PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Kinh diệu pháp lên hoa.
  2. Tu hành, chúng ta phải phá bỏ kiến hoặc là phá bỏ kiến thức xã hội và phá bỏ cả kiến thức về giáo pháp. Học đủ, nhưng tu phải xả bỏ.
  3. Mở đầu kinh Pháp hoa có kinh Vô lượng nghĩa và kinh Vô lượng nghĩa thống nhiếp từ kinh Nguyên thủy đến kinh Đại thừa, hay một đời thuyết pháp của Phật, đó là cách nhìn của Pháp hoa.
  4. Kinh Nguyên thủy nói về cuộc đời của Đức Phật từ Phật Đản sanh đến Phật Niết-bàn.
  5. Kinh Nguyên thủy nhìn kinh Đại thừa qua kinh Pháp hoa, lấy đỉnh cao là Vô lượng nghĩa xứ tam muội.
  6. Phật đều trải lòng từ đến tất cả muôn loài mà kinh Đại thừa diễn tả là Phật nhập Vô lượng nghĩa xứ định.

Phật giáo Đại thừa nhìn về Phật giáo Nguyên thủy, lấy kinh Pháp hoa làm chuẩn, vì kinh Pháp hoa thể hiện được tính cách cao nhất trong tinh thần nhất quán. Trong khi các kinh khác chuyên Đại thừa, hay thuần Đại thừa thì dễ rơi vô cực đoan.

Theo Trí Giả, trước tiên Phật nói kinh Hoa nghiêm, rồi đến kinh A-hàm, kinh Phương đẳng, kinh Bát-nhã, kinh Pháp hoa và kinh Niết-bàn. Ngài phán định như vậy, đương nhiên về mặt tín ngưỡng, mặt tu chứng chấp nhận được. Nhưng về mặt lịch sử thì khác với lãnh vực tu hành, nên cách nhìn theo ngài Trí Giả không được chấp nhận.

Thật vậy, nếu nhìn theo lịch sử thì giống nhau, nhưng về tôn giáo, mỗi người có một cách nhìn khác nhau và về tu chứng còn thay đổi theo từng giai đoạn tu hành.

Tuy nhiên, ngày nay chúng ta học Phật, làm sao phải thấy xuyên suốt là Phật thừa, tức thấy theo Phật thì tất cả Phật đều thấy giống nhau, gọi là Phật Phật đạo đồng.

Chúng ta chọn kinh Pháp hoa là đứng lập trường Phật thấy có 84.000 pháp môn khác nhau, mà pháp môn nào cũng đúng, cho nên đương nhiên có 84.000 chân lý khác nhau của người tu. Nói dễ hiểu, ngay bản thân chúng ta khi mới xuất gia có cái thấy khác với khi đã trải qua thời gian dài tu hành và cái thấy còn khác hơn nữa khi chúng ta thành đạo.

Kinh Diệu Pháp Lên Hoa.

Kinh diệu pháp lên hoa.

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Mở đầu kinh Pháp hoa có kinh Vô lượng nghĩa và kinh Vô lượng nghĩa thống nhiếp từ kinh Nguyên thủy đến kinh Đại thừa, hay một đời thuyết pháp của Phật, đó là cách nhìn của Pháp hoa.

Tại sao gọi là Vô lượng nghĩa. Vì Phật tùy duyên thuyết pháp. Các anh em theo Phật, nhớ tùy duyên là tùy hoàn cảnh, tùy trình độ, tùy thời kỳ, tùy quốc độ khác nhau mà có cách ứng xử tương ưng. Điều này rất quan trọng. Nếu chúng ta vào vùng ngoại đạo, biết tùy duyên như Xá Lợi Phất sẽ không chết, hay cao hơn, như Phật chuyển ngoại đạo thành Phật đạo.

Kinh Nguyên thủy nói về cuộc đời của Đức Phật từ Phật Đản sanh đến Phật Niết-bàn. Nhưng theo Trí Giả, Phật chỉ nói kinh A-hàm trong 12 năm đầu, về sau còn có kinh Phương đẳng (Thông giáo-Quyền thừa), Bát-nhã (Biệt giáo-Đại thừa), Pháp hoa (Viên giáo-Thượng thừa).

