc độ của sự mất mát ấy đã gia tăng một cách đáng sợ, đến mức đe dọa sự lành mạnh của môi trường sinh thái và khả năng tiếp tục tồn tại của sự sống.

Những sự vật thiêng liêng của cuộc sống mà đạo Phật gọi là Tứ diệu đế bắt đầu bằng khổ đế, nỗi khổ dần xuất từ sự thay đổi và mất mát không thể nào tránh khỏi. Việc đối diện với nỗi khổ đó cùng với những ảo tưởng do nỗi khổ đó gây ra chính là nơi bắt đầu của sự thực tập theo giáo lý đạo Phật. Một thiền sư hiện đại đã nhắc nhở, “Đừng tránh tiếp xúc với nỗi khổ bằng cách nhắm mắt trước sự khổ”. Vị thiền sư này khuyến khích học trò của mình hiện diện với nỗi khổ để cảm nhận được bản chất của sự sống. Điều đó đòi hỏi sự kiên nhẫn và thái độ thanh thản trước những thực tại gây đau khổ – những khu rừng chỉ còn trơ gốc cổ thụ, những dòng sông một thời trong xanh trở nên đen ngòm vì chất thải hóa học, những rặng san hô tàn lụi trước lối đánh cá tận diệt. Chẳng dễ khi cứ nhìn chòng chọc vào hậu quả đáng sợ của những hành động con người như thế mà chẳng thấy gì.

Đã từ lâu chúng ta vẫn cứ cố không nghĩ đến những hệ quả đau khổ do hành động của chúng ta gây ra. Thế nhưng từ cái nhìn của người Phật tử, đó chính là chỗ lý tưởng nhất để khởi đầu, vì đó chính là việc đặt cơ sở trên thực tại, chứ không phải chỉ là một sự phóng chiếu lý tưởng hóa. Sự nhận thức hợp lý là nhận thức dựa trên kinh nghiệm trực tiếp về trạng thái thực của mọi sự vật. Tính xác thực của sự cảm nhận như vậy có tác dụng cùng lúc vừa giải phóng, vừa thúc đẩy. Việc thực tập trong sự tĩnh lặng và việc tập trung tâm trí có thể cung cấp một nền tảng tâm thức ổn định đề từ đó hành giả quan sát toàn thể cái kết thúc bi thảm của tác động của con người. Có mặt với sự đau khổ của môi trường có nghĩa là sẵn lòng có mặt với những đau khổ gây nên bởi nền văn hóa có điều kiện của con người hướng tới những sinh thể không phải là con người. Chúng ta, những con người sinh trưởng ở châu Âu, được nuôi dưỡng để thấy rằng rừng rú hay sông suối chỉ là những tài nguyên tiềm ẩn. Cái quan điểm thấy con người là trung tâm chính là sự ngăn trở lớn lao nhất đối với sự hiện hữu trọn vẹn bên cạnh những sinh thể khác. Nếu chúng ta vẫn thấy thiên nhiên chỉ là những tài nguyên cho sự hưởng dụng của con người – cho dù về mặt thực phẩm, chỗ ở, giải trí hay để phát triển tâm linh – chúng ta có thể vẫn không ý thức được các vật khác chịu đau khổ đến mức nào dưới sự ngự trị của con người.

Có mặt với sự khổ đau có nghĩa là học được những gì đang diễn ra trong một mối xung đột môi trường cho sẵn. Tứ diệu đế có thể được áp dụng như một cái khung để chẩn đoán bằng cách đặt ra bốn câu hỏi, mỗi câu hỏi tương ứng với một sự thật. Thứ nhất, vấn đề của môi trường hay nỗi khổ của môi trường hiện tại là gì? Thứ hai, điều gì gây ra nỗi khổ đó? Thứ ba, điều gì có thể làm chấm dứt nỗi khổ đó? Và thứ tư, con đường để chấm dứt nỗi khổ đó là gì?

Cách phân tích như thế có vẻ quá đơn giản, nhưng nó có thể thật sự cấp tiến nếu chúng ta có thể kể với tất cả những nỗi đau khổ – nỗi khổ của con người, của súc vật, của cây cỏ, của các giống loài, của môi trường sống, của toàn bộ hệ sinh thái. Phương pháp phân tích này cũng cung cấp những cẩm nang trực tiếp về việc làm thế nào để có được thông tin, và do đó có nhiều khả năng để mang lại những chứng cớ cho những nỗi khổ có liên quan. Nó cũng mang lại một sự quân bình về mặt phân tích đối với cảm xúc mà chắc chắn chúng ta sẽ cảm nhận khi chúng ta thoáng thấy sự đau khổ của các sinh thể khác.