 Kinh A-hàm theo Trí Giả là thực tế cuộc sống, thực tế lịch sử. Nói cách khác, là Bát Chánh đạo (Thanh văn tạng).

Vì vậy, kinh Nguyên thủy nói rằng Phật dạy các Tỳ-kheo thành tựu Bát Chánh đạo, tức hoàn tất 37 Trợ đạo phẩm, bấy giờ đứng trên lập trường Bát Chánh đạo giáo hóa chúng sanh sẽ không trở ngại.

Và đỉnh cao của Bát Chánh đạo là kinh Bát-nhã, tức qua thời kỳ thứ ba theo ngài Thiên Thai là Bát-nhã thể hiện giới, định, huệ. Huệ này do tu mà có.

Tu Hành, Chúng Ta Phải Phá Bỏ Kiến Hoặc Là Phá Bỏ Kiến Thức Xã Hội Và Phá Bỏ Cả Kiến Thức Về Giáo Pháp. Học Đủ, Nhưng Tu Phải Xả Bỏ.

Tu hành, chúng ta phải phá bỏ kiến hoặc là phá bỏ kiến thức xã hội và phá bỏ cả kiến thức về giáo pháp. Học đủ, nhưng tu phải xả bỏ.

Tìm hiểu chữ Tâm trong kinh tạng A Hàm

Tăng Ni phải học và tu Bát Chánh đạo, trước nhất bề ngoài quan trọng cần thực hiện là bốn oai nghi. Và Tỳ-kheo phải thường sống trong chánh định, tức do tâm ổn định thì tướng bên ngoài mới trang nghiêm. Nhưng đạt được chánh niệm, tâm hoàn toàn vắng lặng thì vào định mới có chánh định. Nghĩ lung tung mà vô Thiền là tà định.

Sở đắc đầu tiên của người tu Thiền là không bị xã hội và thiên nhiên chi phối, không biết đói khát nóng lạnh. Tôi gặp một thiền sư nói rằng con người có cơ thể kỳ diệu, phải nuôi lớn điều kỳ diệu đó để thành Phật, thành Thánh; đừng  phá hỏng lực kỳ diệu này mà trở thành tàn phế.

Tôi thấy nhận xét này rất đúng, vì Phật dạy rằng các loài hữu tình như súc vật, hay quỷ thần không có cơ thể kỳ diệu, nói theo ngày nay là chúng không có cấu trúc cơ thể và hệ thần kinh đặc biệt như chúng ta, nên không tu thành Phật được.

Theo thiền sư này, trời lạnh thì tế bào da của chúng ta có khả năng tự đóng kín lỗ chân lông để bảo vệ sức nóng trong cơ thể. Vị này áp dụng Thiền, có thể nhịn đói cả tuần, hay cả tháng, cho thấy cơ thể có khả năng   kỳ diệu, tự điều tiết để không sanh bệnh. Nhưng con người đánh mất lực kỳ diệu, vì cơ thể chưa cần, lại tìm ăn cho dư thừa. Thừa đạm thì bị thấp khớp, hay thừa chất béo, chất bột, chất đường… gây ra bệnh, vì nghiệp ăn, lúc nào cũng nghĩ đến ăn. Tôi có người bạn ăn đến béo phì, bụng to, phải đi bác sĩ quanh năm.

Mở Đầu Kinh Pháp Hoa Có Kinh Vô Lượng Nghĩa Và Kinh Vô Lượng Nghĩa Thống Nhiếp Từ Kinh Nguyên Thủy Đến Kinh Đại Thừa, Hay Một Đời Thuyết Pháp Của Phật, Đó Là Cách Nhìn Của Pháp Hoa.

Mở đầu kinh Pháp hoa có kinh Vô lượng nghĩa và kinh Vô lượng nghĩa thống nhiếp từ kinh Nguyên thủy đến kinh Đại thừa, hay một đời thuyết pháp của Phật, đó là cách nhìn của Pháp hoa.

Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy

Nói tới chánh định, phải biết kết hợp chánh định của A-la-hán với Vô lượng nghĩa xứ định trong kinh Pháp hoa, hoặc lấy Thủ lăng nghiêm tam muội để đối chiếu với chánh định.

Chánh định của A-la-hán mới diệt được kiến hoặc và tư hoặc, tức không bị tình cảm chi phối, không bị xã hội và thiên nhiên chi phối. Trên bước đường tu học, một số người cố nhồi nhét nhiều dữ kiện làm cho cái đầu muốn vỡ ra, như vậy là hỏng. Giai đoạn một, phải học, nhưng học xong, phải xả. Riêng tôi, học tất cả kinh Nguyên thủy cho đến kinh Đại thừa, không bỏ sót kinh nào; nhưng thực tập pháp tu, tôi xả lần, cho đến giảng kinh, tôi không cần tư liệu gì cả.

Chánh định của Bồ-tát là phá được trần sa hoặc. A-la-hán phá kiến hoặc là sai lầm về nhận thức theo xã hội. Không tu, cứ nói rằng lịch sử như thế này, xã hội như thế này… và khi nghe nói khác, liền bực tức cho rằng người ta sai. Đây là bệnh của người học nhiều quá, ôm chặt một mớ kiến thức xã hội, nhưng không dùng vô đâu được.

Tu hành, chúng ta phải phá bỏ kiến hoặc là phá bỏ kiến thức xã hội và phá bỏ cả kiến thức về giáo pháp. Học đủ, nhưng tu phải xả bỏ. Trước kia, tôi gặp một thiền sư rất đặc biệt. Ông có một tủ sách quý, tôi đến hỏi về kinh Duy ma, thì ông lấy cuốn kinh Duy ma xé, hỏi kinh Hoa nghiêm thì ông xé kinh Hoa nghiêm, hỏi đến đâu, ông xé đến đó. Tôi nói vậy, anh em chưa đắc Thiền, nhớ đừng xé kinh, bắt chước không được.

Kinh Nguyên Thủy Nói Về Cuộc Đời Của Đức Phật Từ Phật Đản Sanh Đến Phật Niết-Bàn.

Kinh Nguyên thủy nói về cuộc đời của Đức Phật từ Phật Đản sanh đến Phật Niết-bàn.

Góc nhìn về thiên tai qua kinh văn của Phật giáo

Ngày nay tu hành phải thường xuyên kiểm tra cuộc sống mình có thực đứng ở Bát Chánh đạo hay không. Đứng ở Bát Chánh đạo, mỗi thầy đi một hướng, vì Bồ-tát đa hạnh, mỗi thầy có một hạnh. Kinh Nguyên thủy ghi rằng đắc La-hán, mỗi người mới đi một hướng.

Và kinh Đại thừa khai thác mảng này, mỗi người đi một hướng khiến chúng ta nghĩ là không đi chung, nhưng người chưa đắc La-hán thuộc hàng tăng thượng mạn Tỳ-kheo đi một hướng khác nhau, rồi bị nạn, bị chết. Từ đó, Phật dạy rằng hai thầy phải đi chung.

Lúc trước Phật bảo mỗi người đi một hướng, nay lại bảo phải đi chung. Điều này cho thấy rõ Phật thuyết pháp phương tiện không giống nhau, cho nên chúng ta cố chấp là sai.

Và mỗi thầy đi một hướng còn có nghĩa thứ hai quan trọng là Tỳ-kheo đắc La-hán thấy nhân duyên, nên không đi chung, vì phải tìm người có duyên để giáo hóa. Thí dụ, Mã Thắng đi đến Vương Xá thành, vì Ngài biết mình có duyên với Xá Lợi Phất, nên âm thầm đi đến đó khất thực cho Xá Lợi Phất trông thấy, theo tu.