Việc rèn luyện những hệ thống tâm thức

Việc giải quyết những vấn đề về môi trường hầu như luôn luôn đòi hỏi một số hiểu biết đối với những nguyên tắc về môi trường, điều mà chúng ta có thể gọi là “tư duy theo các hệ thống”. Nguyên lý duyên sinh của Phật giáo cung cấp một nền tảng tuyệt với cho việc tư duy theo các hệ thống. Theo nguyên lý này, mọi biến cố và các sinh thể đều tương liên và cùng tạo ra nhau. Cho nên, vũ trụ được thấy như là động lực trong mọi kích thước và quy mô của hoạt động trong đó từng hành động tác động đến và tạo ra những hành động khác một cách luân phiên.

Chúng ta có thể làm quen với một ẩn dụ của thiền Trung Hoa được biết tới dưới thuật ngữ “lưới ngọc của vua trời Đế-thích” để biểu thị cho cái động lực của sự tương liên này. Hãy tưởng tượng một bộ lưới đánh cá gồm những đường chỉ được liên kết với nhau trải rộng vô tận đến mọi kích thước về chiều ngang và chiều dọc trong không gian vô cùng. Kế đó, đặt thêm những đường chỉ đan chéo nhau theo các đường chéo góc. Hãy tưởng tượng một con số vô tận những tấm lưới đan ngang đan dọc ấy trên từng mặt phẳng của không gian vô tận. Tại mỗi mắt lưới của từng mạng lưới, có một viên kim cương nhiều mặt phản chiếu từng viên kim cương khác trong toàn thể hệ thống lưới ấy. Chẳng có điều gì bên ngoài mạng lưới và cũng chẳng có điều gì không được phản xạ sự hiện diện của nó trong khắp hệ thống mạng lưới ấy.

Từ quan điểm môi sinh, ẩn dụ này hiển nhiên có ý nghĩa: các hệ thống sinh thái là các tập hợp những mối quan hệ có đúng sự phức tạp như thế, định hình và bị định hình trong thời gian bởi tất cả  mọi thành viên của cả hệ thống. Chúng ta chẳng cần phải nghiên cứu về khoa sinh thái học mới hiểu được khái niệm ấy; chúng ta có thể quan sát về nhân quả một cách dễ dàng ở bất kỳ một hệ thống nào gần gũi với ta – gia đình mình, nơi mình làm việc, nơi sân sau nhà mình. Chúng ta phát triển việc tư duy theo các hệ thống thông qua việc quan sát các mô hình trong không gian và thời gian, chẳng hạn như các chu kỳ về mùa trong năm hay đường đi của thú vật. Đối với một nhà môi sinh học, cách quan sát này là một công cụ thiết yêu. Đối với một công dân có hiểu biết, mô hình hay việc tư duy theo các hệ thống có thể giúp họ đặt ra những câu hỏi hữu ích trong việc nêu lên những mối quan tâm về môi trường. Chúng ta có thể truy cứu về lịch sử của những mối xung đột, mô hình của những quyết định chính sách, những nhu cầu về kinh tế và xã hội của những người có liên quan, và những mối liên hệ với môi trường đang bị đe dọa.

Những nhà quan sát lão luyện về các hệ thống có thể giải mã những mô hình của sự phản hồi phản ành những lực lượng tác động chủ yếu. Trời nóng quá thì con mèo tìm chỗ râm. Trời lạnh quá thì con mèo tìm đến chỗ mui xe ấm áp để co mình nằm ngủ. Các hệ thống bị định hình bởi những cơ chế tự điều chỉnh, chẳng hạn những cơ chế giữ cho thân nhiệt của chúng ta luôn là một hằng số, và bởi những mô hình tự tổ chức cho phép hệ thống thích ứng được những cơ hội mới khi các cơ hội này xảy đến. Việc tự điều chỉnh – có tác dụng duy trì sự ổn định của hệ thống – và việc tự tổ chức – cho phép hệ thống tiến hóa hay học hỏi, cùng có mặt trong toàn thời gian và ở mọi cấp độ của hoạt động. Chúng ta có thể thực tập việc quan sát điều ấy trong chính thân hay tâm ta để thấy sự phản hồi có tác động ra sao. Chúng ta phản ứng thế nào với những ngày mưa? Với những ngày nắng? Khi đói? Khi ăn quá no? Khi ngủ đầy giấc? Khi mất ngủ? Chúng ta có thể suy nghĩ về những nơi nào nuôi dưỡng ta và vì sao. Đó chính là một sự thực tập đúng mức cho việc phát triển tâm thức hệ thống.