Đắc A-la-hán, có trí tuệ, thấy nhân duyên sanh thì đi theo nhân duyên này. Trong tám cửa bát quái, đi vô cửa sanh thì sanh, đi vô cửa tử, nhưng không nghĩ đến chết, mà chỉ nghĩ đến quyền lợi, thì vô đây phải chết. Cửa tử là chỗ có người thù nghịch, đút đầu vô làm sao sống nổi.

Phật đến thôn Ưu Lầu Tần Loa độ ba anh em Ca Diếp thành A-la-hán. Vì Phật biết rõ nhân duyên của Ngài với những người ngoại đạo này. Thứ hai là Phật cũng biết sự bế tắc trong việc tu hành của họ. Chúng ta không biết hai điều này, bắt chước Phật vô làng ngoại đạo là ta đến với người thù, tất nhiên không thể sống được. Và nhu cầu của họ cũng khác, ta không thể đáp ứng là hỏng việc. Nói cách khác, cho cái họ cần, đừng cho cái chúng ta có.

Kinh Nguyên Thủy Nhìn Kinh Đại Thừa Qua Kinh Pháp Hoa, Lấy Đỉnh Cao Là Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội.

Kinh Nguyên thủy nhìn kinh Đại thừa qua kinh Pháp hoa, lấy đỉnh cao là Vô lượng nghĩa xứ tam muội.

Vì vậy, nguyện thứ nhất của Phật Dược Sư là hào quang của Ngài chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, nghĩa là muốn giáo hóa chúng sanh, phải có hào quang, tức trí tuệ để thấy tâm tư, nguyện vọng của chúng sanh; không thấy như vậy, làm sao giáo hóa. 

Kinh Nguyên thủy cũng dạy rằng đối với người bị trúng mũi tên độc, phải lo rút mũi tên ra và băng bó vết thương; những điều cao siêu khác không cần thiết.

Và nguyện thứ 11 của Phật Dược Sư, nếu có người nào nghèo cùng đói khát vì cầu thức ăn mà tạo nghiệp ác, thì Ngài cho họ có đủ vật thực và dạy pháp Phật khiến cho họ được Vô thượng Bồ-đề.

Bảo họ đừng làm ác, phải cho thức ăn, họ mới không làm ác nữa. Có trí tuệ, chúng ta cho thức ăn trước, dạy Phật pháp sau.

Mỗi người đi một hướng để hành đạo Bồ-tát, nhưng trăm sông đều đổ về biển cả. Tu hành các pháp môn không giống nhau, nhưng thành Phật là một. Đó là kiến giải của Đại thừa, phá trần sa hoặc, nhìn thẳng vào nghiệp của chúng sanh và thấy nhân duyên độ được chúng sanh, chắc chắn giúp họ an vui, giải thoát.

Kinh Nguyên thủy nhìn kinh Đại thừa qua kinh Pháp hoa, lấy đỉnh cao là Vô lượng nghĩa xứ tam muội. Nhập định này sẽ tác động mọi người khát ngưỡng Chánh pháp. Trở về thực tế, khi các thầy thuyết pháp, họ chán, không muốn nghe. Tôi khuyên các thầy không thuyết pháp nữa, mà nên nhập định. Nếu không nhập định được, thì nhập thất tụng kinh, lạy Phật, suy nghĩ về bốn oai nghi của mình, suy nghĩ xem việc làm của mình có còn ở trong Bát Chánh đạo hay không.

Kinh Vô lượng nghĩa là một đời Phật thuyết pháp, từ người nghèo nhất cho đến người cao sang và cả chư Thiên, Phật đều trải lòng từ đến tất cả muôn loài mà kinh Đại thừa diễn tả là Phật nhập Vô lượng nghĩa xứ định. Và trời mưa hoa Mạn-đà-la, Mạn-thù-sa, tiến xa hơn, thấy bạch hào tướng của Phật chiếu đến phương Đông, nương theo ánh quang đó, hội chúng thấy diễn tiến từ địa ngục A-tỳ đến Trời Sắc Cứu Cánh. Chỉ một câu như vậy của kinh đã thể hiện đạo lực sống động.