Cho đến đây chúng ta đã thảo luận một cách khá thẳng thắn về thực tại của địa vật lý và sinh học. Nhưng luật tương liên còn gồm cả vai trò của tư duy con người và tình trạng điều kiện hóa của tâm thức. Trong triết lý Phật giáo, ý định và thái độ của tâm thức cũng có giá trị của chúng; việc con người nghĩ về môi trường luôn có một ảnh hưởng lớn lao về việc họ chọn lựa hành động như thế nào. Với bản lĩnh của một người biết tư duy theo hệ thống, người Phật tử có dính líu vào một cuộc tranh cãi về môi trường thường cũng sẽ truy vấn kỹ càng về con người là tác nhân gây thảm họa cùng với những thái độ của họ cũng như khi họ truy vấn về các sinh vật hoang dã và cảnh quan thiên nhiên chịu ảnh hưởng.

Điều đó dẫn tới một khía cạnh then chốt của việc tư duy theo hệ thống, đó là khía cạnh tác nhân, hay nói rõ hơn, ai thực sự đang gây nên điều gì. Điều này có nghĩa là việc xác định ai có trách nhiệm về những quyết định hay các hành động có tác hại đến hành tinh và cộng đồng nhân loại. Nó cũng có nghĩa là việc dõi theo chuỗi nhân quả để lần ngược tới những kẻ đã gây nên những tai hại về môi  trường và những kẻ ở địa vị phải thay đổi đường hướng hành động của họ. Cái thế giới thật của “lưới ngọc của vua trời Đế Thích”thực ra không được cấu tạo bởi các tác nhân đồng đẳng. Rõ ràng, có những tác nhân có trọng lượng hơn những tác nhân khác, chẳng hạn, Chính phủ Hoa Kỳ hiện tại. Việc nhận diện những tác nhân chính và những quyết định chính sách quan trọng là diều sống còn trong việc chọn lựa những chiến lược thích ứng có thể chuyển hướng hệ thống nhắm tới những mục tiêu lành mạnh.

Nhà sinh vật học Hoa Kỳ nổi tiếng, Liberty Hyde Bailey, đã phát biểu từ đầu thế kỷ trước rằng, “Cuộc sống hạnh phúc nhất [là cuộc sống]có sự tiếp xúc nhiều nhất với thế giới tự nhiên, cuộc sống ấy cũng có cảm xúc sâu sắc nhất, lòng cảm thông sâu xa nhất với mọi sự vật hiện hữu”. Ông đã mô tả kinh nghiệm của một người có tư duy hệ thống và giàu cảm xúc, một người biết đưa nhận thức vào những mối quan hệ hằng ngày với mọi sự vật. Một người Phật tử có thể cảm nhận được điều đó như là một sự hiểu biết sâu sắc về luật duyên khởi. Chúng ta có thể cho rằng nhận thức như vậy thực ra vốn có sẵn nơi mọi con người và là nền tảng để thực hiện có hiệu quả mọi công trình bảo vệ môi trường. Nếu chúng ta hiểu biết về hình dạng của những dòng sông và những ngọn núi ở địa phương, nếu chúng ta gặp những người sản xuất ra lương thực cung cấp cho chúng ta, nếu chúng ta mong muốn đóng góp vào việc làm cho thế giới trở thành nơi đáng sống hơn, chúng ta có thể tự nhận ra rằng chúng ta không chỉ là những người đang bị định hình trong mạng lưới ngọc của vua trời Đế Thích, mà còn là người đóng góp vào việc định nên những hình ảnh trong mạng lưới ngọc ấy.

Chọn lấy con đường không gây hại

Không gây hại chính là nguyên lý căn bản của nền đạo đức Phật giáo. Giới đức đầu tiên này thể hiện tất cả những cam kết về đạo đức khác. Vì thế hiểu rõ cuộc đời chịu tác động của sự đau khổ sâu sắc tới mức nào nên người Phật tử hướng tới việc không gây thêm đau khổ và cố làm giảm sự đau khổ ở bất kỳ nơi nào có thể làm được; nói khác hơn, người Phật tử cố gắng làm giảm thiểu việc gây nên các họa hại. Trong ý nghĩa sâu xa nhất của nó, việc không gây hại hàm ý sự vắng mặt mọi đe dọa giết chết hoặc làm hại. Một phản ứng từ ái như vậy được cho rằng tự nhiên xuất hiện từ một cảm nhận về một mối liên kết rộng lớn hướng đến mọi sự vật đang hiện hữu.

Nguyên tắc chỉ đạo này không hẳn là một lý tưởng không thể đạt tới được mà đúng hơn là một thứ phong vũ biểu dùng để đo lường các chọn lựa về phương cách hành động. Chúng ta có thể tin tưởng rằng nguyên tắc này được áp dụng như một nguyên lý hướng dẫn những quyết định về môi trường. Có thể thấy Đạo luật Bảo vệ Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ đã được soạn thảo theo ý hướng này. Những tuyên bố về tác hại môi trường đã được ủy thác để lượng định mức độ tác hại mà  một dự án liên bang sẽ gây ra đồng thời đề nghị những biện pháp xoa dịu để giảm bớt mức độ tác hại. Việc giảm nhẹ tác hại về môi trường có thể có nghĩa là việc thay đổi các phương pháp canh tác hay thu hoạch, hoặc cũng có thể là việc dự liệu những biện pháp bảo vệ đối với những chủng loại đang gần bờ vực tuyệt chủng.

Việc thực hành nguyên tắc không gây hại đã được lý tưởng hóa trong hình mẫu vị Bồ-tát của giáo lý Đại thừa, một bậc đã giác ngộ nhưng tình nguyện trở lại trong cuộc đời với mục đích cứu độ các chúng sinh đang đau khổ. Hạnh nguyện của Bồ-tát trùm khắp mọi sinh linh, đòi hỏi lòng từ bi vô lượng. Người Phật tử phục vụ công tác môi trường đã đặt ra thuật ngữ “Bồ-tát môi trường”để gợi lên hình ảnh một vị Bồ-tát đã nguyện hết lòng phục vụ cho việc chấm dứt mọi tác hại môi trường. Các vị Bồ-tát môi trường có thể đảm nhận hạnh nguyện của mình trong bất kỳ lãnh vực môi trường nào có liên quan như trong vấn đề nông nghiệp, sự ô nhiễm nguồn nước, việc ổn định khí hậu, việc bảo vệ động vật hoang dã….Cơ hội là vô tận. Công việc của họ mang sức mạnh của nguyện lực Bồ-tát, nguyện giúp mọi sinh linh đang đau khổ. Một nguyện lực như vậy được coi là một điểm quy chiếu có thể làm dịu những băn khoăn thông thường của chúng ta trong lúc sốt ruột theo đuổi những kết quả trước mắt. Quả thật, nhiều vấn đề môi trường thường không thể được theo dõi một cách suôn sẽ và đòi hỏi cả đời người, đôi khi liên tiếp nhiều thế hệ, mới thấy được sự chuyển hướng. Một ý hướng bền vững thường mang lại một cơ sở chắc chắn giữa những điều có thể là một cuộc tranh đấu lâu dài cho sự ổn định môi trường.

Lương thực và năng lượng là hai lãnh vực gây ra nhiều tranh luận về việc làm giảm tác hại môi trường. Những hồ sơ chi tiết về tác hại gây ra cho súc vật, công nhân và đất đai  trong kỹ nghệ súc sản hiện đại đã được biết đến một cách rộng rãi. Tương tự, nền kỹ nghệ nông nghiệp hiện đại cũng đã bị phơi bày là tác nhân gây hại cho sức khỏe con người và hủy hoại đất đai vì những hóa chất mà ngành này vẫn sử dụng. Nhiều người đang chọn lựa những nguyên tắc đạo đức trong việc chỉ tiêu thụ những thực phẩm không gây hại cho súc vật, cây cỏ đất đai và chính cơ thể con người. Đối với một số người, đó là việc sử dụng các thực phẩm được sản xuất bằng các phương pháp cổ truyền, những thức được nuôi trồng bởi các nông dân ở địa phương, nhờ đó giảm được việc tiêu thụ nhiên liệu dùng cho việc vận chuyển đường dài. Đối với những người khác, đó là việc chọn lựa những sản phẩm của hoạt động thương mại ngay thẳng làm giảm các khoản thuế đánh trên công nhân nông nghiệp và nhà sản xuất trong một hệ thống cạnh tranh toàn cầu. Một số người làm giảm tính cách vô danh cô độc của việc mua thực phẩm bằng cách tham gia vào những hợp tác xã thực phẩm nông nghiệp do cộng đồng địa phương hỗ trợ.