Khảo sát thuật ngữ phương tiện thiện xảo trong kinh tạng Pāli

Phật Đều Trải Lòng Từ Đến Tất Cả Muôn Loài Mà Kinh Đại Thừa Diễn Tả Là Phật Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Định.

Phật đều trải lòng từ đến tất cả muôn loài mà kinh Đại thừa diễn tả là Phật nhập Vô lượng nghĩa xứ định.

Nói cách khác, sau 49 năm Phật thuyết pháp xong, Ngài Niết-bàn, không nói nữa. Người người mới ôn lại lời Phật dạy, hình thành các kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa, Kim Cang thừa. Mỗi người suy nghĩ một cách và diễn tả khác nhau, để tìm an lạc cho mình và mang an lạc cho người.

Kinh Nguyên thủy nói rằng những gì Phật cần nói, Ngài đã nói, cho nên kinh Nguyên thủy chỉ suy nghĩ và căn cứ vào những gì Phật đã nói.

Trong khi kinh Đại thừa diễn tả là nương ánh quang Phật, tức nương trí tuệ Phật, nghĩa là kinh Đại thừa suy nghiệm về tu chứng của Phật, về những gì Phật chưa nói, để có được cái thấy chính xác rằng chúng sanh nghĩ gì, cần gì, có khả năng gì mà theo đó đáp ứng, thể hiện yếu nghĩa tùy duyên. Điều này thể hiện rằng hành giả Đại thừa đã triển khai từ kinh Nguyên thủy những yếu nghĩa cốt lõi mà Phật muốn nói qua cánh cửa Vô lượng nghĩa đi vào bộ kinh cao tột là kinh Pháp hoa.

HT. Thích Trí Quảng

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-Nhã

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Về Bài Kinh Kalama

Về Bài Kinh Kalama

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-Bàn

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Load More

Discussion about this post

Quét Sân Chùa

Quét sân chùa

Tiếng đại hồng chung vang lên trong không gian tĩnh mịch. Trên tường, đồng hồ cũng vừa điểm bốn tiếng. Cảnh nội tự Vĩnh Nghiêm chuyển mình thức...

Lời Phật Dạy Tránh Xa Hai Cực Đoan

Lời Phật Dạy Tránh Xa Hai Cực Đoan

LỜI PHẬT DẠY TRÁNH XA HAI CỰC ĐOAN Thích Đạt Ma Phổ Giác Thân và tâm là hai yếu tố...

Du Học Tăng Ni Tại Ấn Độ Tưởng Niệm Ht. Thích Minh Châu

DU HỌC TĂNG NI TẠI ẤN ĐỘ TƯỞNG NIỆM HT. THÍCH MINH CHÂU 16g (giờ Ấn Độ) ngày 7-9-2012, tại...

Hai Lần Mở Cửa

Hai lần mở cửa

HAI LẦN MỞ CỬA Truyện ngắn của Huyền Lam Tuấn quen Davis hơn 20 năm trước tại Trường Đại học...

Đâu Là Hạnh Phúc?

Đâu Là Hạnh Phúc?

ĐÂU LÀ HẠNH PHÚC? Đào Văn Bình             Kate Spade Vào ngày 4/6/2018,  nhà vẽ...

Ngọn đuốc minh triết trên đường tìm Đạo (chân lí)

NGỌN ĐUỐC MINH TRIẾT TRÊN ĐƯỜNG TÌM ĐẠO (CHÂN LÍ) Tuệ Thiền Lê Bá Bôn   (Xin được chia sẻ...

Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống

Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống

ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG Có rất nhiều người rất muốn bảo vệ môi trường, nhưng họ...

Sống Theo Pháp

Sống Theo Pháp

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Tạp Chí Time

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Tạp Chí Time

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ TIMETác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Alex Perry...