Cũng có một mối quan tâm sâu sắc về việc lựa chọn nguồn năng lượng cho tương lai. Chúng ta vẫn được cảnh báo rằng con người sẽ chứng kiến sự cạn kiệt nguồn dầu mỏ ngay trong đời mình và vì thế những nguồn năng lượng thay thế cần được phát triển càng sớm càng tốt. Loại nhiên liệu diesel sinh học được ưa chuộng vì nó mang lại một biện pháp tái sử dụng các loại dầu thực vật. Năng lượng gió và  năng lượng mặt trời đều tương đối mang lại ít tác hại cho môi trường, nhất là nếu so sánh vói than và dầu mỏ. Nhiều người mong muốn có một chiếc xe sử dụng loại năng lượng lai tạp giữa điện và dầu mỏ vì nó sẽ giúp họ bớt lệ thuộc vào dầu mỏ. Mặc dù “không gây hại” chưa phải là từ khóa của cuộc tranh luận về vấn đề năng lượng, chiều hướng có vẻ đã rõ: tại sao phải gây thêm tác hại cho môi trường? Phải chăng môi trường chưa bị làm hại đến mức? Những tai họa như vụ nổ lò hạt nhân ở Chernobyl hay vụ rò rỉ dầu bởi con tàu Exxon Valdez chưa đủ hay sao? Việc thoát ra khỏi mạng lưới có thể được coi là một lý tưởng về đạo đức, một phương cách để làm mờ đi dấu chân [đã dẫm nát] môi trường của chúng ta và trở thành một người hàng xóm thân thiện hơn đối với phần còn lại của thế giới.

Giành lấy hòa bình

Trong tác phẩm mới Giành lấy hòa bình của mình, nhà lãnh đạo được quốc tế công nhận về mặt thương thảo các xung đột William Ury đã vạch ra một số những nguyên tắc về việc tìm kiếm giải pháp có hiệu quả trong việc ổn định những xung đột chính trị ở mọi cấp độ. Có vẻ như công trình của ông ta về việc “giành lấy hòa bình” cũng áp dụng được cho các vấn đề môi trường, thường liên quan đến những xung đột giữa các bên khác nhau có những quan điểm khác biệt. Một số người đã nói đến việc chúng ta đang chiến đấu cho một cuộc Thế Chiến Thứ Ba – không phải là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố mà chính là cuộc tấn công vào những điều làm phương hại môi trường. Thuốc trừ sâu, chất thải hạt nhân,chất độc hóa học, việc khai thác trắng các khu rừng – tất cả những điều đó và nhiều việc khác nữa đang trực tiếp tấn công vào sự sống thuộc mọi hình thức trên trái đất.

Trong tác phẩm của mình, Ury đặt để một vai trò cho cái điều mà ông ta gọi là “bên thứ ba”, một bên đứng ngoài cuộc xung đột trực tiếp nhưng lại có quyền lợi dính líu tới một kết quả hòa bình. Điều này gợi nên một vai trò hữu ích của giới Phật tử quan tâm tới vấn đề môi trường. Bên thứ ba có thể làm rõ những khác biệt, cung cấp sự bảo vệ cho những bên bị đe dọa, và thực hiện việc giáo dục khi kiến thức là điều cần thiết. Một số người có sự mẫn cảm của nhà Phật có thể tìm đến sự thực hành mà chúng ta đã nêu ở trên – hiện diện với sự khổ đau, tự rèn luyện một tinh thần tư duy có hệ thống, thực hành hạnh không gây hải – để giúp cho việc ổn định mọi cuộc xung đột đang diễn ra. Bên thứ ba đóng một vai trò tích cực, tham gia vào việc giải quyết cuộc xung đột nhưng không có thiên kiến. Ury có mô tả mười vai trò đặc biệt của bên thứ ba, tất cả những vai trò ấy đều có thể áp dụng cho các hoàn cảnh liên quan tới môi trường. Ba trong số những vai trò đó sẽ được làm rõ vì đặc biệt thích hợp với đường lối Phật giáo.

Người trung gian hòa giải hoạt động đẻ ngăn chặn cuộc xung đột bằng cách tăng cường những mối quan hệ lỏng lẻo giữa con người và giữa những mạng lưới sinh thái. Thông thường những vấn đề về môi trường nảy sinh từ những xung đột giữa các người sử dụng cùng một nguồn tài nguyên hay một khu vực đất đai. Những cuộc thảo luận bàn tròn mang các bên xung đột đến gần nhau có thể giúp phối hợp và điều hòa những hoạt động của các người sử dụng. Đường lối này đã từng được áp dụng một cách có hiệu quả, chẳng hạn, trong những cuộc xung đột liên quan đến việc sử dụng về phương diện tâm linh những vùng đất đai công cộng bởi những người bản địa châu Mỹ ở Hoa Kỳ.

Khi cuộc xung đột đã leo thang và các mối quan hệ đã bị phương hại, một người có quan điểm Phật giáo có thể được lôi kéo vào để đóng vai trò của người hàn gắn. Một bên thứ ba có một cam kết về việc hành động dựa trên lòng từ ái có thể là một tài sản quý giá trong việc thúc đẩy một tình thế tiến đến một giải pháp. Một hành giả Phật giáo có tài năng và có tư duy dựa trên nguyên khởi có thể phân tích những nguyên nhân và điều kiện của vụ xung đột để tác động đến việc hàn gắn những đổ vỡ và họa hại. Điều đó có thể đòi hỏi khả năng ngoại giao, lòng can đảm, và tính nhẫn nại, tùy thuộc vào mức độ thương tổn. Chúng ta có thể tưởng tượng việc mang vai trò người hàn gắn ấy đến cho chính cộng đồng nơi ta sinh sống khi người dân giận dữ vì những con mèo chuyên bắt trộm gia cầm hay việc phun hóa chất trong khu vực. Người hàn gắn giúp các bên đang tranh chấp hiểu rõ lập trường của nhau và tìm ra một giải pháp tốt đẹp hơn trong tầm tay.

Khi cuộc xung đột về môi trường đã trở nên sâu sắc và một giải pháp không nằm trong tầm tay, việc đóng vai trò kẻ duy trì hòa bình với tư cách là bên thứ ba đòi hỏi nhiều can đảm hơn. Chúng ta có thể liên tưởng đến những hoạt động khai thác mỏ vàng ở Indonesia nơi quân đội được trả thù lao hậu hĩ bởi các công ty khai khoáng để chuyển hướng những tranh chấp địa phương. Lịch sử những cuộc tấn công vào vùng đất và vào dân chúng sống trong vùng đất ấy đã bị ghi khắc một cách sâu đậm đến nỗi vấn đề trở nên khó giải quyết. Ở đây, một hành giả Phật giáo có thể đáp ứng trong vai trò của một nhân chứng, làm cho công chúng nhận thức được điều gì đã xảy ra cho cây cỏ và súc vật trong quá trình diễn ra vụ tấn công. Việc gây chú ý đến vấn đề sẽ làm nổi bật hành vi gây hại, điều có thể tạo ra áp lực công chúng để đòi hỏi một sự thay đổi. Đường lối Phật giáo không hẳn là có hiệu quả hơn một đường lối khác, nhưng nó có thể mang lại ít chống đối hơn đối với tình thế. Thay vì đẩy mạnh sự phân cực trước một tình thế đã sẵn căng thẳng, hành giả Phật giáo có thể hành động với lòng từ đối với tất cả các bên có liên quan, đưa ra lời chứng mà không kết án, trình bày sự thật mà không kết tội.

Để đảm nhận những công trình bảo vệ môi trường có tính cách thách thức đến như vậy, điều thiết yếu là mình phải nghĩ mình là một thành phần chủ động trong lưới ngọc của vua trời Đế thích. Đó chính là một yếu tố quan trọng của mọi nỗ lực duy trì hòa bình. Một vị thiền sư hiện đại đã nói tới điều đó như là việc “gieo những mầm tươi vui và an bình”. Chúng ta chủ động chọn lựa chấp nhận một công trình bảo vệ môi trường với một ý tưởng cụ thể và một tâm thức vui vẻ. Việc tiếp xúc một cách tươi mát với thiên nhiên hoặc việc thực tập thiền định một cách tĩnh lặng đều có tác dụng làm mới tâm thức của chúng ta và thiết lập một điểm quy chiếu nội tại của niềm vui hoàn toàn độc lập với những biến đổi của hoàn cảnh. Với một ý hướng ổn định như thế, một nhà môi sinh có lập trường tâm linh có thể được chuẩn bị cho một cuộc điều chỉnh lâu dài. Theo truyền thống cổ điển của kệ trưởng hành, hoặc có thể gọi là thơ thiền, vị thiền sư Robert Aitken thiết lập mô hình cho một ý hướng như thế:

Khi nghe tiếng dế trong đêm

Tôi nguyện trước mọi sinh thể

Tìm cho mình một chỗ trọ

Hài hòa với những con dế

Đang vui với những vì sao.

Nếu ta cũng nêu lên cho chính mình một lời nguyện về ý hướng như vậy, điều đó có thể là một sức mạnh thực tế của sự làm mới vũ trụ, mở tra những khả năng cho các quan hệ hòa bình.

Đức Đạt-lai Lạt-ma cổ võ một chính sách nhân hậu bất kể tình thế rối ren đến mức nào. Đó chính là việc thực hành Phật pháp, việc chấp nhận những thách thức hàng ngày của việc hòa giải với môi trường. Một chính sách nhân hậu đối với cây cỏ, muông thú, sông suối, núi rừng, bầu trời….có nghĩa là việc chú tâm một cách thích đáng đến mọi mối quan hệ tạo thành tấm lưới ngọc của vua trời Đế Thích. Như Đức Đạt-lai Lạt-ma phát biểu, “Khi nói đến việc bảo tồn môi sinh, chúng ta đã liên kết nó với nhiều điều khác nữa. Cuối cùng, mọi quyết định phải dẫn xuất từ một tấm lòng nhân hậu. Điểm then chốt là có một cảm nhận thành thật về nghĩa vụ phổ quát, dựa trên tình yêu và lòng từ, cùng với một nhận thức rõ ràng”.