Đi Thăm Hòn Đỏ Chùa Từ Tôn Khánh Hoà

Đi Thăm Hòn Đỏ Chùa Từ Tôn Khánh Hoà

ĐI THĂM HÒN ĐỎ CHÙA TỪ TÔN  KHÁNH HOÀ  Trúc Như Sau ngày lễ “ Thầy thuốc Việt Nam” tôi được...

Vạn Pháp Qui Tâm Lục

VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC  Thiền Sư Tổ Nguyên  Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp Cuốn VẠN PHÁP QUI TÂM...

Bí Mật Của Hơi Thở

Bí mật của hơi thở

BÍ MẬT CỦA HƠI THỞBhante Gunaratana* | Bhavana Society Forest Monastery(Tịnh Thủy chuyển ngữ)   Tối nay tôi sẽ nói về...

Tour Hành Hương Mùa Thu 2019 Do Chùa Hương Sen Tổ Chức

Tour Hành Hương Mùa Thu 2019 do chùa Hương Sen tổ chức

TOUR HÀNH HƯƠNG MÙA THU 2019 NĂM QUỐC GIA: TỨ ĐẠI DANH SƠN TRUNG QUỐC- PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ-TÂY TẠNG...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

****************Cho nên, Phật ở chỗ này muốn chúng ta phát tâm tinh tấn, ý nghĩa này rất sâu rộng. Không...

Thần Thông Trong Cuộc Đời

Thần Thông Trong Cuộc Đời

THẦN THÔNG TRONG CUỘC ĐỜILê Sỹ Minh Tùng   Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội...

Quét sân chùa

Lời Phật Dạy Tránh Xa Hai Cực Đoan

Du Học Tăng Ni Tại Ấn Độ Tưởng Niệm Ht. Thích Minh Châu

Hai lần mở cửa

Đâu Là Hạnh Phúc?

Ngọn đuốc minh triết trên đường tìm Đạo (chân lí)

Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống

Sống Theo Pháp

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Tạp Chí Time

Đi Thăm Hòn Đỏ Chùa Từ Tôn Khánh Hoà

Vạn Pháp Qui Tâm Lục

Bí mật của hơi thở

Tour Hành Hương Mùa Thu 2019 do chùa Hương Sen tổ chức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Thần Thông Trong Cuộc Đời

Tin mới nhận

Câu chuyện một con đường

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Phật là đấng Pháp vương

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Ngẫm về “định luật vô thường” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Lời Phật dạy trong bốn hạng vợ có vợ như giặc

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Lời Phật dạy về việc sử dụng tiền bạc đúng pháp

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Đức Phật đối trước bạo lực

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

Tin mới nhận

01. Chương Trình Phát Thanh Phật Giáo

Tiến đến hạnh phúc là đoạn trừ cái xấu ác

Những nguồn hạnh phúc

Diệu Lý Đông Phương

Tu Tuệ

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Như Thật Tri Kiến

Ai ơi, mau dừng lại !

Tự tứ-kết nối truyền thông tâm linh

Đọc “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật”

Hiện Tại Làm, Hiện Tại Hưởng – Nhân Quả Đồng Thời

Đâu Là Của Riêng Ai

Phổ Hiền Bồ Tát Nhà Khoa Học Thiên Văn

Mở rộng tuệ giác này đến những gì chúng ta có

Những Giọt Cam Lồ Khai Thị

Pháp hành định và tuệ

Muốn bình an phải có phước

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Một bài thơ cho hai mùa xuân

Vì Sao Phải Tin Phật

Tin mới nhận

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm – Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Kinh Bách Dụ: Người phụ nữ sợ đau mắt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Kinh Bách Dụ: Mài đá

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Kinh Kalaka Sutta: Thấy Biết Mà Không Dựng Lập Thấy Biết

Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải

Kinh Các Căn Bản Bất Thiện

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 16)

Bốn Mươi Tám Cách Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 121)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 111)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Liên Trì Cảnh Sách

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Chương 1 bài 4: Khuyên thành kính với nhân sinh (08/05/2022)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần 2)

Phá giới, phá chấp và phá kiến

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 12)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.