Dấn thân vào những vấn đề môi trường chẳng phải là một việc dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta làm việc với những nguyên lý của Phật giáo như trên – có mặt với sự đau khổ, tự rèn luyện một sự tư duy có hệ thống, giảm bớt việc gây hại, và tạo lập hòa bình – công việc có vẻ như có nhiều khả năng thành công hơn.

Chúng ta không hề cho rằng cần giải quyết vấn đề bảo vệ khí hậu hay giảm bớt chất thải. Chúng ta cũng không bao giờ cho rằng nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường sống là vì có sự tăng dân số hay vì chủ nghĩa tiêu thụ. Có quá nhiều tài liệu chỉ chấp nhận những vấn đề như thế. Điều mà chúng ta mong muốn là mọi người làm việc ở mọi cấp độ, dù là một công dân bình thường hay một nhà chuyên môn, dù là phụ huynh hay học sinh, đều có thể chấp nhận những đường lối giải quyết của Phật giáo và đưa các đường lối ấy vào sự sử dụng thích hợp. Đức Phật cảm thấy rằng việc kiểm chứng đích thực đối với giáo pháp của Ngài nằm ở chỗ giáo pháp ấy có thực sự hữu dụng trong cuộc sống hàng ngày hay không. Những gì mà chúng ta bàn tới ở đây là cốt lõi của quan điểm môi trường của tôi, tôi hy vọng rằng những điều ấy có thể hữu dụng cho chúng ta trong bất kỳ lĩnh vực nào mà chúng ta, con người phục vụ, sẵn sàng chấp nhận.

Thư Viện Hoa Sen

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Bản Giao Hưởng Cõi Sơ Tâm – Cư Sĩ Liên Hoa

Bản Giao Hưởng Cõi Sơ Tâm – Cư Sĩ Liên Hoa

BẢN GIAO HƯỞNG CÕI SƠ TÂM Thân tặng Tuổi trẻ, Lý tưởng & Tình yêuCư sĩ Liên Hoa Một thưở...

Chiến Tranh Và Bất Bạo Động

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đường Mây Bay

Đường mây bay

ĐƯỜNG MÂY BAYVĩnh Hảo       Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi...

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

KINH NHẤT DẠ HIỀN GIẢ(Bhaddekaratta Sutta, MN 131)Bình Anson lược trích 10/3/2022 (Lược trích) Đức Thế Tôn dạy: Quá khứ...

Nhìn Về Ảnh Hưởng Tôn Giáo

Nhìn Về Ảnh Hưởng Tôn Giáo

NHÌN VỀ ẢNH HƯỞNGTÔN GIÁO Thiện Pháp Tôn giáo là một phần gắn bó trong lịch sử nhân loại, trong...

Phật Giáo Thế Kỷ 21 Đối Diện Với Sự Đau Khổ Đã Được Định Chế Hóa

Phật Giáo Thế Kỷ 21 Đối Diện Với Sự Đau Khổ Đã Được Định Chế Hóa

PHẬT GIÁO THẾ KỶ XXIĐỐI DIỆN VỚI SỰ ĐAU KHỔ ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH CHẾ HÓAPhỏng vấn Giáo sư David R....

Thân Đâu Tâm Đó

Thân Đâu Tâm Đó

Thật không ngờ cái thói quen nó lại ngang bướng đến như thế. Khi người ta đã quen với nó...

Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn Sư Cụ Tuệ Nhuận Dịch

ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ Âm Việt Nam theo bản tiếng sanscrit (chữ Phạn). Sư cụ Thích Tuệ...

Thiền Quán Tâm

Thiền quán tâm

THIỀN QUÁN TÂM HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Sayadaw U Tejaniya Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền...

Mừng Đản Sinh Từ Phụ

Mừng Đản Sinh Từ Phụ

MỪNG ĐẢN SINH TỪ PHỤ   Rằm tháng tư laị về trong nguyệt bạchMây muôn đời phiêu lãng với trời...

Khái Quát Về Lý Duyên Khởi, Pháp Duyên Sinh

Khái quát về lý duyên khởi, pháp duyên sinh

KHÁI QUÁT VỀLÝ DUYÊN KHỞI, PHÁP DUYÊN SINHThích Nữ Hằng Như   NGỮ NGHĨA           Lý Duyên Khởi gốc từ...

Thông Điệp Chúc Mừng Phật Đản PL.. 2560 DL. 2016 Từ Toà Thánh Vatican

WHĐ (10.05.2016) – Nhân dịp Đại lễ Vesak 2016 (Phật lịch 2560) của Phật giáo, nhằm ngày 21-05-2016*, Hội đồng...

Đức Phật Phá Tất Cả Chấp Để Chúng Sinh Chứng Đạt Vô Ngã

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Người học Phật thường được dạy là phải phá ngã chấp, vì chính cái ngã làm chúng ta nổi chìm...

Ngày Ấy Mùa Vu Lan Con Nhớ Mẹ

Ngày Ấy Mùa Vu Lan Con Nhớ Mẹ

NGÀY ẤY MÙA VU LAN CON NHỚ MẸThích Đạt Ma Phổ Giác   Nói đến con người là nói đến tình...

Gia Phả Dòng Họ Thích Ca

Gia Phả Dòng Họ Thích Ca

शाक्यमुनि śākyamuni là danh hiệu của một con người đã vượt qua các dòng thánh trí và cũng được biết...

Bản Giao Hưởng Cõi Sơ Tâm – Cư Sĩ Liên Hoa

Chiến Tranh Và Bất Bạo Động

Đường mây bay

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Nhìn Về Ảnh Hưởng Tôn Giáo

Phật Giáo Thế Kỷ 21 Đối Diện Với Sự Đau Khổ Đã Được Định Chế Hóa

Thân Đâu Tâm Đó

Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn Sư Cụ Tuệ Nhuận Dịch

Thiền quán tâm

Mừng Đản Sinh Từ Phụ

Khái quát về lý duyên khởi, pháp duyên sinh

Thông Điệp Chúc Mừng Phật Đản PL.. 2560 DL. 2016 Từ Toà Thánh Vatican

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Ngày Ấy Mùa Vu Lan Con Nhớ Mẹ

Gia Phả Dòng Họ Thích Ca

Tin mới nhận

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân khẳng định: ‘Con không dám báng bổ Đức Phật’

9 ân Đức Phật

Lời Phật dạy: Cách để có được hành vi tốt

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

Đức Phật có phải là Thượng đế hay không?

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

“Giữa băng hoại về đạo đức vẫn luôn có những câu chuyện rất đẹp về tình người”

Làm người ai nhớ 3 lời dạy này của Đức Phật ắt sẽ có phúc cả đời

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Từ Minh – DakLak

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ không?

Trung ương GHPGVN đề nghị tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo trang nghiêm, phù hợp

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Muôn vật trên đời đều do duyên sinh nên không có thật

Đức Phật chỉ bày năm pháp làm gia tăng tuổi thọ

Đức Phật là ai? (phần 2)

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 34)

12 Vấn Đề Xã Hội Dưới Cái Nhìn Phật Giáo

Giới Trí Thức Bình Luận Về Đức Phật Và Giáo Lý Của Ngài

Toại nguyện, niềm vui và cuộc sống tốt lành

Một cái nôi sang trọng cho Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Thiền quán và cách nhìn toàn diện thực tại hai tầng

Giới Thiệu Sơ Bộ Về Cuộc Khám Phá Thủ Bản Cổ Kinh Kharosthi Và Phật Giáo Càn-đà-la

Khi Chồng Ngoại Tình Công Khai & Hất Hủi – Tt. Thích Nhật Từ

Giáo Dục Thiếu Nhi Theo Quan Điểm Phật Giáo – Thích Phước Đạt

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Đạo Đức Nhân Quả Phật Giáo

Lại Thu

Thế Nào Là Tạng Luật?

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2018

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Trao Đổi Về Hiện Pháp Lạc Trú

Đức Phật, Vị Lương Y Vô Song

Vấn Đáp Về Phật Giáo

Giáo Sư Khoa Trưởng Phật Học Uc Berkeley Lewis Lancaster Nói Về: Thoáng Nhìn Về Phật Giáo Của Thế Kỷ 21

Tin mới nhận

Địa Tạng Mật Nghĩa

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Giới Thiệu Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Giảng Giải Kinh Phước Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Luận Kim Cương Tiên – Thế Thân Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

A Hàm Tuyển Chú

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 36)

Kinh Mangala Sutta (Kinh Phước Đức)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 34)

Pháp Môn Một Đời Thành Tựu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Quan niệm về Tịnh Độ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Niệm Phật Sinh Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Nhất Tâm Niệm Phật

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 14)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 25)

Lịch Sử Giáo Lí Tịnh Độ Trung Quốc

Dạy Con Niệm Phật – Diệu Âm Lê Hiếu

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 87)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese